Quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại - Xây dựng bạch đằng

- Giúp các doanh nghiệp nhận dạng được hàng rào kinh tế, kỹ thuật trên thị trường, để có giải pháp đối phó với các rào cản phi thuế quan từ phía thị trường.

Nên thành lập các trung tâm xúc tiến và phát triển thương mại, với chức năng tổ chức xúc tiến các hợp đồng thương mại, nghiên cứu thị trường xuất khẩu và tổ chức đưa hàng hoá của Việt Nam ra thị trường thế giới tham gia vào hệ thống phân phối hàng hoá các nước.

Nghiên cứu thành lập bộ phận chuyên trách phát triển đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hoá Viẹt Nam trên thị trường thế giới

Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường và xem lại định hướng chiến lược sản xuất hướng ra xuất khẩu, mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất.

Nhà nước cần có một chiến lược tổng thể để thực hiện đồng bộ về nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành hàng hoá để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới: khuyến khích đầu tư xuất khẩu, bảo hộ hàng hoá bằng chính sách, coi thị trường trong nước là hậu thuẫn để thâm nhập thị trường quốc tế.

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại - Xây dựng bạch đằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm mẫu mã mới, chất lượng cao, giá cả và phương thức thanh toán phù hợp hơn nữa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường này. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác của Công ty cũng đã có sự điều chỉnh nhất định, từ 7,64% tỷ trọng năm 1999 xuống còn 2,95% năm 2000 và đến năm 2002 con số này là 2,11% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đây phần lớn là những thị trường nhỏ lẻ, không được đầu tư nhiều về mạng lưới kênh phân phối nên Công ty không coi đây là thị trường chủ lực. Tuy vậy, Công ty cũng không bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào để có được những đơn đặt hàng hấp dẫn. 2.Thực trạng xuất khẩu qua một số năm gần đây 2.1. Quy mô của sản phẩm xuất khẩu Trong thị trường cạnh tranh quốc tế, dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi doanh nghiệp đều phải đương đầu với hàng loạt đối thủ cạnh tranh, nên thị phần, lợi nhuận của Công ty luôn luôn có nguy cơ bị san sẻ. Để hạn chế được áp lực cạnh tranh và có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh Công ty luôn phải tìm cách tận dụng những lợi thế sẵn có của mình, hạn chế đến mức tối đa những khó khăn của Công ty, luôn có kế hoạch kinh doanh các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, đồng thời cũng đa dạng hoá sản phẩm tránh tập trung cao vào một số mặt hàng dẫn đến rủi ro trong xuất khẩu. Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty Đơn vị tính : nghìn USD Tên hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Hàng Đồ chơi Hàng thủ công mỹ nghệ Mây tre Gốm sứ Gỗ mỹ nghệ Sắt mỹ nghệ Hàng tạp phẩm 6392,94 5423,11 1048,9 1280,57 2456,23 1496,3 1694,23 17.543,55 20.851,33 4.114,22 5.945,8 7.367,3 6.607,3 6.663,4 27.214,39 30.174,59 7.347,11 8.414,72 9.851,14 9.006,76 5.046,89 38.383,24 48.558,13 9.336,46 7.744,86 13.741,79 14.864,44 9.478,57 Tổng 19.792,37 68.342,6 97.055,6 142.107,5 ( Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh: Phòng Kế toán ) Từ khi thành lập cho đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là mặt hàng chủ lực mà Công ty tiến hành xuất khẩu. Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xúc tiến xuất khẩu, thẩm định giá cả, cải tiến mẫu hàng phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng, Công ty đã có những khách hàng truyền thống trong lĩnh vực này nên việc trị giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu liên tục tăng từ 5.423,11 nghìn USD năm 1999 lên 20.851,33 nghìn USD năm 2000 đặc biệt là vào năm 2002 với trị giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là 48.558,13 nghìn USD. Sau hàng thủ công mỹ nghệ thì hàng Đồ chơi chiếm trị giá khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ 6.392,94 nghìn USD năm 1999 lên 17.543,55 nghìn USD năm 2000 tăng 11.150,61 nghìn USD. Đến năm 2001 trị giá hàng Đồ chơi trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 27.214,39 nghìn USD và năm gần đây nhất con số này là 38.383,24 nghìn USD. Tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu so với tổng số Đơn vị tính : % Tên hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Hàng Đồ chơi Hàng thủ công mỹ nghệ Mây tre Gốm sứ Gỗ mỹ nghệ Sắt mỹ nghệ Hàng tạp phẩm 32,3 27,4 5,3 6,47 12,41 7,56 8,56 25,67 30,51 6,02 8,7 10,78 8,79 9,75 28,04 31,09 7,57 8,67 10,15 9,28 5,2 27,01 34,17 6,57 5,45 9,67 10,46 6,67 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn : Phân xưởng sản xuất) Qua bảng trên ta thấy, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng Đồ chơi và hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1999 tỷ trọng hàng Đồ chơi xuất khẩu là 32,3% so với tổng số sau đó đến hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 27,4%, hàng mây tre chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ là 5,3%, đồ Gỗ mỹ nghệ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là 12,41%, hàng Đồ chơi của Công ty rất phong phú về chủng loại và mẫu mã, kiểu dáng đẹp, nên được tiêu thụ với một số lượng lớn ở nước ngoài. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty không chỉ có tính nghệ thuật cao mà còn có giá trị văn hoá sâu sắc, mang hình tượng về đất nước, con người, mang bản sắc văn hoá dân tộc sâu sắc phù hợp với truyền thống và phong tục tập quán của nước sở tại. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những hàng xuất khẩu chính của Công ty , luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Nếu như năm 1999 tỷ trọng của mặt hàng này là 27,4%thì đến năm 2000 là 30,51% và năm 2001 con số này là 31,09% và năm 2002 chiếm tỷ trọng là 34,17%. Hầu hết các sản phẩm của Công ty làm bằng chất liệu tự nhiên như bằng đất sét, hiện nay các sản phẩm này đã được bổ sung bằng các chất liệu nhân tạo như bằng thạch cao, hay bằng nhựa tổng hợp. Các sản phẩm như lọ hoa, khay đựng hoa quả, guốc gỗ, tượng phật, và hình tượng chúa Giêsu, hình Đức mẹ đồng trinh, hay tượng thần Cupid,các mặt hàng này được khách hàng nước ngoài đánh giá cao có giá trị nghệ thuật cao, điêu khắc hoa văn tinh tế và độc đáo. Tuy nhiên mặt hàng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Công ty. Mặt hàng Đồ chơi cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu, nhưng hiện nay mặt hàng này đang dần được thay thế bởi các mặt hàng khác, từ 32.3% năm 1999 đến năm 2000 là 25,67%, năm 2001 là 28,04%, đến năm 2002 chiếm 27,01%. Hàng Đồ chơi là mặt hàng có chủng loại phong phú nhất với nhiều mẫu mã, chủng loại, các sản phẩm của Công ty có sự chọn lọc ở mẫu mã và chất liệu hợp lý có sự thử nghiệm ở một số thị trường lớn trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này có suy giảm hơn nhưng trước yêu cầu của sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với điều kiện của Công ty là một sự sắp xếp có kế hoạch, có sự tính toán từ trước để phù hợp với xu thế tiêu dùng xuất khẩu. Hàng Gỗ mỹ nghệ và Sắt mỹ nghệ cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Với ưu thế hơn hẳn so với các nước trong khu vực về nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, được đào tạo từ Trường Dạy Nghề do chính Công ty tổ chức. Nguồn lao động này đã tạo ra những sản phẩm có độ tinh xảo trong kiến trúc, hoa văn mang đậm nét văn hoá của các nền văn hoá khác nhau. Mặt hàng Gỗ mỹ nghệ từ chỗ chiếm 12,41% tỷ trọng năm 1999 với trị giá 2.456,23 nghìn USD đang có xu hướng giảm dần và đến năm 2002 chỉ chiếm 9,67% tỷ trọng tương ứng với 13.741,79 nghìn USD. Còn mặt hàng Sắt mỹ nghệ lại tăng dần trong tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu. Từ 7,56% năm 1999 lên 8,79% năm 2000, năm 2001 là 9,28% và đến năm 2002 con số này là 10,46%. Qua đó ta có thể thấy, doanh số xuất khẩu hàng Sắt mỹ nghệ liên tục tăng qua các năm và dự kiến mặt hàng này sẽ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Công ty. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Chân nến, Chao đèn, Giá kệ, Ghế ngồi, sản phẩm làm từ sắt rất đa dạng do sử dụng sơn tĩnh điện nên màu sắc đặc trưng thường là màu đen chì và được kết hợp với một số vật liệu khác để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh như khung sắt đựng rượu có quấn mây ở thành tạo nên một sản phẩm rất ấn tượng, độc đáo, mặt hàng này một phần là Công ty thu gom nhưng phần lớn Công ty tự sản xuất. Trong thời gian tới, Công ty sẽ xuất khẩu mặt hàng sắt tự sản xuất chứ không phải thu gom từ nơi khác. khi đó tỷ trọng mặt hàng sắt mỹ nghệ xuất khẩu sẽ tăng lên. Sản phẩm Gốm Sứ của Công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã phong phú, kiểu dáng đẹp, không chỉ có tính nghệ thuật cao mà còn có giá trị sử dụng lâu bền. Các loại bình hoa, chậu, đôn, đĩa ấm chén làm bằng Gốm men rạn, men ngọc, men chảy, với hoa văn phong phú, độc đáo là những sản phẩm được rất nhiều khách hàng nước ngoài quan tâm. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú ý thu mua, sản xuất những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc như những tấm bình phong có hình tượng đồng quê, sản phẩm Gốm với màu xanh đặc trưng khiến khách hàng rất thích. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng Gốm sứ rất khó khăn vì đây là mặt hàng cồng kềnh, dễ vỡ nên đòi hỏi phải cẩn thận trong mọi khâu nhất là khâu vận chuyển, kể cả chèn lót, bốc xếp, chi phí vận chuyển lại cao. Hơn nữa hàng Gốm Sứ lại chịu ảnh hưởng của sự biến động thị trường và giá cả của mặt hàng Gốm nên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng không ổn định, có khi không đạt được mục tiêu đề ra. Năm 1999 chiếm 6,47% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 chiếm 8,7%, năm 2001 chiếm 8,67% và năm 2002 con số này là 5,45% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, phải kể đế mặt hàng tạp phẩm, là một mặt hàng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng tạp phẩm của Công ty gồm hàng trăm vật dụng, đồ lưu niệm, hàng thêu ren, khăn trải bàn, túi xách, các mặt hàng thuỷ tinh như lọ hoa, hàng Gương, Kính, Đồ nội thất gia đình,năm 1999 hàng tạp phẩm chiếm 8,56% tỷ trọng, năm 2000 chiếm 9,75%, năm 2001 chiếm 5,2% và năm 2002 chiếm 6,67%. Có sự sụt giảm trong năm 2001 là do tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu tập trung vào một số mặt hàng chủ đạo như hàng thủ công mỹ nghệ, hàng Đồ chơi, hàng Gốm Sứ, Gỗ mỹ nghệ và Sắt mỹ nghệ. Nhưng trong năm 2002 thì loại hàng này lại giữ được tỷ trọng trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hàng Mây tre chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu là những giỏ quà lưu niệm, trong 4 năm trở lại đây, tỷ trọng của mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng khoảng từ 5 đến 7%. Như vậy, Công ty cần đa dạng hoá hơn nữa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhất là cần tăng tỷ trọng hàng mây tre vì giá nguyên liệu rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào rất thuận lợi cho sản xuất, cần nghiên cứu thêm nhu cầu để không làm mất thị trường đầu ra cho loại hàng này. 2.2. Quy mô thị trường xuất khẩu Quy mô thị trường xuất khẩu thể hiện ở số lượng thị trường mà hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã tiêu thụ được. Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã có mặt trên 4 châu lục với trên 25 quốc gia trên thế giới, mặc dù sản phẩm xuất khẩu của Công ty còn phân bố không đồng đều, mới chỉ tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Nhật Bản, EU, Mỹ. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên một số thị trường chính Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Nhật Bản Nga Pháp Đức Anh Thuỵ Điển Đan Mạch Brazil Italya Hàn Quốc Đài Loan Thổ Nhĩ Kỳ Chi Lê Du bai Malaysia Singapore Philippin Mỹ Canada Colombia Achentina Arập 4013,89 2071,4 950,3 1286,5 672,94 514,6 205,84 1702,14 150,42 672,94 494,81 203,86 0 633,36 0 279,07 116,78 1900,07 1108,37 354,28 405,74 2002,99 20,28 10,46 4,8 6,5 3,4 2,6 1,04 8,6 0,76 3,4 2,5 1,03 0 3,2 0 1,41 0,59 9,6 5,6 1,79 2,05 10,12 10763,96 5733,94 4237,24 5262,38 2050,29 2597,02 1407,86 6130,33 1052,48 2063,95 1845,25 1414,69 382,72 1845,25 874,78 2323,65 1380,52 6424,2 2262,14 956,87 785,94 6547,22 15,75 8,39 6,2 7,7 3,0 3,8 2,06 8,97 1,54 3,02 2,7 2,07 0,56 2,7 1,28 3,4 2,02 9,4 3,31 1,4 1,15 9,58 17586,47 8201,2 7182,11 6988 2814,6 2960,2 1950,82 7628,57 1514,07 2882,55 2057,58 1640,24 1164,67 2183,75 1087,02 2426,39 3028,13 9812,32 3202,83 1649,95 0 9113,52 18,12 8,45 7,4 7,2 2,9 3,05 2,01 7,86 1,56 2,97 2,12 1,69 1,2 2,25 1,12 2,5 3,12 10,11 3,3 1,7 0 9,39 30013,1 15371,4 9251,2 9961,74 4078,49 4106,91 3240,05 9364,88 2287,93 4902,71 2913,2 2899 2316,35 1463,71 2003,72 3694,8 3041,1 10459,1 5854,83 2174,24 0 12590,72 21,12 10,82 6,51 7,01 2,87 2,89 2,28 6,59 1,61 3,45 2,05 2,04 1,63 1,03 1,41 2,6 2,14 7,36 4,12 1,53 0 8,86 Tổng 19792,37 100 68342,6 100 97055,6 100 142107,5 100 ( Nguồn : Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu ) Qua bảng trên ta thấy được quy mô thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 4 châu lục, với giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không ngừng lớn mạnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty vẫn tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Nga, Mỹ và EU, thị trường Nhật Bản luôn dẫn đầu về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu với 20,28% tỷ trọng năm 2000, 15,75% năm 2001, 18,12% năm 2002 và một con số kỷ lục 21,12% năm 2003. Từ đó ta có thể thấy thị trường Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng nói riêng cũng như sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung. Là một thị trường năng động nhất Châu á cũng như của thế giới, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều chủng loại hàng hoá của ta. Tiếp sau Nhật Bản là thị trường Nga là một thị trường cũng khá quan trọng với 10,46% tỷ trọng năm 2000, 8,39% năm 2001, 8,45% tỷ trọng năm 2002 và lại tăng lên 10,82% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2003. Đó là do sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu cộng với yếu tố khách quan là do kinh tế Nga phục hồi trở lại sau nhiều năm suy thoái, hơn nữa Nga là thị trường có số lượng kiều bào Việt Nam sinh sống nhiều nhất thế giới, nên chúng ta có điều kiện tốt để tiêu thụ sản phẩm ở thị trường này, dễ bắt kịp thị hiếu của khách hàng hơn và có điều kiện nghiên cứu, thăm dò thị trường tốt hơn. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của khu vực thị trường này, vẫn để mất không nhiều đơn đặt hàng lớn và bị hàng của Trung Quốc, Thái Lan giành mất thị trường. Trong thời gian tới, Công ty cần có kế hoạch đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, quan tâm đúng mức tới khu vực thị trường này tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó. Thị trường EU là một mảnh đất màu mỡ cho rất nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và hàng thủ công mỹ nghệ nằm trong số đó, các thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh là Đức, Pháp, Anh. Đây là những thị trường mà Công ty đã có quan hệ từ lâu nên có lợi thế hơn trong khâu xúc tiến thương mại và phân phối hàng hoá, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng có trụ sở đặt tại các trung tâm kinh tế lớn như Paris, London, Berlin, và các trung tâm này hoạt động khá hiệu quả, ngoài ra các thị trường khác như Thuỵ Điển, Italya, Đan Mạch cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Ngày 1 tháng 5 năm 2004 vừa qua, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên nữa vào khu vực của mình, tiêu dùng đồng tiền chung Châu Âu. Với những chính sách ưu đãi về hạn ngạch và hàng rào thuế quan, là một thị trường có mức thu nhập bình quân đầu người cao gần nhất thế giới, trình độ thưởng thức văn hoá cũng vào loại hàng đầu thế giới, EU là một thị trường đầy tiềm năng cho các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty. Thị trường Mỹ là một trong những thị trường khó tính nhưng cũng chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá cao với 9,6% năm 2000, 9,4% tỷ trọng năm 2001 sau đó tăng lên 10,11% tỷ trọng năm 2002 và có xu hướng giảm vào năm 2003 với 7,36% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Với hơn 250 triệu dân sinh sống với nhiều chủng loại sắc tộc khác nhau, trong đó kiều bào của ta khá lớn, thị trường Mỹ luôn là một trong những mảnh đất phì nhiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, một vấn đề đáng quan tâm là hàng rào thuế quan của thị trường này khá chắc, chúng ta đã nhận được khá nhiều bài học từ việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này như xuất khẩu thuỷ sản, hàng dệt may, với nhiều vụ kiện bán phá giá vu khống của Bộ Thương Mại Mỹ, chúng ta đã bị khu vực thị trường này làm cho điêu đứng vẫn biết rằng không phải lỗi của ta. Vì vậy, sống trên mảnh đất màu mỡ nhưng cũng đầy chông gai này, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng cần phải rất cảnh giác đề phòng để có thể đối đầu với nhiều mánh khoé của khu vực thị trường này. Thị trường Nga là một trong những thị trường truyền thống của nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm qua, tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu vào thị trường này vẫn chiếm một khối lượng đáng kể với kim ngạch ổn định. Từ khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, kinh tế Nga rơi vào tình trạng suy thoái trong một thời gian khá dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại thương giữa 2 nước, xuất khẩu vào thị trường này giảm sút trong một thời gian khá dài, chúng ta bị hàng của nước láng giềng Trung Quốc và Thái Lan cạnh tranh gay gắt do họ có những điều kiện về hải quan hơn ta, hàng của họ có mẫu mã, chủng loại phong phú, khiến cho chúng ta bị mất khá nhiều đơn đặt hàng và nhiều mảng thị trường con. Mặc dù vậy, sản phẩm thủ công mỹ nghệ vẫn duy trì được tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này cho dù có những thời kỳ rơi vào tình trạng suy giảm nghiêm trọng, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Nga, mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mấy năm trở lại đây, khối lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào thị trường này cũng dần đi vào quỹ đạo, tăng trưởng ổn định. Nhưng tiềm năng của khu vực thị trường này vẫn là rất lớn và Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến khu vực thị trường này, cố gắng khai thác hết mọi khả năng có thể tránh lãng phí, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Bên cạnh thị trường Nga là cộng đồng các quốc gia độc lập SNG, đây là một mảng thị trường tương đối hấp dẫn vì chúng ta có quan hệ làm ăn từ trước với họ nên dễ dàng thâm nhập và triển khai hiệu quả hơn, kinh doanh trên mảng thị trường này chúng ta gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Malaysia,nhưng với những lợi thế về chất lượng sản phẩm tương đối bền, mối quan hệ làm ăn lâu dài từ trước nên sản phẩm của ta vẫn xuất khẩu vào thị trường này một tỷ trọng đáng kể, mặc dù vậy nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Công ty. Một số thị trường chúng ta mới thực hiện triển khai như thị trường Malaysia, mới có kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây, là một tín hiệu đáng mừng vì chúng ta có thể cạnh tranh được với sản phẩm của chính nước sở tại, tiêu thụ được ở thị trường này cho dù tỷ trọng xuất khẩu còn thấp. Nhưng chúng ta cần cố gắng hơn nữa vì mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo để có thể chiến thắng trong cạnh tranh trong tiến trình hội nhập AFTA. Bên cạnh những thành công đạt được, Công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định, làm mất không thị phần tại thị trường Achentina, do kinh tế nước này suy thoái nên kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự. Đó là một trong những khó khăn của Công ty mà Công ty cần có chiến lược chuyển hướng thị trường, giữ vững được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Ngoài các thị trường xuất khẩu chính của Công ty như kể trên, là các thị trường nhỏ lẻ, chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ ở các khu vực Châu Mỹ. Những thị trường này góp phần làm phong phú thêm quy mô thị trường xuất khẩu của Công ty, cần quan tâm nhiều hơn đến khu vực thị trường này để tăng dần tỷ trọng xuất khẩu, không phải phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường lớn, tránh rơi vào tình trạng rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường khi nó có tốc độ tiêu thụ nhanh hơn các sản phẩm cùng loại khác. Là một doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, với đặc trưng của sản phẩm là không qua nhiều quy trình công nghệ phức tạp mà chủ yếu là hao phí sức lao động trực tiếp. Nên sản phẩm của Công ty có nhiều lợi thế hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới. Nó được thể hiện thông qua giá, chất lượng nguyên vật liệu, kỹ xảo trong hoa văn, và được thể hiện ở thương hiệu của sản phẩm. Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, với hơn 50% dân số là trong độ tuổi lao động, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tiền công lao động còn rẻ. Hơn nữa, là một doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nên Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng càng có lợi thế trong việc tận dụng nguồn lực lao động này, với tính chất của sản phẩm là hao phí lao động trực tiếp, lao động thủ công là chính nên Công ty đã tận dụng được đội ngũ lao động thủ công từ nông thôn ra là chính, số lượng lao động này phần lớn được đào tạo tại Công ty trong quá trình thử việc và học nghề. Nếu làm việc tốt, và có kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn cao, Công ty sẽ tiếp tục bồi dưỡng và đào tạo chuyên sâu. Trong những tháng thử việc này, tiền lương của công nhân chỉ là lương thử việc, nên Công ty tiết kiệm được chi phí mà vẫn có sản phẩm để tiêu thụ. Đó là một trong những lý do khiến cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng có giá rẻ hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong nước cũng như trong khu vực. Ngoài lợi thế về giá rẻ, sản phẩm của Công ty còn có chất lượng nguyên liệu bảo đảm, Công ty có liên kết với các nhà cung cấp truyền thống, cung cấp đủ lượng nguyên vật liệu cho Công ty đúng tiến độ và đúng chất lượng, phù hợp với yêu cầu về chất lượng của khách hàng. Với nhiều chủng loại hàng hoá tham gia xuất khẩu trong đó chủ yếu là hàng mỹ nghệ, cộng với mặt hàng gỗ trang trí nội thất, đều là những sản phẩm được gia công chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, nên Công ty cũng có được lợi thế về giá nguyên liệu rẻ vì nước ta là nước có tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Đó là lý do khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty mạnh hơn trong quá trình xuất khẩu. Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao Thông Vận tải, nên cũng có nhiều lợi thế hơn khi tham gia thị trường xuất khẩu. Với sự trợ giúp từ phía các Bộ, ngành nhất là Bộ Thương mại đã có chính sách trợ giúp về nhiều mặt, về tài chính, về thuế quan và đặc biệt là về thủ tục hải quan khiến cho sản phẩm của Công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm của các nước khác. Ngoài ra, sức cạnh tranh của sản phẩm còn được thể hiện ở thương hiệu của sản phẩm, đây là một trong những tồn tại của Công ty vì sản phẩm của Công ty còn chưa được nhiều khách hàng biết đến. Công ty vẫn phải sử dụng thương hiệu của nước ngoài để thâm nhập thị trường mới. Để tiêu thụ được hàng có khi Công ty phải sử dụng thương hiệu của nhà phân phối mới có thể tiếp cận được thị trường mới và tiêu thụ được sản phẩm một cách dễ dàng. Đó cũng là khó khăn của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng nói riêng và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung khi tham gia thị trường xuất khẩu. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, thương hiệu là một trong những vấn đề quan trọng có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và diệt vong của sản phẩm. Vì vậy, nếu như trong thời gian tới, nếu như Công ty không có kế hoạch cụ thể cho việc quảng bá thương hiệu của mình thì có thể sẽ là một thách thức to lớn đối với quá trình xuất khẩu sản phẩm trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, so với sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong nước và thế giới, sản phẩm của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng còn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết nếu như Công ty muốn cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan,và sản phẩm của các nước trong khu vực như Indonêxia, Malaysia. Trong thời gian tới Công ty cần tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm hơn nữa nếu như muốn chiến thắng trong cạnh tranh, giữ vững được thị trường xuất khẩu. 3. Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Công ty 3.1. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường nước ngoài Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động mở rộng thị trường ngoài nước, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng đã phải tự mình tìm hiểu đối tác, tạo lập nguồn hàng, tìm kiếm hợp đồng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Tóm lại là từ khâu ký kết hợp đồng đến kết thúc hợp đồng xuất khẩu đều do các phòng ban trong Công ty có nhiệm vụ thực hiện. Vì vậy, Công ty có thành lập một bộ phận nghiên cứu và dự báo thị trường riêng biệt để thực hiện chức năng chuyên môn hoá của mình, đó là mảng thị trường của phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Họ thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu qua đài, báo. mạng Internet, qua các đại lý, chi nhánh của Công ty trong và ngoài nước, hoặc qua những khách hàng quen thuộc, các tổ chức của Nhà nước như Sở Thương mại, Phòng xúc tiến thương mạiCông ty thường xuyên cử các phái đoàn ra nước ngoài để thâm nhập , tìm hiểu thị trường và tạo lập mối quan hệ làm ăn với khách hàng. Mặc dù công tác này rất tốn kém nhưng cho phép Công ty đảm bảo thông tin về thị trường một cách cụ thể và xác thực. Trên cơ sở đó, Công ty tiến hành sàng lọc, phân tích thông tin, đưa ra những đánh giá và nhu cầu hiện tại của thị trường. Từ đó, ban lãnh đạo và Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty có kế hoạch lập các phương án kinh doanh về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng cho xuất khẩu. Dựa trên việc xác định nhu cầu hiện tại kết hợp với công tác dự báo thị trường ( dự báo sức mua, biến động của thị trường) giúp xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nước ngoài và các nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước, duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài của Công ty. Kết quả kinh doanh hiện tại kết hợp với dự báo về nhu cầu, thị trường xuất khẩu trong tương lai chính là c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0473.Doc
Tài liệu liên quan