Phân tích tác phẩm Đây mùa thu tới - Xuân diệu

Câu thơ “tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa” đã như một sự chuyển dòng đột ngột của cảm xúc. Từ niềm vui, niềm sung sướng, niềm hạnh phúc tràn trề trong tâm hồn nhà thơ bỗng trở nên suy tư khi lắng nghe nhịp bước của thời gian. Nỗi buồn chia li mỗi lúc trở nên một sâu sắc trong cõi lòng thi nhân. Cả một đoạn thơ tiếp theo từ câu thơ “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua” cho đến câu thơ “mau đi thôi màu chưa ngả chiều hôm” là đoạn thơ hay chính là nhịp điệu của thời gian. Lời thơ hay chính là tiếng thở dài của một linh hồn cô đơn trước những tiếng than thầm tiễn biệt của thiên nhiên tạo vật, của con người đang lan ra” khắp sông núi”. Những câu thơ tràn đầy xúc cảm của một tình yêu mãnh liệt bỗng trở thành những câu thơ đậm một màu sắc triết lý “xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua”, “xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Cái bồng bột của một tâm hồn đương thời sôi nổi, của một trái tim vừa độ vang ngân bỗng trở thành những lời lý giải như của một triết gia. Những chữ “nghĩa là” như xoáy vào suy tưởng của nhà thơ một niềm tiếc nhớ. Những cặp từ “tới, qua”, “non già” tiếp nối nhau có tác dụng tương phản ấy đã tạo nên ấn tượng về sự chuyển biến của thiên nhiên taọ vật trên dòng thời gian. Đó là sự tương phản bật ra trên dòng thời gian. Đó là sự tương phản bật ra từ những nhận thức sâu sắc về một hiện thực không thể phủ định. Vì thế sau những thức nhận ấy là một tiếng thơ mang nặng nỗi buồn “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”, nhà thơ không chỉ buồn, không chỉ nhớ tiếc mà còn oán trách cái nghiệt ngã của tạo hoá:

“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian”

Từ oán trách đến đay nghiến cả tạo hoá lẫn cuộc đời:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9407 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tác phẩm Đây mùa thu tới - Xuân diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vàng như vậy: “Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi vàng rơi thu mênh mông” Nhưng đến câu thơ của XD sắc vàng của lá thu rơi đã hiện ra thành sắc áo thu. XD đã làm mới màu vàng rất cổ điển kia bằng h/a của chiếc áo thu ấy, đã xoáy sâu vào cảm xúc của người đọc, đem đến cho người đọc những cảm giác mới lạ về chiếc áo thu được dệt bởi lá vàng rơi. Chữ “dệt” làm hối hả thêm dòng thời gian sau những hối thúc từ nhịp điệu của câu thơ thứ 3. Sắc vàng của chiếc áo thu càng làm đậm thêm nỗi buồn biệt li trong lòng người trước sự trôi chảy của thời gian khi nhà thơ thêm vào đó một chữ “phai” như một dấu ấn không thể phai mờ của thời gian để lại trong thơ XD. Ta thường thấy một chữ “phai” như thế trong các câu thơ: “Một chút hương phai của ái tình” hay: “Cho ta ước với tình phai ấy’ hoặc: “Mắt thắm phai rồi má hóp không?” Bởi thế từng chữ từng chữ trong những câu thơ như thấm thía một nỗi buồn gắn liền với cảm xúc thời gian của XD. Mùa thu vừa tới mà XD đã nhìn thấy một mùa đông héo úa tàn tạ đang đến. Cả chiếc “áo mơ phai dệt lá vàng” kia dường như XD cũng đã tự mình khoác lên cho mùa thu với một cái nhìn bằng “con mắt thời gian”. Khổ 2 và khổ 3: Mạch cảm xúc trong “ĐMTT” đã từ sự hiu hắt bao trùm toàn cảnh mùa thu với những dòng thơ mở đầu đã chuyển tới niềm rung động hết sức tinh tế trước những diễn biến tinh vi trong lòng tạo vật, trong TG linh hồn tạo vật với cảnh hoa rơi, lá rụng, cành khô với một không gian mùa thu trống vắng hiu quạnh đến se lạnh, đến tê tái vào lòng người. Nhà thơ đã từ cái lạnh của mùa thu mà đi sâu vào khám phá những biến đổi trong lòng tạo vật bằng những câu thơ có thể nói là rất mới trong bút pháp biểu hiện: “Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh” Thiên nhiên tạo vật trong “ĐMTT” của XD cũng không khác thơ thu xưa là mấy, đó cũng chỉ là sự hoa rơi lá rụng cành khô. Nhưng khác chăng XD đã vượt lên trên những h/a ước lệ của cảnh lá ngô đồng rụng để nói về sự rơi rụng của hoa lá nói chung. Và phải chăng XD nhấn mạnh vào cánh hoa rơi trong khi người xưa phần lớn chỉ nói đến lá rụng để người đọc hôm nay có thể thấm thía hơn nỗi buồn mùa thu. Cảnh hoa rơi dường như làm cho người đọc tê tái hơn trước sự tàn phá của thời gian đối với sự sống, vẻ đẹp, đối với những gì là kết tinh của trời đất, những gì thương mến nhất của con người. XD đã viết “hơn một loài hoa đã rụng cành”. Cái đặc sắc của thơ XD không phải chỉ có thế. Cùng với sự nhấn mạnh nỗi tê tái trong lòng người trước cảnh hoa rơi khi mùa thu tới là cách nói đối với lúc bấy giờ là rất lạ. Người ta chỉ thấy cái “Tây” của XD trong cách diễn đạt ở cụm từ “hơn một loài hoa” mà không thấy XD tê tái xót xa đến mức đếm từng cành hoa rơi. Chỉ đếm từng cánh hoa rơi khi thu về mới có thể thốt lên một câu thơ buồn đến thế. Dấu ấn của mùa thu trong bước đi của nó đâu chỉ làm hoa rơi, lá rụng mà còn làm mất đi cả màu xanh của sự sống khi sắc đỏ đang rũa màu xanh. Theo Vũ Quần Phương thì đây là câu thơ được lấy từ một câu thơ Pháp một câu thơ tạo những ấn tượng, những cảm giác mạnh về sự tàn phai của cây lá, cũng là nói về sự lấn dần của sắc đỏ với màu xanh của cây vườn. Bởi thu đến làm cho cây lá héo dần đi nhưng nếu chữ “lấn” được thay thế bằng chữ “rũa” thì không chỉ tạo nên cảm giác mạnh mà còn nhấn vào cảm giác của người đọc một sự xót xa đau đớn trước sự tàn úa của tạo vật. Gần đây có ý kiến cho rằng câu thơ của XD phải là “sắc đỏ rữa màu xanh”. Tuy nhiên XD chủ yếu miêu tả những biến động bên trong của tạo vật, cái héo úa tàn phai diễn ra một cách lặng lẽ nhưng quyết liệt và đau đớn. Thay chữ “rữa” bởi chữ “rũa” câu thơ trở nên ầm ĩ hoàn toàn không phù hợp với cảm nhận hết sức tinh tế của nhà thơ. Tạo vật trong bức tranh thu ở đây cứ lặng lẽ âm thầm trong sự phôi phai của nó. Nhấn mạnh vào cái lạnh của mùa thu XD đã tạo được một cách nói mới lạ. Cái lạnh vốn là cảm giác vật lí của xúc giác đã chuyển thành những cảm giác thị giác khi nhà thơ hình tượng hoá nó thành những “luồng run rẩy”, những luồng rung rẩy chuyển động bên trong những cành nhánh làm rung rinh cả ngọn lá. Người đọc có thể hình dung sự chuyển động bên trong của cành cây ngọn lá này. Hơn một lần XD cảm nhận trước những chuyển động tinh vi ấy bởi XD từng viết: “Cây bên đường trơ trụi đứng ngẩn ngơ Khắp cành nhánh chuyển những luồng tê tái”. Sự sử dụng một loạt những âm tiết có phụ âm “rung” đã làm cho không gian mùa thu như run rẩy trước cái lạnh của mùa thu vừa đến. Chẳng phải XD đã viết “giữa vườn im hoa run sợ hãi” như sự run rẩy của mùa thu đó sao. Không gian mùa thu với cái lạnh làm cho hoa rơi lá rụng đã được đặc tả bằng hình ảnh “đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh”. Nếu như mở đầu “ĐMTT” là không khí tang tóc của rặng liễu đìu hiu thì không khí tang tóc ấy càng được tô đậm bởi những nhánh sương khô gầy này. Câu thơ này như dựng lên trước mắt người đọc một bãi tha ma của cảnh chết chóc thiên nhiên tạo vật. Mùa thu tới với sự hiu quạnh và nỗi cô đơn trống trải của lòng người. XD đã từ cái rét mướt của mùa thu mà đi tới những cảm nhận về sự trống vắng đến hiu hắt của không gian mùa thu, về nỗi cô đơn của tạo vật cũng như lòng người. XD đã từ sự cảm nhận về cái “rét mướt luồn trong gió” mà thấy sự ngẩn ngơ của nàng trăng. Cái lạnh của mùa thu trong câu thơ của Tản Đà mới chỉ làm “bạch” một vầng trăng thu. Vậy mà từ Tản Đà đến XD trăng thu đã trở thành nàng trăng, từ sắc “bạch” của một vành trăng thu như nhạt đi đã trở nên có hồn trong trạng thái tự ngẩn ngơ, ngẩn ngơ như tiếc một cái gì tươi đẹp đã qua như mong đợi một cái gì mới mẻ tươi đẹp ấm áp sẽ tới. Trước cái lạnh của khí thu nàng trăng tự ngẩn ngơ là vậy. Cùng với một chữ “tự” làm tâm trạng hoá mảnh trăng thu, hai chữ “khởi sự” cũng đã đem đến cái hồn của những đỉnh non xa. Những đỉnh non xa như tự cảm nhận thấy cái phai nhạt của mình trước mùa thu. Nói XD “mới nhất trong những nhà thơ mới” không thể không nói tới thủ pháp tâm trạng hoá tạo vật như vậy càng không thể không nói tới sự sáng tạo của XD ở câu thơ “đã nghe rét mướt luồn trong gió”. Vũ Quần Phương đã rất có lí khi cho rằng XD đã cụ thể hoá cái rét mướt đến mức nó như tách đôi ngọn gió. Cái rét như ngập đầy trong không gian mùa thu bởi một chữ “luồn”. Hơn thế nữa XD còn sử dụng thủ pháp chuyển đổi cảm giác để những cảm giác, xúc giác không chỉ là thị giác mà còn của thính giác qua các chữ “luồn”, “nghe”. Tuy nhiên, cái mới của XD vẫn gắn liền với truyền thống để một nỗi buồn thu dễ thấm vào lòng người, để cái mới của XD không trở thành sự ngăn cách đó với cảm xúc của người đọc. Cho nên đọc câu thơ “đã vắng người sang những chuyến đò” ta thấy một nỗi buồn mênh mang của lòng người trước cảnh thu như được tái tạo từ một câu thơ cổ: “Gia kính hoang lương hành khách thiểu Cô chu trốn nhật các xa miền”. “ĐMTT” là một bức tranh phong cảnh vừa đa dạng về đường nét, vừa phong phú về màu sắc. Tất cả đều gợi lên một cái gì lạnh giá cô đơn chia lìa mơ hồ, ngẩn ngơ, buồn vắng, phôi pha, phải là cái Tôi yêu đời ham sống, đặc biệt nhạy cảm mới có thể nhận ra được những biến thái tinh vi như vậy của tạo vật và lòng người. Đây chính là nét đặc sắc của bài thơ này. Đằng sau bức tranh nên thơ ấy ẩn chứa tâm trạng buồn mất nước, buồn thế hệ của cả một tầng lớp thanh niên tiểu tư sản yêu đời, đau đời, mà không cứu được đời thời bấy giờ. vội vàng - Xuân diệu. Bài làm. Nếu như trong thơ HC đầy những h/a không gian thì XD lại là cái vội vàng, giục giã trong nhịp điệu của thời gian như một đại lượng lăng trụ vừa “thổi t/y lên phơi phới” lại vừa “từng giọt từng giọt” làm mất đi những gì là đẹp nhất mà tạo hoá ban tặng cho con người “hết ngày hết tháng em ơi ! - kinh hãi không gian quặn tiếng còi”. Bởi thế thời gian là nỗi ám ảnh trong thơ XD, cảm thức thời gian đã làm XD- một ông hoàng của thơ tình, triết lí về một quan niệm sống, không phải là sống gấp mà đầy giá trị nhân văn, một “thơ tặng bạn bây giờ”, một tình mai sau, một giục giã và ở đây là “Vội vàng”. “Vội vàng” đã gắn liền với triết lý thời gian ấy. Chỉ có điều những câu thơ triết lý này lại được thể hiện bằng một t/y cháy bỏng với cuộc đời, bằng sự cảm nhận vô cùng tinh tế, tinh vi của XD. “Vội vàng” đã được mở đầu bằng những câu thơ hết sức cô đọng, hàm xúc như một tuyên ngôn cho khát vọng sống của nhà thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay xa” Đó là điều khát khao cuồng nhiệt của hồn thơ luôn khao khát sống, sống mãnh liệt từ một t/y đến bồng bột đối với thiên nhiên tạo vật cũng như đối với con người. Câu thơ tưởng như hết sức mộc mạc giản dị nhưng sức lay động tâm hồn thật lớn bởi nó khơi dậy tình yêu của tuổi trẻ nói riêng và khát vọng của con người nói chung. Không chỉ điệp từ “tôi muốn” như tiếng nói của mỗi cá nhân vang lên giữa cuộc đời khi mơ ước muôn thủa của con người bật ra thành tiếng mà còn là sự sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh mẽ dứt khoát như “tắt, buộc”. Cái cuồng nhiệt trong tình yêu của con người là ở sự tương phản giữa hành động cụ thể lại hướng tới cái trìu tượng đó là hành động “tắt nắng, buộc gió”. Khát vọng của con người như muốn “tắt nắng buộc gió đâu phải bắt nguồn từ sự tham sống mà là ham sống, “ham yêu” để vĩnh viễn hoá tuổi trẻ t/y, để mãi mãi tận hưởng hương sắc của thiên nhiên tạo vật của cuộc đời. Và nói như XD là để “màu đừng nhạt mất”, “hương đừng bay xa”. Đó là màu, là hương của Tg xung quanh mà cũng là của chính mình. Chưa ở đâu trong thơ XD khát vọng đối với tuổi trẻ, tình yêu lại trở thành một tuyên ngôn mãnh liệt đến thế. Con người muốn chế ngự cả thiên nhiên. Những chữ “mất đi” tuy thế vẫn gợi một sự tiếc nuối trong tâm trạng của nhà thơ, những tiếc nuối thổi bùng lên thành trạng thái cảm xúc sôi nổi bồng bột và nhiệt cuồng. “Vội vàng” đã dành một phần hết sức quan trọng, những câu thơ hết sức mới mẻ tinh tế của XD để dựng lên bức tranh của một cõi vườn trần đầy sức sống của mùa xuân, một TG với những tiếng than thầm tiễn biệt để cắt nghĩa bằng niềm xúc động của tâm hồn XD. ở một cõi vườn trần trong thơ XD như giục giã sự sống của muôn loài. Bằng một sự gắn bó thiết tha với cuộc sống, bằng một khát vọng được hoà nhập với đời trong những tình cảm nồng nàn, sôi nổi nhất, XD đã dựng lên trước mắt người đọc cả một TG đầy sức xuân với những giao hoà, giao cảnh cho nên TG ấy tràn đầy hương sắc, tràn đầy âm thanh và ánh sáng, rạo rực những bướm ong say đắm khúc tình si của yến oanh, sự sống dâng đầy lên trong đầu cành ngọn lá. Cả một cõi vườn trần trong sức sống mãnh liệt như đang “bày” ra trước mắt người đọc bởi những chữ “của”, “này đây”, nhà thơ như chào, như mời chân thực nồng nàn và tha thiết. Trong cõi vườn trần ấy cuộc sống là “tuần tháng mật”, là mùa xuân vĩnh viễn của ong bướm, của lá non lộc biếc. Sức sống từ hồn thơ XD như trào ra từ từng chữ, từng chữ. Nhà thơ đã lấy sự sống của con người, khát vọng của con người làm chuẩn mực cho sự sống của vũ trụ. Cho nên, mùa xuân là “tuần tháng mật” của ong bướm, tiếng hát của yến oanh, là một khúc tình si, ngay cả tia sáng mặt trời buổi sáng cũng trở thành hàng mi người thiếu nữ và mỗi ngày đến với sự đánh thức của thần Vui đối với cuộc sống con người. Ai cũng biết dường như chỉ đến XD cái đẹp con người mới trở thành chuẩn mực của tạo hoá. Giá trị nhân văn của t/p cũng có thể ở sự đề cao vẻ đẹp ấy của con người. XD đã đem đến cho người đọc một cái nhìn xanh non đối với TG xung quanh, đem đến cho con người t/y, sự gắn bó đối với cuộc đời. Chính XD cũng từng viết: “Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây da quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi ở mãi mãi vườn trần Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”. H/a một cõi vườn trần như thế chính là sự cắt nghĩa cho quan niệm sống giục giã vội vàng của thi nhân. Lẽ nào trước một cuộc sống xanh tươi mơn mởn đầy màu sắc hương thơm và ánh sáng với những khúc tình si, với “niềm vui” như thế mà con người lại có thể để cho nắng cho gió làm phai nhạt, làm bay đi tất cả sao. Con người cần phải biết tận hưởng vì đó là vẻ đẹp, là sức sống mà tạo hoá đã ban cho. Về phương diện nghệ thuật có thể thấy XD không chỉ đem đến cho câu thơ của mình những so sánh độc đáo qua các h/a “tuần tháng mật”, “khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi” mà còn là những cảm giác hết sức mới lạ, chưa từng thấy trong thơ như “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Thời gian như được vật thể hoá vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân có thể cảm nhận bằng vị giác để biết tháng giêng ngon như thế nào? Tuy nhiên, cảm xúc về thời gian đã khiến niềm vui của XD đâu được trọn vẹn. Cho nên, giữa niềm say mê trước một “cặp môi gần” nhà thơ bỗng giật mình thoảng thốt.: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Một dấu chấm giữa chừng câu thơ chính là cái giật mình ấy. Nó nhắc nhở thi nhân cái “phũ phàng” của thời gian. Nhà thơ vội lên tiếng “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Trong cái giật mình thảng thốt kia XD bỗng nhớ mùa xuân ngay giữa mùa xuân. Câu thơ “tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa” đã như một sự chuyển dòng đột ngột của cảm xúc. Từ niềm vui, niềm sung sướng, niềm hạnh phúc tràn trề trong tâm hồn nhà thơ bỗng trở nên suy tư khi lắng nghe nhịp bước của thời gian. Nỗi buồn chia li mỗi lúc trở nên một sâu sắc trong cõi lòng thi nhân. Cả một đoạn thơ tiếp theo từ câu thơ “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua” cho đến câu thơ “mau đi thôi màu chưa ngả chiều hôm” là đoạn thơ hay chính là nhịp điệu của thời gian. Lời thơ hay chính là tiếng thở dài của một linh hồn cô đơn trước những tiếng than thầm tiễn biệt của thiên nhiên tạo vật, của con người đang lan ra” khắp sông núi”. Những câu thơ tràn đầy xúc cảm của một tình yêu mãnh liệt bỗng trở thành những câu thơ đậm một màu sắc triết lý “xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua”, “xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Cái bồng bột của một tâm hồn đương thời sôi nổi, của một trái tim vừa độ vang ngân bỗng trở thành những lời lý giải như của một triết gia. Những chữ “nghĩa là” như xoáy vào suy tưởng của nhà thơ một niềm tiếc nhớ. Những cặp từ “tới, qua”, “non già” tiếp nối nhau có tác dụng tương phản ấy đã tạo nên ấn tượng về sự chuyển biến của thiên nhiên taọ vật trên dòng thời gian. Đó là sự tương phản bật ra trên dòng thời gian. Đó là sự tương phản bật ra từ những nhận thức sâu sắc về một hiện thực không thể phủ định. Vì thế sau những thức nhận ấy là một tiếng thơ mang nặng nỗi buồn “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”, nhà thơ không chỉ buồn, không chỉ nhớ tiếc mà còn oán trách cái nghiệt ngã của tạo hoá: “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian” Từ oán trách đến đay nghiến cả tạo hoá lẫn cuộc đời: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Những câu thơ triết luận như thế vẫn ẩn chứa trong đó biết bao cảm xúc của nhà thơ. XD triết lí một cách hết sức biện chứng nhưng cũng triết lý một cách hết sức tình cảm. Đằng sau triết lý về thời gian là cả một nỗi buồn muôn thủa của con người, cái buồn từ sự hữu hạn của con người trên dòng vô hạn vô thuỷ vô chung, nhà thơ đang sống vì tiếc thời gian làm cho phai tàn tất cả. Khi “cái bay không đợi cái trôi” thì “còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi” cho nên XD buồn, XD cần phải sống vội vàng và gửi đến người đọc cái thông điệp về một quan niệm sống như vậy. Từ cái nhìn đối với cuộc sống của con người XD muốn chứng minh đâu chỉ có con người mới buồn trước những li biệt bởi thời gian. XD với những câu thơ tinh tế của mình đã làm hiện ra cả một TG đang ngập trong nỗi buồn chia li ấy. Người ta có thể nếm được vị chia phôi trên dòng thời gian ấy, người ta có thể lắng nghe được trước cái im lặng của thiên nhiên tạo vật, nỗi sợ hãi của muôn loài trước cảnh vật biệt li của thời gian. Cơn gió, tiếng chim hót đều như muốn ngừng lại, bặt đi khi nhận ra thời gian đang trôi. XD đã mô tả trạng thái ấy của thiên nhiên tạo vật và những cảm xúc mới, những lời thơ rất lạ. Trước một câu thơ có thể diễn tả những trạng thái, những cảm xúc của những giác quan khác nhau trước cùng một đối tượng. Thời gian vốn là cái vô hình mà XD có thể nhận biết được mùi thời gian, có thể thấy được vị chia phôi lại có thể thấy được cả nỗi đau vật chất như một vết cứa trên da thịt, trên một chữ “rớm”. Ngọn gió cũng được vật thể hoá thành cơn gió xinh. Tiếng gió được nhân hoá thành những lời tâm tình qua hai chữ “thì thào”, thậm chí cả tiếng chim hót cũng đã được tâm trạng hoá để mang nỗi niềm của con người. Đâu phải ngẫu nhiên người ta coi XD là “mới nhất trong những nhà thơ mới”. XD tạo ra cả một TG ngôn ngữ rất có hồn. Mỗi chữ đều như gieo vào lòng người cái hơi thở rạo rực ngay cả trong trạng thái buồn thương từ trái tim nhà thơ hay nói một cách khác mỗi chữ đều mang nhịp đập của trái tim. Trước những nhận thức về sự li biệt của tất cả TG trên dòng thời gian, buồn đấy thương đấy nhưng XD không đầu hàng thời gian. Những câu thơ đầy giục giã đã làm cho hơi thở như bừng lên. Đã hơn một lần XD từng viết những chữ “mau với chứ vội vàng lên chứ” để bây giờ ở đây ta lại thấy cái giục giã ấy “mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”. Đó là sự giục giã của sự sống, của tình yêu một sự giục giã để con người có thể tận hưởng tuổi trẻ của mình. Hai đoạn thơ là Tg tương phản lẫn nhau: một TG tràn đầy niềm vui niềm giao cảm của một cõi vườn trần và một TG đầy những chia li với những tiếng thở dài, những lời oán trách. Nhưng đó lại là chính lời cắt nghĩa lý giải về quan niệm sống của nhà thơ. “Vội vàng” của XD sau những câu thơ đầy màu sắc để lý giải cho quan niệm sống đầy tinh thần nhân văn của mình là những dòng thơ hết sức sôi nổi thể hiện một trạng thái cảm xúc mãnh liệt, những câu thơ đúng với XD từng nói “đấy là mùa xuân của tôi mà cũng là sự sống của tôi nữa... Tôi tặng cho những người trẻ tuổi nhất là trẻ lòng”. Đó là những câu thơ thể hiện những khát vọng đến cháy bỏng của một niềm ham sống. Nếu như mở đầu bài thơ t/g khiêm tốn thể hiện cái mong muốn của mình trong một chữ “tôi” thì ở đây cái “tôi” ấy đã được khẳng định cái ta khi nhà thơ viết “ta muốn”. Hai chữ “ta muốn” như một điệp khúc vang lên mạnh mẽ cái khát vọng sống của con người. Cái khát vọng sống ấy là khát vọng tận hưởng tất cả những gì đẹp nhất thiên nhiên ban cho. Đó là “sự sống mới bắt đầu mơn mởn”, là đất trời rộng lớn với “mây đưa và gió lượn”, là vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật như cánh bướm, như tình yêu và cả non nước, cả cây và cỏ dại, là men say và là cả mùa xuân... Ngỡ như XD ham sống là để thoả mãn cái “tôi” cá nhân của mình mà thực ra là một t/y lớn đối với cuộc đời, với cả vũ trụ bao la cả đất trời tươi đẹp, cả non nước và ánh sáng... Sự nồng nhiệt đến vô cùng của niềm khát khao ấy lại được thể hiện bằng những từ như “chếch choáng”, “đã đầy” và đặc biệt là hệ thống động từ biểu cảm nối tiếp nhau: ôm, riết, say, thâu, hôn để rồi cuối cùng là một động từ biểu hiện niềm khát khao mãnh liệt nhất trong tận hưởng cái đẹp của cuộc đời đó là động từ “cắn” trong câu thơ: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” Đó là niềm khát vọng hoà hợp giao cảm đến tột cùng của XD đối với cuộc đời. Sử dụng động từ này ta thấy mạch cảm xúc của XD là nhất quán. Bởi XD đã từng nói với mùa xuân, nói với tháng giêng ngon như một cặp môi gần thì cái lẽ tất yếu ở đây là một cảm xúc như vậy. thơ duyên - xuân diệu. Bài làm. Mùa thu, như bao nhà thơ nổi tiếng khác với XD cũng trở thành đề tài quen thuộc. Nhưng đối với XD mùa thu vẫn là một mùa thu rất riêng :”mùa thu, vì cái lạnh sắp đến người ta cần có đôi. Không gian tràn đầy những lời nhớ nhung. Đó là những tiếng thở dài của những linh hồn cô đơn đang tìm nhau”. Vậy mà một nỗi nhớ nhung, một tâm trạng cô đơn như thế dường như lại khó tìm thấy ở một bài thơ thu mang tựa đề “Thơ duyên”. Thậm chí chiều thu trong “Thơ duyên” lại tha thiết nồng nàn như chính XD từng viết: “Buổi chiều hôm ấy đáng muôn hôn Hôn gió, hôn mây với cả cồn Hôn cái khúc đường, hôn cả bóng Hàng cây xanh ngắt dưới hoàng hôn” Đọc hai chữ “thơ duyên” lại là “thơ duyên” của “ông hoàng thơ tình” XD người ta dễ nghĩ tới đó là bài thơ của tình yêu đôi lứa. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng đó là bài thơ t/y tuổi học trò cho nên còn đầy mộng mơ, đầy ngập ngừng e thẹn đến nỗi “anh đi lững thững chẳng theo gần” vì rụt rè e ngại nhưng thực ra “duyên” đâu chỉ là duyên đôi lứa. Chữ “duyên” trong ngôn ngữ thường dùng cũng như chữ “duyên” lấy ra từ quan niệm đạo Phật là để nói tới sự hoà hợp giao cảm của con người với con người, giữa con người với thiên nhiên trong vũ trụ và giữa tạo vật với tạo vật. Có tới 12 thứ duyên khác nhau như duyên đôi lứa, duyên bạn bè, duyên chồng vợ... Chính vì thế trong “thơ duyên” của XD mặc dù có “anh”, có “em”, có “lần đầu rung động nỗi thương yêu”, có sự so sánh “anh với em như một cặp vần” và có cả niềm khao khát “lòng anh thôi đã cưới lòng em” mà “thơ duyên” đâu phải là bài thơ về t/y lứa đôi như thường thấy trong hầu hết các bài thơ của XD. “Thơ duyên” là “vũ trụ của niềm giao cảm”. Nhà thơ như chìm đắm trong cái vũ trụ của sự hoà hợp giao cảm ấy. Mỗi tế bào của nhà thơ như một chiếc “cần ăngten” để thu vào tâm hồn tất cả những rung cảm vô cùng tinh tế của TG tạo vật ấy cũng như từ chính cõi lòng của mình. “điều tra” là sự rung cảm tinh tế hướng tới những chuyển động bên trong linh hồn tạo vật của XD. Như đã thấy “Thơ duyên” là cả một vũ trụ hoà hợp giao cảm bởi một t/y mãnh liệt, bởi những rung động hết sức tinh vi. Vì thế từ đất trời cho đến cây cỏ hoa lá, từ con đường, ngọn gió, nắng chiều đến cánh chim đều như chìm đắm trong những phút giây giao cảm đến si mê. Tất cả đều muốn hoà hợp với nhau, với những sung sướng, những lưu luyến không nỡ chia li trong buổi chiều thu. Buổi chiều cũng là một buổi chiều mộng, một buổi chiều tràn đầy những khát khao, một buổi chiều nên thơ, nhành cây cũng là một nhánh duyên để chiều mộng hoà thơ, âm thanh của tiếng chim trên cành me cũng là âm thanh ríu rít của một cuộc trò chuyện tâm tình mang niềm vui gặp gỡ. Thậm chí đất trời cũng giao hoà với nhau để bầu trời đổ màu “xanh ngọc qua muôn lá”. Nhà thơ như sững sờ trước buổi chiều vọng ấy và mở lòng ra đón nhận niềm vui, niềm sung sướng của thiên nhiên tạo vật, đón nhận khúc nhạc chiều thu như âm thanh của tiếng đàn huyền diệu. Cảnh chiều thu vừa mở ra ở những câu thơ đầu đã là một TG vô cùng huyền diệu rồi. Từ sự lắng nghe cái tiếng động huyền diệu như khúc nhạc của chiều thu. Nhà thơ đến với những giao cảm hết sức bé nhỏ, tinh vi của cả TG tạo vật “của chiều hôm ấy”. Nhà thơ như nhìn thấy ở đâu cũng là những rung động đầy yêu thương. Đó là sự giao cảm của con đường và ngọn gió, của cành hoang và nắng trở chiều: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang, nắng trở chiều” XD không chỉ mô tả h/a của thiên nhiên tạo vật mà thổi linh hồn vào thiên nhiên tạo vật để con đường ngọn gió cả nắng chiều cành hoang đều là những linh hồn sống. Những chữ “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả” đâu chỉ là những từ ngữ tạo hình. Nó gợi sự sống của tạo vật, nó khiến tạo vật như đang trong trạng thái chuyển động hết sức sống động. Ngọn gió và con đường như tựa nương như giao cảm với nhau. Và cành hoang không phải “lả lả” vì ngọn gió mà bởi “nắng trở chiều”. Dường như chính sự biến đổi, sự thay đổi, sự chuyển động của “nắng” “trở” sang “chiều” đã làm cho những cành hoa rung động, rung động trong cái “lả lả” kia. Sự hoà hợp của thiên nhiên tạo vật chính là niềm khao khát giao cảm với TG tạo vật ấy, cho nên trong vũ trụ dâng đầy những âm thanh huyền diệu của chiều thu có cả những đám “mây biếc” đang gấp gấp bay. Hai chữ “gấp gấp” ngỡ như những đám mây đang vỗ cánh giữa bầu trời lại vừa như hơi thở của vũ trụ trong chiều thu với cái nhịp nồng nàn của nó. Đến cả cánh cò khi nghe buổi chiều đến cũng lưu luyến phân vân không nỡ rời xa buổi chiều thu ấy. Người ta thường nói với hai chữ “phân vân” XD như cảm nhận được cả sự chuyển động trong gân cốt của cánh cò. Thật khó tìm được một cánh cò như thế trong thơ xưa, dẫu trong thơ xưa đã từng bay một cánh cò đầy ấn tượng của Vương Bột: “Lạc hà dữ cô lộ tề phi” Hoài Thanh đã viết :”hai cánh cò ấy có sự khác nhau của hai TG nghệ thuật và sự cách nhau của hơn 1000 năm”. Sự khao khát hoà hợp đã khiến cho “chim nghe trời rộng dang thêm cánh”. Có một niềm khao khát mãnh liệt về sự hoà hợp này trong hai chữ “dang thêm” được đặt trong mối tương quan giữa trời rộng và cánh chim bé nhỏ. Có một niềm giao cảm giữa giọt sương chiều thu với cánh hoa trong một chữ “lạnh” và những chữ “xuống dần”. Có thể nói “Thơ duyên” tràn đầy những khát khao giao cảm với thiên nhiên tạo vật mà chỉ có ở hồn thơ XD mới có thể có được những rung cảm hết sức tinh vi ấy. Đúng như Hoài Thanh nhận xét: “Niềm say mê đến bồng bột của nhà thơ nhiều khi lại được thể hiện một cách đầy đủ nhất bởi những rung cảm hết sức tinh tế”. Trước sau nét nổi bật trong thơ XD vẫn là niềm ham sống bởi XD là hồn thơ của niềm giao cảm mãnh liệt với cuộc đời. Cho nên viết “Thơ duyên” XD không chỉ hướng lòng mình tới những rung động của thiên nhiên tạo vật mà còn để tâm hồn mình ngân lên những âm thanh huyền diệu đối với cuộc sống, đối với con người. Trước những rung cảm bởi sự hoà hợp với thiên nhiên tạo vật XD đã tự bộc lộ lòng mình: “Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn Lần đầu rung động nỗi thương yêu” Hoá ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXuan dieu.doc
Tài liệu liên quan