Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Nhuệ Giang

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I 4

1.1 Tổng quan về về kinh doanh khách sạn. 4

1.1.1 Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn. 4

1.1.1.1. Khái niệm về khách sạn. 4

1.1.1.2 Khái niệm về kinh doanh khách sạn. 4

1.1.2 Đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn. 4

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của ngành kinh doanh khách sạn. 5

1.1.3.1 Chức năng của ngành kinh doanh khách sạn. 5

1.1.3.2 Nhiệm vụ của ngành kinh doanh khách sạn. 6

1.1.3.3 Vai trò của khách sạn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và d lịch. 6

1.1.4 Những nhân tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. 7

1.2 Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn. 9

1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh. 9

1.2.1.1 Cạnh tranh là gì? 9

1.2.1.2 Chiến lược cạnh tranh là gì? 10

1.2.2 Nguyên nhân của sự cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn. 11

1.2.2.1 Những nguyên nhân có liên quan tới đặc điểm kinh doanh. 11

1.2.2.2 Một số nguyên nhân khác. 12

1.2.3 Những yếu tố liên quan đến khả năng cạnh tranh của một khách sạn. 13

1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trong tình hình nước ta hiện nay. 14

1.3 Nội dung chiến lược trong kinh doanh khách sạn. 16

1.3.1 Các chiến lược cạnh tranh chung của Porter. 16

1.3.1.1 Chiến lược đứng đầu về chi phí. 16

1.3.1.2 Chiến lược dị biệt về sản phẩm. 17

1.3.1.3 Chiến lược tập trung. 18

1.3.2 Nội dung chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn. 19

1.3.2.1 Chiến lược sản phẩm. 19

1.3.2.2 Chiến lược giá cả. 21

1.3.2.3 Chiến lược phân phối. 24

1.3.2.4 Chiến lược xúc tiến quảng cáo. 25

1.3.2.5 Chiến lược nhân sự. 26

CHƯƠNG II 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Nhuệ Giang. 28

2.1.2 Cơ cấu bộ máy,tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong khách sạn Nhuệ Giang. 29

2.2.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của khách sạn Nhuệ Giang. 32

2.2.2 Kết quả hoạt đông kinh doanh của Khách sạn Nhuệ Giang trong 2 năm (2000-2001). 33

2.3 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Nhuệ Giang. 35

2.3.1 Thuận lợi. 35

2.3.2 Khó khăn. 36

2.4 Phân tích đánh giá chiến lược cạnh tranh của khách sạn Nhuệ Giang. 37

2.4.1 Chiến lược sản phẩm. 37

2.4.2 Chiến lược giá. 40

2.4.3 Chiến lược phân phối. 42

2.4.4 Chiến lược xúc tiến quảng cáo. 43

2.4.5 Chiến lược nhân sự. 44

2.5 Nhận xét chung. 46

CHƯƠNG III 48

3.1 Các căn cứ cho giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Nhuệ Giang. 48

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Nhuệ Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cán bộ, sắp xếp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đề án quy hoạch cán bộ, chăm lo và giải quyết quyền lợi cho cán bộ công nhân viên. - Phòng tài vụ kế toán: Hướng dẫn, giám sát các hoạt động của đơn vị thực hiện chế độ tài chính, kế toán, giải quyết các công nợ, quan hệ với ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. - Phòng kế hoạch nghiệp vụ : Làm công tác tham mưu cho lãnh đạo, lập kế hoạch và giao chỉ tiêu cho từng đơn vị, hướng dẫn kiểm tra chuyên môn và điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Được sự chỉ đạo của các phòng ban trên Công ty, các tổ trực tiếp sản xuất trong khách sạn có chức năng nhiệm vụ sau: + Tổ lễ tân: Là tổ tiếp xúc với khách lần đầu tiên và lần cuối cùng họ thực hiện các nhiệm vụ: Làm thủ tục ký hợp đồng với khách về việc lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác, thực hiện giao nhận khoá phòng, thanh toán với khách trả phòng, hạch toán về việc lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác. Mở sổ sách theo dõi tình hình khách lưu trú, ăn uống để trình báo với công an phường. Luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thái độ vui vẻ, hoà nhã, mến khách tận tình hướng dẫn khách thực hiện các yêu cầu dịch vụ của khách sạn. + Tổ kinh doanh ăn uống (Bếp- Bàn): Là tổ chế biến các món ăn có chất lượng cao, hợp khẩu vị và theo đúng thực đơn mà khách yêu cầu. Cải tiến kỹ thuật chế biến, đảm bảo vệ sinh định lượng, tiêu chuẩn của các món ăn. Về thời gian phải đảm bảo đúng giờ mà khách yêu cầu, đúng quy trình khi phục trên bàn ăn, món ăn theo quy định của chuyên môn nghiệp vụ, sắp xếp chỗ ngồi cho khách một cách thích hợp. Trong quy trình phục vụ phải đảm bảo thuận tiện và đáp ứng theo yêu cầu của khách. Tinh thần phục vụ nhiệt tình, thái độ hoà nhã, vui vẻ trong cả quá trình đón, tiếp và tiễn khách. + Tổ buồng: Có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh trong phòng nghỉ, đảm bảo các trang thiết bị hoạt động bình thường để phục vụ khách với chất lượng tốt nhất. Vì thế hằng ngày nhân viên phải làm vệ sinh phòng nghỉ (thay ga, gối, lau bụi), phòng tắm, đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho khách trong quá trình nghỉ tại khách sạn (nước uống, trà nóng, hoa tươi) đồng thời hướng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị tròng phòng ở, phòng tắm. Kiểm tra tài sản, tình hình trang thiết bị trong phòng khi khách trả phòng và có trách nhiệm báo ngay cho bộ phận lễ tân biết nếu có sai hỏng, mất mát để kịp thời giải quyết. + Tổ bảo vệ: Giữ gìn trật tự an ninh trong khách sạn, bảo vệ tài sản của khách và của khách sạn, theo dõi thường xuyên những đối tượng khách có nghi vấn để phòng ngừa những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. + Tổ tạp vụ: Bao gồm bộ phận giặt là và làm vệ sinh chung. Là tổ có trách nhiệm giặt là cho khách nếu họ có yêu cầu và phải đảm bảo đúng số lượng, chất lượng tránh nhầm lẫn. Bộ phận vệ sinh chung- quét dọn vệ sinh những khu vực chung cho toàn khách sạn (sân, bãi để xe, vườn...) + Tổ vật lý trị liệu: Có chức năng tăng cường sức khoẻ cho khách có yêu cầu, đảm bảo đúng yêu cầu trình độ chuyên môn tuyệt đối tránh các hiện tượng tiêu cực xảy ra. 2.2 Thực trạng kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Nhuệ Giang trong những năm gần đây. 2.2.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của khách sạn Nhuệ Giang. Trong mấy năm gần đây cùng với sự biến động của nền kinh tế thị trường- nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự tham gia quản lý của nhà nước. Khách sạn Nhuệ Giang cũng có nhiều đổi mới tích cực để thích nghi với thực tế đó. Điều đó được biểu hiện qua việc khách sạn đang từng bước nâng cấp mua mới thêm một số trang thiết bị phục vụ cho kinh doanh ăn uống và lưu trú, mở rộng quy mô kinh doanh và hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên sự đổi mới đó vẫn còn quá chậm so với sự biến động của "cơn lốc thị trường". Do vậy, các dịch vụ của khách sạn vẫn chưa đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách hàng mà mới chỉ được một bộ phận thị trường khách hàng có thu nhập trung bình chấp nhận. Là một doanh nghiệp quốc doanh, nên cũng như bao doanh nghiệp quốc doanh khác, Khách sạn Nhuệ Giang gặp phải một số khó khăn sau: - Cơ sở sản xuất kinh doanh chưa mở rộng. - Trang thiết bị còn lạc hậu, thấp kém, thiếu tính đồng bộ, chưa theo kịp tình hình. - Thị trường kinh doanh khách sạn ngày càng cạnh tranh gay gắt khiến cho một số bộ phận kinh doanh (giặt là, karaoke, hầu như mang lại hiệu quả không cao). - Lao động còn nhiều người chưa có việc làm, đời sống của cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn. - Sự ra đời của một số khách sạn, nhà hàng trong địa bàn làm ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng và kết quả kinh doanh. Tuy có những khó khăn nhiều được Đảng uỷ, Giám đốc Công ty quan tâm trực tiếp chỉ đạo những nhiệm vụ chính của doanh nghiệp, đồng thời coi trọng việc mở thêm một số dịch vụ, tăng cường công tác quản lý, động viên cán bộ công nhân viên yên tâm công tác, đoàn kết nội bộ, phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn... nên khách sạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong những năm gần đây. 2.2.2 Kết quả hoạt đông kinh doanh của Khách sạn Nhuệ Giang trong 2 năm (2000-2001). Nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trường,nền kinh tế nhiều thành phần... là những thuật ngữ được gắn với nền kinh tế nước ta hiện nay. Đúng như vậy, nước ta hiện nay đang tồn tại một nền kinh tế rất phức tạp, nó đã tạo nên nhiều đặc tính rất riêng của một đất nước XHCN. Tiêu biểu cho các đặc tính đó là: tình hình cạnh tranh xảy ra rất gay gắt, rất khốc liệt giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giữa các ngành nghề sản xuất kinh doanh, giữa các thành phần kinh tế khác nhau. Trong "cuộc chiến" đó, nhất là trong thời gian gần đây có sự "đấu tranh rất quyết liệt" của các đơn vị kinh doanh khách sạn- du lịch. Để có thể tồn tại, đứng vững hơn giành "phần thắng" trên thương trường khách sạn Nhuệ Giang đã có nhiều cố gắng, "tự thân vận động- dựa vào sức mình là chính" Sau đây là kết quả kinh doanh mà khách sạn đạt được trong năm 2000-2001. Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 C.lệch 2001 so với 2000 Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị Tỷ lệ TT(%) 1.Tổng doanh thu Trong đó: - Lưu trú - Ăn uống - Dịch vụ khác. 2. Tổng chi phí Tỷ suất chi phí 3. Tổng lợi nhuận Tỷ suất lơi nhuận 4. Công suất buồng phòng 5. Thu nhập b.quân 6. Nộp ngân sách Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ % Nghìn đ Tr.đ 1.662,57 700,64 925,93 36 1.130,55 68 532,02 32 60,8 560 187,73 100 42,14 55,7 2,16 2.571 839 1.676 56 1.635,16 63,6 935,84 36,4 73,52 590 365 100 32,63 65,19 2,18 908,43 138,36 750,07 20 504,61 -4,4 403,82 4,4 12,72 30 178 54,64 19,75 181 55,55 44,6 -6,47 75,9 13,75 5,375 95,18 -9,51 9,49 0,02 Phân tích đánh giá chung: Là một khách sạn quốc doanh hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh rất phức tạp của rất nhiều thành phần kinh tế. Trong thời gian qua Khách sạn Nhuệ Giang đã có nhiều cố gắng để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình. Biểu hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm ( 2000- 2001) như sau: Kết quả theo báo cáo thống kê năm 2001 khách sạn đón và phục vụ được 55.267 lượt khách đạt 117 % kế hoạch, tăng 23% so với năm 2000. Doanh thu của khách sạn năm 2001 là 2.571 triệu đồng đạt 147% kế hoạch, tăng 54,64% so với năm 2000: Trong đó: doanh thu lưu trú là 839 triệu đồng đạt 112% kế hoạch tăng 19,75% so với năm 2000 tương ứng tăng 138,36 triệu đồng. Doanh thu ăn uống là 1.676 triều đồng đạt 167% kế hoạch, tăng 81% so với năm 2000 tương ứng tăng 750,07 triệu đồng. Doanh thu từ dịch vụ khác năm 2001 là 56 triệu đồng tăng 20 triệu đồng tương ứng tăng 55,55% so với năm 2000. Công suất buồng năm 2001 đạt 73,52% tăng 12,72% so với năm 2000. Như vậy nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Nhuệ Giang ta thấy hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong thời gian gần đây tăng rất nhanh đặc biệt là năm 2001. Theo báo cáo của Công ty du lich Hà Tây: doanh thu dịch vụ ăn uống năm 2001 tăng lớn hơn doanh thu toàn khách sạn năm 2000 và doanh thu khách sạn năm 2001 cũng lớn hơn tổng doanh thu toàn Công ty năm 2000. Do đó năm 2001 khách sạn đã đóng góp vào ngân sách nhà nước với số tiền là 365 triệu đồng, tăng 178 triệu đồng so với năm 2000 (năm 2000 là 187 triệu đồng). Mặt khác, với kết quả năm 2001 đạt được là do khách sạn đã tái đầu tư 832 triệu đồng (năm 2000 là 32 triệu đồng) để xây dựng nhà lễ tân, nhà vật lý trị liệu, nhà ăn, nhà bếp, 4 nhà sàn, sân khấu ngoài trời, mua mới toàn bộ các trang thiết bị (điều hoà, đồ gỗ, đồ vải). Như vậy đã làm cho tổng chi phí tăng 504,61 triệu đồng với tỷ lệ 44,6% song tỷ suất phí giảm 4,4%. Lợi nhuận năm 2001 đạt 935,84 triệu đồng tăng 75,9% so với năm 2000 (năm 2000 là 532,02 triệu đồng). Về cơ cấu tỷ trọng: dịch vụ lưu trú, ăn uống vẫn là dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu và trong năm 2001 hai dịch vụ này đều có kết quả tăng. Dịch vụ ăn uống là dịch vụ mang lại hiệu quả cao nhất đạt 700,07 triệu đồng tăng 81% so với năm 2000 và tăng là 9,49% . Dịch vụ lưu trú năm 2001 có tăng so với năm 2000 là 138 triệu đồng song tốc độ tăng chậm hơn so với dịch vụ ăn uống. Năm 2001 khách sạn đã có sự chú ý hơn tới việc kinh doanh dịch vụ bổ sung và kết quả đạt 56 triệu đồng, tăng 55,55% so với năm 2000. Tuy nhiên kết quả như vậy là chưa cao, khách sạn chưa phát huy được lợi thế về mặt bằng của mình để mở rộng kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Nói tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2000- 2001 nói chung là tốt hầu hết các dịch vụ đều có xu hướng tăng lên về doanh thu và lợi nhuận song về cơ cấu tỷ trọng tăng còn chưa được đồng đều. Hy vọng rằng trong thời gian tới khách sạn sẽ có biện pháp để tổ chức các bộ phận kinh doanh một cách hợp lý hơn mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong khách sạn được cải thiện hơn nữa. 2.3 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Nhuệ Giang. 2.3.1 Thuận lợi. Khách sạn Nhuệ Giang- 110 Trần Phú- TX Hà Đông là khách sạn trực thuộc Công ty du lich Hà Tây. Nằm bên cạnh quốc lộ 6- trung tâm thị xã Hà Đông- khách sạn có được những thuận lợi sau: Thị xã Hà Đông là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội- trung tâm văn hoá nghệ thuật- nơi tập trung các cơ quan đầu não của Tỉnh. Nơi đây nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ. Trong những năm vừa qua có rất nhiều các doanh nghiệp, các Công ty được xây dựng trong đó có các Khách sạn, nhà hàng, quán xá mọc lên với mật độ rất đông để phục nhu ngày càng cao của khách và dân cư địa phương. Chính sự phát triển đó lại là động lực cho kinh doanh phát triển mà trước hết là ngành kinh doanh khách sạn sẽ có cả cung và cầu đều phát triển. Đóng tại thị xã Hà Đông, cạnh quốc lộ 6, đối diện với ga Hà Đông, cơ quan công an tỉnh... Khách sạn Nhuệ Giang có một vị trí địa lý rất thuận lợi. Mặt khác Nhuệ Giang là một khách sạn quốc doanh nên được hưởng những ưu đãi về nhiều mặt như: chính sách thuế khoá, chính sách vốn và uy tín cũng được đảm bảo- đó là lợi thế trong kinh doanh. Khách sạn Nhuệ Giang do nằm ở trung tâm thị xã- đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá nghệ thuật nên khách sạn có lợi thế lớn về sự ổn định an ninh chính trị- đây là tiêu chuẩn mà khách tới khách sạn đòi hỏi. Khi tới Nhuệ Giang khách rất yên tâm vì được đảm bảo an toàn về cả tính mạng và tài sản. Điều này luôn hấp dẫn du khách và làm tăng công suất sử dụng buồng phòng cho khách sạn. Về phía khách sạn: dưới sự quản lý của Công ty du lịch Hà Tây. Doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ, nên Nhuệ Giang có lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. (Sông Nhuệ, Nàng Hương, các khách sạn và nhà nghỉ tư nhân) về trình độ quản lý, chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đồng thời khách sạn còn có nguồn khách dồi dào từ các kênh phân phối đặc biệt là từ đơn vị lữ hành của Công ty. Mặt khác để phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn còn có lợi thế về đối tác kinh doanh, có nguồn hàng phong phú và đa dạng có thể cung cấp với số lượng lớn, đầy đủ chủng loại với chất lượng cao. Do đó khách sạn có thuận lợi trong việc tìm cho mình nguồn hàng tốt nhất, giảm chi phí đầu vào, giảm giá bán sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. 2.3.2 Khó khăn. Trong quá trình kinh doanh bên cạnh một số thuận lợi trên Khách sạn Nhuệ Giang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trở ngại, nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của khách sạn. - Khó khăn đầu tiên chính là hậu quả của nền kinh tế thị trường- khách sạn phải chịu một áp lực cạnh tranh từ nhiều phía: từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh trong ngành và đối thủ cạnh tranh từ ngoài ngành của các thành phần kinh tế. - Là một doanh nghiệp nhà nước, khách sạn không có khả năng chủ động về vốn, dù có được cấp vốn nhưng với số lượng ít nên dẫn tới hiện tượng cơ sở vật chất xuống cấp nhiều, không đồng bộ, quy mô không được mở rộng mà nhiều khi bị thu hẹp, không thể phát huy được lợi thế về diện tích mặt bằng nguồn nhân lực... Ngoài ra khách sạn còn gặp phải các khó khăn xuất phát từ bên trong khách sạn: Do quy mô nhỏ, dịch vụ nghèo, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, thiếu tính đồng bộ là nguyên nhân không đáp ứng được khách có nhu cầu cao, làm thu hẹp thị phần của khách sạn. Đội ngũ cán bộ lao động tuổi đời cao nhiều khi làm việc thiếu năng động, sáng tạo. Mà con người cũng là nhân tố hấp dẫn khách hàng. Mặt khác là một doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nên nhiều khi chế độ quản lý áp dụng trở nên khập khiễng, thiếu linh hoạt. 2.4 Phân tích đánh giá chiến lược cạnh tranh của khách sạn Nhuệ Giang. Đứng trước tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trường khách sạn, cũng như bao khách sạn khác Nhuệ Giang đã xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh thích ứng với thực tế của thị trường mà trong đó phải kể đến chiến lược cạnh tranh.Chiến lược này bao gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến quảng cáo, chiến lược nhân sự. 2.4.1 Chiến lược sản phẩm. Khách sạn Nhuệ Giang là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dịch vụ chủ yếu mà khách sạn kinh doanh là lưu trú và ăn uống, ngoài ra còn một số dịch vụ bổ sung. với các đặc điểm kinh doanh như vậy trong thời gian qua khách sạn khách sạn đã có chính sách sản phẩm để phát triển chiến lược như sau: * Về kích thước sản phẩm: Nói tới kích thước sản phẩm là nói tới chiều rộng và chiều sâu của nó. Nếu so với quy mô của khách sạn thì kích thước như vậy là tương đối lớn tính theo cả chiều rộng và chiều sâu: - Về chiều rộng: Với mục tiêu kinh doanh của khách sạn là cung cấp các dịch vụ lưu trú và phục vụ ăn uống cho cả khách trong và ngoài khách sạn. Ngoài ra khách sạn còn kinh doanh thêm một số dịch vụ bổ sung như: vật lý trị liệu, cà phê vườn, ca nhạc ngoài trời, giặt là, điện thoại. Những loại hình sản phẩm dịch vụ mà khách sạn kinh doanh đã tạo nên chiều rộng của sản phẩm dịch vụ và với kích thước thước chiều rộng như vậy là tương đối hợp lý so với quy mô của khách sạn. - Về chiều sâu: Chiều sâu có thể hiểu là số kiểu, loại sản phẩm dịch vụ. Chiều sâu đó được thể hiện trong kích thước sản phẩm dịch vụ của khách sạn Nhuệ Giang như sau: + Trong kinh doanh lưu trú: Với số lượng phòng là 38 phòng được chia thành 3 loại (loại 1, loại 2, loại 3) và hầu hết là phòng đôi, chủ yếu phục vụ khách nội địa. + Trong kinh doanh ăn uống: khách sạn có nhà ăn lớn với 500 ghế ngồi và 9 nhà sàn để phục vụ khách lưu trú và khách vãng lai, phục vụ tiệc cưới, tiệc sinh nhật, hội nghị hội thảo dưới các hình thức tiệc theo nhu cầu của khách hàng + Trong kinh doanh các dịch vụ bổ sung: dịch vụ này tuy chưa mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhưng nó thể hiện được bề sâu trong kích thước sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, khách sạn đang kinh doanh các dịch vụ như: Vật lý trị liệu, karaoke, giải khát, ca nhạc ngoài trời, giặt là, điện thoại. Như vậy kích thước sản phẩm dịch vụ đã phản ánh sự tương đồng giữa số lượng chủng loại sản phẩm dịch vụ mà khách sạn có với quy mô của mình. Tuy kích thước sản phẩm chưa thể hiện rõ nét lợi thế cạnh tranh của khách sạn so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, song phần nào đó nó mô tả được tiềm năng, thực lực của khách sạn. * Về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đa dạng hoá sản phẩm. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thị trường nói chung và thị trường khách sạn nói riêng có một tốc độ phát triển rất nhanh được biểu hiện qua cung, cầu đều được mở rộng. Hàng loạt các khách sạn mới được xây dựng trong thời gian gần đây và tồn tại dưới nhiều hình thức (khách sạn nhà nước, liên doanh, cổ phần, tư nhân...) và với quy mô khác nhau. Còn cầu cũng rất đa dạng (khách trong nước, khách quốc tế, khách công vụ, khách du lịch, khách chữa bệnh...) đòi hỏi nhu cầu ngày một cao hơn. Điều này là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường khách sạn. Do đó để tồn tại, nâng cao khả năng cạnh tranh thì việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm là điều rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Khách sạn Nhuệ Giang đã thực hiện chiến lược này như sau: Thực hiện phương châm vừa kinh doanh vừa cải tạo nâng cấp. Năm 2001 việc cải tạo nâng cấp không ảnh hưởng gì đến công tác kinh doanh mà ngược lại hiệu quả kinh doanh đã vượt xa so với mức kế hoạch và so với năm 2000. Bằng nhiều nguồn vốn (vốn vay, vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh, vốn huy động cán bộ công nhân viên chức). Năm 2001 khách sạn đã được công ty tái đầu tư 832 triệu đồng (năm 2000 là 32 triệu đồng) để xây dựng và nâng cấp: nhà lễ lân, nhà vật lý trị liệu, nhà ăn, nhà bếp, 4 nhà sàn, sân khấu ngoài trời, thay đổi toàn bộ điều hoà cũ, đồ gỗ, đồ vải trang trí phòng nghỉ... như thế trước mắt khách hàng sự đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật là đổi mới một phần của sản phẩm dịch vụ. Mặt khác trong kinh doanh dịch vụ ăn uống khách sạn đã sử dụng hình thức giao khoán cho bộ phận bàn bếp trước đây, do đó đã tạo được tính tự giác trong lao động, nâng cao chất lượng món ăn, nâng cao văn minh phục vụ, tự học hỏi, sáng tạo, rút kinh nghiệm để luôn có sự đổi mới thực đơn, cách thức phục vụ, tạo sự khác biệt trong sản phẩm. Chẳng hạn như: Nếu khách đi theo đoàn, nhóm mà không muốn ngồi ăn tại nhà ăn thì họ có thể yêu cầu phục vụ tại các nhà sàn dân tộc của khách sạn. Đặc điểm sản phẩm này đã hấp dẫn rất nhiều đối tượng khách bởi nó tạo được một không khí gia đình, sự thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn. Ngoài ra khách sạn đã tiến hành sự đa dạng hoá sản phẩm trong kinh doanh ăn uống thể hiện việc mở rộng kinh doanh phục vụ tiệc cưới, sinh nhật, hội thảo... Trong kinh doanh lưu trú, sản phẩm mới của khách sạn được biểu hiện ở việc nâng cấp, mua mới các trang thiết bị trong phòng nghỉ. Trong kinh doanh dịch vụ bổ sung: khách sạn xây dựng mới phòng vật lý trị liệu, ca nhạc ngoài trời, giải khát... thu hút được đông đảo khách hàng. Tuy các dịch vụ này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng phần nào nó làm tăng vị thế cạnh tranh, uy tín, niềm tin của khách đối với khách sạn và có thể dịch vụ này mang lại nguồn khách tiềm năng cho khách san. Với kết quả mà Khách sạn Nhuệ Giang đã đạt được trong thời gian qua là cả một sự cố gắng vươn lên, bằng sức lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty du lịch Hà Tây và trong khách sạn. Song đó mới chỉ là bước triển triển ban đầu còn rất chậm chạp so với sự thay đổi đến "chóng mặt" của nền kinh tế thị trường. Điều đó để khăảng định lại rằng khách sạn Nhuệ Giang cần cố gắng hơn nữa. Cần lựa chọn cho mình chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến, quảng cáo, con người phù hợp nhất để phát triển chiến lược cạnh tranh chung- nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn. 2.4.2 Chiến lược giá. Phải khẳng định răng giá là một yếu tố duy nhất không gây tổn chi phí mà nó còn mang lại doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có chính sách sản phẩm phân phối, xúc tiến quảng cáo, dù tốt đến đâu nhưng chính sách giá không hợp lý thì rất khó mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Ngoài ra chính sách giá còn quyết định tới sự tồn tại, thị phần và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Là một khách sạn quốc doanh có quy mô nhỏ, kinh doanh chủ yếu hai dịch vụ là lưu trú và ăn uống, khách sạn Nhuệ Giang đã xây dựng chiến lược giá cho mình với mục tiêu ban đầu là đảm bảo uy tín của doanh nghiệp biểu hiện cụ thể là: giá cả luôn có xu hướng ổn định, giá phù hợp với chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng và mặt bằng chung là không đổi. Tuy nhiên để nâng cao khả năng cạnh tranh cho mình khách sạn coi khung giá tính được là khung "giá cứng" vì thế trong thực tế khách sạn đã sử dụng chính sách giá của mình một cách linh hoạt phù hợp với từng tình huống cụ thể, kịp thời ứng phó với sự biến động của thị trường và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Chẳng hạn như khách sạn có chính sách giá ưu đãi cho khách đoàn, khách quen, khách ở trong thời gian dài, hoặc có chính sách giá khuyến mại trong những dịp chào mừng ngày lễ lớn... đặc biệt để tăng công suất sử dụng phòng nhanh khách sạn đã giảm bớt một số thủ tục hành chính cứng nhắc, có chính sách giá riêng cho khách nghỉ dưới 2 tiếng (giảm 50% mức giá phải trả theo quy định). Áp dụng chính sách giá này khách sạn đã thu hút được đông đảo các đối tượng khách hàng tới lưu trú tai khách sạn. Vậy tại sao khách sạn Nhuệ Giang có thể áp dụng mức giá như vậy? Trước hết là do đặc điểm kinh doanh của ngành kinh doanh khách sạn tính giá dựa trên chi phí (chi phí cố định + chi phí biến đổi) mà chi phí cố định được tính khấu hao dần vào trong sản phẩm, do đó nếu tài sản cố định đã khấu hao hết thì giá dịch vụ chỉ còn phụ thuộc vào chi phí biến đổi, thuế và lợi nhuận do đó nó rất linh hoạt. Bảng giá dịch vụ lưu trú của khách sạn Nhuệ Giang Đơn vị tính: VNĐ Loại phòng Thời Gian thuê Loại 1 Loại 2 Loại 3 < 2 giờ > 1 ngày 60.000 120.000 50.000 100.000 40.000 80.000 Các trang thiết bị trong phòng là: Phòng loại 1: 19 phòng có: Vô tuyến, tủ lạnh, điều hoà, nóng lạnh, giường ,tủ, bàn ghế, quạt ... Phòng loại 2: 11 phòng có: Vô tuyến, tủ lạnh, điều hoà, nóng lạnh, giường ,tủ, bàn ghế, giường... Phòng loại 3: 8 phòng có: điều hoà, nóng lạnh, giường ,tủ, bàn ghế, giường... Như vậy so với các khách sạn trên địa bàn (Sông Nhuệ, Nàng Hương) và đặc biệt là so với các khách sạn trong nội thành thì Nhuệ Giang có mức giá thấp hơn hẳn, có thể coi đây là một lợi thế cạnh tranh về giá của khách sạn. Có được lợi thế trên là nhờ: Tới nay nhiều tài sản cố định của khách sạn đã được khấu hao gần hết như khu nhà hai tầng (38 phòng nghỉ) đã xuống cấp với một số trang thiết bị (điều hoà, bàn ghế... ) đã cũ. Mặt khác là do khách sạn nằm tại trung tâm thị xã Hà Đông- Trung tâm kinh tế của Tỉnh nên rất thuận tiện trong việc tìm nguồn hàng cho mình; khách sạn có quan hệ với nhiều nguồn nhà cung ứng để luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho kinh doanh lưu trú, ăn uống, đảm bảo giá cả hợp lý và chất lượng cao. Nói tóm lại việc xây dựng chiến lược giá của khách sạn Nhuệ Giang là khá hợp lý: giá thấp, phù hợp với chất lượng sản phẩm và khá linh hoạt. Tuy nhiên chiến lược giá có hạn chế là nó chỉ hấp dẫn tập khách hàng có thu nhập không cao lắm mà chưa đáp ứng được khách có thu nhập cao, khách quốc tế, do đó mà hạn chế khả năng mở rộng thị phần của khách sạn. 2.4.3 Chiến lược phân phối. Chính sách phân phối của một khách sạn chịu ảnh hưởng của chính sách sản phẩm, chính sách giá và nó cũng là một chính sách ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược cạnh tranh, chiến lược kinh doanh của khách sạn đó. Chiến lược phân phối có nhiệm vụ là định ra phương hướng mục tiêu tiền đề của lưu thông, hơn nữa nó còn cho biết nội dung thay đổi không gian và thời gian, mặt hàng, số lượng. Hệ thống các bộ phận, thủ thuật... nhằm mục đích chuyển hàng hoá, sản phẩm dịch vụ từ nơi sản xuất tới khách hàng. Hiện nay khách sạn Nhuệ Giang đang sử dụng các kênh phân phối chủ yếu sau: Khách hàng Dịch vụ tại nhà Cấp 0 Khách sạn Nhuệ Giang Ký hợp đồng đặt chỗ Các đại lý du lịch khác Đơn vị lữ hành của Công ty du lịch Hà Tây Cấp1 Cấp 1 Cấp 1 Như vây khách sạn đã có sự mở rộng kênh phân phối của mình, thiết lập mối quan hệ với nhiều đối tác kinh doanh. Trong số các kênh trên ta thấy kênh khách sạn Đơn vị lữ hành của Công ty du lịch Hà Tây khách hàng là kênh được áp dụng nhiều hơn cả và nó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khách sạn thông qua việc tiêu dùng dịch vụ lưu trú và ăn uống. Tuy kênh phân phối của khách sạn không có nhiều cấp song ở mỗi cấp đều được mở rộng, do đó đã làm tăng hiệu quả sử dụng phòng, tiêu dùng dịch vụ ăn uống. Biểu hiện kết quả năm 2001 Khách sạn đón và phục vụ được 55.267 lượt khách đạt 117% kế hoạch bằng 123% so với năm 2000. Công suất buồng, phòng đạt 73,52%. Doanh thu lưu trú tăng 19,75% so với năm 2000 Doanh thu ăn uống tăng 81% so với năm 2000. Đây là một kết quả rất khả quan và có được kết quả đó là do việc xây dựng được chiến lược phân phối hợp lý. Khách sạn Nhuệ Giang đã lựa chọn kênh phân phối có hai cấp (cấp 0, cấp 1) như thế rất phù hơp với thực lực của mình. V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0053.doc
Tài liệu liên quan