Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2006 - 2007 và giải pháp tài chính nhằm thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước

Lời Mở Đầu 2

I.Khái luận về thu NSNN (Những điều cơ bản cần biết về thu NSNN): 3

1.Khái niệm về thu NSNN: 3

2.Phân loại thu NSNN: 3

II.Thực trang việc thu NSNN từ 2006-2007: 5

1.Thực trạng thu NSNN năm 2006: 5

2.Thực trạng thu NSNN 2007: 11

III.Thu NSNN năm 2008: dự toán và biện pháp: 19

1.Đánh giá chung cho việc thực hiện thu NSNN năm 2008: 19

2.Dự toán thu NSNN năm 2008: 19

3. Các nhóm giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện NSNN năm 2008 21

IV.Giải pháp thu NSNN năm 2009-2010 và những năm tiếp theo: 27

1.Đánh giá chung và kế hoạch thu NSNN năm 2009-2010: 27

2.Biện pháp đề xuất cho thực hiện thu NSNN năm 2009-2010 và những năm tiếp theo 28

 2.1.Thuế - Giải pháp cần thiết để thực hiện thu NSNN 28

2.2 Điều hòa thu NS giữa Trung ương và địa phương ở Vịêt Nam: 33

KẾT LUẬN 41

 

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2006 - 2007 và giải pháp tài chính nhằm thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ đọng thuế của từng đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp, như: hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục để xử lý kịp thời đối với các khoản nợ thuế của đối tượng được xem xét miễn, giảm, xoá nợ thuế theo quy định; yêu cầu các doanh nghiệp chây ì, chậm nộp phải lập kế hoạch trả nợ thuế, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; chuyển cơ quan công an xử lý đối với các doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất địa chỉ mà sau khi cơ quan chức năng đã làm thủ tục xác minh vẫn không tìm được doanh nghiệp... Kết quả đó có được là nhờ 1 phần các biện pháp thu NSNN mà Nhà Nước đưa ra năm 2007: Một là, trong năm 2007, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách tài chính nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh; thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, nhất là đơn giản và công khai thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc để tạo bước đột phá trong khuyến khích hoạt động sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế ở trong nước, tập trung thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hai là, đẩy mạnh thu ngân sách Nhà nước, phấn đấu thu đạt và vượt dự toán Quốc hội quyết định. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ra nghị quyết yêu cầu các bộ, địa phương tập trung chỉ đạo công tác thu ngân sách Nhà nước, đặt mục tiêu phấn đấu tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2007 trên 3% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Ba là, trong năm 2007 Bộ Tài chính đã tổ chức triển khai có hiệu quả luật quản lý thuế; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế..., phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức thu dứt điểm các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao năng lực quản lý nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cộng đồng. Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách Nhà nước, thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng; thực hiện chế độ công khai tài chính đối với các cấp ngân sách Nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách. Tóm lại,  nhiệm vụ thu NSNN năm 2007 đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà thuận lợi để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 theo Nghị quyết của Quốc hội: thu ngân sách vượt 2,1% so với dự toán, tăng 11.6% so với năm trước, cơ cấu thu có chuyển biến theo hướng tích cực hơn so với thu NSNN năm 2006 t ỷ trọng các khoản thu nội địa tăng lên ; tỷ trọng các khoản thu bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới như thu từ dầu thô, từ xuất nhập khẩu đã giảm xuống.Tuy nhiên, 3 khoản thu không đạt dự toán ảnh hưởng đến kết quả thu của cả năm vẫn có tên khoản thu từ dầu thô, từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó để nói lên rằng, trong kết quả thu NSNN vẫn chịu sự chi phối từ những yếu tố bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.Vì vậy,theo chúng em, Chính phủ dứt khoát phải tiếp tục đẩy nhanh tốc độ thu hơn nữa, bảo đảm nâng tỷ lệ các khoản thu nội địa cao hơn trong thu NSNN, kéo dần tỷ trọng các khoản thu có ảnh hưởng từ nhân tố nước ngoài xuống trong thu NSNN những năm tới. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đơn vị : Tỷ đồng Stt Nội dung DT 2007 ƯTH 2007 DT 2008 A B 1 2 3 A THU CÂN ĐỐI NSNN 281,900 287,900 323,000 I Thu nội địa 151,800 159,500 189,300 1 Thu từ kinh tế quốc doanh 53,954 53,963 63,159 2 Thu từ DN có vốn ĐTNN (không kể dầu thô) 31,041 30,378 40,099 3 Thuế CTN và dịch vụ ngoài QD 27,667 30,508 38,347 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 81 97 82 5 Thuế thu nhập đối với người có TN cao 6,119 6,859 8,135 6 Lệ phí trước bạ 3,750 4,493 5,194 7 Thu phí xăng dầu 4,693 4,640 4,979 8 Các loại phí, lệ phí 3,885 4,364 4,889 9 Các khoản thu về nhà, đất 18,143 21,724 21,792 - Thuế nhà đất 584 644 698 - Thuế chuyển quyền sử dụng đất 1,249 1,739 1,974 - Thu tiền thuê đất 967 1,600 1,569 - Thu tiền sử dụng đất 14,500 16,000 16,500 - Thu bán nhà ở thuộc sở hữu NN 843 1,741 1,051 10 Thu khác ngân sách 1,804 1,811 1,937 11 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 663 663 687 II Thu từ dầu thô 71,700 68,500 65,600 III Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK 55,400 56,500 64,500 1 Tổng số thu từ hoạt động XNK 69,900 74,000 84,500 - Thuế XNK và TTĐB hàng nhập khẩu 23,800 25,000 26,200 - Thuế GTGT hàng hoá NK 46,100 49,000 58,300 2 Hoàn thuế GTGT và k.phí q.lý thu thuế 14,500 17,500 20,000 IV Thu viện trợ 3,000 3,400 3,600 B THU CHUYỂN NGUỒN 19,000 23,940 9,080 C THU QUẢN LÝ QUA NSNN 32,616 26,550 47,698 D VAY VỀ CHO VAY LẠI 11,650 28,100 12,800 TỔNG CỘNG (A+B+C+D) 345,166 366,490 392,578 III.Thu NSNN năm 2008: dự toán và biện pháp: 1.Đánh giá chung cho việc thực hiện thu NSNN năm 2008: Dự toán NSNN năm 2008 sẽ được triển khai thực hiện trong điều kiện có nhiều thuận lợi: nền kinh tế có nhiều sự phát triển đột phá; sự ổn định về chính trị, cùng với những đổi mới quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước ; quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, năm 2008 cũng phát sinh nhiều khó khăn, thách thức: thiên tai (, lũ lụt, bão...) lại có xu hướng xảy ra gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân; dịch cúm gia cầmH5N1, dịch bệnh ở gia súc, dịch tả lại có xu hướng tiếp tục bùng phát ở nhiều địa phương; giá thế giới của một số nguyên nhiên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế (xăng dầu, sắt thép..) lại tiếp tục biến động phức tạp,tình hình thiếu lương thực,thực phẩm thế giới, giá cả hàng hoá tiêu dùng trong nước tăng cao so với cuối năm 2007, tác động tiêu cực nhiều mặt đến sản xuất và đời sống xã hội 2.Dự toán thu NSNN năm 2008: Tiếp tục thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, và tài chính - NSNN giai đoạn 2006-2010, mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2008 là: Phát triển tiềm lực tài chính quốc gia, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Nhà nước góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội. Trên cơ sở đó, dự toán NSNN năm 2008 thể hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, cởi mở, bình đẳng hơn, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong cả nước; vốn đầu tư từ NSNN tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, đồng thời thu hút thêm các nguồn lực khác của Nhà nước, của dân cư và các nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo có sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn lực toàn xã hội dành cho phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; NSNN tập trung cho đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ lực lượng lao động, thông qua việc đảm bảo kinh phí phát triển các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ, văn hoá, bảo vệ môi trường...; tập trung nguồn lực đảm bảo yêu cầu tiếp tục cải cách chính sách tiền lương; thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, cơ cấu lại bộ máy quản lý Nhà nước, tinh giản biên chế. Đồng thời với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, NSNN năm 2008 và những năm tiếp theo cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, miền trong cả nước. Theo đó, thực hiện giảm bớt gánh nặng các khoản đóng góp tài chính của nông dân và người nghèo, đảm bảo kinh phí cho các hoạt động nhằm đẩy nhanh quá trình giảm nghèo; tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được hưởng các dịch vụ công của Nhà nước. Nhiệm vụ quan trọng của công tác thu NSNN năm 2008 là: mức động viên phấn đấu đạt trên 22% GDP, trong đó thuế, phí trên 21% GDP, tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN; bám sát dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, đúng chính sách, chế độ, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về thuế; đồng thời có các giải pháp hiệu quả, hợp lý trong việc tăng cường quản lý thu theo Luật quản lý thuế; tăng cường xử lý các khoản nợ đọng thuế, chống thất thu, trốn lậu thuế và gian lận thương mại, chống tình trạng chuyển giá, chuyển số thu từ địa bàn này sang địa bàn khác trái chế độ quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Dự toán thu NSNN năm 2008 là 323.000 tỷ đồng, bao gồm: (1) Dự toán thu nội địa (không kể dầu thô): 189.300 tỷ đồng, tăng 18,7% (nếu không kể thu tiền sử dụng đất thì tăng 20,4%) so với ước thực hiện năm 2007. Đây là mức phấn đấu tích cực trong bối cảnh năm 2008, bên cạnh những yếu tố tích cực như dự kiến tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức cao, đầu tư trong và ngoài nước vẫn tiếp tục tăng khá do tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi lớn cho việc phấn đấu tăng thu NSNN, vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu như giá một số nguyên liệu đầu vào chính (như xăng, dầu, điện, than, thép, xi măng...) có khả năng tăng so với năm 2007; trong khi đó, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp cắt giảm về thuế, phí, lệ phí để giúp các doanh nghiệp và người dân tăng tích luỹ, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế. Về cơ cấu thu theo khu vực, dự toán thu từ khu vực kinh tế quốc doanh tăng 17,0% so với mức ước thực hiện năm 2007; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 32%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 25,7%; thu tiền sử dụng đất tăng 3,1%; thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tăng 18,6%. (2) Dự toán thu dầu thô: 65.600 tỷ đồng, bằng 95,8% so với ước thực hiện 2007 (giảm 2.900 tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2007 và giảm khoảng 14.500 tỷ đồng so với năm 2006). Dự toán thu dầu thô năm 2008 được xây dựng trên cơ sở dự kiến sản lượng dầu thô khai thác và thanh toán 15,49 triệu tấn, dự kiến giá thanh toán bình quân năm 2008 đạt 64 USD/thùng và đã tính thu toàn bộ lãi dầu được chia nước chủ nhà và lãi dầu chi phí từ Vietsovpetro. (3) Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: 64.500 tỷ đồng, tăng 14,2% so với ước thực hiện năm 2007. Số thu này được xây dựng trên cơ sở giảm thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời tích cực đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, thủ tục hải quan và công tác kiểm tra sau thông quan, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và trốn thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2008 đã tính đến việc khôi phục lại một phần thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng phải thực hiện cắt giảm thuế để thực hiện kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng trong năm 2007 (trong phạm vi khung thuế suất đã cam kết hội nhập). (4) Thu viện trợ không hoàn lại: 3.600 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2007. (5) Thu chuyển nguồn: 9,080 tỷ đồng, bằng 38% so với ước thực hiện năm 2007, tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2008. Tổng hợp chung, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2008 là 323.000 tỷ đồng, tăng 12,2% so ước thực hiện năm 2007, mức động viên thu NSNN đạt 24% GDP, thuế và phí đạt 22,4% GDP (nếu loại trừ yếu tố tăng giá dầu thì đạt mức động viên 21,8% GDP, trong đó từ thuế phí là 20,3% GDP). Về cơ cấu thu năm 2008, dự toán thu nội địa chiếm 58,6% tổng thu ngân sách nhà nước, cao hơn mức ước thực hiện năm 2007 (55,4%), thu dầu thô chiếm 20,3%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 20,0%. 3. Các nhóm giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện NSNN năm 2008 Một là, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. (1) Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, vùng nhằm phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành và từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. (2) Đẩy nhanh việc rà soát, bãi bỏ các quy định và thủ tục không cần thiết, gây trở ngại cho các nhà đầu tư. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng và thực hiện kiên cố hoá trường lớp học, các bệnh viện y tế tuyến huyện. Tăng cường huy động và giải ngân nguồn vốn ODA.  Huy động các nguồn vốn kể cả nguồn vốn FDI để đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn dưới nhiều hình thức như BOT, BT, BO... Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện và triển khai kế hoạch đầu tư một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng quy mô lớn của đất nước. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường. Tiếp tục kiện toàn cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký đầu tư đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. (3) Đối với doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục thực hiện phân loại, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chí đã được quy định tại Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại theo kế hoạch. Đồng thời mở rộng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước. Phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình mở cửa thị trường để hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với điều kiện trong nước và các cam kết quốc tế. (4) Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm trợ giúp các doanh nghiệp này được tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại, cung cấp thông tin về chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. (5) Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, tổ chức đấu giá công khai quỹ đất để tăng nguồn lực đầu tư phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, ưu tiên sử dụng một phần khoản thu tiền sử dụng đất cho công tác quy hoạch, quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả cơ chế chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, đời sống đối với những hộ nông dân có đất bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng. Hai là, thực hiện nhiệm vụ động viên ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương. (6) Xây dựng dự toán thu NSNN tích cực; thực hiện điều hành quyết liệt, phấn đấu tăng thu, chống thất thu. Các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; qua đó tạo động lực và cơ sở để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao, tăng thu cho NSNN. (7) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Quản lý thuế; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc rà soát, xử lý các khoản nợ đọng thuế, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế. (8) Thực hiện rà soát lại toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của người dân theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước; đình chỉ và bãi bỏ ngay các khoản thu trái quy định; thực hiện sửa đổi các khoản thu cho phù hợp. Từ năm 2008, thực hiện bỏ thu thuỷ lợi phí đối với nông dân. (9) Đối với các khoản huy động đóng góp của người dân mang tính chất tự nguyện, các địa phương không đặt yêu cầu bắt buộc đóng góp, không giao chỉ tiêu huy động từ cấp trên cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng. Một số khoản đóng góp chỉ phục vụ cho một nhóm hộ, cộng đồng dân cư thì chuyển sang phương thức nhóm hộ, cộng đồng dân cư tự huy động đóng góp và quản lý sử dụng để thực hiện mục tiêu theo thoả thuận; cơ quan nhà nước không quy định khoản huy động đóng góp này. (10) Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Thực hiện cơ cấu lại chi NSNN. Vốn đầu tư từ NSNN tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật khó có khả năng thu hút , đồng thời thu hút thêm các nguồn lực khác của Nhà nước, của dân cư và các nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo có sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn lực toàn xã hội dành cho phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; NSNN tập trung cho đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ lực lượng lao động, thông qua việc đảm bảo kinh phí phát triển các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ, văn hoá, bảo vệ môi trường...; tập trung nguồn lực đảm bảo tiếp tục cải cách chính sách tiền lương; thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, cơ cấu lại bộ máy quản lý Nhà nước, tinh giản biên chế. (11) Nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo. Thực hiện lồng ghép chương trình, dự án có tác động đến giảm nghèo; tập trung nguồn lực cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tiếp tục thực hiện các chính sách khám chữa bệnh, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ nhà ở, cho vay vốn ưu đãi,... trợ giúp người nghèo. (12) Tiếp tục thực hiện đầy đủ các giải pháp tạo nguồn để cải cách tiền lương: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản tiền lương và các khoản có tính chất lương); sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương; sử dụng một phần (35-40%) nguồn thu để lại đơn vị theo chế độ để thực hiện cải cách tiền lương; ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương sau khi đã thực hiện đầy đủ các giải pháp nêu trên mà còn thiếu nguồn. Ba là, đẩy nhanh cải cách khu vực sự nghiệp công lập, nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, thúc đẩy xã hội hoá, huy động nguồn lực cho phát triển các sự nghiệp xã hội. (13) Quyết liệt cải cách khu vực sự nghiệp công lập, nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Khẩn trương sửa đổi, điều chỉnh các khoản thu sự nghiệp theo hướng từng bước tính đủ chi phí hoạt động. Thay đổi lại phương thức chi cho lĩnh vực sự nghiệp, chuyển dần từ hình thức cấp ngân sách cho các cơ sở cung ứng dịch vụ sự nghiệp sang thanh toán chi phí cho các đối tượng thuộc diện nhà nước đảm bảo. Qua đó, tạo điều kiện và cơ chế để các hoạt động sự nghiệp chuyển sang hạch toán thu, chi, trên cơ sở đó thúc đẩy phát triển khu vực sự nghiệp. (14) Thúc đẩy phát triển xã hội hoá. Khẩn trương ban hành và thực hiện thí điểm cơ chế cho thuê, cổ phần hoá để chuyển đổi một số cơ sở dịch vụ công có điều kiện sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; áp dụng cơ chế Nhà nước đặt hàng, giám sát chất lượng dịch vụ...tạo điều kiện phát triển nhanh các sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế,... nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân. Bốn là, phát triển đồng bộ các loại thị trường; thực hiện quản lý Nhà nước về giá cả theo nguyên tắc thị trường. (15) Xây dựng và phát triển mạnh hoạt động của các loại thị trường như thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ. (16) Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và chính sách, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và ổn định. Thực hiện tái cấu trúc và phát triển thị trường có tổ chức. Nâng cao năng lực tài chính của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thông qua việc nâng vốn pháp định, chuẩn hoá việc cấp chứng chỉ hành nghề và áp dụng đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế. Tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán, hoạt động giao dịch chứng khoán, tăng cường thực hiện chế độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nâng cao tính minh bạch của thị trường. (17) Thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cơ bản thực hiện công tác quản lý giá cả theo các nguyên tắc thị trường.  Hoàn thành việc xây dựng lộ trình thực hiện giá thị trường đối với các loại hàng hoá và dịch vụ nhà nước còn định giá (giá điện, giá bán các mặt hàng dầu,...). Tôn trọng quyền định giá và cạnh tranh về giá của doanh nghiệp theo diễn biến của cung cầu trên thị trường và theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp tiết kiệm chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh, tìm các biện pháp thích hợp cải tiến công nghệ, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để xử lý giá đầu ra hợp lý, phù hợp với tín hiệu thị trường. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi liên kết tăng giá các nguyên liệu đầu vào quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu một cách tuỳ tiện theo các biện pháp hành chính nhằm tránh việc tăng giá một cách dây chuyền. Phối hợp đồng bộ chính sách quản lý tài chính với chính sách tiền tệ, đặc biệt là việc điều hành cung ứng tiền tệ trong lưu thông, điều hành chính sách tỷ giá, lãi suất...  Kiểm soát có hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động ngân hàng. Năm là, chủ động thực hiện hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. (18) Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với quy định của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan tới lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán... Đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng cơ sở, công nghệ của các Trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng yêu cầu về tăng quy mô và mở rộng thị trường. Tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với thị trường, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường trong điều kiện hội nhập. (19) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch. Thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hoá và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại nước ngoài, đặc biệt đối với những bạn hàng lớn. Thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát và thu hẹp nhập siêu. (20) Thực hiện tốt chiến lược vay và trả nợ nước ngoài theo hướng quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay, bảo đảm khả năng trả nợ. Sáu là, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: (21) Triển khai mạnh mẽ chương trình tổng thể cải cách hành chính, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, trong sạch, dân chủ, hiệu lực, hiệu quả. (22) Khẩn trương kiện toàn và đổi mới chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, sắp xếp lại bộ máy của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp. Thực hiện chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, trước hết là các thủ tục liên quan đến đầu tư, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, các dịch vụ hành chính có liên quan đến đời sống của nhân dân. Triển khai thực hiện tốt cơ chế một dấu - một cửa trong việc xử lý các công việc có liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân. (23) Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng; triển khai và thực hiện đồng bộ Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Khiếu nại, tố cáo. Tổ chức hoạt động có hiệu quả của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương, cơ quan phòng chống tham nhũng các bộ, ngành và Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở địa phương theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể xã hội và các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (24) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Tập trung chỉ đạo và xử lý kiên quyết, dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh và tăng cường thanh tra bốn lĩnh vực trọng tâm là đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu chi ngân sách và quản lý tài sản công, gắn với việc thanh tra thực thi chức trách công vụ đối với một số lĩnh vực mà dư luận và nhân dân quan tâm. (25) Thực hiện chế độ công bố công khai dự toán, quyết toán ngân sách của từng cấp, từn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6146.doc
Tài liệu liên quan