Qúa trình hình thành và phát triển của công ty ô tô Việt Nam Daewoo (vidamco)

Chính sách xuất nhập khẩu được thể hiện thông qua các chính sách về thuế, hạn ngạch và quy định cấm nhập khẩu đối với các linh kiện phụ tùng ôtô.Công ty VIDAMCO muốn hoạt động lâu dài phải có hiệu quả kinh tế tốt đòi hỏi sự ổn định của mức thúê xuất nhập khẩu, vì thuế là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá của sản phẩm. Để các Công ty hoạt động tốt thuế phải ổn định, công tác tính giá được dễ dàng, giá sản phẩm giảm, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Năm 1996, thủ tướng chính phủ đưa ra quyết định đưa tất cả xe lắp ráp của Công ty Liên doanh vào kế hoạch định hướng của nhà nước, hay nói đúng hơn vào hạn ngạch. Quyết định này hạn chế rất nhiều tính chủ động của các Công ty về chuyển giao công nghệ, tăng phần vốn của Việt Nam trong Liên doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, không phù hợp với luận chứng kinh tế- Kỹ thuật của Công ty Liên doanh. Do đó ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm lắp ráp ở Công ty VIDAMCO.

Quy định về hạn ngạch đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ ôtô lắp ráp cuả VIDAMCO. Do việc cấp Quota nhỏ rọt, không đủ mà đã gây rất nhiều khó khăn cho Công ty, bên đối tác nước ngoài tỏ ra không hiểu nổi về chủ trương đầu tư của Việt Nam - một mặt nhà nước kêu gọi khuyến khích đầu tư, mặt khác sau khi đã đầu tư lại bị khống chế về mặt hành chính để hạn chế nhập khẩu. Đây là vướng mắc rất lớn cần được tháo gỡ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qúa trình hình thành và phát triển của công ty ô tô Việt Nam Daewoo (vidamco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 NUBIRA 1.6 POWERNOMICS 5chỗ 6 NUBIRA 2.0 POWERNOMICS 5chỗ 7 LEGANRA-SX 5chỗ 8 LEGANRA-CDX 5Chỗ 9 BS có điều hòa 45+1chỗ 10 BS có điều hòa 33+1chỗ 11 BS không điều hòa 45+1 chỗ 12 BS không điều hòa 33+1 chỗ Qua biểu 1 ta thấy rằng, Công ty VIDAMCO chủ yếu lắp ráp các loại xe thông dụng, phù hợp với khả năng tiêu dùng của Việt Nam, thích ứng với cơ sở hạ tầng của ta. chính sách sản phẩm của Công ty VIDAMCO là đa dạng hoá sản phẩm, thích ứng với các loại nhu cầu khác CKD nhau của thị trường. Vì sản phẩm của Công ty VIDAMCO là dạng lắp ráp do vậy ta xem xét các đặc điểm chủ yếu của các dạng nhập linh kiện để có thể thấy được chất lượng sản phẩm của Công ty. Biểu 2: Đặc điểm chủ yếu của các dạng nhập linh kiện Dạng Chi tiết SKD Semi knock Down CKD1 Complet knock down CKD2 Complet knock down IKD item knock down Thùng, vỏ xe đã sơn hoàn liên kết sẵn. Cánh cửa, ghế ắc quy rời khỏi vỏ xe Đã liên kết chưa sơn Rời thành từng mảnh, chưa sơn Sản xuất trong nước Khung xe Đã liên kết và sơn hoàn chỉnh Đã liên kết và chưa sơn Sản xuất trong nước Động cơ Hoàn chỉnh, đã lắp trên khung, vỏ xe Đã hoàn chỉnh và có thể lắp liền với cầu và hộp số Cầu xe Hoàn chỉnh, đã lắp trên khung, vỏ xe Đã lắp cùng với trống phanh và cơ cấu phanh Điện đèn, tiện nghi Hệ thống dây điện và bảng điện đã lắp trên thùng, vỏ xe Hệ thống dây điện và bảng điện, đèn và tiệnnghi trong xe để rời Qua biểu 2 ta thấy rằng tỷ lệ linh kiện sản xuất trong nước tăng dần theo các dạng lắp ráp từ SKD đến dạng lắp ráp IKD. Sau quá trình lắp ráp là quá trình chuyển giao công nghệ, chuẩn bị sản xuất thiết kế khuôn mẫu. Các xí nghiệp Liên doanh và ngoài liên doanh tại Việt Nam sẽ tham gia sản xuất các chi tiết của xe, đi từ chi tiết đơn giản độc lập. Trình độ và khối lượng sản xuất này sẽ tăng dần theo kế hoạch phấn đấu cho từng giai đoạn. Ta thấy rằng sản phẩm ôtô lắp ráp ở Công ty VIDAMCO có chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế. * Đặc điểm về thị trường: Việc giải quyết vấn đề thị trường cho sản phẩm của Công ty VIDAMCO cũng như các liên doanh khác sản xuất ôtô là vấn đề bức xúc. Sản phẩm của Công ty VIDAMCO được tiêu thụ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu là thị trường nội địa. Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ 36 trên Thế giới về sản xuất ôtô. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có xu hướng phát triển toàn cầu, các sản phẩm Việt Nam sẽ rất khó khăn để tìm kiếm một thị trường nước ngoài ở xa, vì chất lượng sản phẩm của ta chưa ổn định, sẽ tốn kém về chi phí vận chuyển, khó khăn trong việc bảo quản chất lượng sản phẩm. Trong khu vực, công nghệ lắp ráp sản xuất ôtô của Việt Nam chỉ hơn Lào- Campuchia, Miến điện. Nhưng các nước này lại nhập ôtô của Thái Lan, Singapore...vì thuế và chi phí vận chuyển thấp. Mặt khác, khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng của ta chưa ngang bằng với trình độ thế giới. Do đó để tìm kiếm, phát triển và mở rộng một thị trường ôtô của Công ty VIDAMCO cũng như các liên doanh sản xuất ôtô khác của Việt Nam ở khu vực Châu á hay thế giới là rất khó khăn. Bên cạnh đó, các bên nước ngoài tham gia Liên doanh nhằm mục đích thâm nhập thị trương, tăng chu kỳ sống Quốc tế của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ôtô của Việt Nam. Do đó sản phẩm lắp ráp chủ yếu tiêu thụ ở Việt Nam. II Thực trạng về tình hình kinh doanh của công ty ôtô vidamco. 1. Môi trường kinh doanh của công ty VIDAMCO Những nhân tố bên ngoài cũng như hoàn cảnh nội tại của công ty tác động trực tiếp đến việc thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vai trò cơ bản của việc nghiên cứu các nhân tố tác động là: - Tạo nền tảng cơ bản cho việc đưa ra những mục tiêu của công ty. - Giúp cho công ty xác định việc gì cần làm để đạt được các mục tiêu đề ra. Nhân tố tổng quát mà công ty gặp phải có thể chia làm 3 mức độ: - Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô. - Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp. - Các nhân tố thuộc về bản thân công ty. a. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô là tổng thể các nhân tố vĩ mô như: Kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, tự nhiên, công nghệ. Các nhân tố này ảnh hưởng đến mọi ngành kinh doanh theo các mức khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm từng ngành. Các nhân tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh vủa VIDAMCO . Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế bao gồm các nhân tố như: lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, lạm phát, ổn định về chính trị. …..Trong đó lãi vay ngân hàng,và sự ổn định về kinh tế và chính trị là hai nhân tố có ảnh hương lớn nhất.có tác động trực tiếp đén hoạt động kinh doang của công ty. Nhân tố chính phủ và chính trị: Các nhân tố này ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp phải tuân theo các qui định về thuế, thuê mướn, cho vay, an toàn quảng cáo, môi trường...trong đó thuế là một trong nhũng yếu tố quan trọng nhất,bởi vì là một công ty liên doanh sản xuất ôtô,các ling kiện,các bộ phận,các chi tiết cấu thành của ôtô đều được nhập khẩu từ nước ngoàI vào,đIũu đó sẽ dẫn đến chi phí sản xuất ôtô sẽ cao,mặt khác cũng ảnh hưởng tới hoạt đọng xuất khẩu trong tương lai của công ty. Rồi thì yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty.Công ty phải tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam về môi trường,về đảm bảo vệ sinh trong sản xuất,rồi an toàn cho người lao động. *Nhân tố công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và nguy cơ đối với công ty, đòi hỏi công ty phải luôn bám sát sự thay đổi đó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình cho kịp với sự phát triển của thời đại. b. Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp. Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp được xác định đối với đối sách của mỗi nghành kinh doanh cụ thể,với nghành kinh sản xuất và kinh daonh ôtô cũng vậy.Nó bao gồm các nhân tố như khách hàng, đối thủ cạnh tranh...môi trường này bao hàm các nhân tố bên ngoài tổ chức, định hướng sự cạnh tranh trong ngành. Ta có thể khái quát mô hình 5 nhân tố như sau: Sơ đồ 2: Mô hình 5 nhân tố (của Michael Porter) (Global Industial Comprtition - Michael Porter 1994) Các đối thủ mới tiềm ẩn Người cung cấp Người mua Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Hàng thay thế Khả năng ép giá của người mua Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới * Nguy cơ có đối thủ cạnh tranh mới: Thể hiện sự xuất hiện của các công ty mới tham gia vào thị trường, có khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị phần của công ty. Họ có thể tạo ra nguồn lực mới. Để hạn chế mối đe doạ này VIDAMCO cần: Tăng năng suất để giảm chi phí, dị biệt hoá sản phẩm, hoàn thiện hệ thống phân phối... * Khả năng ép giá của nhà cung cấp: Đây là nhân tố phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với Công ty ở khía cạnh sinh lợi nhuận tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm khi giao dịch với công ty.Đồng thời đây cũng là một yếu tố khó khăn cho công ty bởi vì nhà cung cấp của công ty không nằm trên lãnh thổ Việt Nam,công ty phải tìm kiếm nhà cung cấp ở thị trường nước ngoàI,điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho công ty. * Khả năng mặc cả của khách hàng: Khách hàng có thể giảm giá, giảm khối lượng mua hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng tốt hơn với cùng mức giá...điều này đòi hỏi công ty phải có một mức giá năng động hơn. Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế: Khi giá sản phẩm hiện tại tăng, khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế, điều đó đe doạ sự mất mát thị trường của Công ty VIDAMCO.Trong trường hợp này sản phẩm thay thế là những loại xe máy tren thị trường. * Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh: Có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan giữa các yếu tố như số lượng hãng tham gia cạnh tranh, mức tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định, mức độ đa dạng hoá sản phẩm...Do vậy,công ty cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm bắt và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua.Trong thị trường ôtô Việt Nam hiện nay,VIDAMCO phảI đương đầu với nhìeu đối thủ có sức mạnh thực sự như:Mekong .ford Việt Nam.Toyota Việt Nam ….. Vài câu hỏi cần trả lời khi phân tích đối thủ cạnh tranh: - Đối thủ có bằng lòng với vị trí hiện tại không ? - Khả năng đối thủ chuyển dịch, đổi hướng chiến lược như thế nào ? - Điểm yếu và điểm mạnh của họ ? - Điều gì giúp họ trả đũa mạnh mẽ và có hiệu quả nhất ? Mối tương quan giữa nhân tố vĩ mô và nhân tố tác nghiệp : Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp kết hợp với nhau được gọi là môi trường bên ngoài. Trong đó ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô lên các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp lớn hơn so với môi trường tác nghiệp lên môi trường vĩ mô. c. Các nhân tố thuộc bản thân Liên Doanh Các nhân tố thuộc bản thân Liên Doanh phản ánh thế mạnh và điểm yếu của công ty. Để khai thác cơ hội và giảm tối thiểu mối đe doạ, các nhà quản lý phải phân tích các nhân tố môi trường để đảm bảo đưa ra các chính sách sẽ an toàn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Chính sách của công ty thường là : - Chính sách sản phẩm - Chính sách giá cả - Chính sách phân phối - Chính sách khuyếch trương - Chính sách nghiên cứu, dự báo, phân tích cơ hội và nguy cơ Các chính sách trên ta nghiên cứu trong phần sau 2.Phân tích hoạt động Marketing,hoạt động Marketing mix và các hoạt động khác của VIDAMCO. a.Hoạt động Marketing. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay,chất lượng và chủng loạI các lạoi ôtôcàng ngày càng tăng,phong phú với những kiểu dàn độc đáo phù hợp với những người tiêu dùng khác nhau.Chính vì vậy,để cạnh tranh có hiệu qủa các công ty cần phảI định vị sản phẩm của mình,phân biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.Sau đó,công ty phảI bắt tay váo việc lập các kế hoạch Marketing và Marketing Mix chi tiết cho doanh nghiệp,để tác dộng vào nhu cầu hàng hóa của mình.Nhận thức được điều này công ty liên doanh ôtô Việt Nam-Daewoo đầu tư ngày càng nhiều vào hoạt dộng Marketing,ngân sách dành cho hoạt động này đã tăng dõ dệt qua các năm gần đây. Ngày nay với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của tất cả các công ty trong một nghành,nghành công nghiệp sản xuất ôtô cũng vậy,kể từ khi 14 liên doanh được thành lập ở nước ta,thị trường ôtôngày càng phát triển và cũng vì vậy nà cạnh tranh đã gay gát nay càng gay gắt hơn.Cong ty liên doanh ôtô VIDAMCO cũng vậy,tuy số lượng ôtô vủa công ty ngày càng được nhiều hơn nhưng xét về tốc độ tăng trưởng và thị phần thì Cong ty vẫn còn kém so với một số công ty khác.Chính vì vậy Công ty cần dữ vững và vủng cố thêm thị phần của mình,tìm những lỗ hổng thị trường để không cho đối thủ cạnh tranh dành dật mất.Để làm được điều đó công ty áp dụng phân tích các yếu tố bên trong,điểm mạnh,điểm yếu,cơ hội rủi ro,nhằm tìm ra giải pháp chiến lược cho công ty. Công ty áp dụng phương pháp SWOT để phân tích. Bước 1:liệt kê các điểm mạnh của nhà máy(S): Trước hết phải kể đến đó là sự đa dạng về chủng loại xe của công tyVIDAMCO.Sản phẩm của công ty với nhiều kiểu dáng đa dạng,chất lượng mang tiêu chuẩn quốc tế.Xe của công tyđược thiết kế bởi những kỹ sư hàng đầu trong nghành chế tạo và sản xuất ôtô.mặt khác giá cả đối với xe của công ty rất hợp lý.tính đến thời điểm này thì một chiếc xe hơi du lịch của công ty mang nhãn hiệu MATIZ thậm chí chỉ ngang bằng giá đối với một chiếc xe máy xịn của Nhật. Thứ hai là nghồn nhân lực và tổ chức quản lý của công ty cũng là một đểm mạnh.Là một công ty liên doanh hoạt dộng dưới sự giám sát chặt chẽ của hai bên,với sự tuyển chọn và đào tạo nhân viên một cách kỹ lưỡng,khoa học sẽ cho một đọi ngũ cán bộ và công nhân có đủ trình độ tay nghề để thực hiện công việc của mình,với tinh thần trách nhiệm cao. Bước 2:liệt kê những điểm yếu của công ty(W): Nguồn tài chính là điểm yếu thứ nhất của VIDAMCO Thứ hai là bộ phận Marketing.Tuy có phòng Marketing riêng nhưng hoạt động của công ty vẫn còn kém hiệu qủa.Công ty chưa chú trọng lắm đến việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường,để từ đó biết được sản lượng cần sản xuất là bao nhiêu chiếc xe,mặt khác mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty còn bị pân tán nhiều,đIũu này cũng gây khân cho hoạt động của công ty. Bước 3:liệt kê những cơ hội (O): Nói đến cơ hội của công ty VIDAMCO nói riêng cũng nhu nghành sản xuất ôtô Việt Nam nói chung ta phải kể đến đó là nhu cầu của thị trường ,của người tiêu dùng đang ngày một tăng nhanh,trước đây ở Việt Nam số lượng ôtô rất ít nhưng cho đến nay số lượng đó đã tăng hàng trăm lần,cho đến nay số lượng ôtô của Việt Nam đã tăng lên đến trên 33.000 chiếc,và có chiều hướng ngày càng tăng mạnh hơn.Nguyên nhân của việc này là do đời sống của người dân đã được cải thiện,nếu trước đây trong cơ chế thị trường họ chỉ no ăn măc đã qúa mệt mỏi,thì giờ đây do kinh tế đất nước ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu về mọi mặt cũng tăng lên,Ôtô là một phương tiện quan trọng trong giao thông ngày nay,nó cần thiết cho hoạt động hàng ngày của con người,chính vì vật mà nhu cầu mua xe hơi đang ngày được tăng lên để theo kịp với xu thế của thế giới. Yếu tố thứ hai tạo cơ hội đối với VIDAMCO đó là yếu tố luật pháp.ngày nay chính phủ Việt Nam đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoàI đầu tư vào Việt Nam,chính vì thế mà các chính sách đầu tư,rồi luật đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam đã được đơn giản hóa,đã được điều chỉnh hợp lý để khuyến khích sự đầu tư của nước ngoài. Bước 4:liệt kê những rủi ro đối với công ty(T): Trước hết ta phải kể đến đó là các đối thủ cạnh tranh của VIDAMCO.Cho đến nay công ty phảI đối đầu với 13 liên doanh ôtô khác ở Việt Nam.không những thế,công ty còn phải đối mặt với sản phẩm ôtô nhập khẩu từ thị trường nước ngoài về,điều này có ảnh hương to lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Thứ hai là:tuy kinh tế của Việt Nam đã phát triển nhảy vọt nhưng vẫn còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới.thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay vẫn còn qúa thấp,mới chỉ ở mức 400$/người một năm.đều nàynếu tính theo giá trị của một chiếc ôtô thì là qúa lớn.vì vậy thị trường chính của họ thường chỉ là các doanh nghiệp,các tổ chức,các tập đoàn…… Thuế là yếu tố thứ ba tác động xấu đến tình hình kinh doanh của VIDAMCO.Hiện nay đối với các loại thuế nhập khẩu và xuất khẩu ổ Việt Nam còn rất cao,thường thì những loại thuế cho việc nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô thường là 100% hoặc 120%.chính vì vậy nó có ảnh hưởng nhiều đến giá cả của xe ôtô,hạn chế sức mau của người tiêu dùng. SWOT O T S Cố gắng duy trì điểm mạnh,củng cố lợi thế. Mở rộng quy mô sản xuất . Tạô lợi thé về chủng loại xe có giá thấp,nâng cao khả năng cạnh tranh cho ôtô của công ty. W Củng cố nguồn tài chính Nâng cao trình độ của đội ngũ Marketing.Tăng cường nâng cao trình độ của cán bộ qủan lý và công nhân. đào tạo đội ngũ Mảketing,tăng cường thêm năng lực về công nghệ cho thích ứng với thị trườn gViệt Nam. b.Hoạt động Marketing mix và các hoạt động khác. Để sản phẩm của mình có sức cạnh trạnh trên thị trường đòi hỏi công ty VIDAMCO phải nắm bắt được - Tâm lý tiêu dùng của thị trường về sản phẩm - Chính sách sản phẩm đáp ứng Chíng sách giá cả Chính sách phân phối - Chính sách khuyếch trương quảng cáo - Tìm hiểu nguy cơ của các đối thủ cạnh tranh mới a- Tâm lý tiêu dùng của thị trường về sản phẩm Muốn sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận đòi hỏi công ty VIDAMCO phải nắm bắt được tâm lý khách hàng. Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam luôn cho rằng dùng hàng ngoại tốt hơn hàng nội, bất chấp giá cao hơn. bởi họ cho rằng chất lượng và mẫu mã hàng ngoại tốt hơn. Nắm bắt được tâm lý tiêu dùng Công ty VIDAMCO đã lựa chọn mác hiệu xe cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng Việt Nam. b- Chính sách sản phẩm đáp ứng Ta xem xét tình hình tiêu thụ xe ôtô của Công ty VIDAMCO: Biểu 4 : Các loại xe do công ty VIDAMCO lắp ráp năm 1998 Loại xe Lắp ráp (chiếc) Tiêu thụ (chiếc) Giá bán $/chiếc MATIZ 250 159 8990 MATIZ SE 150 105 9590 LANOS LX 40 20 13.900 LANOS SX 50 13 14.900 NUBIRA 1.6 POWẻNOMICS 45 17 17.700 NUBIRA 2.0 POWERNOMICS 30 21 21.500 LEGANRA-SX 20 11 26.500 LEGANRA-CDX 50 16 29.000 BS 45+1có điều hòa 63.000 BS 33+1 chỗ có điều hòa 57.000 BS 45+1 chỗ không diều hòa 58.000 BS 33+1 chỗ không diều hòa 52.000 Công ty VIDAMCO lắp ráp rất nhiều loại loại xe, thông qua biểu 3 ta thấy rõ rằng chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty là đa dạng hoá sản phẩm, thích ứng với các nhu cầu khác nhau của thị trường. Loại xe được tiêu thụ mạnh nhất là MATIZ,MATIZ SE và NUBIRA là ba loại xe mạng nhãn hiệu của Hàn Quốc và Anh, có sức cạnh tranh mạnh với các hãng nổi tiếng khác như TOYOTA, MISUBISHI cả về giá cả và chất lượng.Đặc biệt là xe MATIZ với kiểu dáng độc đáo phù hợp với địa hình của Việt Nam,chất lượng tốt,với giá không qúa đắt với một số người có thu nhập cao.trong thời gian tới hứa hẹn sẽ bán được nhiều hơn. Các loại xe tải và minibuýt tiêu thụ chậm do các xe cùng chủng loại của các hãng khác như Huyndai, Mekong...cạnh tranh. Hiện nay Công ty VIDAMCO đang cân nhắc để giảm giá thành các loại xe nhằm thu hồi vốn trong thời gian ngắn nhất. c- Chính sách giá Giá bán là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu và cũng như chịu sự tác động của quan hệ cung cầu. Giá bán làm thay đổi lượng xe bán và thay đổi lợi nhuận của Công ty. Giá bán cơ bản gồm giá thành và lãi. Mức lãi lại phụ thuộc vào chính sách từng giai đoạn: hướng tới thị trường hay hướng tới lợi nhuận Công ty VIDAMCO thực hiện chính sách một giá trong toàn quốc. Bất kể xe bán tại cửa hàng, liên doanh, đại lý ở miền Bắc hay miền Nam, đồng bằng hay miền núi giá bán cũng chỉ là một. Mặc dù Công ty phải chịu chi phí vận chuyển từ Nhà máy đến các đại lý. Chính sách này có chiến lược lâu dài, tạo dựng uy tín cho Công ty. " Hoa hồng": cùng với bất kỳ cơ quan cá nhân nào trong cơ chế thị trường hiện nay, Công ty VIDAMCO cũng áp dụng hình thức này. Trị giá hoa hồng được biến đổi theo từng loại được thúc đẩy bán. Giảm giá xe bán: Chính sách này nhằm mục đích thu hút khách hàng, tăng số lượng xe bán. Công ty VIDAMCO áp dụng hình thức giảm giá xe khi có những khách hàng lớn, các Công ty taxi hay dối với những khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó còn có chính sách giảm giá khi Công ty muốn thu hồi vốn nhanh để lắp ráp mặt hàng mơí thay thế. Mức giảm giá rất linh hoạt phù hợp với tình hình bán xe từng thời kỳ, khuyến khích việc thực hiện hợp đồng mua bán xe. d- Chính sách phân phối Xe đã sản xuất được phân phối hợp lý đến người tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp, đưa đúng loại xe khách cần, đúng nơi bán, đúng lúc với chi phí nhỏ nhất. * Phân phối trực tiếp: Công ty VIDAMCO bán xe trực tiếp cho khách hàng tại Công ty, thông qua cửa hàng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Số xe bán trực tiếp chiếm 75% tổng số xe bán. Các vấn đề vướng mắc về giấy tờ nước ngoài đăng ký được giả thích nhanh chóng. Quyền sở hữu về xe được chuyển thẳng từ Công ty đến khách hàng. Do vậy, chi phí giảm 50% so với tiêu thụ ở đại lý. Song trong tương lai bán hàng qua đại lý sẽ đóng vai trò quan trọng. *Phân phối gián tiếp: Công ty VIDAMCO sử dụng phân phối xe đến người tiêu dùng qua đại lý, môi giới. Đại lý bán xe của Công ty VIDAMCO được chọn ở các thị xã, thành phố chủ yếu ở cả hai miền Nam - Bắc có địa thế thuận lợi có nhiều điều kiện giao tiếp khách hàng có cơ sở vật chất đủ để hình thành phòng trưng bày bán xe. Trách nhiệm và quyền lợi của đại lý cũng như Công ty được thể hiện trong hợp đồng kinh tế. Với nhiều đại lý phân phối ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, các đại lý này hoạt động ngày càng có hiệu qủa. e- Phương thức thanh toán: Trước kia mọi khách hàng của Công ty đều phải thanh toán tiền ngay khi giao hàng, hình thức này thuận tiện cho việc nhận tiền của Công ty nhưng lại bất tiện cho khách. Nhận thức được điều này, đến nay Công ty đẫ áp dụng hình thức trả góp để thu hút khách hàng. Khi nhận xe khách hàng chỉ cần thanh toán trước 30% số tiền, số còn lại trả dần các năm sau. Khach hàng dễ dàng có khả năng mua xe với hình thức này, đặc biệt là các Công ty taxi bởi với lượng vốn ban đầu ít cũng giúp họ có xe để tham gia kinh doanh. Bằng cách này số xe tiêu thụ cuả Công ty VIDAMCO năm 1998 tăng hơn nhiều so với năm 1997 f- Chính sách bảo hành và hỗ trợ cho bán hàng: Chính sách bảo hành và hỗ chợ bán của công ty cũng là một trong các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing của công ty được công ty đặc biệt chú ý tới nhằm nâng cao uy tín của công ty,để ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng,với muc đích bán hàng hiệu qủa hơn. Từ năm 1995 tới nay đã có nhiều công ty liên doanh ôtô được thành lập tại Việt Nam.vì vậy thị trường ôtô của Việt Nam ngày càng có sự cạnh tranh hơn,cho đến nay đã xó 15 công ty liên doanh ôtô ra đời.dưới đây là bảng liệt kê các công ty đang hoạt động tại thi trường Việt Nam. Biểu 5: Tên cac Công ty sản xuất ôtô ở Việt Nam STT Tên Công ty Công suất thiết kế 1 VIDAMCO 20,000 2 VMC 24,000 3 MEKONG 20,000 4 VINASTAR 9,600 5 MERCEDEZ-BENZ 11,000 6 VIND O 8,400 7 VISUCO 12,400 8 CHRYSLER VIETNAM 17,000 9 TOYOTA VIETNAM 20,000 10 FORD VIETNAM 20,000 11 ISUZU VIETNAM 23,600 12 HINO VIETNAM 1,760 13 NISSAN VIETNAM 3,600 14 VIET SING 2,200 Hoạt động tiêu thụ ôtô lắp ráp của Công ty VIDAMCO vì thế mà bị ảnh hưởng rất mạnh. Công ty chật vật xoay xoả trong thị trường với các đối thủ cạnh tranh . Kết quả tiêu thụ sản phẩm Công ty VIDAMCO trong thời gian gần đây. Để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm của VIDAMCO, sau đây ta xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của VIDAMCO trong thời gian qua, lấy doanh thu từ hai năm 1999 so sánh với năm1998. Năm1999 Doanh thu từ bán xe :13.905.291$ Doanh thu từ bán phụ tùng :105.904$ Doanh thu từ dịch vụ bảo hành :22.602$ Tổng cộng :14.033.797$ Năm 1998 Doanh thu từ bán xe : 8.092.289$ Doanh thu từ bán phụ tùng :102.637$ Doanh thu từ dịch vụ bảo hanh sửa chữa :22.151$ Tổng cộng :8.217.007 Qua bảng trên ta thấy rằng năm1999 so với năm1998 Công ty tiêu thụ lượng sản phảm lắp ráp nhiều hơn gấp gần hai lần. Sở dĩ như vậy là do sản phẩm của VIDAMCO đã chứng minh cho người tiêu dùng thấy chất lượng, giá cả, dịch vụ sau khi bán...Sau một thời gian kiểm nghiệm người tiêu dùng đã tin tưởng sản phẩm của VIDAMCO và VIDAMCO đã ký được nhiều hợp đồng lớn với các hãng taxi và nhiều đơn vị khác. Các sản phẩm của VIDAMCO đạt yêu cầu chất lượng của các nhà sản xuất, dần dần thích nghi với nhu cầu thị trường Việt Nam và ngày càng được khách hàng Việt Nam ưa chuộng Kể từ khi nhận được giấy phép đầu tư vào tháng 7/năm1991, toàn bộ Công ty đã bắt tay vào xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô tại thị trấn Văn Điển Hà Nội. Từ đó đến nay, nhà máy này vẫn hoạt động tốt. Mỗi năm, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, chất lượng không ngừng được hoàn thiện, được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao, tại đây đã thu hút 505 người Việt Nam lao động làm việc.nhà máy sản xuất nhiều loại xe,cho đến nay đã thu hút được người tiêu dùng Việt Nam.nhưng với loại xe với công suất như đã nêu trên, do nhiều nguyên nhân, nên sản phẩm do nhà máy làm ra bán không được chạy như mong muốn, vì vậy hoạt động của nhà máy này cho đến nay không đạt hiệu quả mong muốn, nằm trong trạng thái chưa có lãi (nếu hạch toán độc lập). Mặc dù vậy xét về góc độ thực hiện đầu tư cơ bản thì đến nay đối với VIDAMCO như thế cũng là một kết qủa tương đối khả quan. Hiện tại công ty đang có kế hoạch phát triển,khai thác một cách hiệu quả hơn nữa số vốn đã đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích cho người lao động, nhà đầu tư và góp phần phát triển kinh tế Việt Nam. CHƯƠNG III Đánh giá cơ bản về hoạt đông tiêu thụ sản phẩm của Công ty VIDAMCO trong thời gian qua I. Ưu điểm của Công ty VIDAMCO trong việc tiêu thụ sản phẩm Việt Nam đã có 14 Liên doanh lắp ráp và sản xuất ôtô, nhưng chỉ có các loại xe của Công ty VIDAMCO mới thục sự phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam,đặc biệt là loại xe MATIZ,với giá cả phù hợp với thu nhập của một số người có thu nhập cao.Thậm trí hiện nay giá cả của một chiếc xe máy tốt của nhật cũng xấp xỉ bằng bằng với giá cả của moọt chiếc xe MATIZ. Sau hơn 5 năm được cấp giấy phép, với 10 triệu USD vốn pháp định. Công ty đã lăp ráp được hơn 10 loại ôtô chất lượng cao dạng CKD 2. Sản phẩm của VIDAMCO bao gồm các loạI ôtô độc đáo như:MATIZ,NUBIRA,với thiết kế của Anh,công nghệ của Đức và đạt tiêu chuẩn môi trường của Mỹ.với chủng loạI đa dạng... các xe này có gầm cao, tính cơ động lớn, đẹp và tiện lợi. Đồng thời với sự hợp tác của Hãng DAEWOO. Công ty đã cho xuất xưởng các loại ôtô chạy nhiên liệu Diezel với 100% chi tiết nhập ngoại, nội thất tiện nghi, hình thức trang nhã, chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Ôtô buýt 33 và 45 chỗ ngồi đang được Việt Nam hoá theo yêu cầu của khách hàng. Công nghệ của nhà máy dược thiết kế theo điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm vừa sử dụng lao động, vừa nâng cao tay nghề cho công nhân. Chươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC343.doc
Tài liệu liên quan