Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp

Phạm Duy Nghĩa (1990), “Các khía cạnh Luật công ty và luật bảo vệ sở hữu trí

tuệ của quá trình chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua doanh nghiệp liên doanh

với nước ngoài”, Luận án PTS KH luật học. Luận án đã chỉ ra bản chất pháp lý của các

thoả thuận góp vốn thành lập công ty, những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng góp vốn

công nghệ vào doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, cách thức thoả thuận về giá trị công

nghệ doanh nghiệp liên doanh.

Nguyễn Ngọc Điện (1999), “Nghiên cứu về tài sản trong pháp luật dân sự Việt

Nam”, sách chuyên khảo. Cuốn sách có thể được coi là một trong những dấu ấn đầu

tiên nghiên cứu pháp luật về tài sản một cách có hệ thống trong lịch sử nghiên cứu lập

pháp tại Việt Nam. Việc hiểu biết rõ về phân loại tài sản có ý nghĩa rất quan trọng đối

với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Ngô Huy Cương (2004) “Hợp đồng góp vốn thành lập công ty” Luận án tiến sỹ

luật học. Luận án đã cho ta cái nhìn tổng quát, có hệ thống lý luận pháp luật về Hợp

đồng thành lập công ty hiện nay ở Việt Nam. Luận án cũng đã phân tích và đánh giá

một cách tương đối có hệ thống hiện trạng pháp luật về hợp đồng thành lập công ty

cũng như đưa ra những định hướng giải pháp cụ thể nhằm xây dựng chế định hợp đồng

thành lập công ty ở Việt Nam hiện nay và cách thức xây dựng chế định này, những nội

dung pháp lý chủ yếu và việc pháp điển hoá nó trong Bộ Luật dân sự năm 2005.

pdf15 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp Nguyễn Thị Thu Hà Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Người hướng dẫn : TS. Doãn Hồng Nhung Năm bảo vệ: 2013 112 tr . Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Phân tích, bình luận nhằm làm rõ các yếu tố chủ yếu của các khái niệm như vốn, góp vốn, tài sản góp vốn. Phân tích và đánh giá thực trạng những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam như chủ thể góp vốn, hình thức góp vốn, thủ tục góp vốn. Kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Góp vốn; Luật doanh nghiệp Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những mốc quan trọng trong lịch sử pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999. Luật Doanh nghiệp năm 1999 thể hiện sự hợp nhất Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, hướng tới những cải cách tương đối toàn diện về doanh nghiệp đánh dấu thời kỳ mở đầu thực hiện chủ trương Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước cùng với việc hội nhập quốc tế. Ở mức phát triển toàn diện hơn, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc Hội khoá X kỳ họp thứ 10 thông qua đã quy định đầy đủ hơn, rõ nét hơn về các vấn đề liên quan đến việc góp vốn thành lập, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và những quy định có ý nghĩa hành lang để bảo vệ nhà đầu tư, các chủ thể tham gia kinh doanh Những quy định mang tính ưu việt đó đã khẳng định sự ra đời của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 góp một phần không nhỏ vào các thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế. Có thể nói, cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước là sự không ngừng ra đời và phát triển các loại hình doanh nghiệp. Sự phát triển như vũ bão các loại hình doanh nghiệp đó đã kéo theo những tranh chấp trong và xung quanh doanh nghiệp. Trong đó tranh chấp về vấn đề góp vốn, tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp xảy ra tương đối nhiều. Mặt khác, pháp luật về doanh nghiệp luôn luôn được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, văn hoá pháp lý về doanh nghiệp của người dân Việt Nam còn thấp và hoạt động xét xử còn nhiều lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp. Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp là luôn cần thiết cho cả công tác lý luận và thực tiễn. Bên cạnh pháp luật về doanh nghiệp, chúng ta không thể không nhắc tới sự ra đời và phát triển của Pháp luật Dân sự, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật đất đai đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển pháp luật về doanh nghiệp nói riêng và việc phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Góp vốn thành lập doanh nghiệp không phải là một khía cạnh mới, nhưng trong hệ thống các quy định pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, khía cạnh này tuy đã được quy định nhưng vẫn chưa được đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ dẫn tới nhiều tranh cãi và hiểu sai, hiểu không toàn diện. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2005 với tư cách là một đạo luật gốc cho các ngành luật trong đó có Luật Doanh nghiệp, nhưng bản thân Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về các vấn đề liên quan đến việc góp vốn thành lập doanh nghiệp vẫn còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Hơn nữa, trong nền KTTT, lĩnh vực kinh tế tư nhân ngày càng được ưu tiên phát triển. Việc làm ăn kinh doanh của người dân được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp (pháp nhân) là một điều tất yếu và đang được khuyến khích thúc đẩy. Trong bối cảnh đó, góp vốn kinh doanh trong nền KTTT ngày càng trở nên phức tạp hơn. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về góp vốn giúp cho các chủ thể kinh doanh hiểu biết thêm kiến thức pháp luật và dễ dàng quyết định việc góp vốn của mình một cách an toàn và hiệu quả hơn. Mặt khác, Nền KTTT xuất hiện nhiều yếu tố kinh tế mới ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như vấn đề “tài sản ảo”, “giá trị thương hiệu”, ...những yếu tố này cần phải được hiểu rõ và phải được pháp luật điều chỉnh theo xu hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Góp vốn thành lập doanh nghiệp tạo điều kiện cho phát huy nhiều năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp kinh doanh làm giàu cho cá nhân, tổ chức. Dân giàu, nước mạnh là mục tiêu lớn mà Nhà nước ta luôn quan tâm. Như vậy, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp là mảng đề tài đã và đang được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Việc nghiên cứu tổng quát các quy định pháp luật về vốn, góp vốn, tài sản góp vốn...giúp cho ta nhận thức rõ hơn các quan điểm, quan niệm về các vấn đề này một cách có hệ thống và qua đó áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả. Qua việc nghiên cứu các quy định này, đặc biệt là quy định về tài sản góp vốn, pháp luật Việt Nam cần điều chỉnh theo xu hướng đa dạng hóa các hình thức tài sản góp vốn.Tuy không còn là mới mẻ trong công tác lý luận và thực tiễn cuộc sống, nhưng để nghiên cứu một cách toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, thì việc nghiên cứu khía cạnh góp vốn thành lập doanh nghiệp càng trở nên cần thiết. Xuất phát từ các lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp” tác giả nghiên cứu cố gắng đóng góp một phần các yêu cầu mà lý luận và thực tiễn đang đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp đã được nhiều nhà khoa học, giới luật học và các thương gia quan tâm. Trong những năm gần đây đã có nhiều hội thảo, nhiều bài báo, đề tài khoa học nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp như doanh nghiệp với nền kinh tế thị trường, văn hoá pháp lý trong doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, hợp đồng thành lập công ty,Những người nghiên cứu về doanh nghiệp nói chung cũng như pháp luật về doanh nghiệp nói riêng chủ yếu từ những năm 1990 trở lại đây có xu hướng ngày càng nhiều. Trong những công trình nghiên cứu đó, tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm như: Phạm Duy Nghĩa (1990), “Các khía cạnh Luật công ty và luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của quá trình chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài”, Luận án PTS KH luật học. Luận án đã chỉ ra bản chất pháp lý của các thoả thuận góp vốn thành lập công ty, những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng góp vốn công nghệ vào doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, cách thức thoả thuận về giá trị công nghệ doanh nghiệp liên doanh. Nguyễn Ngọc Điện (1999), “Nghiên cứu về tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam”, sách chuyên khảo. Cuốn sách có thể được coi là một trong những dấu ấn đầu tiên nghiên cứu pháp luật về tài sản một cách có hệ thống trong lịch sử nghiên cứu lập pháp tại Việt Nam. Việc hiểu biết rõ về phân loại tài sản có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp. Ngô Huy Cương (2004) “Hợp đồng góp vốn thành lập công ty” Luận án tiến sỹ luật học. Luận án đã cho ta cái nhìn tổng quát, có hệ thống lý luận pháp luật về Hợp đồng thành lập công ty hiện nay ở Việt Nam. Luận án cũng đã phân tích và đánh giá một cách tương đối có hệ thống hiện trạng pháp luật về hợp đồng thành lập công ty cũng như đưa ra những định hướng giải pháp cụ thể nhằm xây dựng chế định hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam hiện nay và cách thức xây dựng chế định này, những nội dung pháp lý chủ yếu và việc pháp điển hoá nó trong Bộ Luật dân sự năm 2005. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp năm 2005” Cuốn sách đáp ứng được các yêu cầu mới từ khi Luật doanh nghiệp năm 2005 ban hành như: Những khái niệm và định chế đã tồn tại ở các nước đã khá lâu mà nay do nhu cầu hội nhập chúng ta bị buộc phải đem vào; việc thực hiện Luật Công ty kể từ năm 1990 đến nay đã để lại một số thực tiễn mà bây giờ có thể trình bày để độc giả có thông tin áp dụng trong hoàn cảnh của mình; Cuốn sách cũng đưa ra những sửa đổi của Luật doanh nghiệp năm 2005 so với Luật doanh nghiệp năm 1999. Phạm Tuấn Anh (2009), “Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam” Luận văn thạc sỹ luật học. Luận văn đã nghiên cứu một cách khái quát, có hệ thống các vấn đề pháp lý về vốn góp, hình thức góp vốn, thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề góp vốn... dựa trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp và trên cơ sở tham khảo pháp luật của một số nước về vấn đề này, Luận văn cũng đã đưa ra được một số định hướng cơ bản nhằm giải quyết tồn tại của pháp luật về góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam. Hồng Vân (2009), “Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học. Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận của pháp luật về góp vốn nói chung và pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng. Qua đó, Luận văn đã đánh giá một cách toàn diện pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Luận văn đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất; Hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường bất động sản ở Việt Nam; Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu chủ yếu được công bố dưới hình thức các bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học chuyên ngành, sách chuyên khảo. Trong số đó phải kể đến các bài viết tiêu biểu của TS. Ngô Huy Cương, “Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ Luật dân sự năm 2005 và định hướng cải cách”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc Hội số 11 năm 2009, trang 21-29; Doãn Hồng Nhung (2003) “Một số ý kiến về góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất trong doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam”, Học viện Tư pháp, Tạp chí Ngề luật, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, chuyên đề cải cách tư pháp số 6 (trang 62-65); Lê Thị Thu Thủy (2003) “Thế chấp quyền sử dụng đất trong vay vốn ngân hàng: những vướng mắc cần được tháo gỡ”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 6 năm 2004; Vũ Xuân Tiền, “Góp vốn bằng giá trị thương hiệu”, Websiet http:// www.bsc.com.vn/new/2010/6/19; Như vậy, pháp luật về doanh nghiệp là mảng đề tài được nhiều giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở thừa kế những thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước, luận văn đi vào nghiên cứu sâu khía cạnh góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Luận văn đặt mục đích nghiên cứu là góp một phần xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời kiến nghị một số giải pháp cơ bản cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này. Với mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Luận văn phân tích, bình luận nhằm làm rõ các yếu tố chủ yếu của các khái niệm như vốn, góp vốn, tài sản góp vốn. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam như chủ thể góp vốn, hình thức góp vốn, thủ tục góp vốn. Ba là, kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Góp vốn thành lập doanh nghiệp là một đề tài có phạm vi rộng nên trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu các đặc thù của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp như chủ thể góp vốn, thủ tục góp vốn, hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005. Luận văn không nghiên cứu pháp luật về góp vốn đối với các loại hình doanh nghiệp đặc thù như hợp tác xã, văn phòng Luật sư, các tổ chức tín dụng hoặc các mô hình góp vốn liên doanh, liên kết khác. Trong từng nội dung nghiên cứu, luận văn đưa ra nhận xét, đánh giá và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt trong các hình thức góp vốn, luận văn đi sâu hơn phân tích hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyển thống kết hợp với phương pháp nghiên cứu hiện đại, như: phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh phân tích, phương pháp thu thập tài liệụ, để hệ thổng, khái quát, phân tích, tổng hợp, làm rõ và bình luận những nội dung nghiên cứu chính của đề tài, nằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất. 6. Những đóng góp mới của luận văn Pháp luật việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp là một mảng đề tài rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực tài sản, đất đai, đầu tư, thương mại,... Khi tiếp cận nghiên cứu, luận văn đi sâu vào những vấn đề có tính chất nguyên tắc và các nội dung mang tính đặc thù. Dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu đó, luận văn đã nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về lý luận và thực tiễn như: (i) lý luận về các khái niệm vốn, góp vốn, tài sản, quyền tài sản, quyền sở hữu. Từ những khái niệm cơ bản này, luận văn đã tiếp cận thực trạng các quy định pháp luật về góp vốn. Trong đó, luận văn đi sâu hơn phân tích, bình luận một số hình thức góp vốn đang có xu hướng phát triển phổ biến hiện nay nhưng các quy định pháp luật về nó chưa đầy đủ và còn nhiều tranh cải như: hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất, hình thức góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu; (ii) luận văn đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên như do chưa có quan điểm thống nhất về vị trí vai trò cũng như cần làm rõ một số khái niệu về tài sản được nêu trong của Bộ luật dân sự năm 2005; một số vấn đề về góp vốn thành lập doanh nghiệp quy định trong luật doanh nghiệp năm 2005 còn nhiều hạn chế như quy định về các hình thức, tài sản góp vốn, việc định giá tài sản góp vốn và các vấn đề về tài sản khi giải thể, phá sản doanh nghiệp,(iii) luận văn cũng đưa ra được những giải pháp nhằm khắc phục thực trạng còn tồn tại của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất nói riêng như giải pháp về hoàn thiện các quy định của pháp luật, giải pháp về tăng cường năng lực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến góp vốn thành lập doanh nghiệp; giải pháp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người dân và văn hóa pháp lý của doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương sau: Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về góp vốn thành lập doanh nghiệp. Chương II. Thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt nam. Chương III. Hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phạm Tuấn Anh (2009), “Góp vốn thành lập Công ty theo pháp luật Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2006) Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Thông tư số 03/TT- BKH ngày 19/10/2006 quy định trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Nghị định số 88/NĐ-CP. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 về hướng dẫn thi hành một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục, đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, thay thế thông tư số 03/TT-BKH ngày 19/10/2006. 5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP. 6. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 do PGS,TS Hoàng Thế Liên chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr356-366. 7. Ban nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ (2005), “Báo cáo nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật Doanh Nghiệp thống nhất và Luật đầu tư nói chung”, Hà Nội. 8. Báo điện tử VNexpress, 9. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), “Thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp, quy định chưa rõ, toà lúng túng”. Xem 10. Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931. 11. Bộ luật Dân sự Trung kỳ năm 1936. 12. Nguyễn Ngọc Bích (1999), “Luật doanh nghiệp vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty, vốn quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005”, NXB tri thức. 14. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai. 15. Chính phủ (2006), Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh. 16. Chính phủ (2007), Nghị định số 102/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007. 17. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần. 18. Chính phủ (2007), Nghị định số 139/NĐ-CP ngày 05/9/2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. 19. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp thay thế nghị định số 88/NĐ-CP. 20. Chính phủ (2010), Tờ trình số 39/TTr-CP ngày 21/4/2010 về dự án Luật viên chức, dự thảo ngày 28/9/2010. 21. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty, vốn quản lý và tranh chấp theo luật doanh nghiệp 2005”, NXB tri thức. 22. Ngô Huy Cương (2004), “Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 23. Ngô Huy Cương (2006), “Góp phần bàn về pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, NXB Tư pháp, Hà Nội. 24. Ngô Huy Cương (2009), “Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 16. tr35-43. 25. Ngô Huy Cương (2009), “Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật dân sự năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 22. ”, (tr21-29). 26. Nguyễn Thị Dung (2009), “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư-những vấn đề pháp lý cơ bản”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 27. Nguyễn Ngọc Điện (1999), “Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam”, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 28. Trà Giang (2010) “Nhập nhèm góp vốn bằng giá trị thương hiệu”, Xem thuong-hieuhtm. 29. Lê Minh Toàn, Lê Minh Thắng, Phan Đức Hiền (2005), “Những điều cần biết bề Luật doanh nghiệp dành cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Giang Khê (2009)“Khái niệm tài sản ảo ngày càng mở rộng,” Xem 31. M.I.Von.Cốp (1987), “Từ điển kinh tế chính trị học”, Tr 518-520, NXB Mát xơcơva,. 32. Nguyễn Uyên Minh, “Khiếu kiện về đất đai- Thực trạng, Nguyên nhân và giải pháp” Xem dai-thuc-trang-nguyen-nhan-va-giai-phap. 33. Doãn Hồng Nhung (2003), “Một số ý kiến về góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất trong doanh nghiệp liên doanh ở Việt Nam”, trang 62-65, Học viện tư pháp, Tạp chí Nghề luật, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, chuyên đề Cải cách Tư pháp số 6. 34. Doãn Hồng Nhung (2005), “Hành lanh pháp lý mới cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân sử dụng đất ở Việt Nam”, trang 41- 46, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 1) 35. Doãn Hồng Nhung (chủ biên), Dương Thị Thanh Nhàn (2009), “Hoàn thiện pháp luật về Sàn giao dịch kinh doanh Bất động sản ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 36. Phạm Duy Nghĩa (1990), “Các khía cạnh luật công ty và luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của quá trình chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài” Luận án PTS KH luật bảo vệ tại Leipzig, Cộng hoà liêng bang Đức (bản dịch). 37. Phạm Duy Nghĩa (2004), “Bình luận về Luật đất đai 2003 dưới khía cạnh chính sách pháp luật”, Tạp chí Luật học, số đặc san về Luật Đất đai năm 2004. 38. Phạm Duy Nghĩa (2008), “Giáo trình Luật thương mại tập II”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 39. Phạm Hữu Nghị (2010), “Sửa đổi Bộ Luật dân sự năm 2005: Vấn đề cải cách hợp đồng”, Xem, 40. Nguyễn Như phát (2006), “Điều kiện thu hút sự tham gia của các nhà khoa học vào hoạt động xây dựng pháp luật”, tr42-50&62, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội số 10. 41. Nguyễn Như Phát (2010), “Một số đề xuất sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005”, Xem 42. Quốc Hội (1946), Hiến pháp. 43. Quốc Hội (1959), Hiến pháp. 44. Quốc Hội (1980), Hiến pháp. 45. Quốc Hội (2003), Luật Đất đai. 46. Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân sự. 47. Quốc Hội (2005), Luật Đầu tư. 48. Quốc Hội (2005), Luật doanh nghiệp. 49. Quốc Hội (2005), Luật Nhà ở. 50. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại. 51. Quốc Hội (2006), Luật Công Chứng. 52. Quốc Hội (2008), Luật Cán bộ, Công chức. 53. Quốc Hội (1992), Hiến pháp. 54. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam. 55. Nguyễn Cảnh Quý (2010), “Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai ở Việt Nam”, Sách chuyên khảo”, NXB Tư pháp, Hà Nội. 56. Nguyễn Quang Quýnh (1969), “Lao động và an ninh xã hội”, in lần thứ 2, Hội nghiên cứu hành chính xuất bản, Sài gòn. 57. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại, Tập I do PGS-TS Nguyễn Viết Tý làm chủ biên, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 58. Đỗ Hồng Thái (2008), “Tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng được dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự”, Xem 59. Lê Thị Thu Thủy (2004), “Hoàn thiện pháp Luật về thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế”, tr 46-52, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2, 60. Lê Thị Thu Thủy (2006), “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng”, Sách chuyên khảo, NXB Tư pháp, Hà Nội 61. Phạm Thị Thu Thủy (2004), “Hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hình thức góp vốn liên doanh liên kết ở các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội 62. Cẩm Tú, “Tình huống góp vốn trong kinh doanh”, Xem Mar 5 2009, 09:29 PM 63. Vũ Xuân Tiền (2010) , “Góp vốn bằng giá trị thương hiệu”, Xem 64. Đoàn Văn Trường (2006), “Những tiêu chí để nhận dạng một tài sản vô hình”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tr 51số 339. 65. Đoàn Văn Trường (2009), “Tuyển tập các phương pháp thẩm định giá tài sản”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 66. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần VI năm 1986. 67. Hồng Vân (2009), “Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 68. Nguyễn Thu Vân (2006), Chuyên viên vụ Pháp luật dân sự Bộ Tư pháp tại hội nghị bàn tròn về tài sản ảo được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ Tư pháp ngày 25-4-2006, Xem 69. Ngô Văn Vượng (2007), “Vốn trong quan hệ kinh doanh thời hiện đại”, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 70. Website của Công ty Hồng Đức & Cộng sự, Xem cập nhật ngày 21/11/2009. 71. Website của Công ty Luật Asimics, Xem thc/cacbanan/1770 Nguồn Website Sưu tầm án lệ Việt Nam. 72. Website của Công ty THHH chứng khoán, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 73. Website của Công ty Tholaw, Xem viec/46-tranh-chap-hop-dong-gop-von-kinh- doanh. Tiếng Anh 74. Bevan C.J (1995), Corporation Law, Third edition, The Law Book Company LTD. 75. Civil Code Québec (1997), Barron's Educationnal Series, INC. 76. Civil Code of Republic of China (1930). Tiếng pháp 77. Code civil (1804) de la République de France .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050002631_5315_2010148.pdf
Tài liệu liên quan