Phân tích Báo cáo tài chính tại tổng công ty mía đường i

Phần thứ ba 28

ĐẶC ĐIỂM TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG I VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1. giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty mía đường I. 28

3.1.1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Tổng Cụng ty Mớa Đường I. 28

3.1.2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng Công ty mía đường I. 30

3.1.3. Điều kiện kinh tế của Tổng Công ty. 32

3.1.3.1. Tỡnh hỡnh lao động và sử dụng lao động của Tổng Công ty 32

3.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 33

3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 33

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 34

3.2.1. Phương pháp chung. 34

3.2.2. Phương pháp chuyên môn. 35

3.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế. 35

3.2.2.2. Phương pháp so sánh. 35

3.2.2.3. Phương pháp phân tích ngang. 35

Số thực hiện năm nay 35

 Tỷ lệ tăng giảm so với năm trước = 35

3.2.2.4. Phương pháp phân tích dọc. 36

3.2.2.5. Phương pháp phõn tớch tỷ lệ. 36

3.2.2.6. Phương pháp thay thế liên hoàn. 37

Phần thứ tư 39

4.1. PHÂN TÍCH TèNH HèNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CễNG TY MÍA ĐƯỜNG I. 39

4.1.1. Phõn tớch tài sản và nguồn vốn. 39

4.1.1.1. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 39

4.1.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản của Tổng Công ty. 41

4.1.1.3. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn. 44

4.1.1.4. Phõn tớch tỡnh hỡnh sử dụng vốn kinh doanh. 48

4.1.1.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 48

4.1.1.4.2. Phân tích nguồn vốn cố định của Tổng Công ty. 50

4.1.2. Phõn tớch tỡnh hỡnh thanh toỏn của Tổng Cụng ty. 51

4.1.3. Phân tích khả năng thanh toán . 54

4.1.4. Phõn tớch tỡnh hỡnh và hiệu quả sử dụng vốn. 60

4.1.4.1. Phõn tớch hiệu quả sử dụng vốn trong quỏ trỡnh sản suất kinh doanh. 60

Biểu 16: Nguyên nhân làm tăng (giảm) tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 62

4.1.4.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn. 66

4.1.5. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty qua 3 năm. 71

4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁPCHỦ YẾU NHĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 74

4.2.1. Biện pháp về huy động vốn. 75

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính tại tổng công ty mía đường i, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo thực hiện với báo cáo dự toán. Đối với nền kinh tế thị trường thì trong kinh doanh công tác dự toán được đặt lên hàng đầu và khi có dự toán rồi thì chúng ta sẽ thực hiện và so sánh kết quả thực hiện với dự toán. +So sánh tuyệt đối được thể hiện bằng phép trừ với một chỉ tiêu mức tăng giảm so với dự toán. So sánh tương đối nó được thể hiện bằng phép chia. Số thực hiện Tỷ lệ thực hiện so dự toán = Số dự toán Mức tăng giảm Số dự toán Tỷ lệ tăng giảm so dự toán = 3.2.2.4. Phương pháp phân tích dọc. Là phân tích mối quan hệ theo chiều dọc trong một báo cáo để xem xét quan hệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo đó. -Ta thường xem xét chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác trong một báo cáo thì ta sử dụng phép chia hoặc phép trừ. -Ta làm rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên trong một báo cáo bằng cách xác định cơ cấu như là cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn . 3.2.2.5. Phương pháp phân tích tỷ lệ. Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính là phương pháp tỷ lệ. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tổng hợp và thúc đẩy nhanh qúa trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ; thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn Về phương pháp phân tích tỷ lệ thì chúng ta sẽ tính toán một số tỷ lệ đó có thể nằm trong một báo cáo nhưng có thể ở nhiêu báo cáo. Khi phân tích thông thường ta tính ra các tỷ lệ cho phù hợp, những tỷ lệ nào đó đã có tên thì gọi tên theo các tài liệu mà ta có. Còn những tỷ lệ nào mà ta tự linh hoạt tính toán thì ta phải tự đặt tên cho nó sau khi phân tích tỷ lệ đó là bao nhiêu, có tỷ lệ tăng là tốt nhưng có tỷ lệ tăng là không tốt cuối cùng phải dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố ở tử và ở mẫu. Ngoài các phương pháp trên khi phân tích báo cáo tài chính người ta thương xuyên sử dụng các phương pháp sau: 3.2.2.6. Phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Quá trình thực hiện thay thế liên hoàn gồm 4 bước: Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức độ chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Nếu gọi Q1 là kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Q1- Q0 = DQ. Bước 2 : Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Kỳ phân tích: Q1 = Kỳ gốc : Qo = Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự : Thế lần 1: Thế lần 2: Thế lần 2 chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc. Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là DQ . Thế lần1: Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố a Da = Thế lần 2: Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố b: Db = Tổng cộng các nhân tố là: = Da + Db Q1 - Q0 = DQ Phần thứ tư KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG I. 4.1.1. Phân tích tài sản và nguồn vốn. 4.1.1.1. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Mối quan hệ này thực chất phản ánh quan hệ giữa vấn đề sử dụng và huy động vốn, qua đó thấy được sự cân đối giữa vốn và nguồn vốn của Tổng Công ty theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản hiện có ( bao gồm tài sản lưu động trong hoạch toán kinh doanh và tài sản cố định) phải được trang trải bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty. Từ bảng cân đối kế toán ta hình thành được cân đối sau: Nguồn vốn CSH = A tài sản [I+II+III+IV +V( 2.3)+VI ] + A tài sản ( I+II+III) Theo số liệu trong bảng cân đối kế toán ta có bảng cân đối sau: Biểu 4: Tài sản LĐ và TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty chỉ tiêu Thời điểm nguồn vốn chủ sở hữu TSLĐ và TSCĐ trong kinh doanh Chênh lệch Năm 1998 129.642,93 517.215,15 -387.572,21 Năm1999 144.148,32 933.858,34 -78.910,02 Năm2000 111.559,05 1.168.487,79 -1.056.928,74 Nguồn: phòng tài chính kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy cả 3 năm qua nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải cho nhu cầu về tài sản lưu động và tài sản cố định trong hoạt động kinh doanh còn quá ít. Cụ thể là năm 98 còn thiếu 387.572,21 triệu đồng để trang trải, năm 1999 là 789.710,02 triệu đồng và năm 2000 là 105.6928,74 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty ngày càng thiếu nhiều đây là một biểu hiện xấu chứng tỏ là Tổng Công ty trong mấy năm vừa qua làm ăn không có hiệu quả. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đựơc liên tục thì Tổng Công ty phải huy động thêm vốn từ bên ngoài .Vì vậy Tổng Công ty đã phải đi vay vốn từ ngân hàng và bên ngoài để bù đắp phần thiếu hụt trên. Thường thì các doanh nghiệp trang trải nhu cầu về vốn của mình chủ yếu là vốn vay vì vậy ta có Nguồn vốn CSH +Vay ngắn hạn và dài hạn = TSLĐ +TSCĐ. Từ đó ta có biểu sau : Biểu 5: Tình hình huy động vốn từ các nguồn khác của Tổng Công ty qua 3 năm (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Thời điểm VCSH +V vay các đối tượng khác TSLĐ và TSCĐ trong kinh doanh Chênh lệch Năm 1998 374.535,13 517.215,15 -142.680,01 Năm 1999 784.237,85 933.858,34 -185.620,45 Năm 2000 903.174,92 1.168.487,79 - 265.312,87 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Qua biểu 5 ta thấy Tổng Công ty đã huy động vốn từ vốn chủ sở hữu và vốn vay mà vẫn chưa đủ trang trải; Tổng Công ty còn phải huy động từ các nguồn khác. Cụ thể là năm 98 Tổng Công ty chiếm dụng vốn là 142.680,01 triệu đồng, năm 1999 là 185.620,45 triệu đồng và năm 2000 là 265.312,87 triệu đồng. Như vậy cả 3 năm Tổng Công ty đều đi chiêm dụng vốn, phần chiếm dụng này chủ yếu là số tiền phải trả cho người bán và người mua trả trước. Đây là một cách thức mà Tổng Công ty áp dụng về “ phương thức thanh toán” Mặt khác trong nền kinh tế thị trường thì việc cung ứng tiền của khách hàng và mua chịu của nhà cung cấp là bình thường, nên đây là khoản chiếm dụng hoàn toàn hợp pháp. Nhưng do số vốn đi chiếm dụng quá nhiều trong khi đó thì nguồn vốn chủ sở hữu lại ít nên việc sử dụng vốn sẽ không được chủ động và dẫn đên tình trạng thô lỗ kéo dài. Qua phân tích đánh giá sơ bộ nhìn chung doanh nghiệp có khó khăn về nguồn vốn, nhưng đơn vị đã tận dụng các nguồn vốn khác để mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư chiều sâu. Do Tổng Công ty mới xây dựng thêm một nhà máy đường Nông Cống và năm 1999-2000 mới đi vào hoạt động mà nguồn vốn chủ yếu là đi vay do đó nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn ít. Tuy nhiên để đánh giá về sự đầu tư và phân bổ các nguồn vốn của đơn vị, chúng ta cần phân tích và nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. 4.1.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản của Tổng Công ty. Để xem xét tình hình biến động và cơ cấu tài sản có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của Tổng Công ty ta lập biểu sau: Khi xem xét tình hình phân phối tài sản và sự biến động của tài sản tốt hay xấu, thì có một chỉ tiêu khiến các nhà quản lý và đầu tư rất quan tâm đó là tỷ suất đầu tư. Chỉ tiêu đó được tính như sau: TSCĐ và ĐTDH Tỷ suất đầu tư = x 100 Tổng tài sản Theo số liệu ở bảng cân đối kế toán ta có. Tỷ suất đầu tư (năm 1998) = Tỷ suất đầu tư (năm 1999) = Tỷ suất đầu tư (năm 2000) = Như vậy tỷ suất đầu tư của Tổng Công ty tăng qua 3 năm. Điều đó cho thấy Tổng Công ty đã tăng cường thêm cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho quá trình sản suất kinh doanh. Từ đó thể hiện được năng lực sản suất kinh doanh và xu hướng phát triển lâu dài của Tổng công ty trong tương lai. Qua biểu 6 ta thấy được toàn bộ tình hình tài sản của Tổng Công ty, về quy mô của tài sản cũng như từng loại tài sản kết cấu trong đó. Tổng Công ty có tổng giá trị tài sản năm 1998 là 519848,00 triệu đồng Năm 1999 là 938917,08 triệu đồng, năm 2000 là 1171247,36 triệu đồng từ đó ta thấy được tổng tài sản của Tổng Công ty là đang tăng dần lên qua các năm cụ thể là năm 1999 tăng so với năm 1998 là 80,61% và năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 24,74%. Sự tăng tài sản đó là do Tổng Công ty đã đầu tư thêm nhiều dây chuyền sản xuất, và mở rộng quy mô sản xuất, và xây dựng thêm một nhà máy đường Nông Cống. Trong cả 3 năm thì chỉ có năm 1998 là có đầu tư tài chính ngắn hạn, bên cạnh đó thì hai năm 1999 và 2000 trong bảng kết quả sản xuất vẫn có chi phí và kết quả từ họat động tài chính. Điều này đựơc giải thích rằng Tổng Công ty đã đầu tư ngắn hạn là cho vay một số tháng, quý trong năm nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính là âm 714,97 triệu đồng và năm 1998 và âm 411,32 triệu đồng là của năm 1999 nhưng vào năm 2000 thì lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 3876,45 triệu đồng,vì Tổng Công ty còn có khoản đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là góp vốn liên doanh nhưng Công ty liên doanh làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó thì Tổng Công ty phải vay vốn của nước ngoài nhiều, mà chủ yếu là bằng USD trong khi đó thì tỷ giá hối đoái ngày càng tăng làm cho các khoản chênh lệch tỷ giá ngày càng nhiều do đó làm giảm đáng kể đến lợi nhuận của Tổng Công ty. Trong phần tỷ trọng ta thấy rằng qua tổng quy mô về giá trị tài sản vừa được trình bày ở trên thì tài sản lưu động và tài sản cố định gần như tương đương nhau. Nhưng qua 3 năm thì TSLĐ của Tổng Công ty đã giảm đáng kể cụ thể là năm 1998 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 52,51%, năm 1999 chiếm tỷ trọng là 40,42% và năm 2000 là chiếm 33,55%. Trong biểu 6 ta thấy rằng cơ cấu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Tổng Công ty đã giảm và giảm mạnh. Bên cạnh đó giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn qua 3 năm có xu hướng tăng lên cụ thể là năm1999 tăng so với năm 1998 là 39,00% và năm 2000 so với năm 1999 là 3,55 %. Điều này cho thấy là tổng tài sản tăng nhanh qua các năm nhưng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng không đáng kể nên nó chiếm tỷ trọng ít dần đi, chứng tỏ rằng Tổng Công ty chú trọng vào việc mua sắm cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị máy móc để mở rộng quy mô sản suất. Cũng từ số liệu chi tiết ta nhận thấy rằng vốn bằng tiền của Tổng Công ty trong năm 1999 so với năm 1998 tăng là 44,58% và năm 2000 so với năm 1999 là giảm 13,55%. Điều này cho thấy vào năm 2000 thì Tổng Công ty đã quay vòng tiền vốn của mình nhiều hơn làm cho lượng tiền ở trong quỹ là còn ít đây là một biểu hiện tốt mà Tổng Công ty cần phát huy. Trong bộ phận tài sản lưu động của Tổng Công ty thì các khoản phải thu chiếm đại đa số, giá trị các khoản phải thu năm 1998 là 45,43% năm 1999 là 36,75% năm 2000 là 43,03% mặc dù là về phần cơ cấu thì các khoản phải thu của Tổng Công ty có giảm nhưng về giá trị thì các khoản phải thu của Tổng Công ty vẫn tăng qua các năm, đây là một điều đáng lo ngại, tuy nhiên điều này thể hiện chính sách tín dụng khách hàng của Tổng Công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng đơn vị cần xây dựng quy chế chặt chẽ hơn và hạn chế bị chiếm dụng vốn trong lưu thông. Bên cạnh đó cũng cần lập các khoản dự phòng thích hợp cho các đối tượng nợ quá hạn và nợ khó đòi.Tài sản lưu động tăng do hàng tồn kho tăng năm 1999 tăng so với năm 1998 là 76, 98% cụ thể là tăng 50229,71 triệu đồng qua đây cho thấy lượng hàng ứ đọng nhiều ở trong kho, không tiêu thụ được làm cho lượng vốn bị nằm lại ở trong kho,và vòng quay của vốn bị kéo dài. Sự ứ đọng này một phần là do số đường nhập vào việt nam nhiều, mà giá lại rẻ do đó đường của ta không thể cạnh tranh được, trong khi đó chi phí cho một kg đường của ta cao hơn so với giá đường nhập lậu bán trên thị trường, vì vậy khối lượng đường của ta không thể tiêu thụ được. Nhưng đến năm 2000 thì khối lượng hàng tồn kho đã giảm so với năm 1999 là 5,76% cụ thể là giảm 6648,14 triệu đồng. Điều này cho thấy Tổng Công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, khả năng sản xuất hàng hoá ít nhập vào, đây là một biểu hiện tốt mà doanh nghiệp cần phát huy. Tuy nhiên đơn vị cũng cần chú ý đến mức dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn của năm 1999 tăng so với năm 1998 là 126,62% cụ thể tăng là 312850,41 triệu đồng và năm 2000 tăng so với năm 1999 là 39,12%. Sự tăng lên của tài sản cố định và đầu tư dài hạn của năm 1999 là chủ yếu chi phí xây dựng cơ bản cụ thể là tăng 280452,74 triệu đồng tương ứng là 219,99%, điều này được giải thích là Tổng Công ty đang tiến hành dự án xây dựng nhà máy đường Nông Cống ở Thanh Hoá. Còn năm 2000 so với năm 1999 tài sản cố định và đàu tư dài hạn tăng lên là do tăng tài sản cố định cụ thể là tăng 476604,56 triệu đồng tương ứng là 218,12%. Sự tăng này là do Tổng Công ty đầu tư trang thiết bị và dây chuyền sản xuất cho nhà máy đường Nông Cống và một số nhà máy khác. Biểu đồ 1: Tình hình phân bổ tài sản của Tổng Công ty Vậy từ phân tích trên đây ta có thể kết luận rằng cơ cấu tài sản của Tổng Công ty là tương đối hợp lý, song điều này chưa thể kết luận được là tình hình tài chính của Tổng Công ty là tốt. Vì một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt không chỉ biểu hiện ở kết cấu tài sản hợp lý, mà còn phải có một lượng vốn để hình thành nên tài sản cố định đó hợp pháp và có kết cấu thích hợp. Việc phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ cho biết khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Tổng Công ty cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà Tổng Công ty phải đương đầu.Vì vậy, ta phải tiếp tục tiến hành phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của Tổng Công ty. 4.1.1.3. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn. Phân tích tình hình phân bổ tài sản của Tổng Công ty chỉ cho ta cái nhìn tổng quát về thực trạng tài chính. Để xem xét nội dung bên trong của nó là mạnh hay yếu cần phải phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự trợ về mặt tài chính của Tổng Công ty cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh. Từ số liệu ở bảng cân đối ta có biểu 7. Qua biểu 7 Ta thấy rằng trong tài sản, tài sản lưu động và tài sản cố định là gần tương đương nhau chiếm tỷ trọng gần như nhau. Thì trong nguồn vốn “Nợ phải trả chiếm đại đa số chiếm 75,06% năm 1998, 84,65% năm 1999, và chiếm 90,48% năm 2000. Trong khoản mục nợ phải trả này ở biểu 7 cho hay nợ phải trả đang có xu hướng tăng và tăng rất nhanh đây là một dấu hiệu không tốt cho Tổng Công ty. Cụ thể là năm 1999 tăng so với năm 1998 là 404563,692 triệu đồng tương ứng là tăng 103,68% và năm 2000 tăng so với năm 1999 là 264.919,55 triệu đồng tương đương tăng 33,32%. Nợ dài hạn chiếm đại đa số, năm 1999 chiếm 53,84% năm 2000 chiếm 53,83%. Trong biểu 7 cho thấy. Nợ dài hạn đang có xu hướng tăng, với quy mô là 163157,03 triệu đồng và năm 1998 tăng162,29% vào năm 1999 và tăng 35,76% vào năm 2000 trong khi đó thì nợ ngắn hạn đang có xu hướng giảm tỷ trọng, nhưng về giá trị vẫn tăng và tăng không đáng kể. Qua đây chúng cho ta thấy rằng một bộ phận nợ dài hạn đã tăng lên điều này đứng về giác độ của Tổng Công ty thì có thể gọi là sự dịch chuyển giữa nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhưng dưới giác độ kế toán và các chủ nợ thì điều này lại hoàn toàn khác vì các chủ nợ hoàn toàn độc lập với nhau và kế toán phải chi tiết các khoản nào ra khoản ấy. Ngoài khoản mục nợ phải trả ra còn có khoản mục ((Nguồn vốn chủ sở hữu)). Trong biểu 7 ta thấy quy mô nguồn vốn chủ sở hữu rất ít Tổng Công ty có 129642,93 triệu đồng trong năm 1998 chỉ chiếm tỷ trọng trong nguồn vốn là 24,94%. Tỷ trọng này trong năm 1999 là 15,35% và năm 2000 là 9,52% xét về tỷ trọng thì nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm rất nhanh đây là một điều bất lợi cho Tổng Công ty. Vì trong khi nguồn vốn chủ sở hữu giảm nhanh thì nợ phải trả lại tăng nhanh điều này cho thấy doanh nghiệp đã vay rất nhiêu vốn. Bởi vì Tổng Công ty kinh doanh đạt hiệu quả thấp nên việc bổ xung thêm còn hạn chế. Xét về mặt giá trị thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 1999 có tăng hơn so với năm 1998 nhưng tăng không đáng kể và đến năm 2000 lại giảm đi xuống nhiều. Thông thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mục tiêu của họ là làm sao giảm được các khoản nợ phải trả và tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên, nhưng ở đây Tổng Công ty đã không đạt được mục tiêu đó mà ngược lại tăng nợ phải trả và giảm nguồn vốn chủ sở hữu, trong khi đó thì nợ phải trả lại chiếm đa số đây là một khó khăn lớn bởi vì Tổng Công ty nợ nần quá nhiều trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh lại quá ít. Qua việc phân tích tình hình tài sản nguồn vốn của Tổng Công ty ta thấy rằng các tài sản của Tổng Công ty đang quản lý sử dụng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn nợ . Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn của Tổng Công ty Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, khi phân tích cơ cấu tài sản điều mà người ta quan tâm trước tiên đó là ((Tỉ suất đầu tư)) còn khi phân tích cơ cấu nguồn vốn đó là ((Tỉ suất tự tài trợ)) Thông thường tỷ suất tự tài trợ lớn hơn 50% thì coi như tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả năng độc lập còn nếu tỉ suất này thấp hơn 50% thì các quết định đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào các đơn vị bên ngoài. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100 Tổng nguồn vốn Nợ phải trả Tỷ suất nợ = x 100 Tổng nguồn vốn Từ các công thức trên ta có bảng sau: Bảng 8: Phân tích khả năng độc lập về tài chính của Tổng Công ty qua 3 năm CHỈ TIÊU 1998 1999 2000 Chênh lệch (%) 1999 so 1998 2000 so 1999 Tỷ suất tự tài trợ 24,94 15,53 9,52 -9,59 -5,83 Tỷ suất nợ 75,06 84,65 90,48 9,59 5,83 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của Tổng Công ty quá thấp. Nói chung trong kinh doanh nếu tỷ suất tự tài trợ >50%thì coi như tình hình tài chính tạm ổn. Ngược lại nếu <50% thì lúc đó tình hình tài chính của doanh nghiệp biến đổi không lành mạnh. Như vậy tình hình tài chính của Tổng Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, với tỷ suất tự tài trợ đó sẽ không đủ vốn để trang trải cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có thể đánh giá được tình hình tài chính của Tổng Công ty không được thuận lợi vì tỷ suất tự tài trợ chiếm quá ít và qua các năm lại đang có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm này là do hai nguyên nhân. -Nguyên nhân 1: Mức ảnh hưởng của nguồn vốn chủ sở hữu tới tỷ suất tự tài trợ. DTỷ suất tự tài trợ (NVCSH) = Nguyên nhân 2: Mức ảnh hưởng của tổng nguồn vốn tới tỷ suất tự tài trợ. DTỷ suất tự tài trợ (Tổng NV) = Tổng hợp của hai nhân tố trên. DTỷ suất tự tài trợ = DTỷ suất tự tài trợ + DTỷ suất tự tài trợ (NVCSH) (Tổng NV) -9,95 = 2,79 + (-12,38). Như vậy ta thấy tỷ suất tự tài trợ của năm 1999 giảm là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 14505,39 triệu đồng, tương ứng 11,19% dẫn đến tỷ suất tự tài trợ nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2,79% còn mức ảnh hưởng của tổng nguồn vốn giảm đi và đã làm giảm tỷ suất tự tài trợ 12,38% . Trong năm1999 tỷ suất tự tài trợ đạt 15,35% nhưng năm 2000 tỷ suất tự tài trợ đạt 9,25% như vậy năm 2000 dẫ giảm so với năm 1999 là 5,83%. Nguyên nhân giảm là do hai yếu tố sau: Nguyên nhân 1: Mức ảnh hưởng của nguồn vốn chủ sở hữu tới tỷ suất tự tài trợ DTỷ suất tự tài trợ (NVCSH) = Nguyên nhân 2: Mức ảnh hưởng của tổng nguồn vốn tới tỷ suất tự tài trợ. DTỷ suất tự tài trợ(Tổng NV) = Tổng hợp của hai nhân tố trên. DTỷ suất tự tài trợ = DTỷ suất tự tài trợ + DTỷ suất tự tài trợ (NVCSH) (TổngNV) -2,83 = -3,47 + ( -2,36 ) Vậy tỷ suất tự tài trợ giảm đi là do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu dẫn tới tỷ suất tự tài trợ giảm 3,47% và ảnh hưởng của tổng vốn tới tỷ suất tự tài trợ giảm 2,36%. Tóm lại qua phân tích mối quan hệ giữa các mục trong bảng cân đối kế toán, tình hình biến động cơ cấu tài sản cũng như cơ cấu nguồn vốn cho thấy tình hình phân bổ vốn - nguồn vốn, các mối quan hệ giữa vốn - nguồn vốn thể hiện trên bảng cân đối kế toán của Tổng Công ty đến năm 2000 là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, việc phân tích mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát . Để có kết luận chính xác ta đi phân tích chỉ tiêu sau: 4.1.1.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh. 4.1.1.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn lưu động được dùng để tài trợ cho tài sản lưu động là những tài sản có thời gian sử dụng trong vòng một năm, đồng thời được dùng để đáp ứng cho nhu cầu thường xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn lưu động là yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định, nhiệm vụ và quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Vì vậy khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Nguồn vốn lưu động và nhu cầu nguồn vốn nguồn vốn lưu động là thừa hay thiếu. Từ nguồn số liệu phản ánh trong bảng cân đối kế toán ta có: Nguồn vốn lưu động thực tế = Nguồn vốn kinh doanh + Nguồn vốn vay = Nguồn vốn CSH -TSCĐ + Vay ngắn hạn Nguồn vốn lưu động năm 1998 là: 129642,934 -175914,17 + 85995,85 = 39724,61 triệu đồng Nguồn vốn lưu động năm 1999: 144148,32 - 218497,36 + 211261,54 = 136912,50 triệu đồng. Nguồn vốn lưu động của năm 2000. 111559,05 - 695101,92 + 233254,92 = -350287,95 -Tài sản dự trữ = Hàng tồn kho + CP trả trước + CP chờ kết chuyển -Tài sản dự trữ năm98 = 65251,91 + 1947,27 + 364,62 = 67563,81 -Tài sản dự trữ năm 99 = 115481,63 + 3813,49 + 2168,25=121463,37 -Tài sản dự trữ năm 2000 = 108833,48 + 10684,90 + 3479,99 = 122998,37 Trên cơ sở dữ liệu tính toán trên ta có biểu sau(Biểu 9): Như vậy qua bảng trên ta thấy chỉ có năm 1999 là Tổng Công ty có nguồn vốn lưu động thường xuyên đáp ứng cho đủ nhu cầu tài sản cố định. Còn lại 2 năm 1998 và năm 2000 Tổng Công ty đều không đảm bảo được vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn tự có của mình. Nhưng xét về cơ cấu của nhu cầu tài sản thì Tổng Công ty đã có bảo đảm trang trải cho tài sản cố định, phần còn lại của tài sản lưu động đã được Tổng Công ty vay ngắn hạn, cũng như đi chiếm dụng vốn hợp pháp của các đối tượng khác. Cụ thể là nguồn vốn vay cuả Tổng Công ty đã tăng dần qua các năm. 1999 tăng so với năm 1998 là 125265,69 triệu đồng tương ứng là 145,66% năm 2000 so với năm 1999 tăng 2199,37 triệu đồng tương ứng là 10,41%. Trong khi đó nguồn vốn kinh doanh của Tổng Công ty lại giảm một cách nhanh chóng, năm 1999 giảm so với năm 1998 là 28077,79 triệu đồng tương ứng là 60,68% đến năm 2000 giảm so với năm 1999 là 509193,83 triệu đồng tương ứng là 684,86%. Như vậy ở đây ta thấy Tổng Công ty đang thiếu vốn kinh doanh, việc này gây khó khăn cho Tổng Công ty trong việc tự chủ về tài chính, phát triển kinh doanh trong thời gian tới. Vì vậy đơn vị cần kết hợp nhiều biện pháp để giảm mức thiếu hụt nguồn vốn sản xuất kinh doanh hơn nữa bằng cách tăng tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, có như vậy Tổng Công ty vừa thêm được vốn mà vừa có thể trả nợ vay đồng thời tăng tính độc lập của đơn vị đối với các chủ nợ. 4.1.1.4.2. Phân tích nguồn vốn cố định của Tổng Công ty. Nguồn vốn cố định được huy động chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và thêm vào đó là nguồn vốn vay dài hạn của Tổng Công ty. Dựa vào bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính ta có biểu 10. Qua số liệu ở biểu 10 cho thấy trong cả 3 năm nguồn vốn cố định của Tổng Công ty đều không đủ để mua sắm tài sản cố định do đó Tổng Công ty phải sử dụng thêm nguồn vốn vay. Bên cạnh đó thì nguồn vốn cố định của Tổng Công ty năm 1998 là 135304,73 triệu đồng và năm 1999 là 145724,22 triệu đồng cho thấy vốn cố định năm 1999 đã tăng hơn năm 1998 là 10419,49 triệu đồng tương ứng là 7,7% nhưng sang năm 2000 thì vốn cố định chỉ còn143760,19 triệu đồng tức là giảm đi so với năm 1999 là 1964,0 triệu đồng tương ứng là giảm đi 1,35%, sự giảm này là do giảm nguồn ngân sách cấp, năm 2000 giảm so năm1999 là 7144,32 triệu đồng tương đương là giảm 8,09%. Nguồn vốn cố định của năm 2000 so năm 1999 thì giảm, còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Tổng Công ty lại tăng rất nhanh điều này cho thấy Tổng Công ty đã vay rất nhiều vốn để trang trải. Giá trị của nguồn vốn vay sẽ bằng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn trừ đi nguồn vốn cố định: Năm 1998 Tổng Công ty đã vay là: 246855,28 -135304,73 = 111550,54 triệu đồng. Năm 1999 vay vốn là: 559435,69 - 145724,22 = 413711,46 triệu đồng. Năm 2000 vay vốn là : 778309,60 -143760,19 = 634549,41 triệu đồng. Như vậy ta thấy tài sản cố định của Tổng Công ty chủ yếu là được mua sắm do nguồn vốn đi vay, nguồn vốn vay cũng tăng lên tỷ lệ thuận với tài sản cố địnhvà đầu tư dài hạn của Tổng Công ty. Tóm lại, qua phân tích ta thấy rằng giá trị tài sản cố định và đàutư dài hạn của Tổng Công ty tăng lên nhanh, điều đó cho thấy là Tổng Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường mua sắm đổi mới trang thiết bị, nhưng sự tăng lên kéo theo các khoản nợ tăng vì vậy đòi hỏi Tổng Công ty phải có b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3440.doc
Tài liệu liên quan