Ôn tập môn luật tố tụng hình sự

Vấn đề II: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

I. Cơ quan tiến hành tố tụng (CQĐT, VKS, TA).

1. Cơ quan điều tra.

a. Tổ chức và nguyên tắc hoạt động của cơ quan điều tra.

Theo quy định của BLTTHS và Pháp lệnh tổ chức điều tra vụ án hình sự 2004 thì các cơ quan điều tra gồm có: Cơ quan điều tra trong công an nhân dân; cơ quan điều tra trong quan đội nhân dân và cơ quan điều tra của VKS nhân dân tối cao.

• Cơ quan điều tra trong công an nhân dân gồm: cơ quan cảnh sát điều tra (là cơ quan có cơ cấu tổ chức và thẩm quyền rộng nhất- được tổ chức theo 3 cấp TW(cục); tỉnh(phòng); huyện(đội)); và cơ quan an ninh điều tra(là 1 bộ phận có cơ cấu tổ chức nhỏ, thẩm quyền hẹp(Tỉnh, TW);

• Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân: nằm trong sự quản lý của bộ quốc phòng với quy mô nhỏ và thẩm quyền hạn chế đước tổ chức theo 3 cấp: cơ quan điều tra khu vực(đội); cơ quan điều tra quân sự quân khu(phòng); cơ quan điều tra hình sự bộ quốc phòng(cục).

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập môn luật tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Như vậy, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Độc lập là điều kiện cần thiết để thẩm phán và hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để thẩm phán và hội thẩm độc lập khi xét xử. Mối quan hệ này là ràng buộc. Nếu chỉ độc lập mà không tuân theo pháp luật thì dễ dẫn đến tnhf trạng xét sử tuỳ tiện độc đoán. Ý nghĩa: Xác định vị trí trung tâm của Toà án (đảm bảo cho Toà án thực hiện tốt các chức năng xét xử của mình theo quy định của pháp luật); đề cao trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm; đảm bảo một nền tư pháp công bằng; củng cố lòng tin của nhân dân, giáo dục ý thức qua công tác xét xử… Điều kiện đảm bảo thực hiện: có hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc xét xử; thẩm phán và Hội thẩm phải là người có trình độ chuyên môn, chính trị, tinh thần đấu tranh bảo vệ pháp luật; phải hoàn thiện cơ chế hoạt động của TA, chế độ đào tạo, bổ nhiệm (tuyển chọn thẩm phán), bầu Hội thẩm …; không ai vì bất cứ lý do gì được can thiệp vào công việc xét xử, xử lý nghiêm những hành vi trái pháp luật … Nguyên tắc Toà án xét xử tập thể (Điều 17) Nội dung: HĐXXST gồm 1 TP và 2 HT(trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, nghiêm trọng thì HĐXX có thể gồm 2 TP và 3 HT(đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì HĐXX gồm 2 TP và 3 HT); HĐXXPT gồm 3 TP (trường hợp cần thiết có thể có thêm 2 HT); HĐGĐT or TT Toà hình sự TANDTC hoặc TAQSTW gồm 3 TP (nếu uỷ ban thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì thành viên tham gia xét xử phải chiếm 2/3 tổng số các thành viên của Uỷ ban thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán). Tất cả các quyết định của toà án đều phải được sự thống nhất của tập thể, không phụ thuộc vào ý kiến riêng của cá nhân, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử phải được đưa ra bàn bạc, thảo luận thẩm phán không được tự mình quyết định. Khi xét xử Toà án quyết định theo đa số các thành viên của HĐXX phải giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề, thẩm phán biểu quyết sau cùng - người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ. Nguyên tắc xét xử công khai (Điều 18) Nội dung: Việc xét xử của Toà án được xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên toà (trừ những trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ gìn bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì toà xử kín nhưng phải tuyên án công khai). Trong thực tế có nhiều vụ án số người muốn tham dự phiên toà quá đông, toà án chỉ có thể mời một số đại biểu cơ quan đoàn thể đến dự phù hợp với chỗ ngồi của phòng xử án để đảm bảo trật tự phiên toà. Ý nghĩa: Góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của người dân,thu hút đông đảo lực lượng xã hội tham gia đấu tranh chống phòng ngừa tội phạm, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động xét xử của toà án. Bên cạnh đó, có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của toà án nói chung cũng như thẩm phán và hội thẩm nhân dân nói riêng trước quần chúng. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước Toà án (Điều 19) Nội dung: bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Họ phải được bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Dựa vào chứng cứ của các bên đưa ra, Toà án mới có thể giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội. Ngoài việc bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ các bên buộc tội và gỡ tội còn bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu (yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch…), bình đẳng trong việc tranh luận trước toà … Ý nghĩa: đảm bảo cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, nhấn mạnh vai trò của Toà án – người trọng tài công minh cho các bên buộc tội và gỡ tội, tạo điều kiện cho toà án xử lý vụ án đúng pháp luật. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử (Điều 20) Nội dung: Bản án, quyết định sơ thẩm của toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTHS. Xét xử sơ thẩm là cấp xét xử thứ nhất, khi xác định toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về thẩm quyền theo sự việc, thẩm quyền theo đối tượng và thẩm quyền theo lãnh thổ (Sau khi XXTS bản án, quyết định của TA chưa có hiệu lực pháp luật ngay, VKS có quyền KN, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có quyền KC theo quy định của pháp luật để yêu cầu toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án một lần nữa); Bản án, quyết định sơ thẩm không bị KC, KN trong thời hạn do BLTTHS quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị KC, KN thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm là cấp xét xử thứ 2 - Khi xét xử lại vụ án Toà án cấp phúc thẩm không chỉ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm mà còn xét xử lại vụ án về mặt nội dung. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án và được đưa ra thi hành; đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Ý nghĩa: tạo điều kiện để VKS, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có điều kiện thể hiện thái độ không nhất trí của mình đối với việc xét xử của toà án; đảm bảo cho vụ án được xét xử một cách chính xác và đúng đắn hơn, nâng cao chất lượng của Toà án và qua đó lợi ích của nhà nước, của các chủ thể tham gia tố tụng được đảm bảo hơn. Đồng thời việc quy định 2 cấp xét xử cũng tránh tình trạng vụ án được xét xử theo quá nhiều cấp, kéo dài quá tình tố tụng và đảm bảo hiêu lực của các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều kiện đảm bảo thi hành: Cần có các quy định pháp luật cụ thể, đồng bộ và thống nhất điều chỉnh hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án theo đúng tinh thấn của nguyên tắc đồng thời cũng cần tổ chức toà án phù hợp hơn với việc phân cấp xét xử … Nguyên tắc giám đốc việc xét xử (Điều 21) Nội dung: Thể hiện ở việc kiểm tra, xem xét hoạt động xét xử của toà án cấp trên đối với toà án cấp dưới; phát hiện những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động xét xử của toà án cấp dưới, từ đó sữa chữa hướng dẫn toà án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật.Bên cạnh đó còn thể hiện bằng việc xem lại các bản án và quyết định theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Ý nghĩa: đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất; bảo đảm tính đúng đắn của bản án và quyết định của toà án; góp phần vào việc nâng cao chất lượng xét xử của toà án cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Nguyên tắc đảm bảo hiệu lực của bản án và quyết định của toà án (Điều 22) Nội dung: Bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng - các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của toà án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó; trong phạm vi trách nhiệm của mình cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn, tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của toà án trong việc thi hành án; Các cơ quan nhà nước, chính quyền xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án, quyết định của toà án trong việc thi hành án. Ý nghĩa: có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, nâng cao hiệu quả công tác xét xử đưa bản án và quyết định của toà án đi vào thực tế, đảm bảo việc thực thi pháp luật. Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự (Điều 24) Nội dung: tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng việt; người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình (trường hợp này cần có người phiên dịch). Ý nghĩa: bảo đảm cho việc tiến hành các hoạt động tố tụng có hiệu quả, tạo điều kiện để những người tham gia tố tụng góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (có ý nghĩa cả về mặt pháp lý và chính trị - xã hội). Nguyên tắc trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (Điều 25) Nội dung: phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội pạm, góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của các tổ chức, công dân; Tạo điều kiện để các tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng; Các tổ chức và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ. Ý nghĩa: Phát huy tính tích cực, chủ động của quần chúng trong việc phát hiện, ngăn chặn tội phạm cũng như trong công tác thi hành án đạt được hiệu quả cao. Nguyên tắc bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự với các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 26) Nội dung: trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan Nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với cơ quan điều tra, VKS, TA trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý; khi có tội phạm xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình các cơ quan nhà nước không giữ lại để xử lý nội bộ mà kịp thời thông báo ngay cho cơ quan điều tra, VKS biết; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho CQĐT, VKS xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội; Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra, VKS, TA trong việc phát hiện và xử lý tội phạm; Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan điều tra, VKS phải xem xét, giải quyết tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và phải trả lời kết quả giải quyết cho cơ quan nhà nước đã báo tin hoặc kiến nghị biết; các cơ quan nhà nước phải thực hiện những yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ như cung cấp tài liệu cần thiết cho việc xác định tội phạm, sắp xếp công việc cho cán bộ, nhân viên là nghĩa vụ của người làm chứng… Ý nghĩa: Đảm bảo cho công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm; đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thòi. Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra (Điều 30) Nội dung: người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bối thường thiệt hại(những người này có thể là những người tham gia tố tụng bị thiệt hại do việc giải quyết không đúng của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra; hoặc cũng có thể là những người khác mà cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tố tụng trong qua trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã gây ra thiệt hại cho họ). Ý nghĩa: góp phần đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường tính dân chủ trong tố tụng hình sự. Đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng, đảm bảo việc giải quyết vụ án được đúng đắn, chính xác và hạn chế tối đa những thiệt hại không đáng có cho người dân. Điều kiện đảm bảo thực hiện: cần có những quy định đầy đủ cụ thể để làm cơ sở cho việc giải quyết; các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có ý thức tôn trọng các quyền và lợi ích của người dân, hạn chế những sai sót trong hoạt động tố tụng và phải biết lựa chọn những giải pháp hợp lý để có thể vừa giải quyết tốt vụ án vừa hạn chế những thiệt hại cho người dân. Nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 31) Nội dung: Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc bất kỳ cá nhân nào thuộc cơ quan đó (thể hiện: cơ quan, tổ chức, công dân có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan cũng như người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là không đúng pháp luật; Khiếu nại đối với hoạt động của điều tra viên được gửi đến cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát cùng cấp; khiếu nại đối với hoạt động của kiểm sát viên được gửi cho viện trưởng viện kiểm sát cấp đó hoặc viện trưởng viện kiểm sát cấp trên; trong giai đoạn xét xử, việc khiếu nại được gửi cho chánh án cùng cấp hoặc toà án cấp trên); cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại và tố cáo biết và có biện pháp khắc phục. Ý nghĩa: đảm bảo các quyền cơ bản của công dân trong hoạt động tố tụng hình sự; đảm bảo cho công tác xét xử đúng pháp luật … Nguyên tắc đảm bảo sự giám sát của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (Điều 32) Nội dung: chủ thể có quyền giảm sát theo quy định này là cơ quan nhà nước, uỷ ban mặt trận tổ quốc việt nam, các tổ chức thành viên của mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đối tượng của việc giám sát là các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Phạm vi giám sát là các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; Biện pháp giám sát theo quy định của nguyên tắc này là: nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì các chủ thể có quyền giám sát có quyền kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của BLTTHS. Ý nghĩa: là một trong những cơ chế giám sát việc áp dụng pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tư pháp; đảm bảo tính công khai, rõ ràng, minh bạch trong hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng; phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân thông qua cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động tư pháp. Qua đó góp phần đảm bảo cho hoạt động của các cơ quân tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Điều kiện đảm bảo thực hiện nguyên tắc: cần có những quy định rõ ràng, thống nhất, hợp lý về việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm cơ sở cho việc thực hiện; nâng cao trình độ, hiểu biết về pháp luật và tinh thần chủ động đấu tranh chống những sai trái tỏng hoạt động tố tụng của nhân dân nói chung và đại diện cơ quan nhà nước,tổ chức xã hội, đại diện dân cử nói riêng; các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực sự tôn trọng những kiến nghị của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đại biểu dân ciw và nghiêm túc xem xét, giải quyết những kiến nghị đó. Vấn đề II: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng (CQĐT, VKS, TA). Cơ quan điều tra. Tổ chức và nguyên tắc hoạt động của cơ quan điều tra. Theo quy định của BLTTHS và Pháp lệnh tổ chức điều tra vụ án hình sự 2004 thì các cơ quan điều tra gồm có: Cơ quan điều tra trong công an nhân dân; cơ quan điều tra trong quan đội nhân dân và cơ quan điều tra của VKS nhân dân tối cao. Cơ quan điều tra trong công an nhân dân gồm: cơ quan cảnh sát điều tra (là cơ quan có cơ cấu tổ chức và thẩm quyền rộng nhất- được tổ chức theo 3 cấp TW(cục); tỉnh(phòng); huyện(đội)); và cơ quan an ninh điều tra(là 1 bộ phận có cơ cấu tổ chức nhỏ, thẩm quyền hẹp(Tỉnh, TW); Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân: nằm trong sự quản lý của bộ quốc phòng với quy mô nhỏ và thẩm quyền hạn chế đước tổ chức theo 3 cấp: cơ quan điều tra khu vực(đội); cơ quan điều tra quân sự quân khu(phòng); cơ quan điều tra hình sự bộ quốc phòng(cục). Cơ quan điều tra của VKSNDTC: là một bộ phận cấu thành của VKSNDTC- có duy nhất một cơ quan điều tra gồm hai bộ phận chuyên trách (điều tra các vụ án do TAND xét xử và điều tra các vụ án do TAQS xét xử) có thẩm quyền hạn chế, số lượng án trong một năm rất ít. Bên cạnh đó, còn có một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân (đây không phải là các cơ quan điều tra nhưng do tính chất của công việc và do yêu cầu phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các hành vi phạm tội nên được tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định)..Khi tiến hành điều tra, CQĐT phải tôn trọng sự thật, tiến hành điều tra khách quan, toàn diện và đầy đủ nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và phải tuân theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều tra. CQĐT Có chức năng điều tra trong tố tụng hình sự và có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể: Khởi tố vụ án và khởi tố bị can: khi nhận được tin báo về tội phạm, cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án; Tiến hành các hoạt động điều tra: Trong giai đoạn điều tra CQĐT được phép tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để phát hiện, thu thập chứng cứ như: hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, khám xét… Được áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp cưỡng chế tố tụng- trường hợp cần thiết thì được phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng(đó là các biện pháp ngăn chặn-bắt tạm giữ, tạm giam; biện pháp cưỡng chế nhằm thu thập chứng cứ-khám xét, thu giữ; biện pháp bảo đảm cho điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án khác-kê biên tài sản, áp giải, dẫn giải…trong một số trường hợp luật định CQĐT khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng phải được VKS phê chuẩn; Ra những quyết định tố tụng cần thiết để giải quyết vụ án: khi điều tra nếu có đủ chững cứ để xác định tội phạm và người phạm tội, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Trong những trường hợp có căn cứ do luật định CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Ngoài ra CQĐT còn được ra một số các quyết định khác như:quyết định phục hồi điều tra, quyết định truy nã bị can, quyết định trưng cầu giám định… Viện kiểm sát. Tổ chức và nguyên tắc hoạt động. Điều 30 Luật tổ chức VKSND(2/4/2002) quy định: Hệ thống VKS gồm có: VKSNDTC; Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các VKSND huyện, quyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các VKS quân sự (VKSQS TW->VKS 9 quân khu->VKS khu vực). VKSND hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành. Nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong TTHS. VKS tham gia vào tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong giai đoạn khởi tố vụ án: VKS thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố VAHS, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, đảm bảo việc khởi tố có căn cứ, hợp pháp (VKS có quyền tự mình khởi tố vụ án trong trường hợp luật định; có quyền huỷ boe quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố không có căn cứ của cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố; kháng nghị quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ của hội đồng xét xử. Trong giai đoạn điều tra: VKS thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động điều tra nhằm đảm bảo việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật; không bơ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo các quyền công dân không bị hạn chế một cách trái pháp luật(VKS đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; yêu cầu thay đổi điều tra viên theo quy định của pháp luật; quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của cơ quan điều tra; kiểm sát hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền điều tra). Trong giai đoạn truy tố: Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; quyết định trả hồ sơ theo yêu cầu điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn xét xử: VKS có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Trong giai đoạn thi hành án: VKSND kiểm sát việc thi hành án nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời. Toà án. Tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân. Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân(2/4/2002) quy định toà án nhân dân gồm: TANDTC; các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các toà án quân sự; các toà khác do luật định; trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt. Toà án nhân dân xét xử theo các nguyên tắc của tố tụng. b.Nhiệm vụ và quyền hạn của Toà án nhân dân trong tố tụng hình sự. Xét xử vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm: Toà án nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật, ra các bản án và các quyết định cần thiết khác để giải quyết vụ án; Xét lại các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Khởi tố vụ án đối với tội phạm mới hoặc người phạm tội mới được phát hiện tại phiên toà; Ra quyết định đưa bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành. Quyết định việc hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, xoá án tích… Người tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên. Người tiến hành tố tụng theo chức vụ: thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra. Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra(Điều 34 BLTTHS) (Điều kiện: là điều tra viên- từ bậc trung cấp trở lên ưu tiên điều tra viên cao cấp; có khả năng tổ chức, lên kế hoạch hoạt động điều tra….cố hội đồng tuyển trọn ở các cấp khác nhau. Người tiến hành tố tụng theo chức danh: Điều tra viên-là người được bổ nhiệm(con đường duy nhất)theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự(Điều 29 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004). Điều kiện:là công dân việt nam, trung thành với tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, có kiến thức pháp lý(ít nhất 4 năm công pháp trong pháp luật- có bằng công tác nghiệp vụ, bằng cử nhân luật, học viện cảnh sát, học viện an ninh), có kinh nghiệm, sức khoẻ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ điều tra. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm(Điều 35 BLTTHS). Đối với các biện pháp điều tra thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan điều tra thì điều tra viên có quyền kiến nghị với thủ trưởng cơ quan điều tra- trường hợp không nhất trí thì điều tra viên phải chấp hành quyết định của thủ trưởng cơ quan điều tra nhưng có quyền khiếu nại lên cơ quan điều tra cấp trên(trong vòng 10 ngày thủ trưởng cơ quan điều tra cấp trên phải trả lời khiếu nại của điều tra viên). Viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên. Người tiến hành tố tụng theo chức vụ: Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS. VTVKSNDTC do Quốc hội bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. VTVKSQSTW do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức… Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 36. Người tiến hành tố tụng theo chức danh: kiểm sát viên- là người được bổ nhiệm(Điều 1 Pháp lệnh kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân 2002); Điều kiện:là công dân việt nam, trung thành với tổ quốc và hiến pháp nước CHXHCNVN, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ cảnh sát, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có sức khoẻ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm (Điều 37). Chánh án, Phó chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm, thư kí toà án. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng(Điều 42 BLTTHS); Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng (Điều 43); Thay đổi điều tra viên(Điều 44); Thay đổi kiểm sát viên(Điều 45); Thay đổi thẩm phán, hội thẩm (Điều 46); Thay đổi thư ký Toà(Điều 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương ôn TTHS.doc
Tài liệu liên quan