Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng

Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo con đường XHCN. Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng chiến lược trong công cuộc phát triển. Ở đây tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội thuận lợi nên vùng này có nền nông nghiệp phát triển. Nó cung cấp một nguồn lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, thời gian qua do quá tập trung vào phát triển ngành công nghiệp mà sự đầu tư vào nông nghiệp có phần giảm sút chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy, để có thể thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chính sách giúp cho hợp tác xã nông nghiệp đổi mới phù hợp với tình hình kinh tế thị trường hiện nay.

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruộng đất Diện tích theo các mức độ thích nghi Tổng số S1 S2 S3 1) Đất lúa 333,7 231,4 24,0 589,1 2) Đất màu và cây công nghiệp 14,3 4,6 47,0 65,9 3) Đất lâu năm 5,5 17,9 5,3 28,7 Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp nhất so với cả nước. Năm 1997 diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của toàn vùng là 448,52 m2/người so với bình quân cả nước là 1004,34 m2/người thì chỉ bằng 44,565%. Hiện nay mỗi hộ nông dân của vùng có từ 0,23 đến 0,3 ha đất canh tác, được chia thành 10 đến 15 mảnh. Vùng Đồng bằng sông Hồng có số hộ ít đất chiếm tới 43,4% số hộ vùng. 3. Dân số và lao động. Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 về dân số với 14.800.000 người vì vậy nó tạo ra một mật độ dân số cao nhất nước: 1193 người/km2 (năm 1999). Đây vừa là lợi thế lại vừa là áp lực lớn về lao động. - Đồng bằng sông Hồng là vùng có đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Có 754.782 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên, riêng số người có trình độ đại học là 11.047 người, chiếm 37,62% so với cả nước là vùng có truyền thống sản xuất thâm canh nông nghiệp. 4. Cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển: Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển so với cả nước. Theo kết quả điều tra 1993 vùng có thu nhập bình quân đầu người là 109.280 đ/người/tháng, so với 87.850 đ/người/tháng của miền núi trung du phía Bắc và 81.721 đ/người/tháng của Bắc Trung bộ. Trong năm năm 1993-1998 nhờ phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng đã giảm được tỷ lệ hộ đói nghèo từ 62,9% xuống còn 34,2%. - Về giao thông: Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không tương đối hoàn chỉnh, mạng lưới đường bộ tương đối dày và đồng bộ từ quốc lộ đến tỉnh lộ và liên huyện, liên xã. Hệ thống đường sắt chạy qua 8/9 tỉnh thành của vùng là một thuận lợi lớn trong giao thông. Hệ thống đường sông cũng phát triển mạnh lại gần biển. - Về thông tin liên lạc: Vùng có mạng lưới bưu điện rộng khắp với 572 trạm bưu điện (chiếm 30% cả nước). Hệ thống trao đổi số điện tử được lắp đặt ở các tỉnh lị và thị trấn của các huyện. Đến 12/1997 toàn vùng có 408.237 máy điện thoại bằng 25,61% cả nước. - Về thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ nông của vùng phục vụ cho hơn 900.000 ha trong đó tưới theo thiết kế 444.183 ha và tiêu theo thiết kế 483.876 ha. Tuy nhiên hệ thống thuỷ nong được xây dựng đã lâu, nhiều công trình hư hỏng và xuống cấp, nhất là công trình đầu mối. Hệ thống máy bơm lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu cao, sử dụng nhiều lao động, hiệu suất thu hồi thấp, không đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Biểu 7: Số lượng công trình thuỷ lợi chính ở Đồng bằng sông Hồng 1998 Đơn vị tính: chiếc Tỉnh Công trình do địa phương quản lý Số trạm bơm điện Số máy bơm các loại Cả nước 15.480 3.014 661.329 Vùng Đồng bằng sông Hồng 3.918 864 19.525 Hà Nội 65 63 2.751 Hải Phòng 722 188 1.292 Hà Tây 34 2.171 Hải Dương 508 327 3.747 Hưng Yên 1.315 132 2.366 Hà Nam 323 4 1.081 Nam Định 292 16 2.545 Thái Bình 312 29 2.649 Đồng bằng sông Hồng/cả nước (%) 25,3 87,7 2,95 + Cơ sở vật chất kỹ thuật: Năm 1991 toàn vùng có: Máy kéo lớn 2808 chiếc, tổng công suất là 168.480 mã lực, máy kéo nhỏ 3790 cái, tổng công suất 45.480 mã lực. Năm 1998 mức độ cơ giới hoá khâu làm đất của vùng đạt 24,90% diện tích gieo trồng. Từ năm 1995 đến nay mỗi năm vùng có khoảng 1000 máy kéo các loại, chủ yếu là máy kéo nhỏ được đưa thêm vào sử dụng đến năm 1998, toàn vùng có 17.351 máy kéo các loại, bằng 14,11% số máy kéo cả nước. Biểu 8: Số lượng máy kéo phân phối theo tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng Đơn vị tính: chiếc 1995 1996 1997 1998 Cả nước 97.877 109.501 115.487 122.958 Đồng bằng sông Hồng 14.477 15.629 16.190 17.351 Đồng bằng sông Hồng/cả nước 14,79% 14,27% 14,02% 14,11% Hà Nội 1.528 1.440 1.141 946 Hải Phòng 1.984 1.366 1.506 1.595 Hà Tây 2.654 2.662 2.703 2.926 Hải Dương 2.070 2.247 1.547 1.554 Hưng Yên 1.371 1.488 1.024 1.387 Hà Nam 1.056 1.088 1.610 1.696 Nam Định 1.446 1.489 2.189 2.358 Thái Bình 1.365 2.898 3.417 3.808 Ninh Bình 1.033 951 1.035 1.081 II. Khái quát quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng Theo định hướng phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã của Đảng, thực hiện luật hợp tác xã và các nghị định của Chính phủ về hợp tác xã, thời gian qua các địa phương đã tiến hành chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã theo luật, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ nông dân. Trước khi thực hiện luật hợp tác xã (năm 1996) Biểu 9: Tổng số HTX đến 12\1996 Số HTX đã làm thủ tục giải thể và coi như đã giải thể Số HTX còn lại Số HTX đã hoàn thành cơ bản thủ tục chuyển đổi Tỷ lệ HTX đã hoàn thành cơ bản thủ tục chuyển đổi so với HTX còn lại Số HTX đã chuyển đổi và được cấp ĐKKD Tỷ lệ HTX được cấp ĐKKD so với HTX còn lại Tổng số HTX đến 12\2000 Đồng bằng sông Hồng 2558 430 397 33 2596 2538 97,8 2244 86,4 40 2636 Hải Dương 382 117 117 0 372 370 100 325 87,7 180 373 Hà Tây 514 0 0 0 514 511 98,1 479 96,7 1 520 Hải Phòng 216 86 62 24 179 179 100,0 131 79,6 50 191 Hưng Yên 160 158 158 0 163 162 0,0 125 0,0 168 170 Nam Định 312 1 0 1 311 309 99,4 309 99,4 0 311 Hà Nam 156 0 0 0 156 156 100,0 136 80,1 4 160 Ninh Bình 253 0 0 0 256 252 99,6 145 43,7 2 250 Hà Nội 248 8 0 8 328 291 88,7 280 87,2 10 338 Thái Bình 317 0 0 0 317 308 14,2 308 4,4 0 318 Nguồn: Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 2001. Trước khi thực hiện luật hợp tác xã (1996) cả nước có 13.782 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó vùng miền núi và trung du phía Bắc có 6075 hợp tác xã, Đồng bằng sông Hồng 2.558 hợp tác xã, Khu 4 cũ 3.479 hợp tác xã, Duyên hải miền Trung 917 hợp tác xã, Tây Nguyên 295 hợp tác xã, Đông Nam Bộ có 398 hợp tác xã, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có 60 hợp tác xã. Trong 5 năm qua các địa phương đã rà soát, phân loại làm thủ tục giải thể hoặc không thống kê những hợp tác xã yếu kém trên thực tế không tồn tại, mà chỉ còn tên trong danh sách với tổng số là 6.355 hợp tác xã. Số hợp tác xã nông nghiệp còn lại thuộc đối tượng chuyển đổi là 7.349 hợp tác xã. Theo báo cáo của các địa phương, tới tháng 12/2000, cả nước đã chuyển đổi được 5.764 hợp tác xã, chiếm 78,4% tổng số hợp tác xã; 61,8% hợp tác xã đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Thành lập mới 1.415 hợp tác xã, đưa tổng số hợp tác xã lên 8.764 hợp tác xã. Nhìn chung, hợp tác xã cũ còn lại thực hiện chuyển đổi tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Khu 4 cũ, Duyên hải miền Trung, và ở một số tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, chiếm tỷ lệ 95,7% tổng số hợp tác xã. Còn lại nhiều xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên không có hợp tác xã. Thành lập hợp tác xã mới ở chủ yếu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ 34% tổng số hợp tác xã mới thành lập; số còn lại tẻ tẻ ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Khu 4 cũ. III. Thực trạng các hợp tác xã nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng 1. Thực trạng hợp tác xã vùng Đồng bằng sông Hồng từ sau khi có luật hợp tác xã. Theo số liệu của ban kinh tế Trung ương: - Qua trực tiếp khảo sát ở hơn 50 hợp tác xã (chủ yếu hợp tác xã khá) và hội thảo chuyên ngành về nông nghiệp của các tỉnh đã khẳng định: những hợp tác xã thực hiện đổi mới mô hình hợp tác xã, hoạt động theo luật hợp tác xã đã có hiệu quả bước đầu, được nông dân đồng tình. - Các hợp tác xã đã chủ động trong quá trình điều hành các khâu dịch vụ như: tưới tiêu nước kịp thời, gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng thời vụ, đúng quy trình kỹ thuật, năng suất cây trồng tăng, tiết kiệm chi phí sản xuất, có vai trò quan trọng trong hướng dẫn kinh tế hộ của hợp tác xã. - Mọi hoạt động của hợp tác xã đã bước đầu hướng theo điều lệ, có nội quy hoạt động rõ ràng, đây là hành lang pháp lý hướng dẫn mọi hoạt động của hợp tác xã từng bước đi vào nề nếp. - Hoạt động tài chính được hạch toán trên sổ sách, công khai. Những hợp tác xã ngoài phần phục vụ dịch vụ thiết yếu cho hộ xã viên còn mở rộng sản xuất, kinh doanh được hạch toán chi tiết từng mặt hàng, đảm bảo mục tiêu có lãi, những hợp tác xã này vốn điều lệ được bảo toàn, phát triển. - Tuyệt đại bộ phận các hợp tác xã (trừ Hải Phòng), thông qua việc chuyển đổi các hợp tác xã đã xoá bỏ chế độ áp đặt thu quỹ bình quân đầu sào, thực hiện dịch vụ thanh toán theo định mức kinh tế - kỹ thuật. Một số điển hình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp: + Tỉnh Thái Bình: 14 hợp tác xã làm điểm chuyển đổi hợp tác xã theo luật năm 1997 đều làm dịch vụ thiết yếu và một vài dịch vụ thoả thuận đối với hộ xã viên đảm bảo có chất lượng và được đại bộ phận xã viên đồng tình xoá bỏ thu đầu sào và xây dựng mức thu theo định mức kinh tế kỹ thuật, giảm mức thu được 2 kg/sào, do đó các khâu làm dịch vụ của hợp tác xã với hộ xã viên được tăng lên. Kết quả ở những hợp tác xã đã chuyển đổi vốn quỹ tăng, kinh doanh có lãi, nợ mới không phát sinh, nợ cũ một số nơi đã thu được. + Tỉnh Hải Dương: năm 2000 mỗi hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã tạo ra 13,2 triệu đồng, lãi trước thuế chủ yếu là tạo ra từ kinh doanh các dịch vụ khác (số hợp tác xã là 46%). + Thành phố Hà Nội: qua chuyển đổi dịch vụ đầu vào đã đa dạng hoá nhiều hợp tác xã tổ chức dịch vụ hình thành các đội, tổ dịch vụ. Khảo sát trong tổng số 287 hợp tác xã đã có 85% hợp tác xã đảm nhận các khâu dịch vụ khâu làm đất. Có 6 hợp tác xã bước đầu thực hiện dịch vụ đầu ra, chế biến và tiêu thụ nông sản như: Hợp tác xã rau sạch Vân Nội (Đông Anh); hợp tác xã chế biến tiêu thụ sản phẩm do Đông Xuân (Sóc Sơn); hợp tác xã Vân Đức, Đông Dư, bò sữa Phù Đổng (Gia Lâm). Tổng doanh thu bình quân 1999 của 1 hợp tác xã là 352,73 triệu đồng chủ yếu là thu từ dịch vụ điện, dịch vụ nông nghiệp, lãi bình quân 1 hợp tác xã là 39 triệu đồng. Tài sản cố định bình quân 1 hợp tác xã tăng từ 568,9 triệu lên 579,4 triệu đồng, tăng 10,5 triệu, đó là vốn góp thực tế của xã viên hợp tác xã khi chuyển đổi. + Thành phố Hải Phòng: Các hợp tác xã tăng nguồn vốn cố định thông qua việc huy động vốn đóng góp của xã viên để xây dựng các cơ sở hạ tầng, cứng hoá kênh mương, đường điện, giao thông nông thôn... Có 28% hợp tác xã huy động thêm vốn cổ phần xã viên. Các hợp tác xã mới thành lập huy động cổ phần 1 xã viên từ 2-5 triệu đồng. Tài sản cố định tăng, vốn góp cổ phần được huy động tăng, hoạt động của hợp tác xã có hạch toán, đảm bảo kinh doanh, bảo toàn vốn và có lãi, qua tổng hợp quyết toán 125 hợp tác xã năm 1999 có 88% hoạt động có lãi, mức lãi bình quân 22,3 triệu/hợp tác xã. Một số hợp tác xã lãi tới mức 100 triệu đồng, 7% hợp tác xã hoạt động dịch vụ bảo toàn được vốn, 8% hợp tác xã hoạt động dịch vụ lỗ, bình quân 1 hợp tác xã lỗ 16 triệu đồng. Mặt yếu của hợp tác xã nông nghiệp hiện nay là: nói chung vốn góp cổ phần ít. Việc chỉ đạo của ban quản trị để thực hiện phương án kinh doanh cũng còn khó khăn, quy mô, doanh số sản xuất kinh doanh dịch vụ còn rất nhỏ bé, hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên, hộ nông dân mới dừng lại ở dịch vụ đầu vào, một số khâu thiết yếu chất lượng, dịch vụ nhiều hợp tác xã còn thấp, nhiều hợp tác xã do năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ nên khó có thể hoạt động được dịch vụ tiêu thụ nông sản và dịch vụ tín dụng trong nội bộ hợp tác xã. 2. Thực trạng quá trình chuyển đổi và hoạt động của một số hợp tác xã trong nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. Trước khi thực hiện luật hợp tác xã, cả nước có 17.462 hợp tác xã thuộc các ngành kinh tế. Trong hơn 4 năm qua, trên cơ sở rà soát phân loại, các địa phương đã làm thủ tục giải thể hoặc không thống kê những hợp tác xã yếu kém, chỉ tồn tại hình thức 2.722 hợp tác xã, chiếm 15,6% số hợp tác xã cũ. Tính đến cuối năm 2000 cả nước có 14.841 hợp tác xã trong đó có 10.038 hợp tác xã nông nghiệp, 974 quỹ tín dụng nhân dân, 528 hợp tác xã thuỷ sản và 3.301 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thương mại và các loại hình hợp tác xã khác. Trong tổng số 14.841 hợp tác xã có 8.470 hợp tác xã là các hợp tác xã đã làm xong thủ tục chuyển đổi. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, còn tới 3120 hợp tác xã nông nghiệp chiếm tới (31% hợp tác xã hiện có) vẫn chưa chuyển đổi được. - Vùng Đồng bằng sông Hồng: Số lượng đã chuyển đổi: Hải Phòng là 80%, Thái Bình 84%, Hà Nội 73,4% và Hải Dương đạt 88,6%. Thời gian chuyển đổi tập trung nhiều vào 2 năm 1997-1998 và một số trong năm 1999. Riêng Thái Bình hiện nay vẫn đang chuyển đổi. 2.1. Các hợp tác xã chuyển đổi Trong lĩnh vực nông nghiệp phổ biến nhất có 3 mô hình chuyển đổi. - Loại phổ biến nhất: mỗi hộ nông dân cử một người đại diện làm xã viên hợp tác xã. Hà Nội có 251 hợp tác xã chiếm 86,55% tổng số hợp tác xã, Thái Bình 275 hợp tác xã chiếm 100% hợp tác xã đã chuyển đổi, Hải Phòng có 122 hợp tác xã quy mô toàn xã, 74 hợp tác xã quy mô thôn chiếm 96%, Hải Dương có khoảng 180 hợp tác xã chiếm 49% thuộc loại này. Loại hình này phù hợp với nhu cầu và tâm lý hiện nay của hộ nông dân; song thực chất hợp tác xã này thường lại coi là mô hình toàn dân tham gia hợp tác xã, việc phát huy động lực dân chủ trực tiếp thường là hạn chế nhất là những hợp tác xã quy mô toàn xã loại lớn. - Loại thứ 2: Bao gồm toàn bộ nông dân từ 18 tuổi trở lên ở các hộ là xã viên hợp tác xã. Thành phố Hà Nội hiện có 10 hợp tác xã tổ chức cồng kềnh như loại hình tổ chức của hợp tác xã trước đây. Sự gắn bó giữa xã viên với hợp tác xã rất hạn chế. Phần đông các hợp tác xã thuộc loại 2 trên xã viên đều không góp hoặc góp rất ít cổ phần bằng tiền (vài 3 chục ngàn đồng), thường chuyển từ giá trị tài sản của hợp tác xã thành cố phần của xã viên. - Loại thứ 3: Chỉ có một số hộ nông dân ở khu vực tham gia đảm nhận một số khâu dịch vụ trong hợp tác xã. Loại hình này Hà Nội có 29 hợp tác xã chiếm 10%, mỗi hợp tác xã gồm gần 100% xã viên. ở Hải Phòng có 7 hợp tác xã (gồm 3 huyện An Hải, Thuỷ Nguyên, An Lão), quy mô xã viên từ 15-50 người. ở Hải Dương có 188 hợp tác xã. Loại hình này tổ chức gọn nhẹ hơn, có thuận lợi trong phát huy dân chủ trực tiếp. Nói chung đã huy động vốn đóng góp theo đúng điều lệ, thông thường từ vài trăm ngàn đến 2 triệu/xã viên. Nhiều nơi ban quản trị góp cổ phần trách nhiệm, sản xuất, kinh doanh có lãi. Nhưng đáng chú ý là chỉ có một số ít xã viên sử dụng và quản lý có cơ sở vật chất của tập thể hợp tác xã trước đây; Trước mắt chưa xuất hiện những mâu thuẫn hoặc những ý kiến khác nhau, nhưng về lâu dài cũng phải được bàn bạc, quy định chặt chẽ theo nguyên tắc quản lý tài sản chung. Số xã viên hợp tác xã sau chuyển đổi giảm hẳn so với trước (có nơi cả huyện chỉ còn 5%). - Trong thời gian qua các hợp tác xã đã làm được một số công việc như kiểm kê đánh giá lại tài sản của hợp tác xã cũ, chuyển giao chức năng quản lý những tài sản liên quan đến hoạt động của cả cộng đồng dân cư từ hợp tác xã cho chính quyền xã; làm rõ tiêu chuẩn xã viên và tổ chức bộ máy quản lý; rà soát nội dung, phương thức hoạt động của hợp tác xã. Qua kết quả chuyển đổi và hoạt động của hợp tác xã đã hình thành loại hình hợp tác xã như: + Hợp tác xã dịch vụ 1 - 2 khâu công việc: chỉ thực hiện được 1 - 2 khâu phục vụ cho kinh tế hộ xã viên như: cung ứng vật tư, thuỷ nông, dịch vụ sản xuất giống cây trồng, dịch vụ điện v.v... loại hình hợp tác xã này có phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Khu 4 cũ và thường là các hợp tác xã yếu kém. + Hợp tác xã dịch vụ nhiều khâu: loại hình hợp tác xã này phổ biến ở Đồng bằng sông Hồng, Khu 4 cũ và Duyên hải miền Trung chiếm tới 80%-90% tổng số hợp tác xã. Xã viên tham gia hợp tác xã chiếm 90%-100% xã viên hợp tác xã cũ. Hầu hết tài sản, vốn quỹ và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác do hợp tác xã cũ chuyển sang; vốn góp của xã viên được phân bổ từ tài sản giá trị hợp tác cũ; rất ít hợp tác xã có xã viên góp thêm vốn góp mới. Số loại dịch vụ nhiều hay ít khác nhau ở mỗi hợp tác xã, song phổ biến các hợp tác xã thực hiện những dịch vụ như: thuỷ nông, bảo vệ thực vật, khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thú y. Một số hợp tác xã đã mở rộng các hoạt động dịch vụ như làm đất, cung ứng vật tư, dịch vụ tiêu thụ nông sản và tín dụng nội bộ cho xã viên. Qua thực tiễn cho thấy, loại hình hợp tác xã dịch vụ nhiều khâu có điểm mạnh là có sự hỗ trợ phối hợp giữa các khâu lấy lãi khâu này bù cho lỗ khâu khác, các hợp tác xã loại này thường có vốn lớn, có khả năng hướng dẫn xã viên sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đồng thời chú trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và góp phần xoá đói giảm nghèo. Tuy vậy các hợp tác xã cũng có mặt yếu là nội dung hoạt động của nhiều hợp tác xã chủ yếu mới thực hiện được khâu dịch vụ đầu vào cho sản xuất, phương án sản xuất kinh doanh chưa gắn với thị trường mà chỉ dựa vào những điều kiện sẵn có, tiếp tục công việc của hợp tác xã cũ. Trong phân phối hầu hết hợp tác xã mới chỉ để các quỹ, rất ít hợp tác xã thực hiện phân phối theo vốn góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ. + Hợp tác xã dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp: Những hợp tác xã này ngoài làm tốt các dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ xã viên, hợp tác xã còn thực hiện liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt với các doanh nghiệp nhà nước trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên và phát triển các ngành nghề khác như: Hợp tác xã Yên Bắc tỉnh Hà Nam... Số hợp tác xã này không nhiều, thường là những hợp tác xã khá giỏi trước đây nay chuyển sang cơ chế quản lý mới, hợp tác xã đã sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật và khai thác tiềm năng của địa phương đặc biệt là huy động được nguồn vốn thông qua việc liên kết, liên doanh để mở rộng kinh doanh ngành nghề. Về việc phân loại đánh giá hợp tác xã hiện nay ở các địa phương còn chưa thống nhất, do các tiêu chí để đánh giá khác nhau như: Căn cứ vào kết quả tổ chức hoạt động của hợp tác xã, dựa trên kết quả hoạt động dịch vụ; mức độ đáp ứng nhu cầu kinh tế hộ; vốn, quỹ hợp tác xã; sản xuất, đời sống của hộ xã viên; vai trò của hợp tác xã trong việc phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, lợi nhuận của hợp tác xã. Dự trên báo cáo cả các địa phương số liệu về phân loại các hợp tác xã như sau: Hợp tác xã loại khá: Tính chung cả nước, loại hợp tác xã này chiếm khoảng 25-30%; ở các tỉnh miền Trung tỷ lệ này chiếm 30-35%, thấp nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ chiếm 15-20%. Những hợp tác xã này đã làm tốt một số nội dung dưới đây. - Tổ chức được dịch vụ thiết yếu cho phát triển kinh tế hộ như dịch vụ tưới tiêu, khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp. - Vốn quỹ của hợp tác xã được bảo toàn và tăng trưởng. Qua kết quả điều tra hợp tác xã ở 10 tỉnh, bình quân vốn của 1 hợp tác xã đạt 1,07 tỷ đồng trong đó chủ yếu là vốn tự có chiếm 82%. - Thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ. - Hướng dẫn xã viên đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, gắn với nhu cầu của thị trường. - Lành mạnh hoá tình hình tài chính của hợp tác xã, thu hồi nhanh công nợ, thực hiện tích luỹ cho hợp tác xã và huy động thêm vốn cổ phần của xã viên để phát triển sản xuất kinh doanh. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong số các hợp tác xã trên, một số hợp tác xã đã tổ chức hoạt động dịch vụ tín dụng nội bộ, tiêu thụ sản phẩm cho xã viên, mở mang ngành nghề, tạo việc làm mới tăng thu nhập cho các hộ, kinh tế hộ như: hợp tác xã Yên bắc, hợp tác xã Tân Lý tỉnh Hà Nam; hợp tác xã Minh T ân tỉnh Nam Định; hợp tác xã Bình Định tỉnh Thái Bình... Có thể nói đây là những hợp tác xã điển hình trong đổi mới cơ chế quản lý thích ứng với kinh tế thị trường. Hợp tác xã trung bình: chiếm khoảng 40%-50% tổng số hợp tác xã. So với hợp tác xã khá loại này hoạt động còn nhiều điểm chưa đạt nhất là về kết quả hoạt động dịch vụ và phát triển ngành nghề. Hợp tác xã yếu kém: chiếm khoảng 25-30%, ở các tỉnh miền núi phía Bắc tỷ lệ này từ 45-50%. Vai trò của hợp tác xã đối với phát triển kinh tế hộ, phát triển cộng đồng không rõ và ít tác dụng. Trong sản xuất đời sống các hộ tự lo là chủ yếu. Tài sản, vốn quỹ của hợp tác xã không được tăng cường trong loại hợp tác xã này, nhiều hợp tác xã không còn vốn, quỹ để hoạt động; bình quân 1 hợp tác xã có 316 triệu tiền vốn, trong đó chủ yếu là giá trị tài sản cố định (số liệu điều tra hợp tác xã ở 10 tỉnh đại diện cho 7 vùng) không có tiền trả lương cán bộ dẫn đến cán bộ không gắn bó với hợp tác xã; có một số hợp tác xã phải giải thể (như ở hợp tác xã ở huyện Quế Võ - Bắc Ninh và một số ở Hoà Bình). Một vài ví dụ về hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Ninh Bình: Ninh Bình là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp số hợp tác xã nông nghiệp ở Ninh Bình đã chuyển đổi trong thời gian qua được thể hiện qua một số biểu sau. Biểu 10: Trình độ cán bộ chủ chốt ở hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh khi tiến hành chuyển đổi TT Huyện Thị xã Số HTX NN Trình độ cán bộ quản lý HTX Chủ nhiệm Kế toán trưởng Đại học Trung cấp Sơ cấp Không bằng cấp Đại học Trung cấp Sơ cấp Không bằng cấp 1 Nho Quan 46 2 9 3 32 3 6 5 32 2 Gia Viễn 40 1 25 13 20 13 6 3 Hoa Lư 43 2 7 6 28 3 11 10 19 4 Yên Khánh 36 4 9 3 20 3 11 10 12 5 Yên Mô 46 2 10 4 30 11 8 13 14 6 Kim Sơn 31 1 8 10 12 1 14 16 7 Thị xã Tam Điệp 10 3 7 3 7 8 Thị xã Ninh Bình 7 1 2 0 4 3 3 1 Tổng số 259 13 73 46 126 21 76 77 84 Tỷ lệ (%) 100 5 28 18 48 8 29 30 32 Ghi chú: - Năm 1998 toàn tỉnh có 259 hợp tác xã nông nghiệp (1999 Nho Quan chi tách và thành lập mới) - Số cán bộ quản lý chủ chốt của hợp tác xã nông nghiệp là chủ nhiệm và kế toán trưởng chưa có bằng cấp còn quá lớn. - Chủ nhiệm hợp tác xã chưa có bằng cấp 126 người bằng 48,6% - Kế toán trưởng chưa có bằng chuyên môn 84 người bằng 32,4%. Biểu 11: Tình hình phân loại hợp tác xã toàn tỉnh 1998-1999 TT Huyện, thị xã Số HTX NN Phân loại năm 1998 Phân loại năm 1999 Ghi chú Khá Trung bình Yếu Khá Trung bình Yếu Tên HTX tiêu biểu sau chuyển đổi 1 Nho Quan 48 12 25 21 15 12 21 - Đức Long 2 Gia Viễn 40 15 25 22 18 - Thống nhất, Liên Sơn... 3 Hoa Lư 43 10 29 4 17 24 2 - Bạch Cừ, Hợp Thắng... 4 TX Ninh Bình 7 1 4 2 3 2 2 - Đông Thành, Tân Trung... 5 Yên Khánh 36 16 15 5 25 11 - Hợp Tiến, Đông Cường... 6 Kim Sơn 31 8 17 6 8 18 5 - Thương Kiệm, Tân Thành... 7 Yên Mô 46 16 28 2 20 24 2 - Vĩnh Yên, Vân Trà.. 8 TX. Tam Điệp 10 1 8 1 1 8 1 - Đảm Khánh... Tổng số: 261 79 141 41 111 117 33 Tỷ lệ (%) 100 30,27 54,02 15,71 42,53 44,83 12,65 Biểu 12: Tiến độ thực hiện chuyển đổi, đăng ký kinh doanh theo luật của các hợp tác xã nông nghiệp (đến ngày 1/1/2001) Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng I. Tổng số hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh (cả hợp tác xã cũ và hợp tác xã mới thành lập HTX 256 II. Tổng số hợp tác xã cũ đã tiến hành chuyển đổi HTX 253 III. Số Hợp tác xã đã được cấp ĐKKD HTX 127 Trong đó: 3.1.Số hợp tác xã thành lập từ hợp tác xã cũ chuyển đổi HTX 127 3.2.Số hợp tác xã mới thành lập HTX 0 IV. Số hợp tác xã cũ chưa tiến hành chuyển đổi HTX 3 Trong đó: 4.1. Số hợp tác xã có khả năng chuyển đổi HTX 3 4.2. Số hợp tác xã không có khả năng chuyển đổi và dự kiến sẽ giải thể HTX 0 Để biết 1. Tổng số hộ nông dân của tỉnh hộ 188.278 2. Tổng số hộ nông dân có tham gia hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh hộ 188.278 3. Số hợp tác xã cũ đã giải thể trong thời gian từ tháng 1-1-1997 đến 1-1-2001 HTX 0 Biểu 13: Hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi (tính đến 1/1/2001) Chỉ tiêu Số HTX có tham gia (HTX) Mức độ đáp ứng so với nhu cầu của xã viên (%) Doanh thu (1000đ) Lỗ lãi (1000đ) Lãi Lỗ 1. Dịch vụ thuỷ lợi 251 91,62 26.861.000 6.392 2. Dịch vụ bảo vệ thực vật 225 82,80 1.577.000 7.008 3. Dịch vụ thú y 117 51,75 150.000 1.282 600 4. Dịch vụ cung ứng giống 170 68,62 9.206.000 8.663 5. Dịch vụ khuyến nông 149 86,66 266.000 1.785 6. Dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón 120 61,50 9.415.500 3.750 7. Dịch vụ làm đất 82 60,60 1.926.409 5.362 8. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 0 0 0 0 9. Chế biến 0 0 0 0 10. Dịch vụ khác (tín dụng...) 175 59,00 7.364.000 16.266 2.2. Các hợp tác xã thành lập mới. Tới nay theo thống kê của các tỉnh cả nước có 1415 hợp tác xã được thành lập mới, trong đó ở các tình phía nam 565 hợp tác xã, ở các tình phía Bắc 850 hợp tác xã, vùng Đồng bằng sông Hồng có 415 hợp tác xã được thành lập mới. Loại hình hợp tác xã thành lập mới có 2 dạng: - Thành lập hợp tác xã mới trên cơ sở đình chỉ hợp tác xã cũ. Hợp tác xã cũ đình chỉ hoạt động, kiểm kê đánh giá lại tài sản, vốn quỹ công nợ, chuyển các công trình tài sản dùng chung cho cộng đồng và công nợ hợp tác xã cũ cho UBND xã quản lý và thu hồi. Thành lập hợp tác xã mới (thường gọi hợp tác xã dịch vụ), ai góp cổ phần sẽ là xã viên. Loại hình hợp tác xã này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC551.doc
Tài liệu liên quan