Nghiên cứu nguồn hàng và tổ chức thu mua xuất khẩu

Với xu thế ngày nay trong sự khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đã khẳng định: Một đất nước có được thiên nhiên ưu đãi đến đâu đi nữa, nhưng nếu không hội nhaapj vào thương mại quốc tế, thì nền kinh tế tự cung tự cấp đó sẽ bị kiệt quệ, yếu kém, không tài nào có thể vực dậy được, không theo kịp được xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc tế và sẽ bị tụt hậu. Vì thế ở Đại hội VI Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức một cách sâu sắc là: Chỉ có mở rộng ngoại thương, hội nhập thương mại quốc tế mới cho phép chúng ta đánh giá đúng khả năng trình độ, sự phát triển của nề kinh tế Việt Nam. Vì vậy xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu chè cũng là sự đóng góp không nhỏ góp phần vào hoạt động xuất khẩu Việt Nam.

 

doc25 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu nguồn hàng và tổ chức thu mua xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá có thể đi từ nước xuất khẩu tới nước tái xuất khẩu rồi từ nước tái xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất khẩu sẽ thu tiền của nước nhập khẩu và trả tiền cho nước nhập khẩu. 4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động buôn bán được diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Nó không phải là hình thức buôn bán đơn lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nèen thương mại có tổ chức ở bên trong và bên ngoài, nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá sản xuất của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nước nói chung, ra nước ngoài theo ngoại tệ. Qua đó có thể thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Do đó, kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động to lớn trong việc liên kết sản xuất với tiêu dùng ở các quốc gia khcá nhau nhằm phát triển nền sản xuất của xã hội. Đối với nước ta, một nước có nền kinh tế kém phát triển cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu và không đồng bộ, các doanh nghiệp trong nước còn kém về mọi mặt.. Nên việc đẩy mạnh xuất khẩu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy đưa nền kinh tế của đất nước phát triển, thể hiện: * Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, nhờ đó doanh nghiệp có thể tiếp xúc không chỉ với những khách hàng trong nước mà còn cả khách hàng ở một số thị trường nước ngoài. Với doanh nghiệp làm tốt công tác thâm nhập thị trường, vận dụng Marketing quốc tế vào xuất khẩu thì tạo nên cơ hội rất tốt để mở rộng hoạt động kinh donh của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó việc mở rộng thị trường, sẽ tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào, góp phần cho sản xuất và phát triển kinh tế ổn định. * Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ cho doanh nghiệp, tăng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phụ liệu.. phục vụ cho quá trình kinh doanh xuất khẩu. Xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nghành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối của đất nướctạo cho hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Như vậy có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tăng sản xuất về số lượng, chất lượng, tăng năng suất lao động tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá thực hiện tốt, đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến. Chính vì thế nguồn vốn quan trọng để có thể nhập khẩu công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu, từ đó xuất khẩu quyết định quy mô tốc độ của nhập khẩu cho công cuộc xây dựng đất nước. * Xuất khẩu là một trong những công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Sự phát triển của các nghành công nghiệp hướng vào xuất khẩu còn mở ra một khả năng mới, thu hút một lực lượng lao động ngày càng lớngóp phần giải quyết vấn đề gay gắt hiện nay là vấn đề việc làm. Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa là chính nhờ cách sử dụng lao động thông qua việc phát triển các nghành công nghiệp xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng và sản xuất ra các sản phẩm có trình độ kĩ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế là một lực lượng lao động đã qua đào tạo, rèn luyện về mọi măt như trình độ, kĩ thuật chuyên môn.. * Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường sự hợp tác đầu tư quốc tế giữa các nước, nâng cao vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nhờ mà có nhiều nước muốn thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư cho nước ta. Đồng thời tạo khả năng liên doanh, liên kết doanh nghiếpản xuất trong và ngoài nước một cách bền vững, tự giác. * Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của các cán bộ xuất nhập khẩu cũng như các đơn vị kinh doanh, các doanh nghiệp như: tích cực tìm kiếm và phát hiện các mặt hàng có khả năng xâm nhập. Mặt khác xuất khẩu tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, theo dõi kiểm tra lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Chính nhờ sự cạnh tranh này góp phần từng bước làm thay đổi chất lượng, giá cả, mẫu mã hàng hoá thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế đất nước. II. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu 1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường. Nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng trong chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các đơn vị ngoại thươngthì việc nghiên cứu thị trường quốc tế lại càng có ý nghĩa hơn bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc tiến hành giao dịch, thâm nhập vào thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp. + Nghiên cứu thị trường trước tiên phải cần nhận biết hàng hoá Hàng hoá mua bán phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ giá trị, công dụng, nắm bắt được những đặc tinh của nó và những yêu cầu của thị trường về hàng hoá đó như: quy cách phẩm chất bao bì, cách trangtrí bên ngoài, cách lựa chọn, phân loại vv.. Bên cạnh đó cần nắm vững tình hình sản xuất của mặt hàng đó như: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, công nhân tay nghề, nguyên lý cấu tạo.. Cũng như phải biết mặt hàng đang lựa chọn đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của nó trên thị trường. Thông thường tiến trình phát triển việc tiêu thụ một mặt hàng gồm bốn giai đoạn: thâm nhập, phát triển, bão hoà và thoái trào. + Nắm vững thị trường nước ngoài Đối với những đơn vị kinh doanh đối ngoại, việc nghiên cứu thị trường nước ngoài có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì vậy khi nghiên cứu cần chú ý đến những điều kiện về chính trị – thương mại chung, luật pháp, chính sách buôn bán, điều kiệ về tiền tệ và tín dụng, diều kiện vận tải , tình hình giá cước.. Ngoài ra đơn vị kinh doanh cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoàiđó như: Dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng, những kênh tiêu thụ, sự biến động giá cả.. + Lựa chọn khách hàng Việc nghiên cứu tình hình thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh có thể lựa chọn thị trườn, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào khách hàng. Trong cùng những điều kiện như nhau, việc giao dịch với khách hàng cụ thể này thì thành công với khách hàng khác thì bất lợi. Vì vậy một nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị kinh doanh trong giaia đoạn chuẩn bị là lựa chọn khách hàng. Việc lựa chọn khách hàng thường không căn cứ vào những lời quảng cáo, tự giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị của thương nhân, khả năng tìa chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trên trường quốc tế. 2. Nghiên cứu nguồn hàng và tổ chức thu mua xuất khẩu Có hai phương pháp nghiên cứu nguồn hàng: *Lấy mặt hàng làm đối tượng nghiên cứu: Theo phương pháp này người ta nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ của từng mặt hàng. Nhờ đó có thể biết được tình hình chung và khả năng sản xuất cũng như nhu cầu xuất khẩu của từng mặt hàng. * Lấy đơn vị sản xuất kinh doanh làm cơ sở nghiên cứu: Theo phương pháp này người ta theo dõi năng lực sản xuất và cung ứng của từng cơ sơ sản xuất.Năng lực sản xuất này thể hiện ở các chỉ tiêu sau: + Số lượng, chất lượng hàng hoá cung ứng. + Giá thành + Trình độ công nhân + Trang thiết bị, máy móc Phương pháp lấy đơn vị sản xuất kinh doanh làm cơ sở nghiên cứu giúp nắm bắt được tình hình cung ưngs của từng xí nghiệp, địa phương nhưng lại không nắm bắt được tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng, nên thông thường các đơn vị kinh doanh xuất khẩu áp dụng cả hai phương pháp. Công tác thu mua cũng là một công đoạn quan trọng, do đó cần xây dựng công tác thu mua hợp lý thông qua các đại lý các chi nhánh của mình. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm dược chi phí thu mua, nâng cao năng suất và hiệu quả thu mua. 3. Lựa chọn đối tác kinh doanh. Để có thể thâm nhập vào thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần phải lựa chọn đước đối tác đang hoạt động trên thị trường có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Việc lựa chọn này có thể thông qua các bạn hàng đã có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp trước đó, thông qua tin tức thu thập và điều tra được, các phòng thương mại và công nghiệp, ngân hàng , các tổ chức tài chính để họ giúp đỡ nhằm tìm hiểu về năng lực tài chính, uy tín, kinh nghiệm, năng lực pháp lý .. của đối tác kinh doanh đó. Việc lựa chọn đúng đối tác để giao dịch tránh cho doanh nghiệp những phiền toái, rủi ro, mất mát.. gặp phaitrong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện để thực hiện thành công các kế hoach kinh doanh của mình. 4. Đàm phán và kí kết hợp đồng Đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng, đều kiện thực hiện những công đoạn mà doanh nghiệp thực hiện trước đó, đồng thời cũng quyết định đến tính khả thi hay không khả thi của các kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu trên thị trường, vào đối thủ cạnh tranh, khả năng, điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp thì kết quả của nó là hợp đốngẽ được kí kết. Một cam kết trong hợp đồng sẽ là những pháp lý quan trọng, vững chắc và đáng tin cậy để các bên thực hiện đúng lời cam kết của mình. Đàm phán có thể được thực hiện thông qua thư tín, qua diện thoại hay gặp gỡ trực tiếpvà được tiến hành qua các bước sau: + Chào hàng: Đây là việc nhà kinh doanh thể hiện rõ ý định bán hàng của mình là lời đề nghị kí kết hợp đồng. + Hoàn giá: Khi nhận đựơc lời chào hàng và không chấp nhận giá chào hàng đó đồng thời đưa ra những đề nghị gọi là chào hoàn giá. + Xác nhận: Là việc xác nhận lại điều kiện mà hai bên đã thoã thuận trước đó. Viêcnày đồng nghĩa với việc kí kết hợp đồng. + Chấp nhận: Là sự đồng ý hoàn toàn tất cả các điều kiện chào hàng mà bên kia đưa ra. Khi kí kết hợp đồng cần chú ý: * Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sạch đẹp, nội dung phải phản ánh đúng, đầy đủ các vấn đề đã thoã thuận. * Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng phải là ngôn ngữ phổ biến và là ngôn ngữ mà cả hai bên cùng thông thạo. * Người kí kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền kí kết. * Hợp đồng phải đề cập rõ vấn đề khiếu nại, trọng tài để giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh nếu có. Tránh tình trạng tranh cãi, kiện tụng kéo dàithời gian và chi phí tốn kém. 5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi kí kết thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương doanh nghiệp xuất khẩu với tư cách là một bên kí kết, phải thực hiện hợp đồng đó. Việc này đòi hỏi phải có sự tuân thủ của luật quốc gia và luật quốc tế, cũng như các tập quán quốc tế. Đồng thời phải bảo đảm được quyền lợi của quốc gia cũng như quyền lợi và uy tín của doanh nghiệp. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Các bước tiến hành để thực hiện hợp đồng xuất khẩu: + Xin giấy phép xuất khẩu. + Giục mở LC và kiểm tra LC + Chuẩn bị hàng để xuất khẩu + Kiểm tra hàng hoá + Thuê tàu hoặc uỷ thác thuê tàu + Mua bảo hiểm + Làm thủ tục Hải quan + Làm thủ tục thanh toán + Khiếu nại trọng tài (nếu có) 5.1. Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong quá trình xuất khẩu hàng hoá với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế, Nhà nước tạo diều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. 5.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu Thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu thông qua việc mua đứt bán đoạn , gia công, hàng đổi hàng, đại lý thu mua, hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu có một ý nghĩa quan trọng bởi nó đảm bảo được phẩm chất hàng hoá khi vận chuyển, tạo điều kiện nhận biết và phân loại hàng hoá, đông thời gây ấn tượng có thể làm người mua thích thú. Trong kinh doanh Quốc tế người ta dùng nhiều loại bao bì khác nhau, thông thường được phân loại theo dụng cụ của nó như: hòm, bao, kiện, ... Kẻ kí mã hiệu hàng hoá xuất khẩu: Kí mã hiệu là những kí hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng vẽ hình được ghi trên bao bì nhằm thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ, bảo quản. Kí mã hiệu cần phải sáng sủa, rõ ràng, dễ đọc, không phai mờ, không ảnh hưởng tới phẩm chất của hàng hoá. 5.3. Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu Đây là công việc cần thiết, nhằm bảo đảm quyền lợi của nhà nhập khẩu, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm rõ ràng của các khâu trong sản xuất tạo nguồn hàng và đảm bảo uy tín cho nhà xuất khẩu. Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá. Việc kiểm tra chất lượng hàng hoá do hai bên tự chịu trách nhiệm thông qua hợp đồng. Cơ quan nhà nước có chức năng kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu, có quyền thu hồi giấy phép về tự kiểm tra hàng hoá đó đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tự kiểm nghiệm mà không làm đúng chức năng của mình. Việc kiểm tra có thể tiến hành ở cửa khẩuhoặc tại cơ sở, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại hàng hoá. 5.4. Thuê tàu Trong quá trình thực hiện hơpự đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu, chở hàng dựa vào các căn cứ sau: + Những điều khoản hợp đồng mua bán + Điều kiện vận tải. Tuỳ theo điều kiện hàng đối lưu, người ta có thể thuê khứ hồi hoặc chuyên chở liên tục. Nếu hàng hoá không có khói lượng lớn thí người ta thường đăng kí ( lưu cước ) chỗ của một tàu chọ để chở hàng. Thông thường trong nhiều trường hợp doanh nghiệp kinh doanhxuất khẩu thường ỷu thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty vận tảithuê tàu như: Letfracht, Transimex... 5.5. Mua bảo hiểm: Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thương gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì vậy trong kinh doanh quốc tế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất. Căn cứ vào các điều khoản, phương thức vận chuyển mà nhà xuất khẩu hay nhập khẩu tiến hành mua bảo hiểm hay không. Hợp đồng bảo hiểm có thể chia thành: + Hợp đồng bảo hiểm bao + hợp đồng bảo hiểm chuyến Tuỳ theo phương thức mua bán của nhà kinh doanh xuất khẩu mà mua bảo hiểm nào. Khi kí kết hợp đồng bảo hiểm cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm sau: - Bảo hiểm rủi ro ( Điều kiện bảo hiểm A) - Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng ( Điều kiện bảo hiểm B) - Bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (Điều kiện bảo hiểm C) 5.6. Làm thủ tục hải quan: + Khai báo hải quan: Chủ hàng phải khai báo hải quanđầy đủ các chi tiết cần thiết về hàng hoá lên tờ khai. Việc kê khai này đòi hỏi phải trung thực và chính xác. + Kiểm tra hải quan : Các hàng hoá xuất khẩu qua biên giới đều phải làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của Nhà nước, chống hành vi buôn lậu đồng thời cũng để thống kê số liệu hàng hóa xuất nhập khẩu. Thủ tục hải quan gồm các bước: * Khai báo hải quan: Kê khai chi tiết về hàng hoá để kiểm tra và có các giấy tớ khác có liên quan. * Xuất trình hàng hoá: đưa hàng hoá đến địa điểm kiểm tra để kiểm tra tính hợp lệ của hàng hoá, làm thủ tục hải quan và nộp thuế, sau đó sẽ niêm phong kẹp chì. + Thực hiện các quyết định của hải quan: Đây là khâu cuối cùng của thủ tục hải quan, các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện quyết định này Thực hiện các điều kiện giao hàng trong trường hợp hợp đồng đến thời hạn giao hàng, các nhà xuất khẩu hàng hoá phải làm thủ tục giao hàng theo các bước sau: - Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩuđể lập bảng đăng kí chuyên chở - Xuất trình bảng đăng kí chuyên chở cho người vận tải để lấy tờ hồ sơ xếp hàng và bố trí các phương tiện xếp hàng lên tàu. - Lấy biên lai thuyền phó và đổi lấy vận đơn ( phải có vận đơn hoàn hảocó thể chuyển nhượng) . Vận đơn có giá trị là cơ sở để xử lý các tranh chấp có thể xảy ra đồng thời nó được chuyển về bộ phận kế toán để làm chứng từ thanh toán. 5.8. Thanh toán hợp đồng: Thanh toán là khâu trọng tâm, là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch trong kinh doanh nên thủ tục này thường rất phức tạp. Có nhiều phương thức thanh toán nhưng trong xuất khẩu người ta chủ yếu sử dụng các phương thức sau: + Thanh toán bằng hình thức chuyển tiền . + Thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C), đây là một loại giấy mà ngân hàng hứa bảo đảm hoặc hứa trả tiền. Thanh toán bằng L/c là phương thức đảm bảo hợp lý thuận tiện, an toàn và hạn chế rỉu ro cho cả hai bên. + Thanh toán bằng phương thức nhờ thu. Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán bằng phương thức này sau khi giao hàng, bên xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ cho ngân hàng để uỷ thác. 5.9 Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, hai bên nên tìm cách hoà giải, khắc phục trong sự hợp tác thiện chí, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu không tự giải quyết được thì hai bên phải giải quyết tranh chấp của mình thông qua Trọng tài Quốc tế. III. các nhân tố ảng hưởng đến xuất khẩu. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh có thể tạo ra những thuận lợi cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đồng thời nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế thì môi trường kinh doanh của họ còn phức tạp hơn nhiều bởi nó còn có yếu tố quốc tế tác động vào. Việc tìm hiểu các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh nói riêng và các nhân tố khác nói chung có ý nghĩa rất lớn, trong việc giúp các doanh nghiệp ngoại thương hạn chế được tối đa những rủi ro trong kinh doanh thể hiện ở một số nhân tố sau: 1. Xu thế tự do hoá thương mại - Khu vực hoá và toàn cầu hoá Toàn cầu hoá và khu vựcn hoá kinh tế là một quá trình hội nhập toàn cầu và khu vực về tthương mại, đầu tư, dịch vụ và hợp tác khoa học công nghệ. Đó là sự đan xen và kết hợp các chính sách kinh tế của mỗi quốc giavới khu vực và toàn thế giới. Đây là một quá trình quốc tế hoá kinh tế thế giới và khun vực đang không ngừng được tăng cường và mở rộng với nội dung ngày càng sâu sắc. Các nước này ngày càng dựa vào nhau nhiều hơn, thâm nhập vào nhau ngày càng sâu sắc hơn. Gắn liền với hai xu thế này là xu thế Tự do hoá thương mại và phát triển mậu dịch quốc tế. Đây cũng là nội dung cơ bản của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế.Các nước tham gia vào vào một hoặc hai quá trình này đều phải thực hiện Tự do hoá Thương mại và đầu tư. Có nhiều định nghĩa khác nhau về Tự do hoá Thương mại nhưng tựu chung lại, toát lên những vấn đề sau: Tự do hoá Thương mại là những thay đổi về chính sách trong buôn bán để dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, hạn chế và tiến tới xoá br hàng rào thuế quan và không thực hiện những cấm đoán của Nhà nước, để hàngd hoá được tự do lưu thông giữa các nước. Khi tham gia vào khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, các nước thành viên phaỉi mở cửa thị trường, xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hàng hoá được tự do lưu chuyển giữa các nước, thúc đẩy mậu dịch Quốc tế phát triển. Vì hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, xu thế này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và có tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, không ngừng tạo ra những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới và thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại với nhau, thêm vào đó xu thế Tự do hoá thương mại đang lan rộng thì hoạt động hợp tác kinh tế – thưiơng mại giữa các nước càng có môi trường thuận lợi để phát triển hơn. Tự do hoá Thương mại giống như một luồng sinh khí mới thổi vào hợp tác kinh tế Thương mại giữa các nước. Do vậy mà với môi trường quốc tế như hiện nay thì không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển được trong sự co cụm khép kín đối với thế giới bên ngoài mà phải tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Vì vậy có thể khẳng định rằng: Đây thực sự là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại giữa các nước nói chung và tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng. 2. Các nhân tố kinh tế, tài chính 2.1. Các nhân tố kinh tế xã hội Bao gồm nhiều chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thúc đẩy xuất khẩu, cơ chế điều hành tỉ giá hối đoái... Hiện nay Nhà nước ta đang chủ trương đa dạnh hoá các thành phần kinh tế, tự do buôn bán xuất nhập khẩu trong phạm vi pháp luật cho phép. Sự tự do hoá thương mại quốc tế ngày phát triển cùng với việc nước ta tham gia các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới thì một doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với một cuộc cạnh tranh thực sự với các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trong hoạt động kinh doanh quóc tế việc cạnh tranh là vấn đề sống còn, chính yếu tố này đã buộc các doanh nghiệp phải nhạy bén linh hoạt với thị trường, tạo được sự hấp dẫn đối với các mặt hàng của mình bằng nhiều hình thức thuyết phục. Yếu tố tỉ gía hối đoái hiện hành là một yếu tố kinh tế tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu . Nếu tỉ gí hối đoái biến động đi lên, nó sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Có thể nói tỉ gí hối đoái được ví như “chiếc gậy vô hình” điều khiển hoạt động xuất nhập khẩu. Việt nam không áp dụng chính sách tỉ giá hối đoái thả nổi mà áp dụng chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt có sự có thể thiệp của Nhà nước. Tỉ giá hối đoái được giao động trong một khoảng nhất định để không gây ảnh hưởng xấu tới các hoatj động sản xuất kinh doanh khi mà nhập khẩu để sản xuất kinh doanh còn khá lớn. Sự hỗ trợ của Nhà nước cunglà một yếu tố quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt khi các doanh nghiệp trong nước còn yếu so với các hãng nước ngoài. Sự hỗ trợ của Nhà nước có thể là sự hỗ trợ về mặt tài chính như hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn kinh doanh, trả lại thuế cho nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Có thể là sự hỗ trợ về mặt hành chính như giame nhẹ thủ tục giấy tờ cho vịêv xuất khẩu . Để có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước thì cần giảmn sự hỗ trợ về mặt tài chính mà tăng sự hỗ trơ trong công tcá nghiên cứ thị trường, các thủ tục hành chính. 2.2. Hệ thống tài chính - ngân hàng. Hệ thống tài chính ngân hàng có thể chi phối rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu thông qua lãi suất cho vay, các dịch vụ thanh toán ... Lợi ích của các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các ngân hàng do hầu hết các hoạt động thanh toán đều được thực hiện qua ngân hàng. Nếu các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhanh, chính xác sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế dược rủi ro trong thanh toán. 2.3. Cán cân thanh toán và chính sách tài chính. Nhân tố này quyết định phương án kinh doanh mặt hàng và quy mô của doanh nghiệp xuất khẩu. Sự thay đổi của những nhân tố này sẽ gây xáo trộn lớn trong tỷ trọng xuất nhập khẩu. Như khi chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thì hoạt động xuất khẩu có lợi vì tạo cơ hội thu hút lươngj ngoại tệ lớn còn hoạt động nhập khẩu lại bị rơi vào thế bất lợi. Cán cân thanh toán thay đổi cũng có thể làm cho cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp phải thay đổi do sức ép của các Chính phủ đòi cải thiện cán cân thanh toán trong từng thời kỳ, Tỷ giá hối đoái cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến công tác xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nếu tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ càng thấp thì càng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hoá và ngược lại. Vì vậy với chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp, ổn định sẽ khuến khích các doanh nghiệp ngoại thương trong nước tích cực đầu tư sản xuất hướng ra xuất khẩu. 3. Các nhân tố về quản lý nhà nước. Mặc dù thưởng mại quốc tế đem lại nhiều lợi ích to lớn nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên hầu hết các Chính phủ đều đưa ra những chính sách thương mại quốc tế riêng để được lợi ích quốc gia. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là Chính phủ can thiệp theo chiều hướng tiêu cực mà ngược lại là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Bằng việc sử dụng các công cụ và biện pháp khác nhau, sự tác động này góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội, đẩy nhanh quá trình phân công lao động quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Những công cụ chủ yếu mà các chính phủ thường dùng để quản lý hoạt động xuất khẩu là: 3.1. Thuế quan. Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu làm tăng tương đối mức giá của hàng hoá xuất khẩu với mức giá quốc tế do đó đem lại nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nước. Nhìn chung các nước chỉ áp dụng đối với một số ít các mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ sung nguồn thu ngân sách, điều chỉnh thu nhập một cách hợp lý giữa các ngành và các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu. Mục đích chủ yếu của việc đánh thuế xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0628.doc
Tài liệu liên quan