Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su sao vàng

Phần I: cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm 3

1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 3

1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 4

1.3. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ 4

1.4. Mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm. 5

1.5. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5

1.5.1. Chỉ tiêu phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 5

1.5.2. Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận tiêu thụ: 5

1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: 6

1.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ: 7

1.5.5. Thị phần 8

1.6. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 8

1.6.1. Nội dung phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 8

1.6.2. Công cụ phân tích: 9

1.6.3. Phương pháp phân tích 9

1.6.3.1. Phương pháp so sánh 9

1.6.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn. 9

1.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm. 10

1.7.1. Các nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp: 10

1.7.1.1. Công tác nghiên cứu, dự báo thị trường của doanh nghiệp: 10

1.7.1.2. Chính sách marketing - MIX của doanh nghiệp: 11

1.7.1.3. Các yếu tố khác 18

1.7.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 19

a. Môi trường chính trị, pháp luật: 19

b. Môi trường văn hóa xã hội: 19

c. Môi trường công nghệ: 19

d. Môi trường tự nhiên 19

e. Đối thủ cạnh tranh: 19

Phần II: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su sao vàng 21

2.1. Quá trình hình thành - phát triển và các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật. 21

2.1.1. Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp 21

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cao su sao vàng: 21

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty 22

2.1.4. Công nghệ sản xuất một số hàng hoá chủ yếu 23

2.1.5. Hình thức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: 25

2.1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 25

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su sao vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y qua các năm Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Giá trị sản lượng (Tr.Đồng) 332,894 341,325 391,917 478,112 575,833 Doanh thu (Tr. Đồng) 341,461 368,732 432,874 537,681 620,000 [Nguồn: Phòng tài chính kế toán] 0 100 200 300 400 500 600 700 Doanh thu( Tỷ đồng) 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Biểu đồ 2.1: Tình hình tiêu thụ qua các năm Giá trị tổng sản lượng Doanh thu * So sánh: - Giá trị sản lượng qua các năm : Hpt= 102,53% Hpt= 114,82% Hpt= 122,00% Hpt= 120.43% Nhận xét: Qua số liệu tính toán ở trên trong năm 2002 và năm 2003 giá trị sản lượng tăng không đáng kể, Chỉ đến năm 2004 và 2005 giá trị sản lượng mới bắt đầu tăng mạnh. Giá trị sản lượng tăng điều này đồng nghĩa với việc khách hàng ngày càng tiêu thụ nhiều sản phẩm của công ty hơn. - Doanh thu qua các năm của công ty: Hpt= 108,00% Hpt= 117,40% Hpt= 124,21% Hpt= 115,31% Nhận xét: Ta thấy rằng tốc độ tăng doanh thu mạnh nhất vào hai năm gần đây 2004 và 2005. Doanh thu của công ty tăng mạnh trong hai năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau: Do sản lượng tiêu thụ tăng, do giá cả tăng, do khách hàng của công ty tăng hay nhu cầu về các sản phẩm của công ty tăng… 2.2.2.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty: 2.2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ về mặt khối lượng mặt hàng: Bảng 2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo đơn vị hiện vật ĐVT: Chiếc Sản phẩm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % hoàn thành KH Năm 2003 Lốp xe đạp 10,000,000 10,472,358 104.7 Săm xe đạp 12,000,000 12,123,972 101.0 Lốp xe máy 600,000 689,541 114.9 Săm xe máy 1,200,000 1,529,058 127.4 Lốp ô tô 150,000 169,582 113.1 Săm ô tô 120,000 139,503 116.3 Pin các loại 46,000,000 48,136,777 104.6 Năm 2004 Lốp xe đạp 7,100,000 7,064,560 99.5 Săm xe đạp 8,500,000 8,385,148 98.6 Lốp xe máy 1,000,000 1,227,055 122.7 Săm xe máy 3,000,000 3,472,634 115.8 Lốp ô tô 200,000 201,380 100.7 Săm ô tô 120,000 147,882 123.2 Pin các loại 49,000,000 49,722,381 101.5 Năm 2005 Lốp xe đạp 7,000,000 6,875,000 98.2 Săm xe đạp 7,800,000 6,695,000 85.8 Lốp xe máy 1,300,000 1,389,168 106.9 Săm xe máy 3,900,000 4,180,284 107.2 Lốp ô tô 240,000 310,496 129.4 Săm ô tô 160,000 168,180 105.1 Pin các loại 50,000,000 47,178,320 94.4 [Nguồn: Phòng tiếp thị bán hàng] Nhận xét: - Qua bảng ta nhận thấy rằng trong năm 2003 tất cả các mặt hàng đều tăng so với kế hoạch đặt ra, riêng các mặt hàng săm lốp xe máy, ô tô tăng mạnh trên 10% đặc biệt săm xe máy tăng vượt kế hoach tới 27,4%. - Năm 2004 tình hình tiêu thụ săm lốp xe đạp không hoàn thành kế hoạch đề ra. Trong khi đó Săm lốp xe máy lại tăng vượt mức kế hoạch với 15,8% của săm xe và 22,7% của lốp xe máy, săm ô tô vượt kế hoạch 23,2%. - Trong năm 2005 xu hướng xảy ra tương tụ như trong năm 2004, tình hình tiêu thụ săm lốp xe đạp vẫn không hoàn thành kế hoạch đề ra chỉ đạt 98,6% với săm xe đạp. Trong khi đó lại tăng vọt so với kế hoạch đề ra với 29,4%. - Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhu cầu đời sống của người dân ngày càng tốt hơn, xã hội ngày một cơ giới hóa tỷ lệ sắm xe máy, ôtô phục vụ đi lại là rất cần thiết, tiết kiệm thời gian và đáp ứng được nhu cầu của người dân. - Do công ty chưa xác định đúng nhu cầu, và xu thế của nguời tiêu dùng do vậy việc lập kế hoạch cho từng năm sản xuất chưa xác thực điều này sẽ gây khó kăn cho công ty trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo doanh thu. Bảng 2.4. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ săm, lốp của công ty trong năm 2005. ĐVT: Tr. Đồng Sản phẩm TH 2004 KH 2005 TH 2005 Chênh lệch TH/KH 05 Chênh lệch TH05/TH04 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Lốp xe đạp 79,123 73,500 77,000 3,500 4.8 -2,123 -2.7 Săm xe đạp 35,218 33,540 28,119 -5,421 -16.2 -7,099 -20.2 Lốp xe máy 50,923 51,350 57,651 6,301 12.3 6,728 13.2 Săm xe máy 46,881 52,650 56,434 3,784 7.2 9,553 20.4 Lốp ô tô 241,656 264,000 372,595 108,595 41.1 130,939 54.2 Săm ô tô 17,007 17,760 19,341 1,581 8.9 2,334 13.7 Tổng 470,808 492,800 611,140 118,340 24.0 140,332 29.8 [Nguồn: Phòng tiếp thị bán hàng] * Nhận xét: *Thực hiện năm 2005 so với kế hoạch năm 2005: + Lốp xe đạp: Trong năm 2005 thực hiện được vượt kế hoạch về doanh thu 3,5 tỷ đồng tăng 4,8% so với kế hoạch. Tuy nhiên, sản lượng thực hiện trong năm này lại giảm 1,8% so với kế hoạch điều này chứng tỏ giá bán lốp xe đạp tăng so với kế hoạch. Nguyên nhân là do lạm phát giá cả tăng dẫn đến chi phí làm ra mỗi sản phẩm đều tăng do vậy giá sảm phẩm cũng tăng theo. + Săm xe đạp: Thực hiện giảm trên 5,4 tỷ tức là giảm 16,2% so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do sản lượng tiêu thụ giam mạnh so với kế hoạch tuy giá cả tăng nhưng cũng không bù đắp được sự thiếu hụt về sản lượng tiêu thụ. + Lốp xe máy: Ta nhận thấy rằng sản phẩm này thực hiện vượt kế hoạch khá cao trên 6,3 tỷ đồng tương ứng với 12,3%. Trong khi sản lượng của nó chỉ vượt kế hoạch 6,9% như vậy trong năm này giá thực hiện cũng tăng so với giá kế hoạch. + Săm xe máy: Thực hiện tăng gần 3,8 tỷ tương ứng với 7,2% doanh thu so với kế hoạch. Sản lượng thực hiện trong năm 2005 cũng tăng tương ứng 7,2 % như vậy gia cả săm xe máy trong năm không có biến động lớn so với kế hoạch đề ra điều nàycó được là nhờ Công ty có kế hoạch hợp lý cho sản phẩm săm xe máy. + Lốp ôtô: Sản phẩm này có sự tăng đột biến về thực hiện so với kế hoạch tăng trên 108 tỷ đồng, tăng 41%. Nguyên nhân của tình trang này là do trong năm 2005 nhu cầu sử dụng lốp ô tô tăng đột biến do vậy sản lượng tiêu thụ cũng tăng vọt tăng 29,4% so với kế hoạch. Như vậy trong năm 2005, Công ty đã không xác định đúng được nhu cầu tiêu ding cũng như xu hướng tiêu dùng trong năm để có kế hoạch chính xác ding cho sản xuất. + Săm ôtô thực hiện trong năm 2005 cũng tăng 1,5 tỷ so với kế hoạch tức là tăng 8,9% trong khi khối lượng cũng tăng 5,1% so với kế hoạch. Như vậy trong năm 2005 trừ mặt hàng săm xe đạp là không hoàn thành kế hoạch về doanh thu còn các mặt hàng khác đều tăng vượt kế hoạch đặc biệt là lốp ôtô và xe máy. * Thực hiện năm 2005 so với thực hiện năm 2004: + Trong năm 2005 sản phẩm săm, lốp xe đạp đều giảm mạnh so với năm 2004: Lốp xe đạp giảm 2,1 tỷ săm xe đạp giảm 7,1 tỷ. Trong khi đó sản phẩm săm lốp xe máy, săm ôtô và đạc biệt là lốp ô tô đều tăng mạnh so với năm 2004: Lốp ôtô tăng 54,2% , lốp xe máy tăng 13,2%, săm xe máy tăng 20,4%, săm ôtô tăng 13,7%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nhu cầu về các sản phẩm săm lốp xe đạp giảm so với năm 2004 trong khi đó nhu cầu về sảm phẩm săm lốp ôtô, xe máy lại tăng lên. Do các đối thủ cạnh tranh đã và đang chiếm lĩnh dần thị phần của công ty nhờ các biện pháp xúc tiến bán mạnh mẽ trên thị trường. Do vậy, khách hàng có sự dịch chuyển giữa mặt hàng săm lốp của công ty sang tiêu dùng các sản phẩm săm lốp của đối thủ cạnh tranh. 2.2.2.3.Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty theo mặt hàng: Cơ chế thị trường là điều kiện thuận lợi cho Công ty vươn lên để khẳng định mình, sản xuất liên tục phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng và có mặt ở mọi nơi từ thành phố đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc vào Nam. Trong những năm gần đây, Công ty đã quan tâm, chú ý đến việc đa dạng hoá sản phẩm, ngày càng đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới với màu sắc, kích cỡ đa dạng phù hợp với yêu cầu của thị trường. Bảng 2.5. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng chính của công ty: *Nhận xét: Qua bảng ta nhận thấy trong năm 2005 tất cả các sản phẩm săm, lốp xe đạp đều không hoàn thành kế hoach được giao. Chỉ riêng loại lốp XĐ37-540 đỏ và XĐ37 -630 đen là hoàn thành được 97% kế hoạch. Trong khi săm XĐ 37-540 đen lại chỉ hoàn thành được 72% kế hoạch. Do vậy mà tình hình thực hiện năm 2005 cũng giảm tương ứng so với năm 2004. Nguyên nhân do biến động chung trên thị trường tuy giá của tong sản phẩm có tăng đôi chút do lạm phát xong không thể bù đắp được sự sụt giảm mạnh về sản lượng trong năm 2005. Đây là căn cứ để Công ty lập kế hoạch sản xuất cho năm tới đồng thời có chính sách kích thích tiêu thụ phù hợp để tăng lượng tiêu thụ săm lốp xe đạp trong năm tới. Săm, lốp xe máy trong năm 2005 đều hoàn thành kế hoạch trong khi các sản phẩm khác vượt mức kế hoạch từ 1 – 5% thì sản phẩm săm XM 2.50 – 18TR4, XM 2.75 – 18 TR4 lại vượt kế hoạch trên 27%, 16%. Do vậy mà tình hình thực hiện 2005 so với 2004 cũng vượt lần lượt là 32% và 18%. Điều này cho thấy trong năm 2005 các sản phẩm này tiêu thụ rất mạnh do vậy trong kế hoạch năm tới ta cần chú trọng tới 2 sản phẩm này nhiều hơn để có một kế hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ hợp lý sản phẩm này. Không riêng gì các sản phẩm săm lốp xe máy, tình hình thực hiện năm 2005 của các sản phẩm săm, lốp ô tô cũng tăng mạnh so với kế hoach năm 2005 và thực hiện năm 2004. Điều này lại khẳng định một lần nữa các sản phẩm săm , lốp xe máy và ôtô hiện nay đang có chỗ đứng trên thị trường, Người tiêu dùng đang dần chuyển từ sử dụng săm, lốp xe đạp truyền thống sang sử dụng săm lốp xe máy và ôtô. Do đời sống tăng cao nên nhu cầu đi lại trở thành rất cần thiết các phương tiện cơ giới thô sơ không thể đáp ứng được tất yếu phải thay thế bằng các phwng tiện cơ giới hiện đại như xe máy, ôtô bởi vậy trong những năm tới nhu cầu sử dụng các loại săm lốp xe máy, ôtô sẽ tiếp tục tăng cao. 2.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty theo khu vực thị trường: Nghiên cứu thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo từng thị trường là rất quan trọng. Vì mỗi thị trường khác nhau có đặc điểm khác nhau, do vậy mà thị hiếu tiêu dùng ở các nơi khác nhau cũng không giống nhau. Do đó, Công ty cần xem xét thị hiếu tiêu dùng ở từng vùng để xây dựng được các chiến lược sản phẩm phù hợp. Công ty Cao su Sao vàng là một doanh nghiệp mạnh nhất trong ngành săm lốp và các sản phẩm cao su của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ sản phẩm trên toàn quốc mác sản phẩm mang thương hiệu Sao Vàng. Và để có thể phục vụ được tốt nhất thị trường thì công ty Cao su Sao vàng không ngừng mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất lao động. Với tổng số có gần 200 đại lý trên khắp 64 tỉnh và thành phố trong cả nước. Sản phẩm của công ty có mặt ở nhiều ngành nghề khác nhau và nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên sản phẩm của công ty tập trung chủ yếu ở thị trường Miềm Bắc đặc biệt là thị trường Hà Nội. Con số này được thể hiện qua kết quả bán hàng mấy năm gần đây của công ty trên thị trường toàn quốc. Sau đây là bản cơ cấu doanh thu trên một số tỉnh thành lớn của công ty Cao su Sao vàng: Bảng 2.6. Bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao Su Sao Vàng theo khu vực thị trường: Thị trờng 2004 2005 Giá trị (trđ) Tỷ trọng(%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng(%) Thành phố Hồ Chí Minh 24,733 4.6 19,220 3.1 Đà Nẵng 16,130 3.0 16,120 2.6 Bình Định 79,039 14.7 82,460 13.3 Quảng Ninh 10,754 2.0 11,160 1.8 Nghệ An 27,959 5.2 27,280 4.4 Hà Nội 193,565 36.0 228,160 36.8 Thái Bình 17,206 3.2 19,840 3.2 Các Tỉnh khác 168,294 31.3 215,760 34.8 Tổng doanh thu 537,681 100.0 620,000 100.0 [Nguồn: Phòng tiếp thị bán hàng] Biểu đồ 2.2: Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường Minh Thị trường Chí 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Thành phố Hồ Đà Nẵng Bình Định Quảng Ninh Nghệ An Hà Nội Thái Bình Các Tỉnh khác Triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 * Nhận xét: Chúng ta có thể nhận thấy rằng doanh thu của công ty Cao su Sao vàng tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành phía bắc đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Đây là do công ty hiện nay chưa chú trọng đến công tác xúc tiến bán hàng như quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Do vậy, công ty đang dần bị mất thị phần vào các đối thủ cạnh tranh khác mạnh hơn đặc biệt là thị trường Miền trung và Miền nam nơi có hai đối thủ mạnh là Casumina và cao su Đà nẵng. Đó chính là một vấn đề cần được giải quyết tại sao sản phẩm của Cao su Sao vàng chỉ chủ yếu phục vụ thị trường miền Bắc. Trong năm 2005 nhìn chung tình hình tiêu thụ các sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô của công ty trên các khu vực thị trường đều tăng so với năm 2004. Đặc biệt là thị trường Hà Nội đây là thị trường chính của Công ty với trên 228 tỷ đồng tăng trên 34 tỷ so với năm 2004 chiếm gần 37% doanh thu của Công ty năm 2005. Tiếp đó là thị trường bình định với gần 13% doanh thu và trên 82 tỷ. Tuy nhiên trong năm 2005, Sản phẩm của công ty tại thị trường Đà Nằng, Nghệ An tỷ trọng theo doanh thu của công ty trong năm 2005 lại giảm so với năm 2004 và đặc biệt là Thành Phố Hồ Chí Minh lại giảm 5.5 tỷ so với năm 2004 do vậy chỉ chiếm 3,1% doanh thu của Công ty trong năm này. Nguyên nhân của tình trạng này là do tại Thành Phố Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng công ty phải cạnh tranh với các công ty khác tại địa phương như CASUMINA, Cao su Đà Nẵng. 2.2.4. Đánh giá thị phần tiêu thụ sản phẩm săm, lốp của công ty Cao Su Sao Vàng: Chúng ta có thể thấy được cụ thể hơn con số tiêu thụ ở các thị trường qua bảng tỷ lệ tiêu thụ trên thị trường ban miền như sau: Bảng 2.7. Thể hiện tỷ lệ doanh thu từ các thị trường. Thị trờng Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 2004 62 23 15 2005 68 21 11 [Nguồn: Phòng tiếp thị – bán hàng] Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ doanh thu từ các thị trường Miền Trung 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2004 2005 Miền Nam Miền Bắc Từ bảng ta nhận thây sản phẩm của công ty Cao su Sao vàng chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường miền bắc. Có đến 68% doanh thu bán hàng từ thị trường Miền bắc trong năm 2005, trong khi thị trường Miền Nam là một thị trường lớn mà chỉ có 11% trong toàn bộ doanh thu cả nước. Rõ ràng là hiện nay công ty chưa chú trọng đến thị trường Miền Nam nguyên nhân khách quan là do khoảng cách giữa nơi sản xuất và tiêu thụ khá xa do vậy công ty phải chịu một chi phí vận chuyển khá lớn và khi vào được thị trường công ty lại phải cạnh tranh với một đối thủ khá mạnh trong ngành. Thêm vào đó là hiện nay công ty chưa tập trung vào khai thác thị trường Miền Nam, công tác quảng cáo, xúc tiến chưa được đẩy mạnh tại thị trường này do vậy tỷ lệ doanh thu tiêu thụ trên thị trường này còn thấp. Bảng 2.8. Thị phần của công ty cao su Sao Vàng với các đối thủ cạnh tranh Tên công ty Thị phần tương đối trên thị trường Săm lốp xe đạp Săm lốp xe máy Săm lốp ô tô Công ty cao su Sao Vàng 27% 20% 3% Công ty cao su Đà Nẵng 20% 14% 4% Công ty cao su Miền Nam 35% 18% 5% Các công ty khác 18% 48% 88% [Nguồn: Phòng tiếp thị bán hàng] Biểu đồ 2.4: Thị phần tương đối trên thị trường 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Săm lốp xe đạp Săm lốp xe máy Săm lốp ô tô Các công ty khác Công ty cao su Miền Nam Công ty cao su Đà Nẵng Công ty cao su Sao Vàng *Nhận xét: Công ty Cao Su Sao Vàng đã có truyền thống sản xuất săm, lốp xe đạp từ rất lâu đã được mọi người biết đến trong lĩnh vực sản xuất săm lốp xe đạp nhưng hiện nay công ty mới chỉ chiếm khoảng 1/4 thị phần trong nước, săm, lốp xe máy chỉ chiếm 1/5 và đặc biệt là ngành săm, lốp ô tô chỉ chiếm 3% thị phần. Nguyên nhân này là do hiện nay Công ty phải cạnh tranh với nhiều công ty khác được đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại với chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn. Mặt khác, là do công ty chưa đầu tư đúng mức cho lĩnh vực xúc tiến bán do vậy mà hầu hết mọi người chỉ biết đến một vài sản phẩm săm lốp xe đạp của Công ty trong khi đó sản phẩm của Công ty lại rất phong phú và đa dạng. 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty: Sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm săm, lốp của Công ty qua các năm đều tăng, đây là một kết quả đáng khích lệ với toàn thể cán bộ công nhân Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác tiêu thụ cũng bộc lộ những nhược điểm cần khắc phục để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ trong những năm tiếp theo. Để hoạt động tiêu thụ của Công ty được hoàn thiện điều cần thiết là chúng ta cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ của công ty để từ đó có những giải pháp khắc phục cũng như nâng cao hiệu quả tiêu thụ của công ty. 2.3.1. Nhân tố thuộc bản thân Công ty: 2.3.1.1.Công tác thu thập thông tin Marketing Để thoả mãn khách hàng của mình, công ty cần đưa ra những chính sách về thị trường, sản phẩm, giá bán, phân phối và xúc tiến bán một cách đúng đắn và kịp thời. Khi môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng và thị trường ngày càng rộng hơn, công ty không thể đưa ra quyết định chỉ dựa trên trực giác của mình mà cần có những thông tin cần thiết một cách chính xác và nhanh chóng. Do đó, công ty cao su Sao Vàng cũng cần phải thu thập thông tin về nội bộ công ty, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô. -Thông tin nội bộ: Công ty có thể thu thập được thông tin nội bộ từ hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo bán hàng qua sự nối mạng giữa các nhà máy, các phòng ban với ban giám đốc công ty để nắm bắt được tình hình qua các đơn đặt hàng(số lượng đơn, số lượng hàng trên từng đơn. . .), doanh số bán hàng theo thị trường, theo sản phẩm, theo thời gian, lượng tồn kho, dòng tiền mặt, các khoản phải thu. . . -Thông tin thường ngày về bên ngoài: như thông tin về khách hàng (nhu cầu, thị hiếu, phản ứng. . .), các bước phát triển của đối thủ cạnh tranh (sản phẩm mới, giá bán mới, mở điểm bán mới, các chiến dịch mới. . .), các biến động của môi trường vĩ mô (các quy định pháp lý mới, các tiến bộ về khoa học công nghệ, những trào lưu sự kiện xã hội . . .), những thay đổi liên quan đến các kênh phân phối (sự xuất hiện của các loại hình bán sỉ, bán lẻ mới, chi phí gia nhập. . .) và những thay đổi khác. Để thu thâp loại thông tin này Công ty đã theo dõi qua các phương tiện thông tin đại chúng (internet, truyền hình, báo chí. . .), những cuộc gặp gỡ, khảo sát và qua các nhân viên bán hàng. Ngoài ra công ty còn thu thập thông tin qua các nhà trung gian (các nhà phân phối, đại lý, người bán lẻ, môi giới), những người là cổ đông của đối thủ cạnh tranh, các nhân viên cũ và mới của đối thủ cạnh tranh và mua thông tin từ những công ty dịch vụ thông tin marketing chuyên nghiệp. Trong công ty cao su Sao Vàng, bộ phận thực hiện công tác thu thập thông tin marketing là phòng tiếp thị - bán hàng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu thập thông tin của Công ty, bởi công ty không có bộ phận marketing chuyên thu thập và sử lý thông tin do vậy mà khả năng tiếp nhận thông tin còn hạn chế. 2.3.1.2. Chính sách sản phẩm: Công ty cao su Sao vàng được thành lập từ những năm 50 của thế kỷ trước trong kế hoạch khôi phục và phát triên kinh tế ba năm (1958-1960). Với mục tiêu là cung cấp cao su và các sản phẩm làm từ cao su cho toàn đất nước. Công ty đã trải qua gần năm mươi năm phát triển và lớn mạnh là một doanh nghiệp lớn của nhà nước (với các sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy và ôtô mang nhãn hiệu Sao Vàng, và một số sản phẩm khác). Đặc biệt với tinh thần tối ưu hoá chi chí và cải tiến công nghệ công ty đã sản xuất ra một số loại lốp máy bay. Ngoài ra còn có nhiều chủng loại sản phẩm từ cao su khác như Bảng 2.9. Các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty Cao Su Sao Vàng hiện nay Sản phẩm Loại Sản phẩm Kích thước ( màu sắc) săm, lốp xe đạp Xe đạp; xe đạp điện; xe thồ; xe xích lô 37-548 (đen, đỏ, 2 màu), 322-633(đen, đỏ, Hai màu...),  650, 680, 540…..... săm, lốp xe máy Xe gắn máy; xe máy; Scooter;  250-17 4SR; 2:25-16 4PR; 250-17 SR;…, 2:50 17 4 PR;2.75-16; 2:75-17 TR4; 3:00-18 TR; 3.00-10; 3.00-17; 3.00-18; 3.50-10; 3.00-17 săm, lốp ô tô xe tải và xe khách; xe tải nhẹ và xe khách nhỏ; xe nông nghiệp 10.00-20; 11:00-20; 12:00-20;9:00-20;8.25-20; 6:50-16;6:50-14; 6.00-12; 6.00-14 Lốp máy bay  TU-134(930x305);IL 18; MIG21(800x200) ủng cao su; yếm xe máy * Về nhãn hiệu sản phẩm: -Với lợi thế là một doanh nghiệp lâu năm, có uy tín trong lĩnh vực sản xuất săm lốp. Sản phẩm săm, lốp xe đạp của công ty đã được biết đến trên thị trường với nhãn hiệu “Sao Vàng” truyền thống. - Đối với sản phẩm săm, lốp ô tô và xe máy công ty Sao Vàng cũng tự hào là đơn vị đầu tiên sản xuất săm lốp ô tô tại Việt Nam. Với tất cả các sản phẩm săm lốp ôtô, xe máy đều mang nhãn hiệu SRC riêng xe máy hiện nay còn có thêm nhãn hiệu khác là LEOPARD. * Về chất lượng sản phẩm: Quan điểm của Công ty là luôn cung cấp cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Bởi vậy, ở các phân xưởng sản xuất đều có bộ phận KCS làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy Công ty chỉ có duy nhất một loại phẩm cấp đó là loại 1. Còn các loại sản phẩm thứ cấp khác sẽ không được đưa ra thị trường. điều này giúp cho Công ty có uy tín trên thị trường. Để đạt được những thành công của Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty đang từng bước bình ổn, chiếm lĩnh thị trường bằng cách cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại để thu hút sự chú ý của khách hàng. Ưu điểm nổi bật của lốp SRC là khả năng hoạt động ở tốc độ khá cao trong môi trường nhiệt đới. Sản phẩm SRC cũng đặc biệt thích hợp khi sử dụng trong điều kiện đường xá không hoàn thiện, với yêu cầu mài mòn cao và quá tải lớn. * về số lượng sản phẩm: Số lượng sản phẩm sản xuất của công ty nhiều hay ít phụ thuộc vào vào đơn hàng, các hợp đồng kinh tế và nhu cầu trên thị trường theo từng kỳ. * Nhận xét: Nhìn chung chất lượng sản phẩm của công ty tương đối ổn định. Mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ, chủng loại sản phẩm rất phong phú đa dạng có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Nhãn hiệu sản phẩm của công ty rễ nhận biết với màu sắc nổi bật, bắt mắt. Tuy nhiên hiện nay công ty phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác đến từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… Do vậy so với một số đối thủ cạnh tranh khác thì chất lượng sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được. Đặc biệt đối với những khách hàng đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Hiện nay, sản phẩm của Công ty chưa cạnh tranh được với các sản phẩm liên doanh về chất lượng. Công ty hiện nay cũng chưa sản xuất được những loại sản phẩm đặc biệt như săm, lốp dùng cho xe Thể thao, xe chuyên dùng : Như các loại lốp dùng cho xe đạp địa hình, neo núi, xe phục cho các vận động viên đua xe, đối với lốp xe máy chưa sản xuất được loại lốp dùng cho xe phân khối lớn >125 cm3 đòi hỏi tốc độ cao, độ bám đường lớn. Đối với xe ôtô công ty chưa sản xuất được lốp dành cho xe con, xe đua đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, hay các loại lốp toàn bằng thép, lốp liền ruột... 2.3.1.3. Chính sách giá: Chính sách giá đóng vai trò quan trọng như một vũ khí để cạnh tranh, định giá thấp, định giá ngang hay định giá cao hơn giá thị trường phải đảm bảo sao cho việc thực hiện mục tiêu là tốt nhất. Mức giá thấp hơn giá thị trường cho phép doanh nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hành và tăng sản lượng tiêu thụ, tăng cơ hội xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại, chính sách giá cao chỉ sử dụng trong các doanh nghiệp có tính độc quyền cao, vươn tới lợi nhuận siêu ngạch. Vì vậy chính sách định giá có tầm quan trọng đặc biệt với việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của công ty. Việc xác định giá của sản phẩm trên thị trường phụ thuộc vào chi phí sản xuất và các điều kiện ảnh hưởng khác. Hiện nay, các mặt hàng của Công ty được định giá trên cơ sở chi phí sản xuất và căn cứ vào lợi nhuận mục tiêu đã định sẵn và mức thuế phải nộp ( trừ thuế lợi tức ) để định giá cho từng đơn vị sản phẩm. Nếu mặt hàng nào cạnh tranh được công ty sẽ điều chỉnh lại so với các đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo có lãi. Giá bán = Giá thành + Thuế + Lợi nhuận Mức giá phải bù đắp được chi phí bỏ ra để sản xuất cộng với cước phí vận chuyển và lợi nhuận thực tế. Giá thành của công ty bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí bán hàng *Đối với các đại lý tiêu thụ sản phẩm - Các sản phẩm được giảm giá 2% so với giá chuẩn trước khi tình thuế GTGT. - Riêng săm lốp xe máy giảm 1 % so với giá chuẩn trước khi tính thuế GTGT. *Đối với các chi nhánh tiêu thụ của công ty Các chi nhánh muốn lấy hàng phải báo trước nhu cầu của mình từ 5 đến 7 ngày cho phòng tiếp thị bán hàng. Sau đó phòng tiếp thị bán hàng dựa trên cơ sở nguồn hàng thời kỳ tới và nhu cầu của đại lý, chi nhánh mà báo cho họ số lượng, chủng loại sẽ cung cấp. Nếu đồng ý lấy hàng thì các đơn vị, công ty sẽ giao hàng. Đa số đều phải giao tiền trước rồi mới được lấy hàng trừ một số ít khách hàng truyền thống của công ty hay khách hàng là các công ty lớn có uy tín thì mới được ưu tiên trả chậm. Do đặc điểm của công ty là sản phẩm được sản xuất ở Miền Bắc nhưng việc tiêu thụ lại rộng khắp các tỉnh thành phố trên toàn quốc mà giữa các vùng lại có sự chênh lệch về thu nhập, giao thông, điều kiện địa lý. . . cho nên trước đây đối với các vùng địa lý khác nhau công ty đã đưa ra các mức khác nhau. Nhưng từ năm 2000 đến nay về cơ bản công ty đã áp dụng các mức giá chuẩn trên toàn quốc và thực hiện hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng ở khắp mọi vùng miền.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36408.doc
Tài liệu liên quan