Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên)

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VẤN ĐỀ PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM 7

1.1. Quan điểm mác xít về phát huy nguồn nhân lực 7

1.2. Tầm quan trọng của việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay 18

1.3. Những yêu cầu đổi mới việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 25

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ ĐIỆN BIÊN) 32

2.1. Nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Điện Biên 32

2.2. Thực trạng việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Điện Biên 36

2.3. Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên 50

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY 57

3.1. Phương hướng nhằm phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta 57

3.2. Những giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số 61

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời. Với mức giảm như trên thì vùng dân tộc thiểu số Điện Biên sẽ đạt mức sinh thay thế vào những năm 2008 - 2010. Cơ cấu dân số theo lứa tuổi: Biểu 2.2: Thống kê dân số trong độ tuổi lao động Dân số độ tuổi Từ 15 đến 22 Từ 23 đến 35 Từ 36 đến 45 Từ 46 đến 50 Trên 50 tuổi Tổng số H. Điện Biên 8520 8221 7952 4422 5503 34618 H. Tủa Chùa 7497 8907 8225 2416 2956 30001 Điện Biên Đông 22210 22112 15920 5826 15874 81942 H. Mường Nhé 15033 13996 10368 7776 4667 51840 H. Mường Chà 6045 9326 3512 908 2288 22079 H. Tuần Giáo 7356 8953 7483 5844 5234 34870 TP. Điện Biên 4870 2888 3289 3819 4754 19620 TX. Mường Lay 4566 5431 4170 2253 2547 18967 Tổng cộng 76097 79834 60919 33264 43823 293937 Nguồn: Ban Dân tộc miền núi Điện Biên. Sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi cùng làm thay đổi về nguồn lao động. Theo kết quả tổng điều tra dân số thời điểm năm 2003, dân số Điện Biên nói chung thuộc dạng "Dân số trẻ". Đối với dân số các dân tộc thiểu số, tại thời điểm 2003, trẻ em dưới 14 tuổi là 146.198 người = 40,7% dân số, con số này tại thời điểm năm 2007 đã giảm xuống 365 tương đương 103.052 người. Ngược lại, với tỷ lệ này, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng nhanh. Tại thời điểm năm 2003, số người trong độ tuổi lao động là 203.076 người thì đến năm 2007 là 217.096 người, tăng 14.020 người. Cơ cấu lao động là phạm trù kinh tế - xã hội phức tạp. Trên quan điểm của lý thuyết hệ thống và lý thuyết thông tin có thể hiểu cơ cấu lao động là quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động xã hội xét trong một không gian, thời gian nhất định. Các phần tử, các bộ phận thường được dùng làm cơ sở để tính toán, xác định về mặt lượng của cơ cấu lao động có thể là đặc trưng nhân khẩu học (giới, độ tuổi, hôn nhân...), các đặc trưng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh tế hoặc nhiều đặc trưng kinh tế - xã hội khác như: Mức thu nhập, tình trạng việc làm, tình trạng giàu nghèo... ở đây chúng tôi lựa chọn 2 đặc trưng của cơ cấu lao động là cơ cấu ngành nghề và trình độ của lao động để phân tích nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên. * Cơ cấu ngành nghề ở vùng dân tộc thiểu số so với toàn tỉnh thể hiện: Ngành - nghề Toàn tỉnh Khu vực miền núi Nông - lâm nghiệp 80,9% 86% Công nghiệp - xây dựng - GTVT 9,4% 6,9% Dịch vụ 9,75% 7,1% Như vậy, lao động tham gia ngành nông - lâm nghiệp ở khu vực miền núi so với toàn tỉnh cao hơn 3,2% trong khi lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng - giao thông vận tải lại ít hơn toàn tỉnh 2,5% và ngành dịch vụ ít hơn 1%. Sự khác biệt này quy định bởi trước hết là đặc thù về địa lý và tập quán canh tác của các dân tộc thiểu số. Nhưng điều cơ bản là việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của vùng chưa hợp lý. Xu hướng chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm cả về số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra yêu cầu có tính nguyên tắc là đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, không thể giảm tỷ trọng GDP từ nông nghiệp bằng cách giảm thấp sự phát triển của lĩnh vực này. Trái lại, trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập quán và kỹ thuật sản xuất, tăng nhanh năng suất lao động xã hội để có thể chuyển ngày càng nhiều lương thực lao động nông thôn vào làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản mà lực lượng lao động các dân tộc thiểu số Điện Biên cần phải đáp ứng để thực hiện công cuộc đổi mới nông nghiệp, nông thôn. Biểu 2.3: Cơ cấu trình độ lao động TT Tên dân tộc Số lượng CB, CC là người DTTS Dân tộc Đảng viên Lãnh đạo Ngạch Độ tuổi Trình độ An ninh quốc gia Kinh DT khác Cán sự CV CVC CV CC >30 30-40 41-50 51-60 <60 Tuổi TB Chuyên môn Lý luận chính trị Quản lý hành chính Ngoại ngữ Tin học B C Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại thọc Thạc sỹ Tiến sỹ Tiến sĩ KH Sơ cấp Trung cấp Cao cấp cán sự CV CVC CV CC A B C D A 1 Nùng 3 1 2 2 1 2 1 1 1 2 1 1 1 2 Mông 21 19 2 18 19 3 6 5 1 1 1 2 11 1 4 7 6 2 6 3 1 2 2 1 41 1 3 Mường 7 5 2 6 4 1 3 1 1 1 2 4 1 1 1 2 1 3 1 2 2 4 Dao 1 1 1 1 39 1 1 5 Thái 187 150 37 119 126 48 47 18 1 18 86 9 63 1 27 49 18 17 43 11 1 17 8 2 1 29 29 1 6 Hà Nhì 3 2 1 3 3 1 1 1 1 2 1 1 2 1 1 7 Phu Lá 3 2 1 3 2 3 1 1 3 2 1 2 1 1 1 8 Lô Lô 2 1 1 2 2 1 1 1 2 1 1 1 2 2 9 7 5 2 4 3 2 1 1 4 3 1 1 2 1 Tổng cộng 234 186 48 157 160 53 63 25 2 2 6 5 1 2 20 105 10 84 1 31 61 27 19 58 16 1 24 10 3 1 35 39 1 2 Nguồn: Ban Dân tộc miền núi Điện Biên. Biểu 2.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn Trình độ Năm 1999 Năm 2003 Tổng số % trên TSLĐ qua đào tạo % trên tổng số lao động Tổng số % trên TSLĐ qua đào tạo % trên tổng số lao động Sơ cấp + học nghề 8050 57 34.083 70,3 6,69 Trung cấp 3983 28 9.370 19,34 1,84 Cao đẳng 1333 9 3.500 7,3 0,68 Đại học 780 6 1.452 3,0 0,28 Trên đại học (Th.sĩ) 7 33 0,06 Tổng cộng 14.153 48.348 9,49 Nguồn: Ban Dân tộc miền núi Điện Biên. Số liệu biểu mẫu trên cho thấy: Trong 5 năm, số lao động các dân tộc thiểu số Điện Biên có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh. Phân tích số liệu trên cho ta nhận xét: Thứ nhất, trong những năm qua, tỉnh Điện Biện, đặc biệt là các huyện vùng cao miền núi Điện Biên đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong sự phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ, thiếu các giải pháp và chương trình khả thi có tính liên ngành, nhất là việc phân luồng giáo dục, đào tạo ở các cấp nên chưa có tác động tích cực trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động đã qua đào tạo phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do vậy, tuy số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở vùng cao miền núi gia tăng ngày càng nhanh cả về quy mô và tốc độ, nhưng số lượng công nhân kỹ thuật vẫn thiếu hụt so với nhu cầu, nhất là lĩnh vực sản xuất chế biến nông, lâm nghiệp. Đây đang là một vấn đề bất hợp lý trong chiến lược phát triển kinh tế với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trên cơ sở áp dụng kỹ thuật khoa học và công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động và giảm số lượng lao động trong ngành nông nghiệp. Thứ hai, hiện trạng tỷ lệ nguồn nhân lực qua đào tạo cả miền núi vùng cao là rất thấp (9,49%) trong khi toàn tỉnh tỷ lệ đó là 19%. Số lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học chỉ chiếm 3,8% (toàn tỉnh là 8,8%) trong tổng số lao động nhưng chủ yếu tập trung trong các ngành giáo dục, y tế, các cơ quan hành chính nhà nước... Với đội ngũ lao động được qua đào tạo như hiện nay, miền núi vùng cao Điện Biên chỉ mới đáp ứng được nhu cầu phát triển công tác giáo dục, đào tạo và một phần lĩnh vực quản lý, kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ. Các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ còn đang rất thiếu cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp chế biến. * Về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao: Nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở đây được hiểu là những người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Theo số liệu tổng hợp của Cục Thống kê tỉnh Điện Biên và kết quả điều tra của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Điện Biên năm 2003, nhân lực các dân tộc thiểu số trình độ đại học là 1.052 người, trình độ thạc sĩ là 23 người, đến năm 2007 nhân lực dân tộc thiểu số có trình độ đại học là 2.107 người; trình độ thạc sĩ là 35 người. Đây là sự cố gắng vượt bậc của vùng dân tộc thiểu số Điện Biên trong quá trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2003-2007. Con số thống kê trên cũng biểu hiện hai vấn đề cần được quan tâm: Một là, đội ngũ nhân lực có trình độ cao chưa nhiều nhưng đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu của từng địa phương. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, đội ngũ này chỉ đáp ứng được lĩnh vực quản lý, giáo dục và y tế. Các ngành trọng điểm hiện nay còn rất thiếu đó là nông lâm nghiệp, công tác thú y và công nghệ chế biến nông, lâm sản. Hai là, trên thực tế, đội ngũ lao động dân tộc thiểu số kỹ thuật cao được đào tạo có thể còn nhiều hơn con số thống kê rất nhiều nhưng một phần do sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, môi trường văn hoá, khoa học và điều kiện sống, mặt khác, do hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và ở địa phương nói riêng chưa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao về với vùng cao miền núi. Thực trạng trên cho thấy, để đẩy nhanh nền kinh tế vùng cao miền núi Điện Biên không tụt hậu so với các vùng, miền trong tỉnh, bên cạnh việc ưu tiên đầu tư cho một số ngành và khu vực kinh tế trọng điểm cần chú trọng đến giải pháp quan trọng là phân bổ nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao tương xứng với yêu cầu và tiềm năng phát triển của vùng và phải có chính sách thoả đáng đối với họ. 2.2.2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Điện Biên là một trong những tỉnh sớm hình thành hệ thống trường lớp đào tạo tương đối hoàn chỉnh: trường dạy nghề, sơ cấp nghiệp vụ, trung học chuyên nghiệp. Trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau (từ Lai Châu cũ), cùng với hệ thống các cơ sở đào tạo của Trung ương, hệ thống trường lớp của địa phương đã đóng góp phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng đông đảo trong tổng số lao động toàn tỉnh. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng do các trường của Trung ương đào tạo, lao động có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở xuống chủ yếu do các trường của địa phương đào tạo. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới, đặc biệt từ sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng và sau khi có Nghị quyết Trung ương lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) về giáo dục và đào tạo thì sự nghiệp đào tạo nhân lực của tỉnh có bước chuyển biến đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ hai về giáo dục và đào tạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá IX) đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, các địa phương cũng như toàn thể xã hội về vị trí, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với công cuộc đổi mới, trong đó đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật có bằng là một bộ phận trọng yếu của đào tạo nhân lực. Để tạo nền tảng cho phát triển đào tạo nhân lực, Điện Biên đã coi trọng phát triển giáo dục mầm non, phổ thông và đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và cơ bản đang từng bước phổ cập giáo dục trung học cơ sở, mặt bằng dân trí đã nâng lên một bước đáng kể. Đối với các huyện vùng cao miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công tác chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực cũng có những chuyển biến quan trọng. * Về giáo dục phổ thông: Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông hầu như các xã, thị trấn, các trường dân tộc nội trú đã phát triển, quy mô hoàn chỉnh và ổn định. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến lớp tăng, tiến tới chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi. Chất lượng học sinh ngày càng nâng lên, số lượng học sinh vào các trường đại học, cao đẳng tăng. Chất lượng giáo viên đạt tiêu chuẩn được nâng lên một cách đáng kể. Trong 5 năm học (từ năm 2000-2001 đến năm học 2004-2005) số lượng và chất lượng học sinh phổ thông của các huyện miền núi Điện Biên tăng lên đáng kể và diễn biến theo chiều hướng tích cực. Biểu 2.5: Thống kê số lượng học sinh theo các năm học TT Tên đơn vị Năm học 97-98 Năm học 98-99 Năm học 1999-2000 Năm học 2000-2001 Năm học 2001-2002 MN TH THCS THPT GDTX MN TH THCS THPT GDTX MN TH THCS THPT GDTX MN TH THCS THPT GDTX MN TH THCS THPT GDTX 1 H. Điện Biên 743 5360 1280 1490 4572 817 450 1174 5123 1345 60 200 1136 4580 1439 220 240 1350 4130 1740 340 130 2 H. Tủa Chùa 2090 8290 2200 1650 6586 2048 450 2728 6758 2970 100 210 3053 6101 3000 300 460 2160 5340 3220 630 460 3 Điện Biên Đông 2389 8890 3360 400 632 2760 8238 3071 250 695 2749 7551 4240 485 655 2091 6691 4155 706 1690 2200 6230 4410 950 46 690 4 H. Mường Nhé 5862 19880 8930 640 1276 7600 19463 8163 350 1013 7250 17560 10960 1304 875 6542 16152 10679 1806 1990 5430 14280 11130 2370 990 5 H. Mường Chà 3320 8210 3480 374 505 3390 7766 3513 200 645 3323 7730 4320 553 501 3100 7443 4256 790 970 3000 7420 4650 1040 470 6 H. Tuần Giáo 3837 17500 7780 706 1070 5224 15266 5977 350 2027 5847 16732 8784 1450 1125 5477 15707 8510 1750 1970 5400 14450 9250 2440 880 7 TP. Điện Biên 13518 24600 10380 724 936 11270 22789 9596 400 840 10127 22403 12250 1500 1305 9473 23062 12570 2281 3250 9480 22050 13520 3330 1250 8 TX. Mường Lay 5000 13500 3270 375 470 5140 11437 3646 200 956 3760 11775 5232 669 587 3597 11144 5520 834 1650 3010 10530 6380 1150 650 36759 106230 40680 3219 4889 38524 96117 36831 1750 7076 36958 95632 50101 6121 5458 34469 90880 50129 8687 12220 32030 84430 54300 12250 5520 Nguồn: Sở Giáo dục - Đào tạo Điện Biên. Thông qua số liệu cho thấy, công tác giáo dục phổ thông ở miền núi Tây Bắc Điện Biên trong 5 năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào việc tạo tiền đề cho đào tạo nhân lực, nhưng so với các vùng miền trong tỉnh, diễn biến này còn rất chậm. Nhìn chung, chất lượng giáo dục đào tạo ở miền núi Tây Bắc Điện Biên còn rất thấp. Giáo dục mầm non chậm phát triển, nhất là vùng sâu, vùng xa. Giáo dục cho người lớn bất cập. Giáo dục phổ thông không toàn diện và cân đối. Việc dạy chữ dân tộc còn nhiều khó khăn về chương trình, tài liệu và giáo viên "dạy tốt, học tốt" chưa trở thành phong trào mạnh mẽ và đồng đều giữa các địa phương, ngành học, cấp học. Giáo dục ở vùng cao, vùng xa rất khó khăn, có nơi đứng trước nguy cơ không duy trì được sự tồn tại. Việc phổ biến, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất vào đời sống nhất là vùng cao, vùng sâu còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đội ngũ chuyên gia, cán bộ (một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực) ở miền núi Tây Bắc Điện Biên còn thiếu, yếu và chưa đồng bộ, chưa am hiểu sâu sắc về miền núi để có thể đưa ra những quyết sách làm thay đổi thực trạng kinh tế - xã hội nói chung, phát huy nguồn nhân lực nói riêng tại miền núi Điện Biên. * Về cơ sở vật chất: Thông qua nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất của Chính phủ, chương trình 135, viện trợ của ODA; WA... hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục phổ thống ở miền núi Điện Biên vẫn còn rất thấp. Số phòng học kiên cố mới đạt 20,1%; phòng học cấp 4: 40% và phòng học tranh tre nứa lá còn chiếm tỷ lệ 39,9% tổng số phòng học. Đây là một vấn đề rất cần sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh về mặt chính sách để các huyện miền núi đủ điều kiện tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông. * Về tài chính: Biểu 2.6: Thống kê tài chính Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Tên đơn vị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 ĐP TW ĐP TW ĐP TW ĐP TW 1 H. Điện Biên 15,1 0,175 16 0,125 20,5 0,125 24,5 0,131 2 H. Tủa Chùa 11,9 0,120 13,2 0,130 17,0 0,105 21,1 0,137 3 Điện Biên Đông 12,3 0,126 13,4 0,133 17,8 0,170 22,1 0,180 4 H. Mường Nhé 5,6 0,099 6,2 0,110 8,3 0,120 10,4 0,151 5 H. Mường Chà 10,6 0,147 11,7 0,135 15,4 0,155 19,3 0,166 6 H. Tuần Giáo 5,9 0,123 6,7 0,140 9,1 0,120 11,3 0,134 7 TP. Điện Biên 4,1 0,127 4,8 0,135 6,9 0,090 9,0 0,154 8 TX. Mường Lay 2,8 0,111 3,7 0,055 5,0 0,115 6,7 0,131 Tổng cộng 107 1,028 109 963 127 1,000 146 1,184 Nguồn: Ban Dân tộc - Miền núi Điện Biên. Hầu hết các huyện miền núi đều thực hiện công tác tài chính theo đúng chế độ của Trung ương và các chính sách ưu đãi của tỉnh. Đặc biệt trong 4 năm, ngân sách địa phương bổ sung cho giáo dục phổ thông tăng cao. Đây là sự cố gắng vượt bậc của miền núi Điện Biên trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. * Cử tuyển học sinh phổ thông: Đây là hình thức đào tạo chủ yếu đối với nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên, tuy nhiên kết quả của công tác này chưa cao. Biểu 2.7: Quy hoạch đào tạo cử tuyển giai đoạn 2003-2010 TT Đơn vị Nhu cầu đào tạo Năm đề nghị đào tạo 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 H. Điện Biên Nông, lâm nghiệp 1 1 1 2 2 1 2 2 Y - Dược 1 1 1 2 2 1 2 2 Kinh tế 1 1 1 1 1 1 1 1 Sư phạm 1 2 2 2 2 2 2 2 Xây dựng, giao thông 1 1 2 1 1 2 1 1 Các ngành khác 1 1 1 1 1 2 1 1 Tổng số 7 7 8 9 9 9 9 9 2 H.Tủa Chùa Nông, lâm nghiệp 1 1 1 1 1 1 1 1 Y - Dược 1 1 1 1 1 1 1 1 Kinh tế 1 1 1 1 1 1 1 1 Sư phạm 2 3 3 2 3 2 2 2 Xây dựng, giao thông 1 1 1 1 1 1 1 1 Các ngành khác 1 1 1 1 1 1 1 1 Tổng số 7 8 8 7 8 7 7 7 3 Điện Biên Đông Nông, lâm nghiệp 1 1 1 1 1 1 1 1 Y - Dược 1 1 1 1 1 1 1 1 Kinh tế 1 1 1 1 1 1 Sư phạm 1 2 2 2 2 2 2 2 Xây dựng, giao thông 1 1 1 1 1 1 1 1 Các ngành khác 1 2 2 2 2 2 2 2 Tổng số 5 7 7 7 7 7 8 8 4 H. Mường Nhé Nông, lâm nghiệp 1 1 1 Y - Dược 1 1 1 Kinh tế 1 1 1 Sư phạm 1 1 1 1 1 1 1 1 Xây dựng, giao thông 1 1 1 1 Các ngành khác 1 1 Tổng số 5 3 2 3 1 3 2 4 5 H. Mường Chà Nông, lâm nghiệp 2 2 2 2 2 2 2 2 Y - Dược 2 2 2 2 2 2 2 2 Kinh tế 4 4 4 4 4 4 4 4 Sư phạm 6 6 6 6 6 6 6 6 Xây dựng, giao thông 6 6 6 6 6 6 6 6 Các ngành khác 3 3 3 3 3 3 3 3 Tổng số 23 23 23 23 23 23 23 23 6 H. Tuần Giáo Nông, lâm nghiệp 3 3 3 3 3 3 3 3 Y - Dược 1 1 1 1 1 1 1 1 Kinh tế 3 3 3 3 3 3 3 3 Sư phạm 3 3 3 3 3 3 3 3 Xây dựng, giao thông 3 3 3 3 3 3 3 3 Các ngành khác 6 6 6 6 6 6 6 6 Tổng số 19 19 19 19 19 19 19 19 7 TP. Điện Biên Nông, lâm nghiệp 3 2 2 3 2 2 3 3 Y - Dược 4 3 4 4 4 4 4 4 Kinh tế 2 2 1 2 2 2 2 2 Sư phạm 5 5 5 6 7 5 6 5 Xây dựng, giao thông 8 8 8 8 8 8 8 8 Các ngành khác 3 3 3 3 3 3 3 3 Tổng số 25 23 23 26 26 24 26 25 8 TX. Mường Lay Nông, lâm nghiệp 1 1 1 1 1 1 1 1 Y - Dược 2 2 1 2 2 2 2 2 Kinh tế 1 1 1 1 1 1 1 1 Sư phạm 7 9 9 9 9 9 9 9 Xây dựng, giao thông 1 1 1 1 1 1 1 1 Các ngành khác 2 2 2 2 2 2 2 2 Tổng số 14 16 16 16 16 16 18 18 Cộng toàn phần 171 165 164 171 169 167 172 172 Nguồn: Sở Giáo dục - Đào tạo Điện Biên. Hệ thống đào tạo của tỉnh Điện Biên có đủ các loại trình độ, từ dạy nghề ngắn hạn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ đến cao đẳng, đại học ở cả hai hình thức chính quy và không chính quy đánh dấu một bước phát triển mới về chất lượng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Điện Biên. Đối với các huyện miền núi của Điện Biên, trong những năm gần đây, số lượng lao động qua đào tạo đã tăng nhanh, (như phân tích ở trên) đặc biệt là ở lĩnh vực dạy nghề ngắn hạn, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bồi dưỡng kỹ thuật nghề nghiệp cho người lao động và dạy nghề cho học sinh phổ thông. Đặc biệt đã quan tâm và mở rộng các hình thức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức từ cơ sở đến cấp huyện như đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ (số lượng tập trung chủ yếu ở Trường chính trị tỉnh). Tuy nhiên, hình thức đào tạo cử tuyển vẫn còn rất ít về số lượng, hạn chế về ngành nghề, thiếu sự đa dạng về loại hình đào tạo, chưa đủ điều kiện thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội miền núi Điện Biên phát triển. 2.3. thành tựu, hạn chế nguyên nhân của việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên 2.3.1. Những thành tựu và hạn chế của việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên * Những thành tựu đã đạt được Miền núi Tây Bắc Điện Biên có địa hình phức tạp, điểm xuất phát về kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất hàng hoá của nhân dân còn thấp kém, tuy vậy trong những năm gần đây bước đầu đã đạt được những thành tựu, đó là: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã sớm nhận thức được vấn đề dân số trong phát triển, đặc biệt là tốc độ tăng nhanh dân số sẽ gây áp lực lớn đến đảm bảo và cải thiện đời sống cũng như phát huy nguồn nhân lực nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cả vùng nói chung. Chất lượng nguồn nhân lực của các dân tộc thiểu số Điện Biên đã nâng cao một bước, thể hiện ở mặt bằng dân trí: Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của dân số và nguồn nhân lực cũng như đời sống của nhân dân đang từng bước được cải thiện. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực tăng và tương đối đa dạng về ngành nghề đào tạo. Đời sống nhân dân nói chung, lực lượng lao động nói riêng liên tục được cải thiện (cả vật chất và tinh thần) do kinh tế liên tục tăng trưởng, mức sống được nâng lên rõ rệt so với những năm trước đây. Điện Biên là tỉnh có hệ thống trường, lớp đào tạo từ dạy nghề, sơ cấp nghiệp vụ..., đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ càng đông đảo trong tổng số lao động toàn tỉnh nói chung, các dân tộc thiểu số nói riêng. Bước phát triển của đào tạo nhân lực đã gắn liền với những thành tựu về kinh tế, xã hội mà Đảng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được trong các thời kỳ phát triển đã qua. * Hạn chế, thiếu sót cần khắc phục của công tác đào tạo, phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được do các nhân tố mới về chất lượng nguồn nhân lực đem lại, vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Một là, do sự phát triển quá nhanh của dân số trong bối cảnh nền kinh tế chưa phát triển, y tế, giáo dục và đào tạo cũng như hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp thời, đã và đang gây sức ép lớn về nhu cầu học tập, đào tạo và việc làm. Chất lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu cao về nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc đổi mới hiện nay. Hai là, tuy có lực lượng lớn và tăng nhanh trong vài năm gần đây nhưng nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên lại tập trung ở nông thôn là chủ yếu, lao động làm việc trong các khu vực kinh tế khác còn rất ít. Các ngành nông, lâm nghiệp sử dụng trên 80% lực lượng lao động của vùng; cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong công cuộc đổi mới, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm chạp. Ba là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên còn quá thấp, mới chỉcó 10,525 lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp học nghề trở lên, trong đó trình độ lao động từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chỉ chiếm 3,2% còn hơn 80% là lao động giản đơn có tính chất truyền thống không qua đào tạo. Do đó trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên thấp hơn các vùng, miền trong tỉnh. Bốn là, sự hình thành các nguồn lao động còn chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chưa đáp ứng công cuộc đổi mới. Việc sử dụng nguồn nhân lực cũng đã đặt ra nhiều vấn đề tồn tại phải giải quyết, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp dưới 67%, năng suất lao động thấp, đời sống khó khăn đang đòi hỏi phải có những giải pháp cấp bách về chuyển đổi cơ cấu, phân công lao động xã hội đi đôi với chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tăng nhanh năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Năm là, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở miền núi Điện Biên còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và chất lượng, hiệu quả đào tạo, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực đã qua đào tạo phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong giai đoạn mới. Nguyên nhân của tồn tại trên là do mất cân đối trong đào tạo nhân lực kỹ thuật, cũng như khai thác và phát huy tiềm năng con người cho sự phát triển. Mặt khác, thực tế hiện nay chưa gắn kết giữa đào tạo với quản lý sử dụng lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm. Hơn nữa có một số lượng không nhỏ lao động đã qua đào tạo nhưng lại gặp không ít khó khăn khi tìm việc làm. Do đó, với thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật như hiện nay, miền núi Điện Biên cần quan tâm phát triển đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhiều hơn nữa. Cần có quy hoạch, kế hoạchcụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan