Phân tích chiến lược của tập đoàn Compass Group

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG 5

I.Giới thiệu chung về tập đoàn Compass Group 5

II.Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Compass 5

1.Trước năm 1980 5

2.Giai đoạn 1980 – 1989 5

3.Giai đoạn 1990 – 1999 6

4.Giai đoạn 2000 đến nay 8

III.Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm 9

1.Kinh doanh & Công nghiệp 9

1.1. Dịch vụ Eurest 10

1.2. Nhà hàng Associates 11

2.Quốc phòng và chính phủ 12

3.Y tế 12

4.Giáo dục 12

5.Thể thao và giải trí 12

IV.Thị trường 13

1.Vương quốc Anh và Ireland 14

2.Bắc Mỹ 14

3.Lục địa châu Âu 15

4.Phần còn lại của thế giới 16

V.Sứ mệnh 17

VI.Viễn cảnh 18

1.Tư tưởng cốt lõi 19

1.1.Giá trị cốt lõi 19

1.2.Mục đích cốt lõi 19

2.Hình dung tương lai 19

2.1.Mục tiêu thách thức (BHAG) 19

2.2.Mô tả tương lai 20

3.Kết luận 20

3.1.Các truyền thống được lưu giữ về công ty 20

3.2.Những nét đặc biệt về tập đoàn 20

3.3.Sự rõ ràng về mục đích 21

PHẦN B: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 22

I.Môi trường toàn cầu 22

1.Ngành công nghiệp thực phẩm thế giới đang “oằn mình” trước cơn “bão giá” nguyên liệu 22

2.Vấn đề an toàn thực phẩm được thế giới đặc biệt coi trọng 22

II.Môi trường vĩ mô 23

1.Kinh tế 23

1.1.Tăng trưởng kinh tế-GDP 24

1.2. Tỷ lệ lạm phát 24

2.Môi trường nhân khẩu học 25

3.Môi trường chính trị-pháp luật 25

III.Môi trường ngành 26

1.Định nghĩa ngành 26

2.Mô tả ngành 26

3.Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 27

3.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 27

3.2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành 27

3.3. Năng lực thương lượng của người mua 28

3.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp 28

3.5. Các sản phẩm thay thế 28

4.Nhóm chiến lược 29

5.Chu kỳ sống của ngành 29

IV.Phân tích cạnh tranh 30

1.Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi 30

1.1. Các thay đổi về người mua sản phẩm 30

1.2. Sự thay đổi về quy định và chính sách 30

1.3. Các thay đổi về hiệu quả kinh tế: 31

1.4. Toàn cầu hóa 31

2.Các nhân tố then chốt thành công trong ngành 31

3.Kết luận về sức hấp dẫn của ngành 32

PHẦN C: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC 33

I. Chiến lược cấp công ty: 33

1.Lĩnh vực hoạt động: 33

2. Chiến lược đa dạng hóa: 33

2.1. Mua lại: 33

2.2.Sáp nhập: 34

II. Chiến lược quốc tế 34

1. Sức ép từ địa phương: 34

2. Sức ép của việc giảm chi phí : 35

3. Sự dịch chuyển khả năng gây khác biệt : 35

4. Lựa chọn chiến lược: 36

5. Các quyết định thâm nhập thị trường : 36

6. Cách thức thâm nhập thị trường: 38

III.Chiến lược chức năng 39

1. Hiệu quả vượt trội: 39

1.1. Sản xuất 39

1.2. Nghiên cứu và phát triển: 39

2. Đáp ứng khách hàng: 40

2.1. Marketing: 40

2.2. Quản trị nguyên vật liệu: 40

2.3. Hệ thống nguồn nhân lực 40

2.4. Hệ thống thông tin khách hàng 40

IV.Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 41

1.Nhu cầu khách hàng 41

2.Các nhóm khách hàng và thịt trường 42

2.1.SBU tại khu vực Kinh doanh công nghiệp 42

2.2.SBU tại khu vực Quốc phòng 42

2.3.SBU tại khu vực Giáo dục 42

2.4.SBU tại khu vực Y tế 43

2.5.SBU tại khu vực Thể thao- giải trí 43

3.Tạo dựng lợi thế cạnh tranh 44

V.Thành tựu 44

1.Thị trường 44

1.1.Tăng trưởng thị trường 44

1.2.Thương hiệu, danh tiếng 45

2.Tài chính 46

VI.Cơ cấu tổ chức 52

VII.Phân tích SWOT 55

PHẦN D: LỢI THẾ CẠNH TRANH 56

I.Bản chất của lợi thế cạnh tranh 56

1.Điều kiện cần của lợi thế cạnh tranh 56

2.Khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh 56

2.1. Tập trung vào khách hàng 56

2.2. Thõa mãn khách hàng 57

II.Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh 57

1.Nguồn lực – khả năng tiềm tang 57

2.Đánh giá các nguồn lực - khả năng tiềm tàng 59

Khả năng quản trị nguồn nhân lực: 60

Khả năng xây dựng thương hiệu: 61

3.Chuỗi giá trị 62

3.1. Mô tả những gì doanh nghiệp làm ở mỗi hoạt động 63

3.2. Định chuẩn với đối thủ 63

KẾT LUẬN 65

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược của tập đoàn Compass Group, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p khẩu tăng 65,1%, ngũ cốc tăng 56,7% và thịt bò tăng 12,1%. Giá nguyên vật liệu lên cao khiến giá thực phẩm thế giới lên mức kỷ lục.Chỉ số giá của 55 loại thực phẩm tăng 2,2% lên 236 điểm từ mức 230,7 điểm trong tháng 1, đánh dấu tháng gia tăng thứ 8 liên tiếp. FAO dự báo, sản lượng thực phẩm sẽ phải tăng 70% trong giai đoạn từ 2010-2050, khi dân số thế giới tăng và thu nhập ngày càng tăng cao thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sữa và thịt. Bên cạnh đó, giá dầu tăng cũng đẩy giá thực phẩm thế giới tăng cao. Vấn đề an toàn thực phẩm được thế giới đặc biệt coi trọng Vấn đề an toàn thực phẩm đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi hiểm họa từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế và chính phủ mỗi quốc gia cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề kiểm tra, giám sát chặt chẽ các loại thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người dân toàn cầu. Tại Mỹ, trước thực trạng đáng báo động là 1/6 dân số bị nhiễm bệnh do ngộ độc thực phẩm mỗi năm, chính phủ Mỹ mới đây đã thông qua Luật Hiện đại hóa An toàn Vệ sinh Thực phẩm, chủ trương siết chặt an toàn từ khâu sản xuất. Luật mới cho phép Cục Quản lý Thực-Dược phẩm (FDA) được thanh tra bất kỳ cơ sở chế biến thực phẩm nào và ra lệnh thu hồi nếu nghi ngờ thực phẩm không bảo đảm an toàn. FDA cũng được phép buộc các nhà sản xuất thực phẩm, nước uống trình bày chi tiết các biện pháp hạn chế nhiễm khuẩn của cơ sở mình trước khi đưa thực phẩm ra thị trường. Cả những loại thực phẩm nhập khẩu cũng sẽ được cơ quan này kiểm định gắt gao hơn. Trung Quốc bắt đầu tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm. Cơ quan giám sát, thanh tra và thẩm định chất lượng thực phẩm (AQSIQ) đề xuất dự thảo luật, yêu cầu chính phủ nghiêm ngặt hơn với thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là sữa. Dự luật cũng đề xuất đối với các bạn hàng lần đầu nhập nguyên liệu sữa thô vào Trung Quốc, AQSIQ được quyền yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ thú y, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước đó. Còn đối với các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ... thì AQSIQ cần biết thông tin về nguyên liệu sản xuất, công nghệ chế biến, thành phần , chất phụ gia... Ngoài ra, dự luật cũng đề xuất mọi thông tin trên bao bì thực phẩm ngoại nhập phải được dịch ra tiếng Trung Quốc để người tiêu dùng hiểu rõ. Úc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm bằng cách giáo dục kiến thức cho các công ty sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Úc cho rằng ở mỗi cơ sở kinh doanh, chỉ cần một người được đào tạo là đủ. Hình thức học rất đa dạng, có thể là học nhóm, học tại lớp, học qua báo chí hoặc qua Internet. Nội dung học xoay quanh các vấn đề cơ bản như ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn; các bệnh lây lan qua côn trùng; cách chế biến, trưng bày thực phẩm sạch; cách vệ sinh dụng cụ chứa và bảo quản thực phẩm... Cơ sở nào bị phát hiện bán thức ăn bẩn và thiếu an toàn sẽ bị phạt nặng. Anh cũng xem việc nâng cao kiến thức cho các nhân viên trong dây chuyền sản xuất - phân phối - bán lẻ thực phẩm là cốt lõi. Canada thì thực hiện chu kỳ khép kín, vừa kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến, vừa giáo dục ý thức người dân, hạn chế sử dụng hóa chất trồng trọt lại vừa làm tốt việc thu hồi thực phẩm kém chất lượng. Còn tại Đức, ngay sau khi thực phẩm nhiễm dioxin gây náo loạn trong nước và quốc tế, chính phủ nước này đã khẩn trương đưa ra các quy định mới về tiêu chuẩn cho thức ăn chăn nuôi. Các quy định mới yêu cầu các công ty sản xuất phải thông báo tất cả các xét nghiệm về sản phẩm của họ với các cơ quan chức năng của Đức để qua đó tạo ra một “hệ thống cảnh báo sớm”. Ngoài ra, luật mới cũng yêu cầu các phòng xét nghiệm tư nhân cũng phải báo cáo kết quả nghi ngờ liên quan đến các chất nguy hiểm như dioxin. Kết luận: Với những tác động toàn cầu lớn như vậy, các công ty hoạt động trong ngành thực phẩm phải chịu áp lực về chi phí nguyên vật liệu đầu vào, cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí. Không những thế, áp lực từ chính phủ và các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng buộc các công ty phải chú trọng về chất lượng của các dịch vụ, sản phẩm để có thể tồn tại trong ngành. Môi trường vĩ mô Kinh tế Vương quốc Anh là nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Âu sau khi Đức và Pháp. Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhấn nền kinh tế Anh vào thế khó khăn. Điều này, khiến chính phủ thực hiện một số biện pháp để kích thích nền kinh tế và ổn định tài chính thị trường. Hiện nay nó là sức mạnh thương mại hàng đầu của thế giới và trung tâm tài chính. Trong số các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, khu vực sản xuất đã giảm tương đối so với khu vực dịch vụ. Khu vực dịch vụ chiếm hai phần ba GDP, trong khi sản xuất đại diện cho ít hơn 20% sản lượng quốc gia. Tăng trưởng kinh tế-GDP Biểu đồ thể hiện: tổng sản phẩm quốc nội từ quý 4-2006 đến quý 4-2010Nguồn: Anh bước vào một cuộc suy thoái trong quý 2 của năm 2008, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) và đã thoát suy thoái trong quý 4 của năm 2009. Các số liệu nghiên cứu ONS của tháng 11 năm 2009 cho thấy, Vương quốc Anh đã bị 6 / 4 liên tiếp tăng trưởng âm. Ngày 26 tháng 1 năm 2010, ONS xác nhận rằng Anh đã thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế. Trong quý 2 năm 2010 nền kinh tế tăng trưởng 1,2% tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất trong 9 năm, trong quý 3 của năm 2010 kinh tế Anh tăng 0,8%, điều này thể hiện quý 3 năm 2010 tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhưng đến quý 4 năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Dự đoán rằng có thể xu hướng này tiếp diển trong năm 2011 do tác động của nền kinh tế thế giới. Kết luận: Điều này sẽ là một đe dọa cho mọi ngành đặc biệt là ngành dịch vụ thực phẩm. Vì khi sản lượng sản xuất ít, người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu, nhu cầu ăn ở ngoài giảm. 1.2Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát tại Vương quốc Anh lần cuối báo cáo tại 4 % vào tháng 1 năm 2011. Từ năm 1989 đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát trung bình ở Anh là 2,72 % đạt mức cao lịch sử của 8,5 % vào tháng 4 năm 1991 và kỷ lục ở mức thấp 0,5% trong tháng 5 năm 2000. Con số CPI là cao nhất kể từ tháng 11 năm 2008, và sẽ gây áp lực lên Ngân hàng Anh để nâng lãi suất. Biểu đồ thể hiện: tỷ lệ lạm phát từ năm 2000 đến năm 2011 Nguồn: Tỷ lệ lạm phát tháng 12 năm 2010 là 3.7% đến đầu năm 2011 tăng 0.3%. Dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp diển trong năm 2011. Theo thống đốc Ngân hàng Anh Mervyn King cho biết sự gia tăng lạm phát là do sự gia tăng VAT, sự yếu kém trong quá khứ của đồng pound, gần đây do giá cả hàng hóa tăng. Kết luận: giá cả hàng hóa tăng cao làm nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm. Sự tăng giá nguyên vật liệu có thể buộc các công ty trong ngành phải xem lại kế hoạch sản xuất. Môi trường nhân khẩu học Biểu đồ thể hiện: dân số từ năm 1951 đến đầu 2011 Nguồn: Office for National Statistics; National Assembly for Wales; General Register Office for Scotland; Northern Ireland Statistics and Research Agency Vào giữa năm 2005, Vương quốc Anh có 60.200.000 người, trong đó 50.400.000 sống ở Anh. Tăng trưởng đã được nhanh hơn trong những năm gần đây một phần là kết quả của tỷ lệ sinh cao hơn so với tỷ lệ tử, với di dân là một yếu tố quan trọng từ cuối những năm 1990. Từ giữa năm 1991 và giữa năm 2003 dân số đã tăng tỷ lệ hàng năm là 0,3 phần trăm. Dân số thường trú ước tính của Vương quốc Anh là 61.792.000 vào giữa năm 2009, tăng 394.000 vào năm trước. Theo văn phòng Thống kê Quốc gia đã dự đoán dân số sẽ tăng 5.600.000-64.800.000 trong 2031. Kết luận: với sự bùng nổ của dân số tất yếu dẩn đến nhu cầu thực phẩm đa dạng và thực phẩm chất lượng ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội cho ngành dịch vụ thực phẩm. Môi trường chính trị-pháp luật Từ năm 2000 đến một tập hợp mới các quy định vệ sinh thực phẩm đã có hiệu lực. Những thay đổi quan trọng của pháp luật về vệ sinh thực phẩm có trong Quy chế (EC) số 852/2004 nhằm tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng. Sau đó, sự ra đời của Đạo luật an toàn thực phẩm năm 2006 với các quy tắc vệ sinh thực phẩm cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, áp dụng trong chuỗi thực phẩm, từ sản xuất chủ yếu để bán hoặc cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm. Các quy định về bảo vệ lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng ở Vương Quốc Anh cũng được thông qua năm 2008, gắn trách nhiệm xã hội của ngành dịch vụ thực phẩm. Sau những sự cố về nhiễm độc thực phẩm chế biến, người tiêu dùng ngày càng lo ngại hơn khi mua thực phẩm chế biến sẵn. Do đó, để vượt qua rào cản này ngành dịch vụ thực phẩm cần thiết lập các chính sách vì lợi ích cộng đồng. Kết luận: các công ty trong ngành phải chịu áp lực từ việc đáp ứng các tiêu chuẩn vì lợi ích của người tiêu dùng. Vậy qua các phân tích trên, các nhân tố tác động mạnh nhất tạo ra cơ hội, đe dọa đến ngành dịch vụ thực phẩm là nhân tố nhân khẩu học, chính trị pháp luật. Môi trường ngành Định nghĩa ngành Dịch vụ thực phẩm hoặc ngành công nghiệp phục vụ ăn uống: là một ngành công nghiệp lớn mà việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn bên ngoài. Ngành này bao gồm các nhà hàng, cateen trường học, nhà ăn bệnh viện và phục vụ các hoạt động khác như phục vụ đám cưới, buổi tiệc… Mô tả ngành Đây là ngành cung cấp theo hợp đồng và thực phẩm thì được chuẩn bị trước với mức chi phí định trước . Thực đơn được phục vụ tại các sự kiện thường hạn chế so với một thực đơn tại các nhà hàng và thường được yêu cầu chọn trước của khách hàng. Cách thức của thực phẩm cũng được chuẩn bị là khác nhau, Có hai loại chính trong dịch vụ cung cấp thực phẩm: Thể chế: các dịch vụ thực phẩm tại các bệnh viện, trường đại học, các hãng hàng không, khách sạn lớn, và các trung tâm nghỉ hưu,.. cung cấp nhiều loại thực phẩm và nước uống . Các tổ chức này thường hợp đồng với một công ty cung cấp thực phẩm Xã hội: Những Caterers cung cấp thực phẩm và nước giải khát các dịch vụ cho các nhóm công dân, tổ chức từ thiện, các tập đoàn, doanh nghiệp, và cá nhân trong một phòng ăn uống hoặc các bữa tiệc hoặc tại một địa điểm được chọn. Ngành dịch vụ thực phẩm cung cấp sự lựa chọn cho khách hàng bởi những thực phẩm chất lượng cao, đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng, để đáp ứng nhu cầu của mọi người trong cả ngày, mọi lúc, mọi nơi. Ngành cung cấp thực phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau từ nhà hàng cho đến các cửa hàng thức ăn, quán cà phê và bán hàng tự động. % Doanh thu tại các thị trường phục vụ. Dịch vụ thực phẩm bán hàng cho các nhà hàng và các tổ chức được ước tính là khoảng $ 400 tỉ. Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm lớn bao gồm Compass Group, Aramark, Sodexho…. Ngành dịch vụ thực phẩm là một ngành phân tán. Tại Anh, có rất nhiều công ty tham gia vào ngành, ngoài các công ty lớn kể trên, còn có hơn 50 các công ty khác như : Discovery Foods, Kent Frozen Foods, Moy Park, MDC Foods……Hiện tại không có công ty nào giữ vị trí thống trị ngành. Ngành rất đa dạng về dịch vụ cũng như sản phẩm, tuy nhiên rất khó tạo sự khác biệt. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 3.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Hiện nay tại Anh thì ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm là ngành phát triển mạnh . Với các tập đoàn hàng đầu như Crown Group, Compass Group, Bensalem, PA Bensalem …từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với mọi khách hàng không chỉ tại vương quốc Anh mà còn trên khắp Châu Âu và thế giới.Các tập đoàn này lớn mạnh trong việc cung cấp thực phẩm đồ uống và các dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời trong các lĩnh vực như kinh doanh và công nghiệp,quốc phòng và chính phủ ,trường học ,bệnh viện... Đó là rào cản rất lớn cho các đối thủ của họ trong việc xâm nhập thị trường vì khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những nhãn hiệu nổi tiếng hơn vì sản phẩm mang đến cho họ không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn rất tuyệt vời. Thói quen cũng như sự trung thành luôn là trở ngại của các đối thủ cạnh tranh tiềm tang. Các tập đoàn như compass đã trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, quy mô hoạt động của chúng là môi trường toàn cầu, số lượng sản xuất ra chiếm phần lớn thị phần thế giới và trở nên quen thuộc với người dân do đó đe doạ nhập cuộc là rất cao. 3.2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành Có thể nói nhu cầu về thực phẩm trong tất cả các lĩnh vực là rất lớn, chính vì vậy có rất nhiều công ty đã nắm bắt và ra đời từ rất sớm. Cạnh tranh giữa các tập đoàn trong ngành rất gay gắt và hấp dẫn với sự góp mặt của các tập đoàn nổi tiếng như Crown group, Compass group… Ngày nay với cuộc sống được nâng cao, thu nhập của người dân cao ở nhiều nước, thì nhu cầu về ăn uống là vô cùng lớn và việc đòi hỏi những sản phẩm chất lượng cao lại càng quan trọng . Điều này làm tăng thêm mức độ cạnh tranh trong ngành này là rất cao. 3.3. Năng lực thương lượng của người mua Ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm là ngành rất đa dạng ,nó cung cấp cho khách hàng trong rất nhiều lĩnh vực .Và mỗi lĩnh vực khác nhau là những khách hàng sẽ đòi hỏi những dịch vụ sản phẩm khác nhau ,với rất nhiều tập đoàn cùng cung cấp những dịch vụ thực phẩm cho các đối tượng khách hàng thì điều này tạo cơ hội cho khách hàng có thể yêu cầu cao hơn và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của mình .Tại châu Âu nói chung và vương quốc Anh nói riêng thì có rất nhiều tập đoàn cung cấp dịch vụ ăn uống, đồng thời các sản phẩm trong ngành rất đa dạng với sự xuất hiện nhiều sản phẩm khác nhau…điều này làm cho năng lực thương lượng của người mua lại càng tăng thêm vì người mua có nhiều sự lựa chọn và so sánh. Hơn nữa việc người mua chuyển đổi giữa các cửa hàng với nhau là rất dễ dàng với chi phí thấp . Tóm lại năng lực thương lượng của người mua trong thị trường dịch vụ thực phẩm là rất cao 3.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ so với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có qui mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.Tuy nhiên với ngành cung cấp thực phẩm thì thị trường mà nhà cung cấp lại rất lớn ,riêng tại Anh các nhà cung cấp phục vụ cho ngành này là khoảng 5000 . Do đó ngành có khả năng thương lượng rất cao với nhà cung cấp.Các nhà cung cấp các sản phẩm sạch cho ngành này là rất quan trọng bởi nó không những ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến sứ khỏe và tính mạng của khách hàng. Do vậy mà có thể nói rằng năng lực thương lượng của nhà cung cấp là thấp nhưng muốn có những nguyên liệu sạch để chế biến thì ngành lại chịu “lép vế” đối với họ. 3.5. Các sản phẩm thay thế Áp lực chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác như của môi trường như văn hoá, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hương tới sự đe doạ của các sản phẩm thay thế. Đây là những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của ngành. Ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm có thể bị thay thế bởi các sản phẩm được chế biến tại các quán hay nhà hàng ,hoặc khách hàng có thể mua về để chế biến… Khi người tiêu dùng quan tâm hơn đến những bữa ăn trong gia đình thì ngành sẽ bị cạnh tranh rất khốc liệt. Thế nhưng điều này khó có thể phát triển bởi đa số người dân bây giờ luôn bận rộn với công việc và việc nấu những món ăn cho gia đình là rất khó khăn bởi họ không có đủ thời gian để làm điều này. Ngày nay với tốc độ kinh tế tăng trưởng cao thì khách hàng có khuynh hướng lựa chọn những sản phẩm đa dạng và thông minh hơn . Nhóm chiến lược Xem xét điều kiện thực tế của ngành, hai tiêu chí để đánh giá, phân loại nhóm chiến lược đó là thương hiệu công ty và phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Phạm vi hoạt động Thương hiệu Nhóm dẫn đầu: Compass Group, Sodexho, Aramark Nhóm theo sau: Discovery Foods, Kff, Moy Park Trong ngành dịch vụ thực phẩm có hai nhóm chiến lược: Nhóm dẫn đầu gồm: Compass Group, Sodexho, Aramark. Đây là nhóm có thị phần cao nhất, chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Do đó, tạo ra vị thế cạnh tranh so với nhóm chiến lược khác trong ngành. Nhóm theo sau gồm: Discovery Foods, Kff, Moy Park. Đây là những công ty theo sau và lấp chỗ trống thị trường. Nhóm này chỉ tập trung vài phân đoạn thị trường nhỏ với dịch vụ, do đó không thể cạnh tranh gay gắt với nhóm dẫn đầu. Chu kỳ sống của ngành Mặc dù ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm là ngành cũng rất có triển vọng nhưng trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới có những cuộc khủng hoảng tác động tới mọi mặt của đời sống người dân thì đối tượng khách hàng của ngành này cũng có nhiều sự lựa chọn thông minh hơn như có thể ăn tại nhà ,các của hàng bán lẻ bởi có rất nhiều dịch vụ ăn uống nhanh gọn , tiết kiệm thời gian cũng như có sự phong phú trong thực đơn ăn uống như bánh mì, bữa ăn chuẩn bị sẵn sàng và sản phẩm thực phẩm khác. Những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng cũng khó có thể xâm nhập ngành bởi ngành trong giai đoạn này khủng hoảng cùng với tác động của môi trường toàn cầu , môi trường vĩ mô và môi trường ngành ,và sự lựa chọn của khách hàng thì ít có sự thay đổi do họ thường sử dụng sản phẩm chất lượng của những tập đoàn nổi tiếng hơn. Đặc biệt trong giai đoạn này là những cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn lớn trong ngành như Sodexho, Aramark và Compass ,đây là những tập đoàn cung cấp dịch vụ thực phẩm lớn nhất tại Anh và một số khu vực trên thế giới. Những tập đoàn này cạnh tranh khốc liệt như đa dạng hóa thực đơn hơn và có nhiều dịch vụ hỗ trợ hơn hay là những cuộc cạnh tranh về giá để có thể dành được hợp đồng từ khách hàng Khi nguồn cung đang dần khan hiếm tại Anh như thịt bò thì các dịch vụ thực phẩm cũng mất đi buộc các tập đoàn phải nhập khẩu và chính vì vậy mặc dù tại Anh có tới 5000 nhà cung cấp trong lĩnh vực này nhưng muốn có những nguyên liệu sạch để chế biến thì ngành lại chịu “lép vế” đối với họ. Với những tác động như vậy, các công ty trong ngành đang đi vào giai đoạn tái tổ chức. Phát sinh Tăng trưởng Tái tổ chức Phân tích cạnh tranh Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi 1.1. Các thay đổi về người mua sản phẩm Theo nghiên cứu nhân khẩu học ở Anh, thu nhập của người dân cao hơn ,do đó người tiêu dùng tìm kiếm những thực phẩm chất lượng cao không những ngon, lạ, an toàn mà còn quan tâm đến những thực phẩm ít chất béo và tốt cho sức khỏe Trong thời gian gần đây, có rất nhiều sự cố về thực phẩm luôn xảy ra như vụ nhiễm độc ở sữa, bánh bao nhân giấy cotong … đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng bây giờ rất đề phòng với những thực phẩm chế biến sẵn, vì thế việc đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. 1.2. Sự thay đổi về quy định và chính sách Vấn đề an toàn thực phẩm đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi hiểm họa từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.Chính phủ Anh đã các điều luật về An toàn vệ sinh thực phẩm, chủ trương siết chặt nghiêm ngoặc an toàn từ khâu sản xuất đến phân phối.Cả những loại thực phẩm nhập khẩu cũng sẽ được cơ quan này kiểm định gắt gao hơn để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Do đó các tập đoàn cung cấp dịch vụ thực phẩm muốn gia nhập thị trương quốc tế phải tìm hiểu các quy định về vấn đề này và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng. 1.3. Các thay đổi về hiệu quả kinh tế Giá nguyên vật liệu đầu vào dành cho ngành công nghiệp thực phẩm tăng mức kỷ lục, làm tăng chi phí đầu vào cho toàn ngành. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ từ các khâu sản xuất, phục vụ khác hàng đã giúp các công ty giảm được phần nào chi phí so với trước đây, đem lại hiệu quả cao. Các công ty phải cân nhắc giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế. Hiện tại, một số công ty đã thu hẹp quy mô sản xuất của mình, vì thế cạnh tranh giữa các tập đoàn lớn như Compass Group, Aramark, Sodexho ngày càng gay gắt. 1.4. Toàn cầu hóa Nhu cầu của khách hàng không phải là một quốc gia mà trên toàn cầu .Chính vì vậy các công ty dịch vụ thực phẩm không chỉ hoạt động trong 1 quốc gia mà là đa quốc gia. Vì vậy các dịch vụ thực phẩm phải đa dạng để thõa mãn các khẩu vị khác nhau của khách hàng trên các quốc gia khác nhau Môi trường toàn cầu hóa làm cho sự canh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, tạo áp lực cho các công ty trong ngành, vì vậy các công ty buộc phải nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hoạt động marketing đến khách hàng. Các nhân tố then chốt thành công trong ngành Các nhân tố then chốt để thành công trong ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm chính là chất lượng sản phẩm ,đổi mới, sự nắm bắt nhu cầu khách hàng. Thứ nhất là chất lượng sản phẩm :bởi đặc thù của ngành là cung cấp dịch vụ thực phẩm .Khách hàng quan tâm đến đầu tiên là thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng ,đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm .Chính vì vậy các tập đoàn lớn tại Anh luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tuyệt vời nhất . Tiếp theo là sự nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Quả thật, trong cuộc cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay thì việc thu hút khách hàng luôn đóng vai trò quyết định. Nhưng để thành công trong quá trình lôi kéo khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của mình thì không phải ai cũng làm được. Sự thoả mãn của khách hàng là những gì mà công ty cần phải phấn đấu đạt được. Đó cũng là cách tốt nhất để thu hút và giữ chân khách hàng. Những khách hàng được thoả mãn cao cũng ít quan tâm hơn đến vấn đề giá cả. Vì vậy, Các hãng đang áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản phẩm để những sản phẩm đa dạng, hấp dẫn có thể làm thỏa mãn các vị giác khác nhau Đổi mới là một trọng tâm chính cho ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.Sự đổi mới trong ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm. Thực đơn: các đầu bếp làm hài lòng thực khách bằng những món ăn mới. Dịch vụ cung cấp các nghiên cứu, khảo sát mới nhất về xu hướng ẩm thực và những thay đổi trong khẩu vị của thực khách. Phong cách phục vụ :là một phần quan trọng để lại ấn tượng lớn trong lòng khách hàng Kết luận về sức hấp dẫn của ngành Với thu nhập tăng cao và thời gian trở nên khan hiếm làm cho việc tìm đến các dịch vụ thực phẩm trở thành xu hướng phổ biến. Cơ hội Dịch vụ thực phẩm là ngành có khả năng tăng trưởng với việc các hãng đầu tư mở rộng tại các thị trường tiềm năng. Các công ty trong ngành ra đời sớm vì vậy đã đạt được lợi thế về chi phí tuyệt đối và tính kinh tế theo quy mô. Áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào quản lý, chế biến sản phẩm và nâng cao hơn nữa các dịch vụ hỗ trợ để tạo lợi thế cạnh tranh Các sản phẩm đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Thách thức  Khách hàng ngày càng có đòi hỏi cao hơn về sản phẩm và các dịch vụ Thị trường dịch vụ thực phẩm tiêu dùng tiếp tục bị tác động của khủng hoảng kinh tế, thu nhập giảm và thất nghiệp tăng cao, dẫn đến một môi trường kinh doanh khó khăn. Kết quả là, tăng trưởng doanh số bán hàng giá trị dịch vụ thực phẩm vẫn còn hạn chế trong năm 2009 với số lượng đầu ra giảm khi các nhà khai thác cố gắng để theo kịp với tăng chi phí của các thành phần và giá thuê. Ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm đang là một ngành hấp dẫn nhưng cũng là nơi diễn ra những cuộc cạnh tranh gay gắt làm lợi nhuận của ngành giảm sút Vì vậy, các công ty phải biết tận dụng các cơ hội hấp dẫn của ngành và giảm thiểu các đe dọa để mang lại khả năng sinh lời cao. PHẦN C: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC Chiến lược công ty Lĩnh vực hoạt động Thành công của Tập đoàn Compass một phần là do đã phân định rõ ràng các lĩnh vực kinh doanh gồm dịch vụ thực phẩm và các dịch vụ hỗ trợ. Các tập đoàn thuộc Compass : Tại Bắc Mỹ: với các tập đoàn hàng đầu: Baxter & Platts, Everson Hewett, Quadrant, Shaw Catering, Summit Catering , Hurley, Nhà hàng Associates, Roux , Leith, Flik (Mỹ), Tập đoàn Patina. Tại lục địa Châu Âu: My Lunch and Riall của Italy, Onama Group( ítaly), Plural Group ( Đức). Các châu lục khác: ADNH-Compass Trung Đông LLC (Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất); Sofra Yemek Üretim Hizmet (Thổ Nhĩ Kỳ) . GR SA (Brazil) , , Seiyo Foods ( Nhật Bản ) . Và hoạt động với các thương hiệu hàng đầu trên phạm vi rộng khắp toàn cầu: Trong lĩnh vực kinh doanh và công nghiệp có thương hiệu hàng đầu là Eurest và nhà hàng Associate Trong lĩnh vực quốc phòng và chính phủ có thương hiệu ESS Trong lĩnh vực y tế có thương hiệu Medirest Trong lĩnh vực giáo dục có thương hiệu Chartwell Trong lĩnh vực thể thao giải chí có thương hiệu All leisure Mục đích của việc mở rộng lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng nhằm tận dụng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và để có thể đáp ứng nhu cầu trong công việc của họ để có thể làm thỏa mãn hơn cho khách hàng. Đồng thời để tạo lợi thế có thể cạnh tranh với đối thủ trong ngành dịch vụ thực phẩm. 2. Chiến lược đa dạng hóa Với tham vọng trở thành công ty dịch vụ thực phẩm lớn nhất thế giới, Compass Group tiến hành đa dạng hóa liên quan nhằm mở rộng danh mục sản phẩm của mình bằng cách mua lại các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và sáp nhập với công ty lớn hơn để khai thác thị trường mới, giành quyền kiểm soát nhiều hơn tại thị trường hiện có và tăng trưởng bền vững với các hợp đồng có giá trị. Việc đa dạng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau từ việc kinh doanh dịch vụ thực phẩm với các nhà hàng, canteen.. Compass cung cấp thêm các dịch vụ bán lẻ, khách sạn mục đích chia sẻ nguồn lực và chuyển giao các kĩ năng, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng thêm quy mô và thương hiệu cho tập đoàn. 2.1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích chiến lược của tập đoàn Compass Group.doc
Tài liệu liên quan