Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn luôn phải được cải tiến và hoàn thiện. Bởi lẽ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực sự là những thông tin nội bộ vô cùng quan trọng và cần thiết, đó là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại công ty Dược Hải Hậu, em nhận thấy công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra của cơ chế quản lý mới hiện nay. Tuy nhiên nếu công ty thực hiện những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa ở 1 số khâu, 1 số phần việc thì chắc chắn sẽ còn phát huy tác dụng nhiều hơn nữa đối với quá trình phát triển của công ty. Trên cơ sở những lý luận đã học, thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại công ty và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, em đã mạnh dạn đưa ra được những ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nó có thể chính xác đến từng mg, ml hoặc lít nhưng lại có giá trị rất lớn, phải đảm bảo theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam. Quy trình công nghệ sản xuất thuốc có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị sản xuất : là giai đoạn phân loại nguyên liệu, vật liệu, bao bì , tá dược, xử lý xay dây, cân đong đo đếm, bảo đảm các tiêu chuẩn lao động trước khi đưa vào sản xuất. Giai đoạn sản xuất :là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị chia nguyên vật liệu, bao bì tá dược theo từng lô, từng mẻ, sản xuất theo hồ sơ, lô và được đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất. Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: sau khi thuốc được sản xuất phải có dấu xác nhận đủ tiêu chuẩn của phòng kiểm nghiệm mới nhập kho Do đặc thù riêng của sản xuất sản phẩm, môi loại thuốc khác nhau có quy trình sản xuất khác nhau, môi loại thuốc lại có tiêu chuẩn định mức kỹ thuật khác nhau. Có thể thấy quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là sản xuất giản đơn theo kiểu chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn thuộc loại hình khối lượng lớn trên dây truyền sản xuất. Tại thời điểm nhất định chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm nhất định. Môi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất và công thức pha chế riêng. Chất lượng sản phẩm phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu và các loại dược tá đi kèm vào công thức sản xuất đó. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất viên Becberin: Kiểm nghiệm bán thành phẩm Sấy khô Nghiền bột Chọn, phân loại NVL Dập viên, ép vỉ Kiểm nghiệm Đóng gói thành phẩm Nhập kho thành phẩm 2.1.3.2- Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. Công ty Dược Hải Hậu là 1 đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được quyền ký hợp đồng mua bán hàng hoá với các tổ chức. Bộ máy của công ty bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các khâu, các cấp với những chức năng quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra của công ty. Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo mô hình quản lý trực tiếp tập trung nên Ban giám đốc công ty có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp giám đốc thấy được thực trạng của công ty. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Giám đốc Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ sản xuất Kế toán trưởng Phòng cung ứng vật tư Phòng kế hoạch Phân xưởng sản xuất Phòng kỹ thuật Kho thuốc Quầy bán lẻ * Giám đốc : là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với các tổ chức kinh tế khác và đối với Nhà nước. Là người giữ vai trò lãnh đạo quản lý chung toàn bộ hoạt động của công ty, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho Phó giám đốc, Giám đốc còn chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp các phòng ban. * Phó Giám đốc: gồm Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc sản xuất có trách nhiệm trợ giúp giám đốc về kế hoạch sản xuất, tình hình cung cấp vật tư, công tác tiêu thụ sản phẩm. * Các phòng ban chức năng: giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, nhằm đảm bảo việc lãnh đạo sản xuất kinh doanh được thống nhất. Tại các phòng ban đều có các trưởng phòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng, ban mình. Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng. - Phòng cung ứng vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch, cung cấp vật tư, bảo quản kho tàng vật liệu. - Phòng kỹ thuật: kiểm nghiệm về nhân sự chịu trách nhiệm đối với tất cả các loại hàng kể cả hàng nhập ngoại, hàng mua về, hàng tự sản xuất đảm bảo chất lượng đúng theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam .Ngoài ra, phòng còn đảm nhiệm việc nghiên cứu ra các mặt hàng mới. - Phòng kế toán : đảm nhiệm chức năng hạch toán kế toán, tạo vốn sản xuất và kinh doanh, quyết toán với Nhà nước. Từ đó giúp giám đốc thấy rõ mọi hoạt động kinh tế của công ty, kế toán phải hạch toán cụ thể từng loại mặt hàng, từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó giúp giám đốc phân tích tình hình kinh tế của công ty. - Phân xưởng sản xuất: chuyên sản xuất theo nhiệm vụ của phòng kế hoạch giao đó là sản xuất các loại thuốc viên tân dược, các loại thuốc kháng sinh . - Phòng kế hoạch: tổ chức các hoạt động kinh doanh về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng bán. Có chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong công tác mở rộng, tiếp thị ,tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. - Kho thuốc: quản lý kho hàng của công ty . -Quầy bán lẻ : là nơi bán thuốc. 2.1.3.3- Công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 1. Đặc điểm ,tổ chức bộ máy kế toán. Trong công ty, phòng Kế toán là một trong những phòng quan trọng nhất. Với chức năng quản lý về tài chính, phòng kế toán đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm của công ty. Có thể nói phòng kế toán là người trợ lý đắc lực cho lãnh đạo công ty trong việc đưa ra các quyết định, lại là người ghi chép, thu thập, tổng hợp các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời. Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Môi nhân viên kế toán đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ kế toán tài chính khác nhau. Phòng kế toán được trang bị máy tính để thực hiện kế toán trên máy, sử dụng phần mềm kế toán máy BRAVO . Tổ chức công tác kế toán tại công ty thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và các chế độ kế toán hiện hành. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý đó là hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, với mục đích đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công ty, trình độ quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy kế toán ở công ty Dược Hải Hậu Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT thành phẩm, bán hàng, xác định kết quả bán hàng Thủ quỹ Kế toán kiểm hoá TSCĐ Kế toán tiền lương và BHXH Cụ thể nhiệm vụ của từng người như sau: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng : chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các thông tin kinh tế của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước tổ chức hoạt động công tác kế toán tại đơn vị theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp số liệu do các nhân viên kế toán cung cấp để từ đó tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, đến kỳ lập báo cáo. Kế toán kiểm hoá tài sản cố định, kế toán tiền lương và BHXH: đối với TSCĐ, kế toán phải theo dõi, phản ánh số liệu hiện có, tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng TSCĐ, tập hợp chi phí thanh lý tài sản cố định thừa, tận thu phế liệu, giải quyết tài sản cố định thừa, hư hỏng, xác định khấu hao TSCĐ. Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán phải ghi chép, phản ánh thời gian lao động của công nhân viên, tính toán số lương phải trả cho từng người, giám đốc tình hình sử dụng hợp lý lao động, xử lý quỹ lương, phân bổ chi phí tiền lương vào giá thành sản phẩm. Hàng tháng kế toán có nhiệm vụ lập bảng phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Kế toán thành phẩm,bán hàng, xác định kết quả : làm nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, kiểm tra chứng từ, lập định khoản vào sổ chi tiết sổ cái các tài khoản liên quan. Cuối kỳ kế toán tiêu thụ thành phẩm kết chuyển giá vốn hàng bán và doanh thu để xác định kết quả kinh doanh. Thủ quỹ: thu, chi quỹ tiền mặt hàng ngày. Theo dõi số lượng thu, chi thực tế trên sổ quỹ và đối chiếu với số lượng kiểm kê thực tế hàng tháng. 2 .Hình thức kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty: * Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 1141/TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và các thông tư sửa đổi kèm theo. * Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. * Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng: Theo Quyết định 1141 TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995, đã sửa đổi theo thông tư số 840/2004/TT-BTC ngày 13/05/2004 của Bộ Tài Chính. * Đơn vị tiền tệ hạch toán: Côn ty sử dụng đồng Việt Nam trong ghi chép kế toán và lập Báo cáo Tài chính. * Phương pháp kế toán tài sản cố định: - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Giá mua + Chi phí mua. - Khấu hao TSCĐ được áp dụng thao phương pháp đường thẳng. * Thuế : Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. * Hàng tồn kho: công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các chứng từ gốc và chứng từ phát sinh để ghi sổ kế toán vào các sổ chi tiết, sổ cái, chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, cộng số phát sinh trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để làm cơ sở lập báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán ở công ty Dược Hải Hậu Chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.2- Thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dược Hải Hậu. 2.2.1- Đặc điểm về CPSX và đối tượng tập hợp CPSX ở công ty. 2.2.1.1-- Đặc điểm về chi phí sản xuất ở công ty Dược Hải Hậu. Quy trình sản xuất thuốc là quy trình có nhiều công đoạn, có đoạn phải đảm bảo khép kín và vô trùng. Các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau, mang những đặc điểm riêng biệt: Chi phí về nguyên vật liệu(NVL): mỗi loại thuốc đều có quy trình sản xuất khác nhau, có tiêu chuẩn quy định của nghành khác nhau, do đó NVL sử dụng trong công ty rất phong phú với khối lượng lớn như các loại bột vitamin B1, Analgin, Dexamethason, DoxycylinKhi tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm thì giá trị NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị của sản phẩm. Ví dụ: Bột Tetracylin khi đưa vào quy trình công nghệ sản xuất viên Tetracylin hàm lượng 0.25g sau khi qua tổ chế biến, tổ dập viên, tổ đóng gói, nó bị biến đổi hoàn toàn về hình thức, giá trị, tạo ra viên tuốc Tetracylin hàm lượng 0.25g. NVL sử dụng ở công ty có giá trị lớn, quý hiếm, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yêú là mua ngoài, không có tự chế. Các loại thuốc đều là sản phẩm chữa bệnh nên yêu cầu chất lượng NVL cao, chất lượng NVL có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Xét về mặt chi phí thì trong tổng chi phí NVL để sản xuất ra các loại sản phẩm thì chi phí về NVL chính chiếm tỷ trọng lớn nhất( 80% trong tổng chi phí NVL), có những sản phẩm NVL chiếm 95% trong tổng chi phí NVL. Trong một tháng ,công ty sử dụng nhiều loại NVL khác nhau với khối lượng lớn, một sự thay đổi dù rất nhỏ của NVL cũng làm cho giá thành sản phẩm thay đổi. Việc thu mua NVL được thực hiện dựa trên kế hoạch sản xuất thông qua các chỉ tiêu quy định của công ty, các đơn đặt hàng và khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó đặt kế hoạch thu mua NVL cho từng tháng, quý, năm. Vật liệu mua phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại, có nguồn cung cấp tương đối ổn định Để thực hiện tốt kế hoạch thu mua, công ty đã tổ chức bộ phận thu mua-phòng kinh doanh nhập khẩu chịu trách nhiệm thu mua kịp thời phục vụ cho quá trình sản xuất và luôn chú ý đến giá cả NVL, làm sao để số chi phí bỏ ra ít nhất lại mua được lượng vật tư nhiều nhất nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Công tác bảo quản NVL cũng thực được thực hiện khá tốt nhằm tránh mất mát ,hư hỏng, giảm chất lượng NVL gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây thiệt hại đến sản xuất. Khối lượng vốn có hạn, giá NVL lại luôn thay đổi công ty thường chỉ dự trữ NVL ở mức tối thiểu cần thiết và có thể dùng vật liệu ở đơn đặt hàng này cho đơn đặt hàng khác hoặc có thể đem bán giá cao hơn mà chưa cần sử dụng đến. Mặt khác ,để tiết kiệm chi phí NVL, công ty đã xây dựng hệ thống định mức chi phí , định mức đối với từng loại vật tư cho từng loại sản phẩm. Hàng quý định mức này lại được rà soát và thay đổi lại cho phù hợp với tình hình mới. Chi phí về nhân công : nhìn chung là tương đối ổn định, vì sản xuất thuốc tại công ty là hoạt động diễn ra mọi thời điểm trong năm, không mang tính thời vụ. Tất cả các chi phí phát sinh đều được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý CPSX. 2.2.1.2- Đối tượng tập hợp CPSX ở công ty. Do công ty tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm trong một phân xưởng duy nhất, nên đối tượng tập hợp chi phí sản là từng loại sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX như vậy đã giúp công ty tổ chức việc tập hợp CPSX một cách chính xác, đơn giản. Đồngn thời, hạch toán CPSX đúng đối tượng sẽ có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và toàn công ty, đảm bảo cho công tác tính giá thành chính xác, kịp thời. 2.2.2- Phân loại CPSX ở công ty. Để tiến hành quá trình sản xuất trên các dây chuyền tại phân xưởng, công ty phải bỏ ra rất nhiều chi phí khác nhau như: chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài,Trong đó chi phí NVL chiếm vai trò quan trọng. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí NVL, công ty đã xây dựng hệ thống định mức chi phí định mức đối với từng loại vật tư cho từng loại sản phẩm. Hàng quý định mức này lại được rà soát và thay đổi lại cho phù hợp với tình hình mới. Chi phí về nhân công : nhìn chung là tương đối ổn định, vì sản xuất thuốc tại công ty là hoạt động diễn ra mọi thời điểm trong năm ,không mang tính thời vụ. Chi phí sửa chữa ,bảo dưỡng máy móc phát sinh không thường xuyên, Tất cả các chi phí phát sinh đều được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tiết kiệm và sử dụng một cách hợp lý CPSX. Để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX, việc phân loại CPSX phát sinh theo các tiêu thức nào là vô cùng quan trọng và cần thiết. CPSX tại công ty được phân loại theo 2 tiêu thức sau: *Theo nội dung, tính chất của chi phí: gồm các yếu tố sau: - Chi phí NVL: gồm các NVL chính: bột Becberin, bột Tetracylin, bột Vitamin, thảo dược.và các vật liệu phụ: bột sắn, đường, bột tan, nhựa, nhãn mác - Chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất: xăng, dầu ,than, quần áo bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, - Chi phí nhân công: gồm tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ và các khoản trích theo lương: KPCĐ, BHXH, BHYT. - Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số trích khấu hao các TSCĐ trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm số tiền trả cho nhà cung cấp điện, dịch vụ điện thoại, vận tải, phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. - Chi phí khác bằng tiền: gồm tất cả các khoản chi bằng tiền khác ngoài các khoản chi phí trên. Cách phân loại này cho ta biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, giúp cho việc lập thuyết minh báo cáo tài chính (phần chi phí theo yếu tố) , từ đó có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX. * Theo mục đích, công dụng của CPSX: gồm các khoản mục sau: - Chi phí NVL trực tiếp: gồm toàn bộ các chi phí về NVL chính, NVL phụ,dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm lương, phụ cấp, thưởng, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ. - Chi phí sản xuất chung: gồm các chi phí về lương nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền tại phân xưởng sản xuất, Cách phân loại này phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục và tính giá thành sản phẩm ở công ty. 2.2.3- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX ở công ty Dược Hải Hậu thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên. CPSX được tập hợp theo từng khoản mục chi phí (gồm 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT,CPSXC) phù hợp với điều kiện sản xuất và thông lệ kế toán hiện hành. 2.2.3.1- Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu. - TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. - TK 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”. - TK 627- “Chi phí sản xuất chung”. - TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. 2.2.3.2- Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí trong công ty. 1 .Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT). - CPNVLTT là những khoản chi phí về NVL chính, VL phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. - Tại công ty Dược Hải Hậu, CPNVLTT bao gồm các loại: + NVL chính gồm: bột Becberin, bột Tetracylin, bột Vitamin, thảo dược. +NVL phụ gồm : bột sắn , đường ,bột tan, nhựa, nhãn mác CPNVLTT là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm khoảng 75% trong tổng giá thành. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ NVL có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí NVL được quản lý theo định mức tiêu hao. Định mức này được xác định cho từng loại sản phẩm, và được rà soát lại hàng quý để có sự thay đổi hợp lý. CPNVLTT được xác định căn cứ vào các phiếu xuất kho sau khi đã được tập hợp, phân loại theo đúng đối tượng, đúng mục đích chi phí được theo dõi trên TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và vào các sổ kế toán có liên quan. Nguyên tắc xuất dùng nguyên vật liệu. Trong tháng, khi có nhu cầu sử dụng NVL, quản đốc phân xưởng viết giấy đề nghị phòng vật tư viết phiếu xuất kho. Cán bộ phòng vật tư căn cứ vào giấy đề nghị và hạn mức NVL xuất dùng để lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: 1 liên được lưu lại ở phòng vật tư để theo dõi số lượng xuất kho thực tế, 1 liên giao cho phân xưởng, liên còn lại giao cho thủ kho. Trên phiếu xuất kho, phòng vật tư chỉ ghi số lượng, chưa ghi đơn giá và thành tiền .Căn cứ vào phiếu xuất kho, hàng ngày thủ kho ghi vào thẻ kho theo dõi tình hình nhập xuất từng loại vật tư. Hàng ngày, thủ kho chuyển các phiếu xuất kho lên cho Kế toán vật tư, sau khi kiểm tra và xem xét, kế toán viết phiếu xuất kho. Công thức tính như sau: Đơn giá thực tế Giá thực tế NVL tồn trước khi nhập+ Giá thực tế NVL từng lần nhập bình quân của = NVL xuất dùng Số lượng NVL tồn trước khi nhập + Số lượng NVL nhập từng lần Công thức này được thực hiện sau mỗi lần nhập loại vật tư đó vào. Giá trị thực tế = Số lượng NVL x Đơn giá thực tế bình NVL xuất kho xuất kho quân của NVL xuất dùng Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp CPNVLTT của công ty gồm: + Sổ chi tiết xuất vật tư (mở chi tiết cho TK 152 ) + Bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ. + Sổ theo dõi TK 621 và các sổ liên quan khác. Công ty Dược Hải Hậu Khu 3-TT Yên Định-Hải Hậu-Nam Định. Biểu 01 Phiếu xuất kho Ngày 01 tháng 3 năm 2009 Họ tên người giao hàng : Nguyễn Hoàng Minh. Lý do xuất kho : xuất nguyên vật liệu cho tổ sản xuất. Số TT Tên nhãn hiệu, quy cách Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực tế 1 Bổ phế chỉ khái lộ Kg 5.345.710 2 Bổ Bổ trung ích khi khí Kg 185.271.850 3 Hoạt huyết dưỡng não Kg 13.460.210 Cộng 727.260.463 Quản đốc phân xưởng theo dõi và ghi chép lại từng ca trong ngày sản xuất loại sản phẩm gì. Lập bảng tổng hợp, cuối tháng gửi cho kế toán. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho từng ngày, tiến hành lập: “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” tháng 03/2009 Công ty Dược Hải Hậu Khu 3-TT Yên Định- Hải Hậu-Nam Định Biểu 02 Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng 03/ 2009 Đơn vị tính: đồng Ghi Có TK GhiNợ TK TK 152- Nguyên liệu, vật liệu. TK 153 - CCDC TK 1521 TK 1522 Cộng có TK 152 1.TK 621-Chi phí NVL trực tiếp 495.230.348 232.030.115 727.260.463 Bổ phế chỉ khái lộ 3.650.287 1.695.423 5.345.710 Bổ trung ích khí 138.908.885 46.362.965 185.271.850 Hoạt huyết dưỡng não 9.595.157 3.865.053 13.460.210 2.TK 627-Chi phí sản xuất chung 1.654.750 1.218.250 2.873.000 1.751.216 3. TK 641-Chi phí bán hàng 1.105.000 1.105.000 4. TK 642-Chi phí quản lý DN 395.000 395.000 1.312.904 Tổng cộng 496.885.098 234.748.365 731.633.463 3.064.120 “Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” dùng để phản ánh trị giá thực tế VL xuất kho trong tháng và phân bổ giá trị VL xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng (TK 621 – chi tiết, TK 627, TK 641, TK 642 ). Số liệu trên bảng phân bổ NVL là cơ sở để kế toán ghi vào cột CPNVLTT trên báo cáo giá thành thực tế và cột TK 152, 153 trên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung kinh doanh. Từ “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” tháng 03/ 2009 kế toán vào các sổ chi tiết: Biểu 03(a) Sổ chi tiết tài khoản 621 Tháng 03/ 2009 Sản phẩm:BO PHE CHI KHAI LO-Bổ phế chỉ khái lộ Đơn vị tính: đồng. Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 01 05/03 Xuất NVL cho tổ sản xuất 1521 1522 3.650.287 1.695.423 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 5.345.710 Tổng cộng 5.345.710 5.345.710 Biểu 03(b) Sổ chi tiết TK 621 Tháng 03/ 2009 Sản phẩm: BO TRUNG ICH KHI- Bổ trung ích khí Đơn vị tính: đồng. Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 01 05/03 Xuất NVL cho tổ sản xuất 1521 1522 138.908.885 46.362.965 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 185.271.850 Tổng cộng 185.271.850 185.271.850 Biểu 03(c) Sổ chi tiết TK 621 Tháng 03/ 2009 Sản phẩm: HOAT HUYET DUONG NAO- Hoạt huyết dưỡng não Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 01 05/03 Xuất NVL cho tổ sản xuất 1521 1522 9.595.157 3.865.053 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 154 13.460.210 Tổng cộng 13.460.210 13.460.210 . Cuối tháng, căn cứ vào Sổ chi tiết TK 621 tháng 03/2009, kế toán công ty tiến hành tập hợp và định khoản: Nợ TK 621 :727.260.463 (chi tiết: bổ phế chỉ khái lộ: 5.345.710 Bổ trung ích khí : 185.271.850 Hoạt huyết dưỡng não:13.460.210 .) Có TK 152: 727.260.463 ( Chi tiết: TK 1521: 495.230.348 TK 1522:232.030.115 ) Chứng từ ghi sổ có được vào cuối tháng là số liệu tổng hợp của từng loại nghiệp vụ : Trích “Chứng từ ghi sổ ” tháng 03/2009 (Số 01) Biểu 04 Chứng từ ghi sổ Số : 01 Ngày 31/03/2009 Đơn vị tính :đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Xuất NVL cho sx sản phẩm 621 1521 1522 495.230.348 232.030.115 Tổng cộng 727.260.463 Kèm theo 02 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 03 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) 2 .Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). CPNCTT là tập hợp số tiền phải trả, thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Đây là bộ phận chủ yếu trong tổng chi phí nhân công. Tại công ty Dược Hải Hậu, khoản mục chi phí NCTT gồm các khoản chi phí về lương như: lương chính, lương phụ ;các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương: KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tất cả các khoản đó được kế toán hạch toán trên TK 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”. Các cách tính các khoản phải trả, phải trích: Tiền lương. + Hiện nay, đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm (lương khoán). Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất, sản lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường . + Đối với cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận văn phòng, công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là khoản chi phí trích trước mà doanh nghiệp trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trên khoản lương chính thực tế phải trả theo tỷ lệ quy định của môi doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại công ty Dược Hải Hậu không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vì khoản chi phí này được công ty tính thẳng vào CPSX ở từng bộ phận sản xuất. Việc áp dụng đơn giá tiền lương căn cứ vào hệ số tính lương để trả lương cho công nhân viên từng tổ, từng phân xưởng, từng cấp bậc. Hàng tháng, kế toán tiền lương dựa vào số lượng nhập kho. Tại phân xưởng, quản đốc sử dụng bảng chấm công để theo dõi số ngày làm việc của từng công nhân ở từng bộ phận trong phân xưởng. Cuối tháng, quản đốc gửi bảng chấm công lên phòng tổ chức. Tại đây, căn cứ vào bảng chấm công, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, danh sách công nhân ở từng bộ phận sản xuất sẽ tính ra tiền lương sản phẩm, tổng thu nhập của từng công nhân và lập bảng thanh toán tiền lương. Cách tính lương như sau: * Căn cứ vào bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương từng loại sản phẩm để tính ra tổng quỹ lương sản phẩm theo công thức sau: n QL = Si x gi i = 1 Trong đó : Si :Sản lượng sản phẩm i. gi : Đơn giá lương sản xuất sản phẩm i. i = (1;n) : Số loại sản phẩm sản xuất ra. * Căn cứ vào danh sách công nhân sản xuất và mức phụ cấp độc hại ở từng bộ phận, tính ra được Tổng số phụ cấp độc hại: m i = 1 MĐH = CNi x đhi Trong đó : CNi :Số lượng công nhân tại bộ phận sản xuất i. đhi: Mức phụ cấp độc hại 1 công nhân của bộ phận SX i. i=(1;m): Số lượng bộ phận sản xuất trong phân xưởng. * Căn cứ vào bảng chấm công do quản đốc dưới phân xưởng gửi lên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2080.doc
Tài liệu liên quan