Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại nhà máy in Sách giáo khao trong thời gian tới

Chương I: Cơ sỏ khoa học của đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp 1

I.Công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1

1.Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp 1

a.Khái niệm và mục tiêu 1

b.Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 1

c.Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 2

2.Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 3

a.Khái niệm về quản trị nhân sự 3

b.Tầm quan trọng của quản trị nhân sự 4

3.Các nội dung của quản trị nhân sự 5

a.Phân tích công việc 5

b.Tuyển dụng nhân sự 5

c.Đào tạo và phát triển nhân sự 6

d.Đãi ngộ nhân sự 6

e.Đánh giá kết quả thực hiện công việc 7

II.Công tác đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp 7

1.Khái niệm và tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp 7

2.Đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp 8

a.Đào tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật 8

b.Đào tạo năng lực quản trị 9

3.Phát triển nhân sự 11

III.Các nhân tố ảnh hưởng và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát triển nhân sự trong các doanh nghiệp 13

1.Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nhân sự 13

a.Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13

b.Nhóm nhân tố của doanh nghiệp 13

c.Nhóm nhân tố thuộc người lao động 14

2.Các phương hướng cơ bản nhằm nâng cao công tác đào tao và phát triển nhân sự

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại nhà máy in Sách giáo khao trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sản xuất,chịu tráh nhiệm quản lí toàn bộ máy móc thiết bị,NVL,phụ tùng lao động trong phân xưởng .Chỉ đạo máy công nghiệp,ghi chép sản lượng in hàng ngày chính xác. *Phân xưởng sách:Thực hiên đày đủ yêu cầu đề ra với từng sản phẩm cụ thể về chất lượng ,số lượng đảm bảo tiến độ sản xuất theo yêu cầu. *Tổ KCS:Kiểm tra chất lượng toàn bộ trang in thành phẩm của phân xưởng in ốp sét trước khi cho phân xưỏng sách gia công để thành sản phẩm. *Tổ y tế:làm công tác tham mưu cho giám đốc về công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên . 4.Môi trường hoạt động: a.Môi trưòng bên ngoài doanh nghiệp: *.Điều kiện tự nhiên xã hội: Nhà máy In SGK có trụ sở tại khối 7c-TT Đông Anh-Hà Nội Nhà máy lằm sát đường cuốc lộ Hà Nội -Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội -Bắc Thái do đó rất thuận tiện cho công việc vận chuyển... - Điều kiện kinh tế chính trị: Bước sang thế kỉ XXI vấn đề thị trường lại một lần nữa được đặt ra đối với công ty.Tuy nhiên vẫn là vấn đề muôn thủa song vấn đề này lại xuất hiện trọng một tình hình có nhiều yếu tố mơí phát sinh và trên một bình diện mới,vì trên lĩnh vực thị trường hiện đang có nhiều biến động cần được nhận biết và xử lí đúng đắn ,chẳng hạn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới .Cuộc khủng hoảng này tuy đã được khắc phục nhưng vẫn co những tác động tiêu cực đến các thị trường ở Đông Nam á trong đó có thi trương sách ,tạp chí ,báo....của nhà máy. Mặt khác cũng trong bối cảnh vừa nêu ,chung ta lại thấy những thuận lợi và cơ hội không nhỏ,nếu biét lắm bắt và khai thác sẽ tạo ra nhiều sung lực mới để phát triển .Đó là tốc độ phát triển kinh tế thế giới nói chung vẫn trên đầ đi lên,xu hướng mở rộng giao lưu và hội nhập về nhiều mặt giữa các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn không ngừng tăng.Nhu cầu đa dạng về đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao trong đó có nhu cầu hiều biết ,nhu cầu lắm bắt thông tin ,nhu cầu giải trí và nhu cầu được học. - Đối thủ cạnh tranh: Nhà máy in SGK là một đơn vị trực thuộc nhà xuất bản giáo dục...chính vì vậy đối thủ cạnh tranh của nhà máy chính là các đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng sách ,báo ,tạp chí như nhà máy. Chính vì vậy đẻ đảm bảo công ăn viêc làm cho cán bộ công nhân viên nhà máy phải luôn tìm mọi cách để đổi mới từ trang thiết bị máy móc cho đến tác phong lao động .Như vậy mới nâng cao đươc chất lượng của sản phẩm ,tạo vị thế vững chắc trên thị truờng sách của mình. b.Môi trường bên trong: - Điều kiện tài chính của công ty: Là một công ty có khă năng tự chủ tuơng đối tốt.Tính đến năm 2002 công ty đã có tổng số vốn kinh doanh là 58.905.300000đ Trong đó: +vốn cố định:40.347.200000đ +vốn lưu động:18.558.100000đ Tuy nhiên công ty cần tiến hành kinh doanh có hiệu quả hơn nữa,qua đó tăng nhanh số vòng quay của vốn ,đồng thời góp phần tăng thêm tỷ trọngcủa vốn tự bổ xung ,điều náỹe giúp công ty có đủ tiềm lực và khả năng để kinh doanh trong mọi hoàn cảnh khác nhau. - Lợi thế kinh doanh: Nhà máy in SGK là một doanh nghiêp nhà nước ,trực thuộc NXBGD .Nên rất có thuận lợi trong việc cạnh tranh đấu thầu sản xuất . Mặt khác nhà máy có đội ngũ công nhân với trình độ tay nghề cao và sự gắn bó với nhau trong nhiều năm do đó rất hiểu nhau trong công việc. Hơn nữa nhà máy có một bộ máy tổ chức tương đối kiện toàn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua công ty không ngừng nâng cạo phong cách quản lí và đổi mới cách nhìn cho các nhà quản trị đồng thời có những biện pháp nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty cho phép công ty bắt kịp với sự đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế thị trường hiện nay.Song lực luợng này vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. 5.Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy In Sách Giáo Khoa (2000-2002) Qua bảng 1 ta thấy do tính đặc thù của nhà máy sản xuất kinh doanh do đó giữa tổng doanh thu và doanh thu thuần là không có sự chênh lệch.Bởi vì trong tổng doanh thu không có khoản giảm trừ. Phân tích bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần của nhà máy tăng dần qua các năm.Cụ thể năm 2001 so với năm 2000 tăng 17,66% tương ứng với 8387111(nghìnđ) sang đến năm 2002 doanh thu thuần không những tiếp tục tăngmà còn tăng với tỷ lệ cao.Năm 2002 tăng 1305108(nđ) tương ứng với 24,53% so với năm 2001. Giá thành sản phẩm năm 2001 so với năm 2000 tăng 18,35% tương ứng với 7965221 nđ.Với tốc đọ tăng như thế này là khá cao vượt cả tốc độ tăng doanh thu thuần là 17,66%,nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận gộp,cụ thể là lợi nhuận gộp tăng 10,33% tưong ứng 121890(nđ).Nhưng việc giá thành sản phẩm tăng nhanh như vậu chứng tỏ một điều rằng khâu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy là chưa tốt dẫn đến chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất cao .Sang đến năm 2002 tình hình quản lí không có gì đổi mới dẫn đến việc giá thành sản phẩm vẫn tăng nhanh hơn doanh thu thuần nhưng do tính chất của nhà máy sản xuất kinh doanh trong ngành giáo dục cho nên mức lợi nhuận gộp vẫn tăng.Cụ thể năm 2002so với năm 2001 tăng 13,6% tương ứng với 614626(nđ) .Với tình hình quản lí như trên nhà máy cần đưa ra những biện pháp cụ thể để hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn góp phần tăng lợi nhuận cho nhà máy. Sang năm 2001 mặc dù chi phí quản lí kinh doanh vẫn tăng nhưng nhưng giá thành sản phẩm vẫn tăng,chi phí của nhà máy năm 2001 so với năm 2000 tăng 8,83% tương ứng 230756(nđ) điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa nhà máy .Cụ thể lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy năm 2001 so với năm 2000 là12,98% tương ứng với 191134(nđ) .Điều này chứng tỏ rằng những chi phí cho quản lí kinh doanh có ảnh hưởng ít nhiều đến việc tăng lợi nhuận của nhà máy.Sang năm 2002 tình hình không có gì sáng lạng hơn,khi chi phí quản lí kinh doanh tăng 14,44% nhưng ngược lại lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ là 12,25% thấp hơn mức tăng năm 2001 đây là điều báo động cho hoạt động quản lí kinh doanh của nhà máy - nhà máy cần khắc phục ngay. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thườngcủa nhà máy năm 2001 giảm 41,72% tương ứng 51943(nđ) so với năm 2000 .Việc giảm nhanh lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường có thể là do nhà máy tập trung nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của nhà máy dẫn đến việc đầu tư cho hoạt động tài chính giảm.Năm 2002 lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường cũng đã tăng lên cụ thể là tăng 8,27% tương ứng 6001(nđ) so với năm 2001.Tuy tăng ở mức độ này chưa phải là cao nhưng cũng đã làm cho lợi nhuận trước thuế tăng cao.Năm 2001 tổng lợi nhuận trước thuế tăng 8,72% tương ứng 139191(nđ) .Sang đến năm 2002 tổng lợi nhuận trước thuế tăng 12% tương ứng 209877(nđ). Thuế thu nhập của doanh nghiệp là khoản thuế mà nhà máy phải nộp cho nhà nước tuỳ theo thu nhập của nhà máy .Nhiệm vụ này đã được nhà máy thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Năm 2001 thu nhập bình quân đầu người tăng 5,45% tương đương 72(nđ),sang năm 2002 do nhà máy làm ăn được ,thể hiện ở lợi nhuận của nhà máy tăng khá vì vậy mức tăng doanh thu bình quân 11,45% tương ứng với 159(nđ). Do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là tăng liên tục trong hai năm 2001 và 2002 nên cáo khoản tiền nộp vào ngân sách nhà nước lần lượt tăng trong hai năm 2001 và năm 2002 tương ứng là 22% tương ứng 344756(nđ) và 0,88% tương ứng 16792(nđ). Tóm lại qua bảng phân tích trên ta thấy nhà máy in SGK cũng có lúc làm ăn chưa đạt kết quả cao,hưng đó là vấn đề không tách khỏimọi doanh nghiệp.Nhưng nhìn chung lại,ta có thể kết luận rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà m áy qua ba năm 2000,2001,2002 là tương đối tốt. II.tình hình sử dụng lao động của nhà máy trong những Năm gần đây(2000-2002). 1.Cơ cấu lao động của nhà máy Qua số liệu bảng hai cho ta thấy nhân sự tại nhà máy trong những năm gần đây tuy không có sự biến đổi mạnh mẽ,nhưng quy mô lao động của nhà máy đều tăng trưởng qua các năm cả về số lượng lẫn chất lượng,cụ thể năm 2002 toàn nhà máy có 358 người đến năm 2001 là 398 người tăng 40 người tương ứng với tỉ lệ 11,2% so với năm 2000.Đến năm 2002 tổng số lao động của nhà máy là 447 người tăng 49 ngưòi tương ứng với tỉ lệ12,31% so với năm 2001.Việc tăng lên cả về chất lượng lao động cũng đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô kinh doanh của nhà máy. Về cơ cấu lao động ta nhận thấy lực lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng không cao .Năm 2000 có 91 người chiếm tỷ trọng là 25,4% ,năm 2001 có102 người chiếm tỷ trọng 25,63% ,năm 2002 có108 người chiếm tỷ trọng 24,2%.Do đặc thù của nhà máy in SGK là nhà máy sản xuất và kinh doanh do vậy lực lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng không cao.Tuy nhiêm lực lượng lao động náy cũng tăng đêù qua các năm (năm 2001 tăng 11 người tương ứng với tỉ lệ 12,09% so với năm 2000, năm 2002 tăng 5,88% tương ứng với 6 người so với năm 2001).Tỷ trọng lao động gián tiếp này có tăng ở năm 2001, cụ thể năm 2001 tăng 0,23% so với năm 2000,năm 2001 tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm 25,63 % trong tổng số lao động nhà máy.Nhưng sang đến năm 2002 tuy số lao động gián tiếp vấn tăng lên nhưng tỷ trọng về số lao động này lại giảm đi so với năm 2001,cụ thể năm 2002 tỷ trọng giảm 1,43% so với năm 2001,mặc dù vậy nhưng năm 2002 vẫn tăng thêm 6 người đạt tỷ lệ 5,88% so với năm 2001. Về số lao động trực tiếp của nhà máy,số lao động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động ,cụ thể năm 2000 gồm có 267 người chiếm tỷ trọng 74,6%,năm 2001 gồm có 296 người chiếm 74,37% tỷ trọng,năm 2002 có 399 người chiếm tỷ trọng 75,8 người trong tổng số lao động.Lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động là hết sức hợp lý vì lý do đặc thù sản xuất kinh doanh của nhà máy,do đó cần nhiều lao động trực tiếp để tham gia vào quá trình sản xuất ,thực hiện sản xuất để đảm bảo về chất lượng cũng như thời gian hoàn thành..Lực lương lao động cũng tăng đều qua các năm .Năm 2001 so với năm 2000 tăng 10,86% tương ứng 29 người,đến năm 2002 tỷ lệ náy không những tăng mà còn tăng cao hơn ,cụ thể năm 2002 so với năm 2001 tăng 14,53% tương ứng 43 người. Về cơ cấu trìng độ học vấn của đội ngũ nhân sự trong nhà máy ,ta thấy lao động có trình độ học vấn là đại học tuy chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng tỷ trọng này tăng đều qua các năm (năm2001 tỷ trọng tuy giảm 1,15% nhưng về tỷ lệ vẫn là 4,41% so với năm 2000 tương ứng tăng 3 người,năm 2002 tỷ trọng tăng 1,62% so với năm 2001 chiếm 14,46 % trong tổng số lao động).Điều này chứng tỏ lực lượng lao động của nhà máy ngày càng được nâng cao về trình độ.Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ trọng thấp ,cụ thể năm 2000 chiếm 5,31% trong tổng số lao động,năm 2001 chiếm 5,28 % trong tổng số lao động,năm 2002 chiếm 5,59%.Tuy tỷ trọng của lực lượng lao động này cũng tăng nhưng tăng ở mức thấp thậm chí còn không tăng ,cụ thể năm 2001 tỷ trọng giảm 0,33% so với năm 2000,năm 2002 tỷ trọng tăng 0,31% so với năm 2001.Trình độ trung học tuy chiếm tỷ trọng cao n hưng mức tăng không cao (năm 2000 gồm co 271 người chiếm tỷ trọng 75,7% ,năm 2001 có 306 người chiếm 76,88%,năm 2002 có 335 người chiếm tỷ trọng 74,95%).Năm 2001 tỷ trọng của lực lượng lao động này tăng 1,18% so với năm 2000,nhưng sang năm 2002 tỷ trọng lại giảm 1,93% so với năm 2001.Điều này chứng tỏ nhà máy càng ngày càng nâng cao được trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Về cơ cấu phân theo giới tính của nhà máy .thì lực lượng nam chiếm tỷ trọng cao hơn nữ.Tuy có sự tăng giảm về lực lượng nhưng lực lượng lao động trong công ty vẫn có sự chênh lệchgiữa hai lực lượng này.Năm 2001 tỷ trọng lao đọng nữ là 37,9% còn năm 2000 tỷ trọng là 39,1% ,còn năm 2002 tỷ trọng là33% .Ta có thể rễ ràng nhận ảa sự giảm đều về tỷ trọng nữ qua các năm.Điều này chứng tỏ một điều nhân sự của nhà máy thay đổi dần phù hợp với tình hình sản xuất của nhà máy-dàn chuyển hết thủ công sang sản xuất bằng máy.Cụ thể năm 2001 tăng 7,86% tương ứng với 11 người so với năm 2001,năm 2002 tăng 3,31% về mặt tỷ lệ tương ứng 5 người so với năm 2001.Như vậy mức tăng như thế này là rất thấp,chỉ có thể vừa đủ mức bổ xung lao động cho nhưng trường hợp về hưu hay nghỉ mất sức hàng năm .Còn nam giới ,năm 2001 tỷ trọng của lực lượng lao động này tăng 1,2% ,đạt tỷ lệ 13,3% tương ứng với 29 người so với năm 2000,năm 2002 tỷ trọng tăng 2,9%,đạt tỷ lệ 17,81% tương ứng với 44 người so với năm 2001.Lực lượng lao động nam chiếm tỷ trọng cao sẽ thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh của nhà maý cũng như công tác quản trị của nhà máy ,bởi vì nhà máy đang chuyển dần sang máy móc là chủ yếu thủ công chỉ là những khâu mà máy không làm được. Tóm lại qua nghiêm cứu về cơ cấu lao động của nhà máy In SGK từ năm 2000-2002,nhà máy đã cố gắng nhiều trong việc đảm bảo sự tăng trưởng của lực lượng lao động cả về chất lẫn về lượng.Mặt khác đặc thù của nhà máy nên tỷ trọng lao động nam có phần chiếm số đông hơn ,và lực lượng la o đọng này ngày càng tăng lên điều này rất thuận lợi cho công tác quản trị doanh nghiệp. 2.Phân tích hiệu quả sử dụng lao độngtại nhà máy trong mấy năm qua (2000-2002) Qua bảng 3 ta thấy năm 2000 tổng doanh thu của nhà máy là: 47489432 (nđ), lợi nhuận sau thuế đạt 1195780 (nđ) với số lao động là 358 người.Do đó mà năng suất lao động bình quân là khá cao:132652(nđ/ng) làm cho khả năng sinh lời của một lao động trong một năm đạt tương đối cao :3340(nđ) .Mặc dù vậy chi phí tiền lương cho một đồng lợi nhuận vẫn chưa thực sự ở mức thấp ,cụ thể là 10,56(nđ).Như vậy ta có thể nhận xét trong năm 2000 nhà máy đã sử dụng khá hiệu quả lực lượng lao động của mình. Năm 2001 mặc dù doanh thu vẫn tăng ở mức 17,66% nhưng năng suất lao động tăng với mức độ thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng số lao động,có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doan của nhà máy.Cùng với tăng lên của tống số lao động là sự tăng lên của tổng chi phí tiền lương.Trong năm 2001 tổng chi phí tiền lương tăng 46,95% tương ứng với 5928628(nđ).Trong khi đó lợi nhuận sau thuế tăng không cao ,tăng 8,9% so với năm 2000 tương ưng với 106400(nđ) điều này đã làm cho chi phí tiền lương trên một đồng lợi nhuận tăng 34,94%tương ứng với 3,69(đ) và khả năng sinh lời của một lao động giảm 2,05% tương ứng với 68(nđ) ,điều này làm cho mức lương bình quân tăng không hẳn cao 21,03 % tương ứng với159(nđ).Điều này chứng tỏ năm 2001 nhà máy đã sử dụng quản lí lao động chưa thật tốt. Năm 2002 tổng doanh thu không những tiếp tục tăng mà còn tăng ở tỷ lệ caohơn, cụ thể là 24,53% tương ứng với 13705108(nđ).Do có sự chỉnh đốn và khắc phục những hạn chế trong công tác quản lí nên năng suất lao động bình quân đã tăng gần bằng mức tăng của tổng số lao động .Cụ thể năm 2002 tỷ lệ tăng của năng suất lao động là 10,88% so với năm 2001,trong khi đó tỷ lệ tăng của tổng số lao động là 12,31% so ới năm 2001,đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng với tỷ lệ là 13,01% so với năm 2001 tương ứng với mức tăng 106400(nđ) ,Điều này đã làm cho chi phí tiền lương cho một đồng lợi nhuận giảm đáng kể, dụ thể giảm 25,77% và khả năng sinh lời của một lao động là 0,62% tương ứng với 20,29(nđ) kéo theo tiền lương bình quân cũng tăng 10,92% tương ứng với 10(nđ). Tóm lại chúng ta có thể nhận xét tình hình quản lí và sử dụng lao động của nhà máy trong mấy năm qua (2000-2002) có hiệu quả 3.Phân tích trình độ nhân sự của nhà máy: Qua bảng 4 ta thấy tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy tăng đều qua các năm cả về số lượng và chất lượng,cụ thể năm 2001 so với năm 2000 tổng số cán bộ công nhân viên tăng 11,17% tương ứng với 40 người,trong đó số người có trình độ đại học tăng 4,41 % tương ứng 6 người,số người có trình độ cao dẳng và trung cấp tăng 10,53% tương ứng với 2 người,số người có trình độ trung học tăng 12,9% tương ứng với 25 người.Sang đến năm 2002 tổng số cán bộ công nhân viên tăng 12,31% tương ứng với 49 người so với năm 2001.Trong đó số người có trình độ đại học tăng 22,54% tương ứng với 16 người số người có trình độ cao đẳng trung cấp tăng 19,05 % tương ứng với 4 người, số người có trình độ trung học tăng 9,48% tương ứng với 29 người. Sự tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng của tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy sẽ là một lợi thế rất lớn giúp cho nhà máy thực hiện thành công những chiến lược kinh doanh trong tương lai. Tổng số cán bộ quản lí của nhà máy đều là những người có trình độ đại học -điều này chứng tỏ lực lượng lao động này là những người có trình độ cao.Lực lượng lao động này không có sự thay đổi lớn về số lượng (năm 2001 số cán bộ quản lí không tăng so với năm 2000.năm 2002 lực lượng lao động này tăng 20% tương ứng với 6 người so với năm 2001).Nhưng nhưng nhà máy đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ quản lí của nhà máy của mình. Đội ngũ kỹ thuậtcũng được tăng đều cả về số lượng và chất lượng.Năm 2001 tổng số cán bộ kỹ thuật tăng 9 người tương ứng với 31,03% trong đó số ngườicó trình độ đạo học là 11 người đạt tỷ lệ 50%,số người có trình độ cao đẳng trung cấp giảm đi 2 người ,tương ứng với 28,57%.Sang đến năm 2002 tổng số cán bộ kỹ thuật tăng 17 người,đạt tỷ lệ 44,7%,trong đó số cán bộ có trình độ kỹ thuật tăng 18 người,tương ứng với tỷ lệ 54,54% và số người có trình độ cao đẳng ,trung cấp tiếp tục giảm 1 ngưòi tương ứng vơi20%. Do đặc thù của nhà máy nên số lượng công nhân thợ bậc cao có số lượng lớn và tăng với số lượng lớn qua các năm .Năm 2001 số công nhân thợ bậc cao tăng 17ngưòi tương ứng với 20% so với năm 2000.Sang năm 2002 tỷ lệ nàylại tiếp tục cao hơn cụ thể tăng 32,35% tương ứng 33 người so với năm 2001. Tóm lại qua bảng số liệu trên ta thấy.Nhà máy có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và luon được tăng lên cả về số lượng và chất lượng,đây là một lợi thế của nhà máy.Tuy nhiên để thực hiện những chiến lược kinh doanh của nhà máy trong thời gian tới thì nhà máy phải nỗ lực hơn nữa trong công tác đào taọ và phát triển đội ngũ nhân sự của nhà máy. III.phân tích và đánh giá CÔNG TáC ĐàO TạO Và PHáT TRIển NHÂN Sự CủA NHà MáY In sách giáo khoa. 1 .Mục tiêu đào tạo: Đào tạo và phát triển nhân sự là một công việc làm cần thiết của mọi doanh nghiệp.Trong thời đại ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì bất kỳ một loại máy móc nào dù hiện đại đến mấy nhưng cũng sẽ trở thanhf lạc hậu sau một khoảng thời gian ngắn. Do vậy để đứng vững và phát triển thì nhà máy luôn phải đổi mới trang thiết bị máy móc của nhà máy,cùng với sự đổi mới này là việc phải nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên để bắt kịp với sự đôỉ mới.Nhận thấy được điều đó thì công tác đào tạo và phát triển nhân sự cần phải được diễn ra thường xuyên liên tục cho bất kỳt đối tượng lao động nào.Nhà máy không chỉ đào tạo những lao động có trình độ thấp mà ngay cả những người có trình độ cao cũng cần phải được đào tạo để không bị tụt hậu về những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật cũng như những kiến thức về lý luận mới. Đối với nhà máy thì công tác đào tạo và phát triển nhân sự không chỉ bây giờ mới được chú trọng mà ngay cả trước đây nhà máy đã sớm nhận thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích mang lại của công tác đào tạo và phát triển nhân sự.Qua quá trình phân tích ở trên chúng ta cũng đã thấy nhà máy có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao.Tuy nhiên không vì thế mà nhà máy lơ là công tác này.Vì nhàmáy luôn cố gắng nâng cao hơn nữa trình độ của toàn thể lực lượng lao động của mình nhằm thực hiện những chiến lược kinh doanh cxủa nhà máy trong thời gian tơí. 2.Kết quả công tác đào tạo của nhà máy trong thời gian qua (2000-2002) Qua bảng 5 ta thấy số lượng người được đào tạo tăng liên tục qua các năm ,cụ thể năm 2001 tăng 12 người ,đạt tỷ lệ 15% so với năm 2000,sang đến năm 2002 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng cao hơn cụ thểlà 25 % tương đương với23 người.Điều này chứng tỏ nhà máy rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nhân sự .Số lượng người được tăng lên liên tục qua các năm ,nhưng không vì thế mà chất lượng công tác đào tạo bị giảm,cụ thể: Tỷ lệ đạt yêu cầu qua các năm la 100%,tỷ lệ khá giỏi tăng liên tục qua các năm ,cụ thể năm 2001 tăng 2,9% so với năm 2000.Đến năm 2002 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng cao hơn cụ thể năm 2002 tăng 5,2% so với năm 2001.Tuy nguồn kinh phí giành cho công tác này chưa thực sự cao nhưng nhà máy đã cố gắng hết sức để sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn kinh phí này và nguồn kinh phí này cũng được tăng liên tục qua các năm ,cụ thể năm 2001tăng 7857(nđ) đạt tỷ lệ 15,6 % so với năm 2000sang đến năm 2002 tỷ lệ này tiếp tục tăng cao hơn cụ thể là 43,55% tương ứng 25352(nđ) so với năm 2001.Năm 2001 do tốc đọ tăng của chi phí đào tạo cao hơn tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của số người lao động cho nên chi phí đào tạo bình quân tăng lên 0,52% tương ứng 3,3(nđ) so với năm 2000,nhưng múc chi phí đào tạo bình quân cho một người này là mức tăng thấp,sang đến năm 2002 do quyết tâm nâng cao chất lượng công tác đào tạo của nhà máy cho nên mức tăng ở mức độ kha cao,cụ thể tăng 14,84% tương ứng với 93(nđ) so với năm 2001. Tóm lại ta thấy rằng công tác đào tạo nhân sự của nhà máy in SGK trong các năm vừa qua (2000-2002) đạt kết quả khá cao thể hiện ở số lượng người được đào tạo không ngừng tăng lên cùng với sự tăng lên của tỷ lệ khá giỏi. 3. Các hình thức đào tạo và phát triển nhân sự tại nhà máy in Sách Giáo Khoa. *Đào tạo nhân viên: Với nhà máy in Sách giáo khoa thì việc công nhân là người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ,trực tiếp tạo ra những sản phẩm .Do vậy đội ngũ nhân viên co vai trò không nhỏ đối với sự thành bại của công ty .Quá trình đào tạo đội ngũ nhân viên được công tiến hành theo hai cách đó là đào tạo bên trong và đào tạo bên ngoài công ty.Thực tế hiện nay của công ty cho thấy đội ngũ công nhân viên làm việc có hiệu quả không cao,làm việc còn mang tính đối phó ỉ lại...Trước tình hình đó những năm qua công ty đã có những biện pháp đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế này cho đội ngũ công nhân viên ,những biện pháp đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế này cho đội ngũ công nhân viên trong cong ty cụ thể là:Công ty thường xuyên dùng phương pháp hướng dẫn tại nơi làm việc để nâng cao chất lượng của đội ngũ công nhân viên bằng cách sử dụng và giao cho những người có tay nghề cao kèm cặp,hướng dẫn chỉ bảo cho những công nhân viên có trình độ tay nghề thấp hơnngay trong quá trình công tác,tạo điều kiện cho họ có điều kiện học hỏi và thực hành ngay tại chỗ từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng công việc của bản thân từng cá nhân.Bên cạnh phương pháp đào tạo trên hàng năm công ty vẫn thường xuyên khuyến khích và cử các công nhân của công ty đi học dưới hình thức đại học tại chức hay cho đi bồi dưỡng tại các trung tâm dạy nghề tham dự và các khóa đào tạo,các cuộc hội thaỏ về nghành in ấn do các đơn vị tổ chức.Quá trình đào tạo này giúp cho đội ngũ nhân viên trong công ty có được những kiến thức cơ sở lý luận nhằm vận dụng một cách sáng tạo và thực tiễn trong quá trình sản xuất.Nhà máy in Sách giáo khoa luôn có những biện pháp khuyến khích ăng bậc lương trước thời hạn cho những người đi học,khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với người có thành tích học tập tốt,chi kinh phí cho những người đi học và những người đi tham gia vào cuộc hội thẩo...Điều đó đã tạo ra động lực giúp cho công nhân viên của công ty không ngừng học hỏi và nâng cao sự hiểu biết nhằm làm việc có hiệu quả cao hơn. *Đào tạo đối với nhà quản trị: Đối với nhà máy in Sách giáo khoa ,nhà quản trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty.Vì hiểu rất rõ điều đó cho nên trong nhưng năm gần đây công ty luôn quan tâm và đầu tư vào việc đào tạo và phát triển đội ngũ quản trị viên và quản trị cao cấp trong công ty.Công ty luôn mong muốn có đội ngũ các nhà quản trị với đày đủ kiến thức và đầy đủ kĩ năng làm việc và hoàn thành nhiện vụ trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình.Để có được điều đó công ty thường xuyên quan tâm để ý tới năng lực làm việc của nhân viên,từ đó có thể phát hiện và tìm ra người có thể trở thành nhà quản trị viên trong tương lai để từ đó tập trung đào taqọ với mục đích có được đội ngũ lao động mà các nhà quản trị nhằm bổ sung và đáp ứng yêu cầu kinh doanh .Bên cạnh đó công ty thường xuyên cử các nhà quản trị có kinh nghiệm hơn để kèm cặp hướng dẫn chỉ bảo cho các quản trị viên còn yếu kém trong lĩnh vực mà họ được giao.Mặt khác công ty thường xuyên mạnh dạn đề bạt cân nhắc đội ngũ quản trị vào những công việc cần thiết từ đó cho phép nhà quản trị phát huy được tinh thần làm việc độc lập,sáng tạo, có ý thức trách nhiệm đối với công việc của mình,tuy nhiên những công việc này luôn có sự trợ giúp của ban lãnh đạo công ty.Ngoài những thách thức hoạt động trên công ty vẫn thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham dự các lớp đào tạo chuyên quản tri sản xuất kinh doanh tại các trường đại học.Qua đó giúp cho nhà quản trị học hỏi được những kinh nghiệm quản lí nhằm vận dụng vào thực tế kinh doanh.Hiện nay công ty vẫn coi trọng công tác đào tạo nhân lực nhằm hoàn thiện đội ngũ lao động trong công ty từ đó tạo điều kiện cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. 4. Đánh g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36985.doc
Tài liệu liên quan