Phương hướng và biện pháp hạ giá thành vận tải cho Cảng Khuyến Lương thuộc xí nghiệp Vận tải biển pha sông

Lời nói đầu 1

PHẦN I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁ THÀNH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

I. Lý luận chung về giá thành sản phẩm 3

1. Khái niệm về giá thành sản phẩm 3

2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4

3. Các loại giá thành sản phẩm 5

3.1 Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính toán giá thành 5

3.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán 5

4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 6

4.1 Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm 6

4.2 Đối tượng tính giá thành 7

4.3 Phương pháp tính gía thành sản phẩm 8

5. Vai trò của chỉ tiêu giá thành sản phẩm 12

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm 13

1. Tính tất yếu khách quan của việc hạ giá thành sản phẩm 13

2. Những nhân tố tác động làm hạ giá thành sản phẩm 13

3. Phương hướng và biện pháp hà giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 14

3.1 Giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành 14

3.2 Giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm 16

3.3 Giảm chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm 18

PHẦN II : THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY

BÁNH KẸO HẢI HÀ 20

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty bánh kẹo Hải Hà 20

1. Qúa trình hình thành và phát triển 20

2. Kết qủa hoạt động kinh doanh chung 21

II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ảnh hưởng tới chỉ tiêu giá thành sản phẩm 23

1. Đặc điểm về sản phẩm 23

2. Đặc điểm về nguyên vật liệu bao bì sử dụng 27

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị sản xuất kẹo và bánh 27

4. Đặc điểm về lao động 28

5. Đặc điểm về thị trường 30

III. Phân tích tình hình quản lý giá thành và giá thành sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà 31

1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà 32

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành kẹo cốm mềm và bánh quy xốp của công ty bánh kẹo Hải Hà 34

 

3. Phân tích giá thành sản phẩm 36

PHẦN III :BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 48

I. Đánh giá công tác quản lý giá thành tại công ty bánh kẹo Hải Hà 48

1. Những mặt làm tốt 48

2. Những mặt tồn tại 48

II. Biện pháp quản lý và hạ giá thành sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà 49

1. Không ngừng củng cố khâu cung ứng nguyên vật liệu 49

2. Phấn đấu giảm mức tiêu hao trong quá trình sản xuất 50

3. Không ngừng tăng năng suất lao động 52

4. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 54

Kết luận 56

Tài liệu tham khảo 57

 

 

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương hướng và biện pháp hạ giá thành vận tải cho Cảng Khuyến Lương thuộc xí nghiệp Vận tải biển pha sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu sản xuất tinh giảm bộ máy quản lý, giảm các hao hụt mất mát. - Tổ chức tốt định mức thời gian sửa chữa, dự phòng và bảo dưỡng, giảm bớt đến mức tối thiểu thời gian ngừng máy, ngừng việc, nâng cao thời gian hữu ích của máy móc thiết bị là con đường cơ bản để giảm chi phí khấu hao TSCDD trong giá thành sản phẩm. Kết luận Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh và đo lượng hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Việc quản lý giá thành nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề quan tâm của từng người sản xuất, từng doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đang là vấn đề phức tạp cả trong lý luận và thực tiễn của các doanh nghiệp nói chung và của Cảng Khuyến Lương nói riêng. Nhận thức được vấn đề này Cảng Khuyến Lương đã thực sự coi trọng công tác quản lý giá thành sản phẩm và đã thu được những kết quả nhất định. Trong thời gian thực tập và thu thập tài liệu vừa qua nhằm phục vụ cho bài viết tiếp theo của mình em đã hoàn thành bản thảo này. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức hơn nữa đây là vấn đề khó và phức tạp nên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo để bài viết tiếp theo của em được tốt hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Th.S Cao Thuý Xiêm và Ban lãnh đạo Xí nghiệp cùng tập thể lớp Quản trị kinh doanh Tổng hợp – 39B đã giúp em hoàn thành bài viết này./. Phần II Thực trạng giá thành sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà I. lịch sử hình thành và phát triển của công ty bánh kẹo hải hà 1. Quá trình hình thành và phát triển : Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một DNNN thuộc Bộ công nghiệp, chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, chè , chế biến thực phẩm do nhà nước đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. Trụ sở công ty đặt tại : Số 25 - Đường Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Tên giao dịch : Hai Hà Confectionery Company Viết tắt : HAIHACO Trong ngành sản xuất bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp dẫn đầu với công suất trên 10.000 tấn/ năm, có được vị trí như vậy là nhờ một nỗ lực phấn đấu của Hải Hà trong suốt 40 năm phấn đấu và trưởng thành. Công ty Bánh kẹo Hải Hà được thành lập và đi vào hoạt động trong công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam, Đảng đề ra kế hoạch 3 năm ( 1958 - 1960 ) cải tạo và phát triển nền KTQD với nhiệm vụ chiến lược chủ yếu là “ Cải tạo và phát triển nông nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp hướng công nghiệp nhẹ phục vụ nông nghiệp, thúc đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng ” trên cơ sở đó từ tháng 1 năm 1959 Tổng công ty Nông thổ sản Miền Bắc ( trực thuộc Bộ Nội thương) đã cho xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu (Topia) với 9 cán bộ công nhân viên của công ty gửi sang.Từ năm 1959 đến tháng 4 năm 1960 thực hiện chủ trương của tổng công ty Nông thổ sản Miền Bắc, anh chị em đã bắt tay nghiên cứu thử nghiệm sản xuất mặt hàng miến (sản phẩm đầu tiên) từ nguyên liệu đậu xanh để cung cấp miến cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trên cơ sở đó ngày 25 - 2 -1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời và đi vào hoạt động với những máy móc thiết bị thô sơ. Do vậy sản phẩm chỉ bao gồm : Miến, nước chấm, mạch nha. Sau 10 năm hoạt động đến tháng 6 năm 1970 thực hiện chủ trương của Bộ lương thực - thực phẩm nhà máy đã tiếp nhận chính thức phân xưởng kẹo của nhà máy kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/năm với nhiệm vụ chính sản xuất kẹo, nha, giấy tinh bột và được lấy tên là nhà máy thực phẩm Hải Hà, số cán bộ CNV lúc đó là 555 người cũng trong thời gian này nhà máy với đội ngũ cán bộ CNV ngày càng lớn mạnh và luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 nhà máy thực phẩm Hải Hà cùng cả nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trong thời gian này nhà máy đầu tư cải tiến kỹ thuật, từng bước mở rộng quy mô sản xuất. Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 1987 nhà máy được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà thuộc Bộ nông nghiệp và công ty thực phẩm. Sản phẩm của Nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong nước và được xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Với cơ chế mới Hải Hà đã đứng vững và không ngừng phát triển. Từ tháng 4/1994 đến nay, để tạo điều kiện cho sự phát triển và nâng cao năng lực sản xuất nhà máy đổi tên thành : Công ty bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ công nghiệp nhẹ. Trải qua bao khó khăn thử thách, thiếu vốn, vật tư, thị trường.... và gần đây cùng với sự thay đổi cơ chế cũ sang cơ chế thị trường có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đã đi đến phá sản nhưng Hải Hà vẫn tiếp tục tự hoàn thiện và trưởng thành. Từ năm 1997 đến nay vẫn tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được 2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung : - Tổ chức ( bộ máy ) quản lý : Qua sơ đồ 1 ta thấy bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng đứng đầu là Tổng giám đốc, cơ cấu bộ máy chuyên môn hoá xuống từng phân xưởng, xí nghiệp phòng ban. Cụ thể như sau : - Phòng kinh doanh có chức năng : Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ( quý, năm, dài hạn ) điều độ sản xuất và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư sản xuất, cân đối kế hoạch thu mua, ký hợp đồng thu mua vật tư thiết bị, theo dõi việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động marketing từ quá trình tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo... lập dự án phát triển cho những năm tiếp theo. - Phòng kỹ thuật có chức năng : Theo dõi việc thực hiện các quá trình công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, chế thử sản phẩm mới. - Văn phòng có chức năng : Lập định thời gian cho các loại sản phẩm, tính lương, tính thưởng, tuyển dụng lao động, phụ trách vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp khách. - Phòng tài vụ có chức năng : Huy động vốn phục vụ sản xuất, tính giá thành, lỗ lãi, thanh toán ( nội bộ, vay bên ngoài ) -Bảo vệ, nhà ăn, y tế có chức năng : kiểm tra bảo vệ vật chất kỹ thuật của công ty. Nhà ăn có nhiệm vụ nấu ăn trưa cho toàn công ty. Ngoài ra công ty còn có hệ thống cửa hàng có chức năng giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty. Hệ thống các kho có chức năng dự trữ, bảo quản nguyên liệu, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất đồng thời dự trữ bảo quan nguyên liệu, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất đồng thời dự trữ bảo quản sản phẩm làm ra. - Các loại sản phẩm : + Là một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo của ngành công nghiệp,danh mục sản phẩm của công ty bao gồm 15 chủng loại bánh và hơn 30 chủng loại kẹo. Có thể nói công ty có 1 một danh mục chủng loại rất phong phú + Bánh kẹo là sản phẩm có thành phần chủ yếu bao gồm đường nha, bột mỳ, sữa, các loại hương liệu... Mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ thành phần khác nhau, hương liệu sử dụng khác nhau.Bánh kẹo là những sản phẩm thuộc đồ ăn ngọt phục vụ cho các dịp lễ tết, do vậy qúa trình sản xuất của công ty mang tính thời vụ. - Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà trong những năm gần đây : + Mặc dù gặp bao khó khăn, do thiếu vật tư, thiếu vốn... bao thử thách bởi những cơn lốc cạnh tranh, Hải Hà vẫn tiếp tục trưởng thành. Trong nền kinh tế thị trường công ty bánh kẹo Hải Hà đã phát huy mọi khả năng sản xuất kinh doanh của mình để đứng vững trên thị trường và nâng cao uy tín của công ty. Dưới đây là kết quả SXKD của công ty bánh kẹo Hải Hà từ năm 1996 đến năm 1998. Biểu số 1 : Kết quả SXKD của công ty bánh kẹo Hải Hà TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 1997 1998 1999 1 GT tổng sản lượng tỷ đồng 132,92 132,357 130,874 2 Doanh thu tỷ đồng 153,345 157,569 161,548 3 Nộp ngân sách tỷ đồng 16,269 16,992 18,000 4 Sản phẩm tấn 11072,6 10694 10481 5 Lợi nhuận tỷ đồng 2,308 0,5 0,1 6 Lao động người 2166 1980 1783 7 Thu nhập BQ 1000đ 600 650 700 (Nguồn số liệu lấy dự phòng kinh doanh tháng 4 năm 2000 ) II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ảnh hưởng tới chỉ tiêu giá thành sản phẩm 1.Đặc điểm về sản phẩm : Như ta đã biết, bánh kẹo Hải Hà loại thực phẩm cao cấp, là sản phẩm tinh tế, nó được chế biến từ nhiều nguyên liệu là sản phẩm của các ngành thực phẩm khác như đường kính, đường glucozơ, bơ, sữa trứng, phomát và nhiều hương liệu phụ gia khác. Sản xuất bánh kẹo có đối tượng sử dụng rộng rãi nhất, đông nhất trong các sản phẩm thực phẩm bởi vì bánh kẹo là loại sản phẩm có độ dinh dưỡng cao phục vụ nhu cầu mọi lứa tuổi. Bánh kẹo được tiêu dùng quanh năm nhưng mùa lạnh thường tiêu thụ nhiều hơn. Đặc biệt trong các ngày lễ tết, cưới hỏi, liên hoan, sinh nhật... bánh kẹo trở thành thứ không thể thiếu. Công nghệ và trang thiết bị sản xuất kẹo không phải là loại công nghệ cao, chu kỳ phát triển nhanh gọn thuận lợi cho việc đầu tư, nhanh chóng thu hồi vốn, quy mô đầu tư có thể cục bộ. Cũng giống như các loại bánh kẹo khác, bánh kẹo Hải Hà được chế biến từ các nguyên liệu dễ bị phá huỷ như đường, bơ, sữa... do đó thời gian bảo quản ngắn, thông thường là 90 ngày, tỷ lệ hao hụt tương đối thấp, yêu cầu vệ sinh công nghiệp cao. Tóm lại : Từ những đặc điểm trên, để hạ giá thành sản phẩm công ty phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng loại sản phẩm nhằm đưa ra phương án tổ chức sản xuất, quản lý, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm kịp thời, giảm bớt hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản và gia hạn sử dụng sẽ làm giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng Nấu kẹo có nhân Bơm dịch nhân Tạo dịch nhân Hương liệu Phòng làm lạnh Nấu tại nồi nấu liên tục Hoà, lạc đường Đường kính, glucô Đóng thành phẩm Bao gói Lựa chọn Sàng, làm nguội Thành hình Thùng chứa đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất Biscuit Xếp hộp thành phẩm Đóng túi Băng tải nguội Nướng bánh Máy dập hình Đánh trộn Bổ sung glucô, lecethir Đánh trộn bông xốp Shortening Magarin Đường xay, bột mỳ, hương liệu Trong mỗi dây chuyền sản xuất được chia thành các tổ chức sản xuất cụ thể : Dây chuyền sản xuất kẹo cứng gồm có các tổ chức sản xuất chính sau: Tổ nấu, vận chuyển bánh kẹo, máy, bao gói và đóng túi. Dây chuyền sản xuất kẹo mềm gồm có 4 cơ sở sản chính là : Nấu, máy, bao gói, đóng túi Dây chuyền sản xuất bánh Biscuit gồm 2 tổ : Máy, đóng túi .Hầu hết các quy trình công nghệ sản xuất đều được thực hiện kết hợp cả máy móc lẫn thủ công,việc đưa NVL vào sản xuất phải kịp thời, phù hợp với quy trình công nghệ cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh gây lãng phí NVL. 2. Đặc điểm về nguyên vật liệu bao bì sử dụng Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất bánh kẹo là đường kính, glucô, bơ, sữa, bột mỳ và các phụ liệu, phụ gia.... là sản phẩm của ngành công nghiệp hoá chất do vậy việc bảo quản NVL gặp nhiều khó khăn. - Đa dạng hoá sản phẩm dẫn đến nhu cầu về NVL cũng đa dạng cho nên quản lý NVL rất phức tạp trong việc theo dõi sự thay đổi định mức tiêu hoa NVL - Thị trường trong nước mới chỉ cung cấp được NVL đường glucô là chủ yếu, còn sữa, bơ và các phụ gia, phụ liệu, tinh dầu hầu như đều phải nhập ngoại, thậm chí cả bao bì cũng in ở nước ngoài. Các loại và NVL phần lớn không để được lâu. Yêu cầu vệ sinh công nghiệp, bảo quản cao đòi hỏi công ty phải tổ chức tốt khâu cung ứng NVL 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị sản xuất kẹo và bánh Dây chuyền sản xuất kẹo còn ở dạng nhập lẻ, cục bộ, ít dây chuyền đồng bộ từ khâu nấu tới thành phẩm dẫn đến việc phát huy công suất còn bị hạn chế, chất lượng kẹo chưa được nâng cao do còn nhiều công đoạn gián đoạn làm bằng tay ( khâu dầu kẹo, quật kẹo ). Các dây chuyển sản xuất bánh đều nhập các lò nướng dùng điện do lúc đầu thiếu kinh nghiệm và tại thời điểm đó ngành sản xuất gas chưa phát triển, dây chuyền sản xuất tiêu thụ nhiều điện, gây khó khăn cho sản xuất vào giờ cao điểm, giá thành sản phẩm cao là tất yếu. Máy móc thiết bị của công ty đều được nhập từ các nước Đông Âu trong những năm trước đây. Các máy móc thiết bị phần lớn đã lạc hậu, cụ thể máy móc bao gồm - Xí nghiệp kẹo bao gồm 3 phân xưởng có công suất khoảng 8000 tấn/ năm với 3 dây chuyền sản xuất kẹo cứng các loại, 2 dây chuyền sản xuất kẹo mềm và một dây chuyền sản xuất kẹo gôm. Xí nghiệp còn được trang bị thêm 1 máy gói kẹo cứng, 2 máy gói kẹo mềm của Đức và 2 máy gói kẹo mềm của Ba Lan. - Xí nghiệp bánh có 3 dây chuyền sản xuất bánh Biscuit, 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp và một dây chuyền làm bột gạo. - Xí nghiệp Việt Trì bên cạnh dây chuyền sản xuất kẹo các loại, trong năm 1997 còn được trang bị thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly khuôn và Jelly cốc làm đa dạng hoá sản phẩm cho công ty - Xí nghiệp Nam Định có dây chuyền sản xuất kem xốp các loại Do máy móc thiết bị lạc hậu, dây chuyền sản xuất phần lớn không đồng bộ nên việc sử dụng lãng phí NVL, mức tiêu hao còn cao, sử dụng công suất máy móc thiết bị hạn chế, chi phí NVL, khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm còn cao là không thể tránh khỏi.Vì vậy trong thời gian tới nếu công ty khắc phục được tình trạng này, đầu tư thích đáng cho máy móc thiết bị sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. 4. Đặc điểm về lao động Đặc điểm sản xuất của công ty là lao động nhẹ nhàng đòi hỏi sự khéo léo của người lao động, lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay số lao động nữ của công ty chiếm khoảng 80% , việc quan tâm tới người lao động và tạo điều kiện thuận lợi để cho họ yên tâm làm việc là nhiệm vụ quan trọng của ban lãnh đạo và công đoàn công ty, đặc biệt phải quan tâm giải quyết hợp lý các vấn đề như nghỉ việc do thai sản, con ốm, bệnh tật.... Để phù hợp với tình hình sản xuất với dây chuyền máy móc thiết bị ngày càng được đổi mới, cải tiến theo kịp với sự tiến bộ KHKT, lực lượng lao động của công ty không ngừng được củng cố về số lượng và chất lượng. Nhằm nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn cho công nhân, công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học bên ngoài về quản lý kinh tế, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, nâng cấp bậc cho công nhân. Số lượng CBCNV toàn công ty được bố trí như sau : Biểu số 2 : Cơ cấu lao động theo chức năng Đơn vị tính : người Xí nghiệp Chức năng XN kẹo XN bánh XN phụ trợ XN Nam Định XN Việt Trì I. Lao động gián tiếp 65 40 7 21 57 - Nghiệp vụ kinh tế 9 6 2 5 20 - Nghiệp vụ kỹ thuật 19 6 4 5 28 - Phục vụ, vệ sinh 37 28 1 11 9 II. Lao động trực tiếp 615 149 67 45 665 Tổng số 680 189 74 66 722 ( Nguồn số liệu lấy tại phòng hành chính tháng 4 năm 2000 ) Biểu số 3 : Cơ cấu lao động theo thời hạn sử dụng Đơn vị tính : Người Loại lao đồng Hành chính XN kẹo XN bánh XN phụ trợ XN Nam Định XN Việt Trf Lao động dài hạn 105 387 69 398 56 43 Lao động hợp đồng ( 1-3) năm 36 190 69 153 6 31 Lao động thời vụ 3 103 51 149 4 - Tổng 144 680 189 722 66 44 ( Nguồn : Số liệu lấy tại phòng hành chính tháng 4/2000 ) Biểu 4 :Cơ cấu lao động theo trình độ Đơn vị tính : Người Trình dộ Đại học Trung cấp - Nghiệp vụ kinh tế 29 13 - Nghiệp vụ kỹ thuật 52 10 - Nghiệp vụ chính 8 8 - Nghiệp vụ khác 4 9 - Cán bộ lãnh đạo 6 - - Trưởng phòng 7 2 Tổng 106 42 ( Nguồn : Phòng hành chính tháng 4 năm 2000 ) Thu nhập bình quân của công nhân viên tăng lên qua các năm, năm 1996 thu nhập bình quân là 620.000đ/ tháng, năm 1997 là 680.000đ/ tháng, năm 1998 là 730.000đ/ tháng, công ty luôn chú trọng việc nâng cao đời sống cho người lao động, cân đối với kết quả SXKD thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí như tổ chức thi đấu thể thao, tham gia, nghỉ mát.... nhằm khuyến khích tinh thần lao động. 5. Đặc điểm về thị trường - Về thị trường cung ứng NVL : Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất , kinh doanh sản phẩm bánh kẹo hàng năm công ty sử dụng một khối lượng lớn về đường sữa, bột gạo, bột mì, tinh dầu, glucô.Thị trường trong nước mới chỉ cung cấp được nguyên liệu đường, glucô do các nhà máy đường cung cấp như Lam Sơn, Quảng Ngãi, Biên Hoà, phần lớn các loại NVL khác phải nhập ngoại chịu sự biến động về giá cả trên thị trường, NVL thế giới, tỷ giá hối đoái.... gây nhiều khó khăn trong việc cung ứng NVL cho sản xuất, để cung ứng kịp thời NVL đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục công ty đã chủ động đăng ký kết hợp các hợp đồng cung ứng dài hạn với một số công ty, hợp tác xã chuyên sản xuất và kinh doanh các loại NVL mà công ty cần dùng nhằm giảm bớt chi phí thu mua và bảo quản NVL nâng cao hiệu quả SXKD. - Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm : Cho đến nay, công ty đã thiết lập được một mạng lưới bán hàng rộng rãi bao gồm hơn 100 đại lý và rất nhiều điểm bán lẻ trong cả nước. Tuy nhiên thị trường của công ty mới chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, còn khu vực miền Trung, miền Nam tiêu thụ chưa đáng kể. Đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm công ty đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng thị trường như đặt ra các chế độ về đại lý, khuyến mại, tỷ lệ hoa hồng cao, hỗ trợ chi phí bán hàng vận chuyển... Khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh làm đại lý cho công ty. III. PHân tích tình hình quản lý giá thành và giá thành sản phẩm ở công ty bánh kẹo hải hà Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có sự phát triển đáng kể, đời sống xã hội được nâng cao do vậy nhu cầu con người thường xuyên thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường thực hiện phương thức “ Bán cái người ta cần chứ không phải bán cái mình có ” ngoài những sản phẩm truyền thống công ty đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo hướng ngày một phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Mặc dù là một trong những đứng đầu ngành về sản xuất bánh kẹo có uy tín nhiều năm ở thị trường trong và ngoài nước, nhưng do công nghệ sản xuất phần lớn đã cũ, không đồng bộ, bánh kẹo ngoại đã tràn ngập thị trường Việt Nam bằng nhiều cách thức khác nhau như liên doanh, ngoại nhập, nhập lậu... Sản phẩm của họ đã được thị trường chấp nhận do công nghệ sản xuất tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao, giá cả phù hợp. Tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn, để tiêu thụ được sản phẩm công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, do vậy phân tích tình hình quản lý giá thành và giá thành sản phẩm sẽ tìm ra nguyên nhân gây lãng phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm từ đó sẽ có biện pháp khắc phục. 1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà Quy trình công nghệ sản xuất của công ty đã ổn định ít có sự biến động, các định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên. Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng. Do đó phương pháp tính giá thành của công ty bánh kẹo Hải Hà được tính theo phương pháp tính giá thành định mức. Việc tính giá thành định mức của công ty được tiến hành dựa và các căn cứ sau : - Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành - Căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất chung được duyệt để tính chi phí sản xuất chung định mức - Căn cứ vào giá thành thực tế và tình hình thực hiện định mức kỳ trước Dựa vào các căn cứ trên phòng kỹ thuật tiến hành xây dựng hệ thống định mức NVL phù hợp với thực tiễn sản xuất dựa vào dự toán chi phí sản xuất và định mức chi phí nhân công cho một tấn sản phẩm. Phòng sản xuất kinh doanh tiến hành tính giá thành định mức cho từng loại sản phẩm, phòng tiêu thụ tài vụ có nhiệm vụ theo dõi sự biến động chi phí NVL, nhân công và khối lượng sản phẩm sản xuất ra thực tế để tính gía thành thực tế sản phẩm Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch thực tế = định mức ± do thay đổi ± so với sản phẩm sản phẩm định mức định mức Ví dụ 1 : Tính giá thành kẹo cốm mềm Do chu kỳ sản xuất ngắn nên không có sản phẩm dở dang - Chi phí NVL trong định mức là : 576055488,3đ - Chênh lệch định mức là : + 4237320,3 đ - Chi phí nhân công trực tiếp trong định mức là : 20168083,3 đ Chênh lệch định mức là : - 574254,3 đ - Chi phí sản xuất chung trong định mức là : 42506227,2 đ Chênh lệch định mức là : + 416695,79 đ Kết quả cuối tháng 9 /1998 công ty đã sản xuất được 44538 kg kẹo, không có sản phẩm dở dang Biểu số 5 : Bảng tính giá thành Đơn vị : đồng/kg Khoản mục Tổng giá thành Gía thành thực tế đơn vị SP Theo định mức Chênh lệch định mức Thực tế - Chi phí NVL trực tiếp 57605488,3 +4237320,3 580292808,6 13029,162 - Chi phí NC trực tiếp 20168083,3 -574254,3 19593829 439,9365 - Chi phí SX chung 42506227,21 +415695,79 42921923 963,731 Tổng 83872998,81 642808569,6 642808560,6 14432,810 ( Nguồn : Số liệu lấy tại phòng kinh doanh tháng 4/2000 ) Ví dụ : Tính giá thành bánh quy xốp Đối với bánh quy xốp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 9/1998 được tập hợp như sau : - Chi phí NVL trong định mức là 979617435,4 đ Chênh lệch đinh mức + 9939155,5 đ - Chi phí NC trực tiếp trong định mức 54187029,74 đ Chênh lệch định mức là -2243381,74 đ - Chi phí sản xuất chung trong định mức 144580920,6 đ Chênh lệch định mức là - 1122294,6 đ Kết quả cuối năm tháng 9/1998 công ty sản xuất được 87858 kg bánh quy xốp (không có sản phẩm dở dang ) Biểu số 6 : Bảng tính giá thành quy xốp Đơn vị : Đồng Khoản mục Tổng giá thành Giá thành ĐV thực tế (đ/kg) Theo định mức Chênh lệch định mức Thực tế Chiphí NVL trực tiếp 97617435,4 + 9939155,5 989556590,9 11263,136 Chi phí NC trực tiếp 54187092,74 -2243381,74 51943711 591,223 Chi phí SX chung 144580920,6 -1122294,6 143458626 1632,846 Tổng 1178385448,74 657347,16 11844958927,90 13487,21 2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành kẹo cốm mềm và bánh quy xốp của công ty bánh kẹo Hải Hà ở công ty bánh kẹo Hải Hà việc lập kế hoạch giá thành do phòng sản xuất kinh doanh thực hiện và dựa trên những căn cứ sau : - Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, việc lập kế hoạch giá thành phụ thuộc vào hệ thống định mức tiêu hao NVL, nhân công và dự toán chi phí sản xuất chung, định mức qua các năm ít biến động, có thể nói định mức tiêu hao NVL tương đối hợp lý, nó chỉ thay đổi khi có sự biến động lớn về máy móc thiết bị. - Căn cứ vào sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, trên cơ sở định mức NVL, mức tiêu hao nhiên liệu thì sự biến động giá cả của yếu tố trên là căn cứ quan trọng lập kế hoạch giá thành sát với thực tế. - Căn cứ vào tình hình thực hiện định mức và gía thành thực tế của năm trước, xem xét tình hình thực hiện định mức và giá thành thực tế của năm trước giúp công ty tìm ra nguyên nhân gây lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn, sự tăng giảm định mức tiêu hao nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình máy móc thiết bị. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty, việc lập kế hoạch giá thành phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ bởi lẽ nếu sản xuất ra nhiều sản phẩm thì sẽ giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm do huy động hết công suất máy móc thiết bị, có điều kiện tổ chức hợp lý lao động trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động do vậy chi phí nhân công giảm, giá thành sản phẩm hạ. Dựa vào căn cứ trên phòng sản xuất kinh doanh lập kế hoạch hạ giá thành cho từng loại sản phẩm : Việc lập kế hoạch hạ giá thành có vai trò quan trọng vì trên cơ sở đó công ty tiến hành hoạt động mua, bán đầu vào và đầu ra cho quá trình kinh doanh, tổ chức tốt thêm khâu cung ứng NVL, bố trí sắp xếp lao động cho quá trình sản xuất, là cơ sở để công ty sử dụng hợp lý, đúng định mức NVL, khấu hao TSCĐ và chi phí nhân công, là cơ sở thực hiện tiết kiệm vật tư, lao động, tiền vốn bỏ ra trong quá trình kinh doanh 3. Phân tích giá thành sản phẩm : - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí NC trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Trong đó chi phí NVL trực tiếp được quy định căn cứ vào mức tiêu hao và đơn giá của NVL xuất dùng + Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương cơ bản, BHXH, phụ cấp lương được căn cứ vào sản lượng sản xuất trong kỳ + Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, các đội sản xuất, các chi phí này được tập hợp và các khoản mục tương ứng của chi phí sản xuất chung Đối với khấu hao cơ bản được áp dụng theo phương pháp đường thẳng Mức khấu hao = Nguyên giá x Tỷ lệ hàng năm TSCĐ khấu hao 1 Tỷ lệ KH = . 100 Số năm sử dụng Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao = . 100 hàng tháng 12 Hai sản phẩm kẹo cốm mềm và bánh quy xốp được sản xuất trên hai dây chuyền khác nhau do 2 xí nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất. Nhưng chi phí sản xuất chung cho mỗi loại sản phẩm được tính như sau : Tổng CFSX chung trong kỳ Chi phí SX chung sản phẩm i = x sản lượng SPi Tổng SLSX trong kỳ 3.1 Phân tích giá thành sản phẩm kẹo Sự biến động về giá thành kẹo cốm mềm do các khoản mục trong giá thành thay đổi. Cụ thể qua bảng dưới đây cho thấy giá thành 1 kg kẹo cốm mềm từ 14087,567 đ. Tháng 9/1998 tăng lên 14432,811đ ở tháng 9/1999. Trong đó tỷ trọng NVL trong giá thành tăng từ 89,942%lên 90,272% so vói tổng số tuyệt đối từ 12670,688đ lên 130

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36858.doc
Tài liệu liên quan