Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp

Muốn thành lập được một công ty hợp danh ở Việt Nam phải tốn khá nhiều thời gian

cho các loại giấy tờ theo quy định quản lý của nhà nước, trong khi đó muốn thành lập hợp

danh ở những nước không quan niệm hợp danh là công ty thì chỉ cần có sự thỏa thuận của các

thành viên. Vấn đề này cần được nghiên cứu, xem xét trong việc quy định về hợp danh ở Việt

Nam.

Khác hẳn với luật Việt Nam, pháp luật của nhiều nước không coi hợp danh là pháp

nhân nên hợp danh không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính quy định về thuế là

một cản trở rất lớn đối với sự phát triển của loại hình công ty hợp danh ở Việt Nam. Bởi trách

nhiệm của các thành viên hợp danh là vô hạn, cộng thêm là lại phải chịu thuế hai lần, nên

thực tế chỉ có rất ít công ty hợp danh ở Việt Nam được thành lập.

Hợp danh có nên coi là công ty không? Cơ cấu tổ chức của hợp danh do các chủ thể tự

xác định hay phải quy định cụ thể trong luật, hợp danh có tư cách pháp nhân không? Có chịu

thuế thu nhập doanh nghiệp không? Đây là những vấn đề cần được các nhà xây dựng luật của

Việt Nam quan tâm, cân nhắc và có những điều chỉnh cho phù hợp để tạo điều kiện cho loại

hình kinh doanh này phát triển và đủ sức cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp khác

đang ngày càng chiếm những ưu thế trên thị trường

pdf14 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng, mang lại những kết quả có giá trị. Chương 2 SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2.1. So sánh về các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập 2.1.1. So sánh về loại hình doanh nghiệp tư nhân Đây là hình thức kinh doanh lâu đời và thường được sử dụng cho những cá nhân muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh riêng lẻ, cá thể dưới hình thức chủ sở hữu duy nhất. Pháp luật Mỹ gọi hình thức này là cá thể kinh doanh (sole proprietorship hoặc individual proprietorship), các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh tên của họ hoặc tên gọi thương mại mà không cần phải làm thủ tục xin phép. Theo luật Malaysia và Singapore, doanh nghiệp tư nhân là hình thức kinh doanh do một người có thể là thể nhân hoặc pháp nhân thành lập, có toàn quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh nghiệp. Theo luật Malaysia và luật Singapore, một công ty có thể trở thành chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân. Điều này không được thừa nhận trong luật của Thái Lan và Philippines. Ở Thái Lan và Philippines, hình thức này chỉ có thể do thể nhân thành lập. Có thể thấy một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và một số nước trong quan niệm về loại hình doanh nghiệp này. Nếu như Mỹ coi đây là hình thức kinh doanh của cá nhân và có thể hoặc không cần phải đăng ký kinh doanh thì các nước như Việt Nam và Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines lại coi đây là một loại hình doanh nghiệp và phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, chủ thể của loại hình kinh doanh này cũng được chia thành hai trường phái: đối với pháp luật của các nước Mỹ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines thì chỉ quy định cho cá nhân, còn đối với pháp luật của Singapore và Malaysia có thể do thể nhân thành lập. Tuy vậy, về bản chất, loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm chung mà pháp luật các nước đều thừa nhận là chủ doanh nghiệp có thể toàn quyền định đoạt công việc kinh doanh của mình, được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được và phải mang toàn bộ tài sản để chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. 2.1.2. So sánh về loại hình công ty hợp danh Anh là một nước có truyền thống pháp luật lâu đời về hợp danh. Hợp danh của Anh được chia làm hai loại là Hợp danh thông thường (hay đầy đủ) (The full partnership) và Hợp danh TNHH (The limited partnership). Theo quan niệm của các nhà làm luật Mỹ thì “hợp danh là một sự liên kết tự nguyện của ít nhất hai người trở lên nhằm thực hiện công việc kinh doanh như những người đồng sở hữu, vì mục tiêu lợi nhuận”. Theo luật Singapore, hợp danh là thoả thuận giữa những người tiến hành kinh doanh nhằm thu lợi. Số lượng thành viên tối thiểu của hợp danh theo luật Singapore là 2 và tối đa là 20. Philippines và Thái Lan quy định về hợp danh hữu hạn còn Singapore và Malaysia thì không có loại hình hợp danh hữu hạn. Pháp luật Việt Nam cũng giống pháp luật các nước khi quy định hợp danh được thành lập vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận, phải do ít nhất hai người trở lên thành lập và là chủ sở hữu chung. Tuy nhiên, nếu như các nhà làm luật Mỹ, Anh, Singapore quan niệm hợp danh là một sự liên kết, tức là chỉ cần chứng minh giữa hai người có sự liên kết với nhau để kinh doanh như hai chủ sở hữu vì mục tiêu lợi nhuận thì đó là hợp danh thì theo luật Việt Nam hợp danh là một công ty. Về thủ tục thành lập hợp danh, các nước quan niệm hợp danh chỉ là sự liên kết thì không nhất thiết phải tiến hành các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ loại hợp danh hữu hạn). Còn những nước xác định hợp danh là công ty thì chỉ được công nhận là hợp danh khi đã trải qua những thủ tục pháp lý thành lập công ty. Pháp luật của nhiều nước quan niệm rằng hợp danh có tư cách pháp nhân (luật Philippine, Việt Nam), nhiều nước lại cho rằng hợp danh không có tư cách pháp nhân (pháp luật Singapore và Malaysia) hoặc xem xét tư cách pháp nhân của hợp danh thông qua việc nó có được đăng ký trước cơ quan nhà nước hay không vì ở nước đó hợp danh có thể đăng ký hoặc không đăng ký, nhưng chỉ khi đăng ký thì mới có tư cách pháp nhân (pháp luật Thái Lan). Ngoài ra, việc phân chia hay không phân chia hợp danh thành hai loại thông thường và hữu hạn cũng tạo nên sự khác biệt giữa pháp luật các nước về vấn đề hợp danh. 2.1.3. So sánh về loại hình công ty cổ phần Ở Pháp, công ty cổ phần, hay còn gọi là công ty vô danh (Société Anonyme –SA) được ra đời khá sớm. Ngoài SA, Pháp còn có loại hình công ty cổ phần đơn giản (Société par actions simplifiée – SAS). Ở Nhật Bản, công ty cổ phần được gọi là Kabushiki-Kaisha (KK). Loại hình công ty cổ phần của Trung Quốc được quy định tại Điều 79 Luật công ty Trung Quốc 2005. Pháp luật Mỹ quy định hai loại hình công ty cổ phần: công ty cổ phần công cộng hay công ty chứng khoán (Public stock companies) và công ty cổ phần tư nhân (Private stock companies). Tương tự như luật Mỹ, Luật Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia cũng chia công ty cổ phần thành hai loại. Luật Philippines gọi là Ordinary Corporation và Close Corporation còn luật Singapore, Thái Lan, Malaysia gọi là Public Limited Company và Private Limited Company. Công ty cổ phần của Việt Nam được quy định tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005. Về bản chất của công ty cổ phần, pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước không có sự khác biệt khi quan niệm đây là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn với đặc điểm quan trọng là có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản của cá nhân, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn mà họ góp vào công ty; vốn cơ bản của công ty được chia thành các cổ phần, trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng. Sự khác nhau là trong quy định về số lượng thành viên, cách thức góp vốn, cơ chế quản lý điều hành công ty cổ phần. Nhật Bản quy định tối thiểu phải có 7 thành viên, Trung Quốc tối thiểu là 2 tối đa là 200, Singapore và Malaysia không quá 50 cổ đông còn Philippines không quá 20, Thái Lan không quá 99 cổ đông (đối với công ty cổ phần hạn chế), còn theo pháp luật Việt Nam số thành viên công ty cổ phần tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Nhiều nước phân chia công ty cổ phần thành nhiều loại, tương ứng với nó là những quy chế pháp lý được quy định rất cụ thể cho từng loại (Pháp, Mỹ, Singapore Thái Lan, Philippines, Malaysia). Nước ta do hình thức công ty cổ phần mới xuất hiện vài chục năm gần đây, đặc biệt là thị trường chứng khoán cũng mới ra đời nên so với các nước có bề dày lịch sử hàng trăm năm, pháp luật về công ty cổ phần ở nước ta vẫn còn khá sơ sài cũng là điều không khó để lý giải. 2.1.4. So sánh về loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn Pháp luật của các nước đều có quy định về loại hình công ty TNHH với những điểm chung về tính chịu trách nhiệm hữu hạn của nó. Chính vì vậy, trên bảng hiệu, hoá đơn và các tài liệu giao dịch của loại hình công ty này phải ghi rõ tên công ty gắn với loại hình công ty “TNHH” để công khai trước các đối tác về tính chịu trách nhiệm (hữu hạn) của công ty đối với các chủ nợ của mình. Theo pháp luật một số nước, nếu công ty vi phạm điều này thì phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những người có quan hệ giao dịch với công ty, bởi sự vi phạm này được coi là sự lừa dối trong kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật các nước có nhiều sự khác biệt khi quy định về số lượng thành viên của công ty TNHH, tư cách thành viên tham gia công ty TNHH, sự phân loại công ty TNHH và tương ứng với nó là cơ chế quản lý, điều hành có thể khác nhau đối với từng loại công ty TNHH cụ thể. Pháp, Trung Quốc, Việt Nam đều chia hai loại hình TNHH một thành viên và từ hai thành viên trở nên. Mỹ không giới hạn về số lượng thành viên cho một công ty TNHH còn Pháp, Trung Quốc và Việt Nam đều giới hạn không vượt quá 50. 2.2. So sánh về một số điều kiện thành lập doanh nghiệp 2.2.1. So sánh điều kiện về chủ thể Cùng quy định về chủ thể nhưng pháp luật các nước có hai dạng: hoặc là quy định chung chung hoặc là quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp Philippines và Thái Lan chỉ quy định chung: người sáng lập phải có đầy đủ năng lực pháp luật còn Luật doanh nghiệp Singapore và Malaysia quy định cụ thể hơn: người từ 21 tuổi trở lên mới được thành lập doanh nghiệp. Về lý lịch tư pháp, Luật Philippines không quy định nhưng luật Thái Lan, Singapore và Malaysia đều quy định những người đang làm thủ tục phá sản mà không được phép của Tòa án cũng không được tham gia thành lập doanh nghiệp. Pháp luật Malaysia và Singapore không hạn chế người nước ngoài thành lập hoặc tham gia vào các công ty. Người nước ngoài đáp ứng được những yêu cầu có thể thành lập doanh nghiệp theo cách tương tự như người dân địa phương. Còn luật Philippines và Thái Lan quy định người sáng lập công ty không nhất thiết phải là công dân nước mình (có thể là người nước ngoài) nhưng phải là người thường trú tại đó. Pháp luật một số nước còn quy định cụ thể quốc tịch của một số thành viên chủ chốt trong công ty sẽ được thành lập. Có nước còn quy định riêng những điều kiện về chủ thể tương ứng với các loại hình doanh nghiệp. So với pháp luật nhiều nước thì Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định khá cụ thể và chi tiết những đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp). Tuy nhiên, vấn đề xác minh, thẩm định điều kiện về chủ thể vẫn còn là một bài toán khó đang đặt ra với các cơ quan chức năng của Việt Nam khi xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. 2.2.2. So sánh điều kiện về vốn góp Luật Liên bang Nga quy định: đối với công ty TNHH thì mức vốn điều lệ tối thiểu là bằng 100 lần mức lương tối thiểu; đối với công ty cổ phần thì mức vốn điều lệ tối thiểu là bằng 1000 lần mức lương tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp. Luật Cộng hòa liên bang Đức quy định: mức vốn điều lệ tối thiểu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là 25.000 Euro, mức tối thiểu của mỗi phần vốn góp là 100 Euro. Vốn tối thiểu đối với công ty cổ phần là 50,000 Euro. Theo Luật Doanh nghiệp Trung Quốc 2005, vốn điều lệ tối thiểu của môṭ công ty TNHH là 30.000 Nhân dân tê,̣ công ty cổ phần là 5 triêụ Nhân dân tê ̣và đối với công ty TNHH môṭ thành viên là 100.000 Nhân dân tê .̣ Nhà đầu tư ở Pháp có thể thành lập công ty TNHH chỉ với 1 Euro. Điều này cũng tương tự như ở Nhật, các công ty này có thể bắt đầu với số vốn rất tượng trưng thậm chí chỉ cần 1 Yên trở lên. Không chỉ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu, pháp luật của một số nước còn quy định rất cụ thể về cách thức góp vốn, tiến độ góp vốn, xác định việc góp vốn. Như vậy, điều kiện về vốn được quy định khá khác nhau trong pháp luật của các nước. Có nước quy định, có nước không quy định vốn tối thiểu khi thành lập. Mức vốn tối thiểu đặt ra cũng rất khác nhau, cơ chế kiểm tra, xác định vốn góp khi thành lập cũng được chú trọng ở mức khác nhau tuỳ theo quan niệm của nước đó cần sự quản lý chặt chẽ hay tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp khi thành lập. Việc định tiến độ góp vốn tại thời điểm đăng ký kinh doanh và khoảng thời gian tiếp sau đó cũng được quy định khác nhau ở từng nước, đặc biệt, pháp luật Việt Nam không hề quy định về vấn đề này. 2.2.3. So sánh điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh Pháp luật các nước không quy định cụ thể, chi tiết danh mục các ngành nghề được phép đăng ký kinh doanh ngay trong luật doanh nghiệp hay luật công ty như những điều kiện về chủ thể hay về vốn mà thường quy định ở những đạo luật riêng. Có lẽ do các lĩnh vực ngành nghề rất phong phú, không thể liệt kê trong luật. Thông thường, luật doanh nghiệp của các nước dẫn chiếu tới luật khác để khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể lựa chọn ngành nghề phù hợp và thường chỉ quy định chung mang tính gợi mở như được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc đối với những ngành nghề đặc biệt phải thoả mãn những điều kiện nhất định và được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2.2.4. So sánh điều kiện về tên của doanh nghiệp Nhiều nước quy định điều kiện về tên của doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp, luật công ty như một phần trong các văn bản đó (Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan) nhưng cũng có nước quy định ở hẳn một đạo luật riêng (Philippine). Đặc biệt, đối với một số nước lại có yêu cầu riêng về tên doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp (quy định về đặt tên đối với hợp danh trong luật của Thái Lan). Pháp luật một số nước còn có những yêu cầu riêng về tên đối với từng loại hình doanh nghiệp bên cạnh những yêu cầu chung và quy định rất cụ thể về việc đăng ký và bảo lưu tên gọi trong một khoảng thời gian nhất định trong khi làm các thủ tục khác. Việc xử lý vấn đề trùng tên gọi hay tên gây nhầm lẫn cũng được pháp luật nhiều nước quy định cụ thể trong luật. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể và chi tiết về tên của doanh nghiệp tuy nhiên vấn đề bảo lưu tên gọi lại không thấy xuất hiện trong Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam và việc giải quyết tranh chấp về tên gọi, việc chứng nhận tên đã đăng ký coi đó như là một thứ tài sản vô hình của doanh nghiệp cũng chưa được chú trọng đúng mức như pháp luật của nhiều nước. 2.3. So sánh về thủ tục thành lập doanh nghiệp Quy định về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp trong pháp luật của các nước không có sự đồng nhất. Có nước quy định chung cho tất cả mọi loại hình doanh nghiệp và chỉ bổ sung thêm những nội dung cần thiết riêng cho từng loại hình. Có nước lại quy định trình tự, thủ tục riêng cho từng loại hình ở trong từng đạo luật cụ thể (Anh, Mỹ). Đây là những nước mỗi một loại hình doanh nghiệp có một đạo luật riêng điều chỉnh và trong đó quy định luôn trình tự, thủ tục thành lập cho loại hình doanh nghiệp đó. 2.3.1. Các thủ tục chuẩn bị thành lập doanh nghiệp Vai trò chính trong giai đoạn này là những người sáng lập. Quy định về sáng lập viên ở pháp luật các nước khác nhau. Mỹ và Trung Quốc quy định rất cụ thể về sáng lập viên tuy nhiên ở Việt Nam chưa quy định cụ thể về đối tượng này trong Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là trong trường hợp đó là những người chỉ đứng ra thành lập công ty rồi bán lại hoặc những người chuyên tiến hành dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Pháp luật mỗi nước quy định về hồ sơ và các loại giấy tờ cần thiết phải nộp không giống nhau nhưng đều nhấn mạnh tầm quan trọng và quy định khá chi tiết về điều lệ và đăng ký điều lệ. Pháp luật nhiều nước đã mẫu hóa, thống nhất các loại văn bản, giấy tờ để đơn giản, thuận tiện cho cơ quan nhà nước khi xét duyệt cũng như người dân khi làm các thủ tục. 2.3.2. Các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể trực tiếp do các thành viên sáng lập tiến hành hoặc có thể thông qua các văn phòng tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Nhiều nước quy định người thành lập doanh nghiệp phải đến làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước nhưng cũng có nước chỉ cần thông qua hệ thống điện tử. Tùy theo truyền thống của từng nước, cơ quan đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể là cơ quan hành chính hoặc Toà án. Một số nước như Pháp, Đức, Ba Lan tổ chức cơ quan đăng ký thành lập doanh nghiệp nằm trong hệ thống Toà án, nhưng đa phần các nước như ở Thuỵ Điển, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam thiết lập một cơ quan chuyên trách thực hiện công việc này. Pháp luật nhiều nước đều quy định về lệ phí, tuy nhiên, cơ sở để tính mức lệ phí có sự khác nhau: có thể ấn định mức khung cho từng loại hình doanh nghiệp và có sẵn trong bảng niêm yết, có thể là mức lệ phí giao động dựa trên những căn cứ nhất định, chẳng hạn dựa trên số vốn thành lập. Theo pháp luật Việt Nam, lệ phí đăng ký được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo pháp luật Thái Lan, thời gian đăng ký thành lập công ty là 3-4 tuần; Philippin là 15 ngày theo thường lệ, 2 ngày theo “kênh hoả tốc”; Singapore là 10 ngày, Malaysia từ 2-3 tuần; Mỹ từ 1-3 tuần. Còn theo pháp luật Việt Nam, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan ĐKKD phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 2.3.3. Các thủ tục sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp Sau khi đăng ký thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành công bố thông tin về nội dung đã đăng ký. Theo pháp luật Singapore, các công việc doanh nghiệp cần làm ngay sau khi đăng ký thành lập là: gửi bản khai báo chi tiết về các giám đốc, nhân viên quản lý, thư ký và kiểm toán viên trong vòng 1 tháng kể từ khi thành lập với các giấy tờ khác của công ty. Theo luật Mỹ, trong vòng 1 tháng sau ngày đăng ký tại cơ quan nhà nước, một công ty cổ phần bắt buộc phải đăng ký các vấn đề chia sẻ quyền hạn, phân công trách nhiệm giữa các thành viên sáng lập trong tổ chức của công ty cổ phần tại Cơ quan Thị trường Tài chính Liên bang. Theo Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan, sau khi doanh nghiệp được thành lập phải thực hiện nghĩa vụ công bố trên Công báo của Chính phủ tóm tắt những nội dung ghi trong sổ đăng ký. Không có sự khác biệt cơ bản giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trong quy định về những công việc mà doanh nghiệp phải tiến hành sau khi đã đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đăng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan, cung cấp thông tin cho các đối tác kinh doanh và những đối tượng cần quan tâm. 2.4. So sánh về xử lý vi phạm pháp luật thành lập doanh nghiệp Theo pháp luật Anh, nếu thành viên không thực hiện các nghĩa vụ thông báo về việc thay đổi tư cách thành viên, thông thường sẽ bị phạt theo Luật Hành pháp chung, người nào cố tình gian dối tạo hồ sơ, ký hoặc gửi hồ để đăng ký sẽ bị phạt tù cải tạo với thời hạn không quá 2 năm. Ở Pháp, những công ty không tồn tại trên thực tế hay mang tính gian lận sẽ bị vô hiệu, những người sáng lập và người điều hành có thể bị buộc tội đối với việc lưu hành cổ phần bất hợp lệ. Theo pháp luật Trung Quốc, nếu như khai khống vốn khi thành lập, thành viên công ty và người định giá phải bồi hoàn cho công ty và chủ nợ. Thái Lan còn quy định về việc xoá sổ đăng ký những công ty không có hoạt động gì trên thực tế. So với các nước, pháp luật Việt Nam quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật thành lập doanh nghiệp khá cụ thể và chi tiết. pháp luật Việt Nam quy định 3 hình thức xử lý khi có vi phạm pháp luật thành lập doanh nghiệp là xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm. Từ việc xác định vai trò quan trọng của việc phòng ngừa, răn đe và trừng trị thích đáng những hiện tượng vi phạm pháp luật thành lập doanh nghiệp, pháp luật các nước đều có những quy định xác định rõ hành vi nào là vi phạm, mức độ vi phạm và biện pháp xử lý với từng loại vi phạm cụ thể. Tuy nhiên, cũng có thể thấy quan niệm về vi phạm, mức độ xử lý, các hình thức xử lý vi phạm ở mỗi nước cũng còn có nhiều khác biệt. Kết luận chương 2 Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống pháp luật của một số nước có quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia và nước láng giềng với Việt Nam là Trung Quốc, những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định về thành lập doanh nghiệp được đối chiếu, so sánh theo từng nội dung cụ thể. Bốn loại hình doanh nghiệp thành lập phổ biến được so sánh là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần. Những điều kiện chính để thành lập doanh nghiệp được so sánh là điều kiện về chủ thể, điều kiện về ngành nghề, điều kiện về vốn, điều kiện về tên gọi của doanh nghiệp. Thủ tục chuẩn bị thành lập, đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các công việc phải tiến hành sau khi đăng ký thành lập cũng được so sánh, trong đó tập trung vào các quy định về hồ sơ, lệ phí, thẩm quyền ĐKKD, thời hạn, nội dung xét duyệt, công bố việc thành lập, xử lý các vi phạm trong thành lập doanh nghiệp... Mặc dù mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong pháp luật thành lập doanh nghiệp của một số nước, trên một vài lĩnh vực chủ yếu nhưng những kết quả so sánh cũng phần nào giúp ta tìm hiểu những quy định của pháp luật các nước và nhìn nhận rõ hơn về hệ thống pháp luật thành lập doanh nghiệp của nước ta hiện nay. Đây cũng chính là những cơ sở quan trọng để có những khuyến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một bước pháp luật thành lập doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế. Chương 3 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ BAN ĐẦU TỪ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 3.1. Phân loại đa dạng doanh nghiệp và quy định cụ thể về thành lập cho từng loại hình Về cơ bản sự phân chia các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam so với các nước là tương đồng. Tuy nhiên, trong mỗi loại hình lại có sự phân chia khá đa dạng và phức tạp theo pháp luật của từng nước. Luật Doanh nghiệp 2005 của nước ta ngoài việc phân chia công ty TNHH thành hai loại: TNHH một thành viên và TNHH từ hai thành viên trở lên thì các loại hình còn lại như hợp danh, công ty cổ phần không có sự phân loại nào. Chính điều này đôi khi dẫn tới sự không rõ ràng và bất hợp lý trong cơ chế điều chỉnh cho từng loại hình. Việc pháp luật nhiều nước trong mỗi loại hình doanh nghiệp lại có sự phân loại cụ thể thậm chí còn tách ra thành các luật riêng điều chỉnh với những quy chế riêng nhằm xác định rõ địa vị pháp lý của từng loại doanh nghiệp tạo điều kiện dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn và hình dung cách thức tổ chức, quản lý kinh doanh cũng như quyền, nghĩa vụ của mình ngay từ khi thành lập, trong việc chuẩn bị hồ sơ, tiến hành các thủ tục thành lập cũng là một kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình hoàn thiện Luật Doanh nghiệp. 3.2. Xác định địa vị pháp lý phù hợp để thúc đẩy việc thành lập loại hình hợp danh Muốn thành lập được một công ty hợp danh ở Việt Nam phải tốn khá nhiều thời gian cho các loại giấy tờ theo quy định quản lý của nhà nước, trong khi đó muốn thành lập hợp danh ở những nước không quan niệm hợp danh là công ty thì chỉ cần có sự thỏa thuận của các thành viên. Vấn đề này cần được nghiên cứu, xem xét trong việc quy định về hợp danh ở Việt Nam. Khác hẳn với luật Việt Nam, pháp luật của nhiều nước không coi hợp danh là pháp nhân nên hợp danh không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính quy định về thuế là một cản trở rất lớn đối với sự phát triển của loại hình công ty hợp danh ở Việt Nam. Bởi trách nhiệm của các thành viên hợp danh là vô hạn, cộng thêm là lại phải chịu thuế hai lần, nên thực tế chỉ có rất ít công ty hợp danh ở Việt Nam được thành lập. Hợp danh có nên coi là công ty không? Cơ cấu tổ chức của hợp danh do các chủ thể tự xác định hay phải quy định cụ thể trong luật, hợp danh có tư cách pháp nhân không? Có chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không? Đây là những vấn đề cần được các nhà xây dựng luật của Việt Nam quan tâm, cân nhắc và có những điều chỉnh cho phù hợp để tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh này phát triển và đủ sức cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp khác đang ngày càng chiếm những ưu thế trên thị trường. 3.3. Quy định về đăng ký và bảo lưu tên gọi trong thủ tục thành lập doanh nghiệp Pháp luật Việt Nam quy định khá cụ thể và chi tiết về tên gọi của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, cả Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn đều không quy định vấn đề đăng ký trước và bảo lưu tên gọi giống như pháp luật của nhiều nước như Mỹ, Singapore, MalaysiaPháp luật của những nước này quy định rất cụ thể về việc đăng ký và bảo lưu tên gọi trong một khoảng thời gian nhất định trong khi làm các thủ tục khác. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời trong bối cảnh cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chưa hoàn thiện, việc đăng ký qua mạng chưa được áp dụng nên việc đăng ký và bảo lưu tên gọi khó có thể áp dụng. Nhưng cùng với việc ra đời Nghị định 43/2010/NĐ-CP và việc chính thức đưa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ứng dụng trên toàn quốc, vấn đề trùng tên, tên gây nhầm lẫn trong phạm vi toàn quốc sẽ dần được xử lý, việc đăng ký qua mạng sẽ phát triển và đây cũng chính là cơ sở cho các quy định về đăng ký và bảo lưu tên gọi trong luật của Việt Nam. 3.4. Quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập doanh nghiệp và có cơ chế thẩm định, giám sát phù hợp Các nhà làm luật Việt Nam không cần phải quy định các thủ tục và điều kiện rườm rà đến mức c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050000407_4972_2010112.pdf
Tài liệu liên quan