Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình

Séc chuyển khoản là loại séc do chủ tài khoản phát hành và giao trực tiếp cho người thụ hưởng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác.

Quy trình thanh toán:

Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng:

1. Người trả tiền phát hành và giao cho người thụ hưởng.

2. Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc, lập 3 liên bảng kê nộp séc vào ngân hàng xin thanh toán.

3. Ngân hàng kiểm tra tờ séc nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo nợ cho họ.

4. Ngân hàng ghi có vào tài khoản của bên người thụ hưởng và báo cho họ. Sau khi kiểm tra toàn bộ các yếu tố của tờ séc, nếu đủ điều kiện thì kế toán sẽ hạch toán:

Nợ TKTG của đơn vị phải trả.

Có TKTG của đơn vị thụ hưởng

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau. Đầu tư phát triển các máy POS có thể thanh toán thẻ của nhiều ngân hàng khác nhau thay vì máy của ngân hàng nào thì chỉ có thể dùng máy của ngân hàng ấy. 3.2.Tác phẩm thứ hai: “Ngân hàng: Thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 85%” theo cafef.vn (cập nhật ngày 7/4/2011) 3.2.1. Tóm tắt tác phẩm Theo ngân hàng Nhà nước, tính đến quý 1/2010, thanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm 85% tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng, trong đó, lượng thanh toán bằng điện tử chiếm trên 60%. 3.2.2. Đối tượng và phạm vi 3.2.2.1. Đối tượng Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng 3.2.2.2. Phạm vi Hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng như: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. 3.2.3.kết luận và những đóng góp của tác phẩm 3.2.3.1. Kết luận Thẻ ngân hàng ngày càng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến với trên 22 triệu thẻ phát hành của 48 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 96,76%, thẻ tín dụng chiếm 1,59%, thẻ trả trước chiếm 1,65%. Cơ sở vật chất phục vụ thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư nâng cấp với trên 9.000 máy ATM và hơn 35.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS). 3.2.3.2. Những đóng góp của tác phẩm Tác phẩm cho ta cái nhìn sâu hơn về mức độ sử dụng hình thức TTKDTM thông qua các số liệu thực tế mà tác giả thu thập được. Thông qua tác phẩm ta còn thấy được rằng số lượng khách hàng sử dụng hình thức TTKDTM đã tăng cao nhưng hình thức thanh toán bằng điện tử vẫn còn thấp. Do đó, các ngân hàng cần phải có những biện pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán bằng điện tử để giảm chi phí, nhanh gọn và thuận tiện hơn cho khách hàng. 3.2.4. Những nhận định về bản thân của tác phẩm 3.2.4.1. Mặt tích cực Tác phẩm giúp các ngân hàng nhận ra được thực trạng thanh toán qua thẻ của khách hàng. 3.2.4.2. Mặt hạn chế Tác phẩm mới chỉ nêu lên được một hình thức thanh toán là thanh toán qua thẻ trong khi đó có rất nhiều hình thức TTKDTM khác như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng… 3.2.4.3. Những kiến nghị khác Trong khi thu thập thông tin, tác giả nên tìm hiểu vì sao khách hàng vẫn chưa sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán bằng điện tử. Ngoài ra, tác giả nên lấy ý kiến đóng góp của khách hàng nhằm giúp cho việc phát triển TTKDTM được hiệu quả hơn 3.3.Tác phẩm thứ ba: “Thanh toán không dùng tiền mặt” theo kiemtoan.com.vn (cập nhật ngày 10/3/2008) 3.3.1. Tóm tắt tác phẩm Theo báo cáo thường niên của NHNN, ở Việt Nam, lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán rất lớn. Tiền mặt chiếm 20-23% trên tổng phương tiện thanh toán. Trong khu vực Chính phủ, trên 90% lương của cán bộ công chức và người lao động được trả bằng tiền mặt. Thêm vào đó, nhiều khoản chi tiêu của Chính phủ được thực hiện bằng tiền mặt, việc kiểm soát chi tiêu rất khó khăn. Ông Dennis Ng. Giám đốc dịch vụ Chính phủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Visa International nói: “Xét về phương diện kiểm toán, các kế toán viên và đội ngũ nhân viên rất hoan nghênh việc chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán phi tiền mặt. Việc TTKDTM sẽ giúp quá trình báo cáo chính xác và đầy đủ nhất”. 3.3.2. Đối tượng và phạm vi 3.3.2.1. Đối tượng Hình thức TTKDTM: thanh toán lương cho nhân viên bằng thẻ thương mại. 3.3.2.2. Phạm vi Tác phẩm nghiên cứu hoạt động TTKDTM trong khu vực chính phủ: “Giải pháp thẻ thương mại”. 3.3.3.kết luận và những đóng góp của tác phẩm 3.3.3.1. Kết luận Hiện nay Việt Nam đang đứng cuối trong biểu đồ “Tỷ trọng thanh toán thẻ Visa trên tổng chi tiêu cá nhân” của khu vực châu Á-Thái Bình Dương với số lượng tài khoản cá nhân là 5 triệu. Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là đến năm 2010 sẽ đạt 20 triệu thẻ phát hành và lưu thông ra thị trường. Tuy nhiên, vấn đề là cần phải có môi trường pháp lý thống nhất và đồng bộ cho hoạt động TTKDTM. Liên quan đến môi trường pháp lý cho việc thanh toán phi tiền mặt hiện đang có Luật giao dịch điện tử, Nghị định sử dụng tiền mặt, các quy định về thanh toán thẻ được xây dựng nhằm tạo một hành lang pháp lí đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, ước lượng về những vấn đề cụ thể sẽ phát sinh trong việc TTKDTM đó là những việc như tính pháp lý của chữ ký, chứng từ điện tử vì khi thực hiện đây sẽ là những giao dịch điện tử. Hoặc ví dụ trong quy trình đấu thầu, từ giai đoạn xây dựng hồ sơ mời thầu đến quyết định chọn thầu là một quy trình dài đòi hỏi nhiều chữ ký, nhiều lần giao dịch nếu chúng ta lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt. 3.3.3.2. Những đóng góp của tác phẩm Tác phẩm giúp chúng ta biết cơ quan Chính phủ và đơn vị kinh doanh đã chi tiêu như thế nào và đưa ra gợi ý để giảm thiểu chi phí, một điều khó có thể thực hiện được với thanh toán bằng tiền mặt. Đơn cử như việc mua sắm những vật dụng văn phòng phẩm và những mua sắm nhỏ khác trong khối cơ quan này đã chiếm 80% giá trị tiền thanh toán hàng tháng. Thực tế này rất phổ biến đối với nhiều cơ quan Chính phủ. Thay vì xin dấu, đóng dấu trong những hoá đơn nho nhỏ mua giấy bút, băng keo... thì thanh toán bằng thẻ sẽ giúp việc quản lý chi tiêu nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. 3.3.4. Những nhận định về bản thân của tác phẩm 3.3.4.1. Mặt tích cực Tác phẩm đã nhân ra được thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân vẫn phổ biến vì xét cho cùng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chấp nhận và thanh toán thẻ vẫn chưa làm cho khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại hình dịch vụ này. Ngay cả việc chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng các ngân hàng cũng gặp những vấn đề về đường truyền. Nếu có nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền vào cuối ngày sẽ dẫn đến nghẽn đường truyền. Đây thực sự là những vấn đề cụ thể mà chúng ta cần bàn trước khi quyết định xây dựng một kế hoạch sử dụng các hình thức thanh toán phi tiền mặt trong khối các cơ quan Chính phủ. 3.3.4.2. Mặt hạn chế Tác phẩm chưa phân tích rõ ưu nhược điểm của hình thức TTKDTM cụ thể là hình thức thanh toán bằng thẻ thương mại. Nhằm giúp cho người đọc có thể nhận ra được những lợi ích thiết thực từ dịch vụ này. Từ đó, nâng cao số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ. 3.3.4.3. Những kiến nghị khác Tác phẩm nên nêu ra một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành như: Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về TTKDTM nhằm làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Cần có một chính sách đồng bộ của cơ quan quản lí Thúc đẩy sự phát triển của TTKDTM bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán. Tăng cường cán bộ có trình độ, kiến thức, năng lực vào các bộ phận chịu trách nhiệm lập chính sách và đề xuất chiến lược, định hướng phát triển hoạt động thanh toán của nền kinh tế, về số lượng và chất lượng. Huy động nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn ODA và vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế để đầu tư, nâng cấp, phát triển các hệ thống thanh toán cũng như phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; Nguồn vay ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển nhà nước để đầu tư máy móc kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hệ thống TTKDTM của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu. 1.1.Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình hoạt động phát triển TTKDTM tỉnh Hòa Bình. 1.2. Phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Phạm vi nội dung Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động phát triển TTKDTM qua ngân hàng tại NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình 1.2.2. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình. 1.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2010. Thời gian nghiên cứu đề tài là hơn 2 tháng thực tập: từ ngày 08/3/2011 đến ngày 14/5/2011. 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp trực quan Quan sát nghiệp vụ TTKDTM tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình. 1.3.2. Phương pháp phân tích thống kê số liệu Phân tích báo cáo tài chính của NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2010 nhằm phân tích và đánh giá tình hình hoạt động phát triển TTKDTM. 1.3.3. Phương pháp thu thập số liệu thực tế Thống kê, phân tích số liệu, tổng hợp kinh tế của NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình 1.4. Kế hoạch nghiên cứu Thời gian: từ 08/3/2011 đến 14/5/2011 Địa điểm: NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình Nội dung: nghiên cứu thực trạng và tình hình phát triển hình thức TTKDTM tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình. 2. Tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu thông qua tình hình thực tế tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình. Thu thập một số ý kiến nhận xét của khách hàng đối với việc cung ứng dịch vụ của NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình. Dùng phương pháp thu thập số liệu của NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Để tiến hành nghiên cứu, phân tích, thể hiện bằng bảng số liệu sau: Bảng 1: Tổng kết tình hình huy động vốn Bảng 2: Thực trạng thanh toán quốc tế. Bảng 3: Thực trạng kinh doanh ngoại tệ. Bảng 4: Tình hình hoạt động tín dụng. Bảng 5: Quy mô tăng trưởng doanh số thanh toán. Bảng 6: So sánh các hình thức TTKDTM. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Qua thời thực tập và tiến hành nghiên cứu công tác phát triển TTKDTM của NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình, em đã thấy được một số vấn đề như sau: Thực trạng TTKDTM ở nước ta nói chung và tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình nói riêng. Nguyên nhân của việc phát triển TTKDTM chưa được đồng bộ. Những ưu điểm và hạn chế của hình thức TTKDTM. 3.2. Đánh giá Thực trạng TTKDTM ở nước ta những năm vừa qua: Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, mức độ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam là rất phổ biến. Tuy nhiên, một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xã hội đang có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 1997 là 32,2%; năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19% và đến tháng 3-2006 là 18,5%. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán xã hội của Việt Nam chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động. Đến nay, các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây, hoặc tức thời. Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang phát triển. Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cuối năm 2004 tăng gần 10 lần so với năm 2000 (từ 135.000 tài khoản lên tới 1.297.000 tài khoản). Năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20.000 tỷ đồng. Số tài khoản tăng trung bình khoảng 150%; số dư tài khoản tăng trung bình 120% mỗi năm. Máy giao dịch tự động (ATM), các thiết bị POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng đã có những phát triển đáng kể về số lượng. Đến tháng 6-2006, số máy ATM là 2,154 máy; số lượng đơn vị chấp nhận thẻ khoảng 12.000 (so với 8.789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003). Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán. Xu hướng liên doanh, liên kết hình thành giúp nhiều ngân hàng thương mại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị của hệ thống thanh toán. Đây là một trong nhiều yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng lượng thẻ phát hành trong lưu thông gần đây. Nguyên nhân của việc phát triển TTKDTM chưa được đồng bộ. Chưa có những chính sách đồng bộ và hợp lí cho các ngân hàng. Chua có sự liên kết chặt chẽ giữa liên minh các ngân hàng với nhau. Chưa có sự đầu tư thích đáng và hợp lí. Những ưu điểm và hạn chế của hình thức TTKDTM. Ưu điểm: giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông do đó kiềm chế lạm phát và tiêu cực xã hội. Chi phí lưu thông thấp. Việc kiểm soát hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế của NHNN được dễ dàng hơn. An toàn, thuận tiện và dễ sử dụng. Có thể thực hiện giao dịch với quy mô lớn, khoảng cách xa. Hạn chế: Trong quá trình triển khai TTKDTM ở khu vực công, theo nhận định của NHNN, bên cạnh mặt đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế, hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ thanh toán của các NHTM còn chưa đáp ứng được nhu cầu về hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, quy định thu phí giao dịch bằng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt nhưng đến nay, hầu như chưa có NHTM nào thực hiện. Trong quá trình triển khai Chỉ thị 20 đã nảy sinh một số vướng mắc, chất lượng dịch vụ trả lương qua tài khoản và chăm sóc khách hàng chưa tốt (máy ATM hết tiền, gặp trục trặc kỹ thuật, việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện chưa nhanh chóng, kịp thời, Một số đề án thành phần về TTKDTM chưa được triển khai như đề án chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản do phần lớn các đối tượng này hầu hết là người cao tuổi, thương binh, bệnh binh đi lại gặp nhiều khó khăn. Các đề án thành phần đều là những vấn đề mới, phức tạp nên ý kiến của các đơn vị cũng còn rất khác nhau; cách tiếp cận và xử lý vấn đề cũng khác nhau. Sau hơn 3 năm triển khai Đề án đến nay, TTKDTM tuy được cải thiện, nhưng thực tế cho thấy khối lượng tiền mặt ngoài lưu thông ngày càng tăng. Theo báo cáo kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm 2009 tăng 17,01% so với năm 2008, kéo theo lượng tiền mặt trong lưu thông cũng tăng lên 19,3%, tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng ước đạt 306 ngàn tỷ đồng, đây là con số đầu tiên được công bố từ một cơ quan không phải là NHNN. Đúng như ông Bùi Quang Tiên nhận định “Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tiện ích mới trong TTKDTM còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Ví điện tử… mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng”. CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNo & PTNT TỈNH HÒA BÌNH 1. Vài nét về chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1991. Là một đơn vị hoạt động kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Trụ sở của ngân hàng đặt tại Số 6 đường Cù Chính lan, phường Phương Lâm thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình là chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam, với chức năng, nhiệm vụ, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng mở rộng tất cả các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại. Là một ngân hàng có nhiều khó khăn khi mới thành lập: thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, dư nợ thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, trình độ nghiệp vụ chưa cao, tổn thất rủi ro cao, kinh doanh thua lỗ. Đến nay, nhờ sự kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình không những khẳng định được mình, mà còn vươn lên phát triển trong cơ chế thị trường. Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 1991 trở lại đây NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh. Tính đến ngày 31/12/2010 tổng số lao động của NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình là 790 người. Trong đó số cán bộ trình độ đại học chiếm 57%, cao đẳng chiếm 33% còn lại là nhân viên bảo vệ và nhân viên vệ sinh. Bảng 1:Mô hình tổ chức tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình GIÁM ĐỐC Phòng thẩm định Phòng tín dụng Phòng nhân sự Phòng TTQT Phòng Marketing Phòng ngân quỹ Phòng hành chính Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phó giám đốc Chi nhánh Lương Sơn Chi nhánh Cao Phong Chi nhánh Mai Châu Chi nhánh Kim Bôi Chi nhánh Đà Bắc Chi nhánh Kỳ Sơn Chi nhánh Lạc Thủy Chi nhánh Lạc Sơn Chi nhánh Tân Lạc Chi nhánh Yên Thủy 1.2.Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình 1.2.1.Công tác nguồn vốn. Trong năm 2010, chi nhánh đã chủ động trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bằng các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị. Đưa ra mức lãi suất hấp hẫn và cải tiến công nghệ thanh toán nên đã tạo được sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác ở cùng địa bàn. Bảng 2:Tổng kết tình hình sử dụng vốn tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tỷ trọng 2008 2009 so với 2010 +/- % 1. Cho vay 189.350 243.520 278.843 100% 35.320 14,5% - Ngắn hạn 160.485 210.675 242.866 87,10% 32.191 15,2% - Trung và dài hạn 28.865 32.845 35.979 12,90% 3.134 9,5% 2. Thu nợ 170.251 230.099 259.611 100% 29.512 12,8% Ngắn hạn 141.287 188.194 208.704 80,39% 20.510 10,8% - Trung và dài hạn 28.964 41.905 50.907 19,61% 9.002 33.1% 3. Dư nợ 179.985 214.203 235.846 100% 21.643 10,1% Ngắn hạn 78.981 97.750 32.044 46,47% 11.843 12,1% - Trung và dài hạn 101004 116453 203.802 53,53% 9.800 9,75% (nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kế toán năm 2008 – 2009 – 2010) Qua bảng số liệu cho thấy chi nhánh đã có nhiều thành tích trong hoạt động cho vay và thu nợ. Trong đó: doanh số cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Thể hiện bằng doanh số liên tục tăng hàng năm, từ 144.485 triệu đồng vào năm 2008 lên 242.866 triệu đồng năm 2010.chiếm tỷ trọng 87,1% doanh số cho vay. Doanh số cho vay trung và dài hạn tuy không cao nhưng vẫn tăng qua các năm từ 28.865 triệu đồng năm 2008 lên 35.979 triệu đồng năm 2010. Chi nhánh luôn đẩy mạnh công tác thu nợ cả về ngắn hạn, trung và dài hạn nhờ đó mà doanh số thu nợ cũng tăng so với các năm trước. Công tác thu nợ năm 2008 là 170.251 triệu đồng đến năm 2010 là 259.611 triệu đồng tức là tăng 12,85%. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác theo dõi dư nợ, nắm bắt và phân tích tình hình tài chính, sản xuất và kinh doanh của khách hàng, để từ đó có cơ chế tín dụng thích hợp theo hướng tiện lợi đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng. Do đó mà dư nợ cho vay của ngân hàng những năm vừa qua có sự tăng cao. Tổng dư nợ năm 2009 so với năm 2008 tăng từ 179.895 triệu đồng lên 214.203 triệu đồng, tức là tăng 19%. Đến năm 2010 dư nợ là 235.864 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 21.643 triệu đồng, tức là tăng 10,1%. 1.2.2.Hoạt động tín dụng. Cho vay tín dụng có thể nói là hoạt động tiêu biểu và quan trọng nhất để tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, một thực tế là môi trường đầu tư có nhiều khó khăn, nhiều dự án không có hiệu quả, có dự án hiệu quả nhưng chưa đủ điều kiện vay vốn. Chính vì vậy ngân hàng đã đưa ra các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Công tác tiếp thị thu hút khách hàng cũng được chú ý đến. Bảng 3:Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 1.321,3 930 1.253,8 1. Dư nợ cho vay nền kinh tế 904 920 947,2 2. Các khoản đầu tư 327,3 10 306,6 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 – 2009 – 2010) Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay nền kinh tế và các khoản đầu tư đến 31/12/2009 là 1.321,3 tỷ đồng giảm 391,3 tỷ đồng là do ngân hàng có chính sách hỗ trợ đảm bảo nguồn vốn chung cho toàn hệ thống ngân hàng trong thời gian khủng hoảng kinh tế. Đén năm 2010 do có sự chỉ đạo cũng như những giải pháp NHNN đưa ra cùng với sự ổn định của nền kinh tế nên dư nợ cho vay nền kinh tế đã tăng lên 1253,8 tỷ đồng. Tức là tăng 32,8172% so với năm 2009. 1.2.3.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. 1.2.3.1.Thanh toán quốc tế. Bảng 4:Thực trạng thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình Đơn vị: USD Doanh số năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ (%) Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Hàng XK 43 1.551.176 122 4.402.461 183,8144 Hàng NK 764 146.512.559 941 347.502.126 137,1825 Dự án 2 60.450.000 8 562.800.000 831,0174 Trả kiều hồi 67 428.558 107 603.370 40,7907 Điều chuyển vốn 35 15.937.121 67 29.300.444 83,8503 Tổng số 911 224.879.414 1245 944.608.401 ( Nguồn: tài liệu triển khai kinh doanh năm 2010) Tổng thu phí về dịch vụ TTQT: 3.125.511.497 VNĐ Trong đó: Thu từ dịch vụ TTQT: 2.185.384.127 VNĐ Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 940.127.370 VNĐ 1.2.3.2.Kinh doanh ngoại tệ. Bảng 5:Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình Đơn vị: USD Doanh số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Mua vào 116.927.825 164.581.678 203.459.714 Bán ra 116.635.573 161.729.213 203.509.167 Lãi 1.739.443.731 1.765.975.245 1.798.367.273 ( Nguồn: tài liệu triển khai kinh doanh năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh ngày càng được mở rộng với khối lượng giao dịch ngày càng cao. Cụ thể là năm 2008 khối lượng mua vào là 116.927.525 USD, khối lượng bán ra là 116.635.573 USD đến năm 2010 doanh số thanh toán đã tăng đáng kể với khối lượng mua vào là 203.459.714 USD, khối lượng bán ra là 203.509.167 USD. Với số lãi tăng từ 1.739.443.731 USD năm 2008 lên 1.798.367.273 USD năm 2010 tức là tăng 58.923.542 USD. 1.3.Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2010. 1.3.1. Những ưu điểm. Trong những năm gần đây, công tác TTKDTM của chi nhánh đã có nhiều thay đổi. Ngân hàng luôn chú trọng đến việc hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán. Nhờ đó đã mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho ngân hàng. Tỷ trọng TTKDTM hàng năm đều chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số thanh toán chung của ngân hàng. Số lượng khách hàng tham gia sử dụng các hình thức TTKDTM cũng tăng cao. Toàn bộ nhân viên chi nhánh luôn được quán triệt và thực hiện nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, xử lí nhanh chóng, kịp thời, chính xác mọi nghiệp vụ phát sinh, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình hướng dẫn khách hàng được khách hàng tín nhiệm. Áp dụng những công nghệ sử lí thanh toán hiện đại. 1.3.2. Những khuyết điểm. Chi nhánh đã đạt được rất nhiều thành tích nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm sau: Trình độ đội ngũ nhân viên vẫn chưa cao. Chưa tổ chức được các đợt huấn luyện nhân viên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Công tác TTKDTM mới chỉ phục vụ thanh toán cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế là chủ yếu. Tình hình mở tài khoản cá nhân tuy cao nhưng thanh toán bằng séc qua tài khoản vẫn chiếm tỷ lệ thấp Quy mô hoạt động vầ mức sử dụng vốn đầu tư cho việc lắp đặt, ứng dụng các trang thiết bị, công nghệ thanh toán hiện đại, tiên tiến còn hạn hẹp cho nên các hình thức TTKDTM mới hiện đại vẫn chưa được pá dụng. 2. Thực trạng hoạt động TTKDTM tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình 2.1.Tình hình doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Bảng 6:Quy mô tăng trưởng doanh số thanh toán tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. TT bằng tiền mặt 6.610.453 7.645.097 8.548.153 2. TTKDTM 7.067.884 8.012.725 9.427.643 3. TT chung 13.678.337 15.657.822 17.975.796 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 – 2009 – 2010) Qua bảng ta thấy quy mô doanh số thanh toán tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình tăng trưởng khá nhanh. TTKDTM cuối năm 2008 là 7.067.884 triệu đồng, đến cuối năm 2010 đạt 9.427.643 triệu đồng, tức là tăng 2359759 triệu đồng. 2.2.Tình hình phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bảng 7:Phân tích các hình thức TTKDTM tại NHNo & PTNT tỉnh Hòa Bình Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Séc 78.065 21,58 89.643 22,81 93.495 22,66 Séc chuyển khoản 68.000 18,8 72.394 18,42 75.374 18,27 Séc bảo chi 10.065 2,78 17.249 4,39 18.121 4,39 2. Ủy nhiệm chi 165.000 45,62 172.743 43,95 176.379 42,75 3. Ủy nhiệm thu 39.693 10,97 47.799 12,16 56.375 13,66 4. Thư tín dụng 7.547 2,09 9.897 2,52 11.479 2,78 5. Thẻ 22.879 6,33 39.987 10,17 43.480 10,54 6. Loại khác 48.487 13,41 32.976 8,39 31.374 7,61 Tổng 361.671 100 393.045 100 412.582 100 ( Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2008 -2009 – 2010) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng tỷ trọng thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi và thanh toán khác giảm nhưng khôi lượng thanh toán vẫn tăng. Bên cạnh đó một số hình thức thanh toán khác lại tăng cả về khối lượng thanh toán lẫn tỷ trọng như: ủy nhiệm thu, thư tín dụng và thẻ. Sở dĩ có tình hình như vậy là do các quy định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán, mức độ tín nhiệm khác nhau của mỗi hình thức, trình độ trang bị kĩ thuật của ngân hàng và thói quen sử dụng các hình thức mang tính truyền thống của khách hàng. 2.2.1.Séc 2.2.1.1.Séc chuyển khoản. Séc chuyển khoản là loại séc do chủ tài khoản phát hành và giao trực tiếp cho người thụ hưởng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác. Quy trình thanh toán: Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng: 1. Người trả tiền phát hành và giao cho người thụ hưởng. 2. Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT tỉnh Hòa Bình.doc
Tài liệu liên quan