Quan hệ Việt Nam - Asean

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. GIAI ĐOẠN TỪ SAU KHI THÀNH LẬP ĐẾN TRƯỚC

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH BALI (1967 - 1976) 1

I.1. Giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các nước thành viên. 2

I.2. Vấn đề an ninh và ổn định trong toàn khu vực Đông Nam Á 2

I.3. Quan điểm của Việt Nam đối với ASEAN. 2

II. GIAI ĐOẠN HOÀ HOÃN - CĂNG THẲNG - HOÀ HOÃN, TỪ HỘI NGHỊ BALI

ĐẾN TRƯỚC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH SINGAPORE (1976 - 1992) 3

II.1. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất và Hiệp ước Bali (2/76) 3

II.2. Tuyên bố chính sách 4 điểm của Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với

Đông Nam Á (5/7/76) nêu lên những nguyên tắc cơ bản trong

quan hệ Việt Nam - ASEAN 4

II.3. Quan hệ Việt Nam - ASEAN bắt đầu chuyển động. 4

II.4. Vấn đề Campuchia và quan hệ căng thẳng Việt Nam - ASEAN 5

II.5. Bước chuyển từ đối đầu sang đối thoại. 6

II.6. Tiến tới giải quyết vấn đề Campuchia 7

III. TỪ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH SINGAPORE ĐẾN TRƯỚC KHI VIỆT NAM

CHÍNH THỨC GIA NHẬP ASEAN (1992-1995). 8

III.1 Những biến chuyển của tình hình thế giới và khu vực. 8

III.2 Hoạt động chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập ASEAN 8

IV. VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN (TỪ 1995 CHO ĐẾN NAY). 10

IV.1 Hợp tác trên lĩnh vực an ninh - chính trị. 11

IV.2 Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế 12

V. NHẬN XÉT CHUNG 14

V.1. Đánh giá quan hệ Việt Nam - ASEAN 14

V.2. ASEAN hướng tới tương lai 15

IV. KẾT LUẬN 15

 

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ Việt Nam - Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảo luận những biện pháp nhằm thực hiện chính sách của ASEAN cũng như của mỗi nước thành viên trong quan hệ với các nước Đông Dương nói chung và thiết lập mối quan hệ hợp tác trong khu vực. Ngày 24/2/76 các vị nguyên thủ 5 nước ASEAN họp tại Inđônêxia ký Hiệp ước thân thiện về hợp tác (Hiệp ước Bali) gồm 5 chương 23 điều khoản. Nội dung chính gồm: - Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác. - Giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp. - Khả năng các nước khác tham gia Hiệp ước. - ý nghĩa của Hiệp ước Bali. Trong tuyên bố Bali tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất các nhà lãnh đạo nhóm ASEAN. Các nước ASEAN bày tỏ nguyện vọng trên cơ sở cá nhân và tập thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hợp tác hoà bình giữa các quốc gia Đông Nam á trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. II.2. Tuyên bố chính sách 4 điểm của Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với Đông Nam á (5/7/76) nêu lên những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Việt Nam - ASEAN Sau mấy chục năm chiến tranh giành được độc lập tự do Việt Nam mong muốn có quan hệ hữu nghị với các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới và các nước trong khu vực Đông Nam á. Thái độ và quan điểm của Việt Nam trong phát triển với các nước ASEAN trong khu vực Đông Nam á được trình bày trong tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh ngày 5/7/76 Chính phủ Việt Nam sẵn sàng thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác về mọi mặt với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam á dựa trên cơ sở 4 nguyên tắc sau: - Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình. - Không để lãnh thổ của mình cho bất cứ nước nào sử dụng lập căn cứ quân sự xâm lược và can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào nước kia và các nước khác trong khu vực. - Thiết lập quan hệ láng giềng tốt hợp tác kinh tế và trao đổi văn hoá trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước trong khu vực thông qua thương lượng theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. - Phát triển hợp tác giữa các nước trong khu vực vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh xuất phát theo điều kiện riêng của mỗi nước và lợi ích độc lập, hoà bình và trung lập thực sự của Đông Nam á, góp phần vào sự nghiệm hoà bình trên thế giới. Tuyên bố của ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh rõ ràng là một thái độ hữu nghị hợp tác của Việt Nam đưa ra với các nước Đông Nam á, chủ yếu là ASEAN. Tuyên bố 4 điểm của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được các nước ASEAN hoan nghênh vì nó phù hợp với nguyên tắc của Hiệp ước Bali. II.3. Quan hệ Việt Nam - ASEAN bắt đầu chuyển động. Sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết thì Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả 5 nước ASEAN (khi đó chưa có Brunei) mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa các nước ASEAN. Những cuộc đi thăm lẫn nhau của các vị thủ tướng, các nhà ngoại giao và nhiều quan chức khác giữa Việt Nam với các nước ASEAN như vào tháng 9 và tháng 10 năm 78 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã có cuộc viếng thắng chính thức Inđônexia, Malay, Thái Lan, Philippine. Một lần nữa Việt Nam bày tỏ mong muốn xây dựng quan hệ với các nước ASEAN trên cơ sở vững chắc lâu dài theo tinh thần hữu nghị, hợp tác. Trong các cuộc Hội đàm các bên nhất trí cho rằng cần phải thiết lập ở Đông Nam á một khu vực hoà bình, tự do, trung lập, ổn định và phồn vinh. Cuộc thăm viếng của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp các nước ASEAN hiểu rõ hơn chính sách hữu nghị và hợp tác của Việt Nam, làm tăng thêm hứa hẹn về tương lai quan hệ giữa các nước trong khu vực khối SEATO được thành lập từ năm 54 như “chiếc ô tô bảo hộ” về an ninh cho Đông Nam á đến khi Mỹ bị thất bại trong chiến tranh Đông Dương đã không còn lý do để tồn tại nữa, chính Thái Lan và Philippine đã chủ động đề nghị giải thể tổ chức này vào tháng 6/76. II.4. Vấn đề Campuchia và quan hệ căng thẳng Việt Nam - ASEAN Những cơ hội để tạo lên một Đông Nam á hoà bình hợp tác và phát triển thống nhất như một chỉnh thể khu vực được thể chế hoá, khi đó đã bị bỏ qua, không được tận dụng: Nguyên nhân vì vấn đề Campuchia. Tập đoàn Ponpốt đại diện cho “khơ me đỏ” lên nắm quyền sau thắng lợi chống Mỹ (4/75) đã thi hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia và tiến hành hoạt động vũ trang xâm phạm vùng lãnh thổ Tây Nam Việt Nam. Ngày 25/12/1978 lực lượng cách mạng Campuchia phối hợp với quân đội nhân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt khơ me đỏ. Vào lúc 12h30’ ngày 7/1/79 thủ đô Phnompenh được giải phóng, toàn quân ponpốt bỏ chạy về biên giới Thái Lan. Ngày 8/1/1979 tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời cộng hoà nhân dân Campuchia, tiến hành khôi phục và phát triển đất nước. Nội chiến ở Campuchia đã kết thúc thì quân đội nhân dân Việt Nam phải rút quân về nước sau khi giúp bạn giải phóng đất nước. Nhưng quân đội nhân dân Việt Nam ở đó quá lâu khiến cho bạn bè và nhân dân thế giới những người mà trước kia ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ, nay họ không bằng lòng quan điểm với Việt Nam. Các nước trong khu vực cũng tỏ thái độ rất rõ ràng nhất là nhóm ASEAN đứng đầu là Thái Lan cho rằng “Việt Nam xâm lược Campuchia” thì tạo lên một khối Đông Dương vững mạnh sẽ đe doạ đến nền an ninh của Thái Lan và các nước khác trong khu vực nhất là nhóm thân đế quốc, tình hình trở lên căng thẳng. Đông Nam á bị phân chia thành hai trận tuyến đối đầu xoay quanh vấn đề Campuchia: 3 nước Đông Dương và các nước ASEAN. Trong khi vấn đề Campuchia chưa giải quyết song, Trung Quốc gây ra vụ “Nạn kiều” xúi giục người Hoa ở Việt Nam trở về Trung Quốc, cắt viện trợ, rút chuyên gia, tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào ngày 17/2/1979. Trước sự phản đối của nhân dân thế giới Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi nước Việt Nam từ ngày 5/3/1979 đến ngày 18/3/1979. Cuộc xung đột biên giới Việt Nam - Trung Quốc được chấm dứt, đưa lại hoà bình đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng vấn đề Campuchia thì chưa hoàn toàn được giải quyết một cách thấu đáo vẫn gây nên sự đối đầu ở khu vực giữa 3 nước Đông Dương (Việt Nam) - ASEAN (Thái Lan). II.5. Bước chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Từ giữa thập niên 80, tình hình thế giới chuyển dần từ tình trạng đối đầu sang xu hướng hoà dịu đại diện cho hai siêu cường là Liên Xô (cũ) và Mỹ. Mục đích của Mỹ là bằng hợp tác kinh tế chuyển hoá chính trị, lấy cộng sản chống lại cộng sản. Diễn biến hoà bình tiếp tục được Mỹ đưa vào Liên Xô. Một thành trì XHCN để nhằm mục đích lật đổ XHCN. Trước tình hình thế giới biến đổi như vậy thì các nước Đông Nam á đều có nguyện vọng thiết lập khu vực an ninh để ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Các nước ASEAN lo ngại tình hình phức tạp ở Campuchia sẽ là thời cơ để Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực. Campuchia được coi là “vấn đề” cần được giải quyết. Với sự rạn nứt đi tới sụp đổ hệ thống XHCN và cùng nhu cầu đổi mới của đất nước Việt Nam đã đưa cuộc giải quyết vấn đề Campuchia lên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Nghị quyết Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (3/1982) nêu rõ: “Nhân dân Việt Nam chủ trương thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện với ASEAN, luôn sẵn sàng phối hợp những cố gắng của mình với cố gắng của ASEAN trong việc biến Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, ổn định”. Có nghĩa là nhìn nhận ASEAN với tư cách một tổ chức đối thoại. Tại các cuộc gặp gỡ của các ngoại trưởng 3 nước Đông Dương, Việt Nam đưa ra các sáng kiến đề nghị ký các hiệp ước không xâm lược Đông Nam á, thảo luận việc lập một “Khu vực Đông Nam á hoà bình, độc lập, tự do, trung lập, ổn định và phồn vinh”, đề nghị đối thoại này không có điều kiện tiên quyết giữa hai nhóm nước ASEAN và các nước Đông Dương. Nhưng điều đáng tiếc là tất cả tuyên bố trên về đối thoại và hợp tác khu vực đều không được các nước ASEAN chấp nhận. ASEAN cho rằng vấn đề Campuchia là nguyên nhân chủ yếu gây mất đoàn kết khu vực, phải giải quyết vấn đề Campuchia trước rồi mới giải quyết vấn đề hoà bình hợp tác khu vực, Việt Nam phải rút quân đội khỏi Campuchia thì mới đối thoại giữa hai nhóm nước. Tháng7/1982, Việt Nam tuyên bố đơn phương rút quân từng phần khỏi Campuchia. Tiếp tục rút quân vào tháng 2/1985. Đại hội VI (12/1986) chỉ ra rằng Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng bị bao vây cô lập thì thay đổi chính sách đối ngoại. Tạo môi trường chính trị thuận lợi góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đối với Đông Nam á “Việt Nam không ngừng phấn đấu nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Inđônêxia và các nước Đông Nam á khác, mong muốn và sẵn sàng cùng với các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết vấn đề Đông Nam á thiết lập quan hệ cùng tồn tại, hoà bình, xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình và hợp tác”. (1). Phản ứng của các nước ASEAN mới đầu rất thận trọng. Thực tế cải cách của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội chính trị và kinh tế cho ASEAN. Tháng 12/1987 Tổng thống Philippine Korazon Aquino tuyên bố không coi Việt Nam là mối đe doạ đối với Philippine, không chống việc Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 8/1988 Thủ tướng Thái Lan tuyên bố muốn biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường. Tháng 11/1990 Tổng thống Inđônêxia Shuharto là vị tổng thống đầu tiên của một nước ASEAN sang thăm Việt Nam. Trong thời gian này, nhiều đoàn cán bộ ngoại giao, thương mại, quân sự, văn hoá, thể thao các nước ASEAN đến thăm Việt Nam và ngược lại. II.6. Tiến tới giải quyết vấn đề Campuchia Giải quyết vấn đề Campuchia có liên quan đến các phe phái ở Campuchia, đến mối quan hệ giữa hai nhóm nước ở Đông Nam á (Đông Dương và ASEAN) đồng thời có tác động của các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô) và Liên Hợp Quốc. Từ sau khi thành lập (1/1979) Chính phủ cộng hoà nhân dân Campuchia (Phnompenh) đạt nhiều thành tựu về củng cố chính trị, khôi phục kinh tế và xã hội, khắc phục những hậu quả của chế độ diệt chủng Ponpốt, tiếp tục truy quét toàn quân Khơme đỏ. Quân đội Việt Nam rút từng phần khỏi Campuchia. Ngày 22/6/1982, tại Kualumpure, các lực lượng Campuchia lưu vong thành lập “Chính phủ liên hiệp Campuchia” gồm 3 phái (Shihanouk, Ponpốt, Sonsann), được sự ủng hộ của Trung Quốc và ASEAN, đối lập với Chính phủ Phnompenh. Tháng 7/1987, Việt Nam đại diện các nước Đông Dương và Inđônêxia đại diện các nước ASEAN ký thông cáo trung tại thành phố Hồ Chí Minh, mở đầu quá trình đối thoại nhằm giải quyết vấn đề Campuchia. Theo đó đã tiến hành những cuộc gặp không chính thức giữa các bên Campuchia tại Jakarta (JIM: Jakarta informal meeting). JIM1 : Tháng 7/1988 Cuộc gặp đầu tiên giữa các phái Campuchia. JIM2 : Bàn về những vấn đề hoà giải và hoà hợp. JIM3 : Tháng 9/1990 Thoả thuận về việc thành lập Hội đồng dân tộc tối cao SNC. Các cuộc hội đàm Xô - Trung, Việt - Trung, Mỹ - Trung trong thời gian từ 1982 đến 1989 đều đề cập đến các giải pháp cho vấn đề Campuchia. Ngày 18/7/1990, Chính phủ Mỹ tuyên bố không ủng hộ Khơme đỏ nữa. Tháng 9/1989 Việt Nam hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia. Ngày 26/11/1990, 5 uỷ viên thường trực hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc bàn về “giải pháp khung” đối với Campuchia dàn xếp các vấn đề quốc tế, quân sự trước khi bầu cử, thành lập cơ quan quyền lực quá độ của Liên Hợp Quốc ở Campuchia (UNTAC), đề ra kế hoạch tiến hành bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc tháng 7/1991 Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia (SNC) bầu ông hoàng thân Shihanouk làm chủ tịch, 12 thành viên gồm phía Hunxen 6 người, phái Kanarith 2 người, Sonsann 2, Khơme đỏ 2. Ngày 23/10/1991 ký Hiệp định Paris về Campuchia. Lịch sử Campuchia bước sang giai đoạn mới hoà giải và hoà hợp dân tộc tuy còn nhiều khó khăn, phức tạp. Đồng thời tạo lên bầu không khí hoà dịu ở Đông Nam á các nước phấn đấu xây dựng một khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. III. Từ Hội nghị thượng đỉnh Singapore đến trước khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (1992-1995). Đây là giai đoạn đánh dấu một bước chuyển quan trọng của ASEAN trong bối cảnh hậu chiến tranh lạnh. Và cũng là giai đoạn chuyển biến trong quan hệ Việt Nam - ASEAN: Việt Nam ký hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN, tham gia tích cực vào những hoạt động của ASEAN, chuẩn bị trở thành thành viên ASEAN. III.1 Những biến chuyển của tình hình thế giới và khu vực. Các cuộc hội đàm thượng đỉnh Xô - Mỹ trong nửa sau những năm 80 dẫn đến việc kết thúc chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống xã hội. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và sự tan rã của liên bang Xô Viết (12/1991) chấm dứt thời kỳ trật tự thế giới hai cực Yalta. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá từng bước thắng thế trên phạm vi toàn thế giới. Nếu như trước đây chiến tranh luôn đã là giải pháp hữu hiệu cho các xung đột giữa các quốc gia, các cường quốc áp đặt ý trí của mình bằng vũ lực đối với các nước nhỏ yếu hơn thì đến nay đã thay đổi, các quốc gia và các cường quóc ngày càng nhận thấy rằng, hoà bình đối thoại, hợp tác là con đường tốt nhất để giải quyết các xung đột và bất đồng. Các quan hệ Mỹ - Trung, Trung - Nga, Nga - Mỹ đều đã thay đổi theo hướng này. Phạm vi thế giới đã thay đổi tác động đến khu vực khác. Như ở khu vực Đông Nam á xu hướng đối thoại đã từng bước thay cho đối đầu. Các nước Đông Nam á đều muốn tìm lại sức mạnh của mình từ trong sức mạnh của khu vực để cùng hợp tác cùng phát triển. Việt Nam với quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới thông qua Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam (7/1991) tuyên bố “Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, “Phát triển hữu nghị với các nước Đông Nam á và Châu á - Thái Bình dương” phấn đấu cho một Đông Nam á hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Vấn đề Campuchia đã từng bước giải quyết cải thiện tình hình an ninh ổn định trong khu vực. Thi hành Hiệp định Paris, Campuchia đã tiến hành bầu cử quốc hội (5/1993) dưới sự kiểm soát của Liên Hợp Quốc. III.2 Hoạt động chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập ASEAN Tháng 6/1992, Nghị quyết TW 3 khoá VII khẳng định: “Việt Nam tham gia hiệp ước Bali, tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ với ASEAN trong tương lai”. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 (1/1992 tại Singapore) được tiến hành trong sự biến chuyển mới của tình hình thế giới cũng theo tuyên bố Singapore 1992 khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác chính trị, kinh tế nhằm mục đích hoà bình và phồn vinh khu vực, hoan nghênh việc các nước Đông Nam á tham gia ASEAN, nỗ lực xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, tự do và trung lập (Zopfan), khu vực không có vũ khí hạt nhân. Hội nghị ngoại trưởng lần thứ 25 (7/1992 tại Manila). Việt Nam và Lào ký Hiệp ước Bali trở thành quan sát viên của ASEAN, bắt đầu tham gia vào các hoạt động của ASEAN. Việc chính thức ký hiệp ước Bali đặt cơ sở và tạo điều kiện cho Việt Nam từng bước tham gia hợp tác nhiều mặt sâu rộng và lâu dài, mở đầu việc hội nhập vào khu vực và thế giới. Đồng thời thể hiện quyết tâm của các nước Đông Nam á tăng cường quan hệ nhằm xây dựng một Đông Nam á hoà bình, ổn định hợp tác và phát triển. Sau sự kiện này quan hệ Việt Nam - ASEAN phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực song phương và đa phương. Để tạo điều kiện hơn nữa môi trường thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới của Việt Nam từ tháng 2/1993 các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam ra tuyên bố “Việt Nam trở thành quan sát viên và tham gia các cuộc họp của ASEAN tạo lên một tình hình mới. Do những điều kiện lịch sử của thời kỳ chiến tranh lạnh, sự xa cách và nghi kỵ giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau rất nặng nề ấn tượng đó không thể xoá bỏ ngay được. Nhưng xuất phát từ thiện trí muốn tạo lên không khí hoà hợp, cả hai bên đều có hướng đi tích cực thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, cải thiện mối quan hệ đa phương và song phương ở khu vực. Trong thời gian 1992-1995 đã diễn ra nhiều chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo quốc gia, quan chức cao cấp ngoại giao và quan chức nhiều ngành chuyên môn khác, các nghị sĩ quốc hội, các tướng lĩnh, các nhà khoa học, nhiều đoàn danh nhân,... Nhiều hiệp ước thương mại, hợp tác kinh tế và văn hoá được ký kết với Việt Nam với các nước. Sự tiếp xúc, trao đổi quan điểm và thảo luận về sự hợp tác đã làm cho các bên xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn. Đặc biệt là các chuyến thăm của các vị nguyên thủ quốc gia: Tháng 1/1992: Thủ tướng Thái Lan Anan Paniaraxun đến Việt Nam. Tháng 1 đến tháng 3/1992: Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt đi thăm Malaysia, Philippine, Brunei. Tháng 4/1992: Thủ tướng Malaysia M.Mahathir đến Việt Nam. Tháng 7 đến tháng 8/1992: Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan. Trong chuyến thăm Singapore và Thái Lan năm 1993, Tổng bí thư Đỗ Mười tuyên bố chính sách 4 điểm mới của Việt Nam đối với Đông Nam á đã nhấn mạnh: “Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với Hiệp hội các nước Đông Nam á với tư cách là một tổ chức khu vực, sẵn sàng ra nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Tháng 4/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tuyên bố tại Inđônêxia: “Cùng với sự hỗ trợ tích cực của ASEAN, Việt Nam đang xúc tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN”. Những tuyên bố trên cho thấy thiện chí của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN, cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định hợp tác và phát triển. Các nước nước ASEAN đáp lại một cách tích cực và thuận lợi quan điểm này, cho rằng sự khác biệt về hệ tư tưởng và chế độ chính trị không còn là trở ngại chính trong mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN. Tháng 7/1994 Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Bangkok khẳng định sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên của ASEAN. Cũng trong dịp này, Việt Nam đã được mời tham gia diễn đàn khu vực ASEAN CARF để bàn về vấn đề, chính trị và an ninh khu vực. Ngày 17/10/1994 Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư tới ngoại trưởng Brunei hiện nay là chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Các nước ASEAN hoan nghênh quyết định của Việt Nam và cùng Việt Nam chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc Việt Nam ra nhập ASEAN. Tháng 1/1995, Ngoại trưởng Brunei đã gửi thư chính thức thông báo lễ kết nạp ASEAN sẽ tổ chức nhân dịp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 28 ở Brunei vào tháng 7/1995. IV. Việt Nam gia nhập ASEAN (từ 1995 cho đến nay). Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng việc mở rộng thành viên từ ASEAN 6 đến ASEAN 10. Lễ kết nạp Việt Nam được tổ chức trọng thể chiều ngày 28/7/1995 tại thủ đô Banda Seri Begawan (Brunei) trước khi ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 khai mạc. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Cũng trong tháng này ngày 11/7/1995 Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ và ngày 17/7/1995 Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác với liên minh Châu Âu (EU). Kể từ khi lần đầu tiên giành được độc lập 50 năm trước đây nước ta có quan hệ với tất cả với các nước lớn và trung tâm chính trị kinh tế lớn trên thế giới. Quan hệ Việt Nam - ASEAN kể từ khi tiến hành các bước đổi mới Việt Nam đã xác nhận ASEAN và ASEAN cũng thấy được lợi ích của Việt Nam tham gia ASEAN cả về kinh tế cũng như chính trị điều đó phù hợp với mục đích thành lập ASEAN: Một ASEAN hoà bình, thống nhất, ổn định. Tổ chức ASEAN đã khẳng định tư cách là tổ chức hợp tác chính trị bằng kinh tế khu vực, liên kết nội bộ ASEAN từ khi thành lập đến nay gồm nhiều lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế. IV.1 Hợp tác trên lĩnh vực an ninh - chính trị. ASEAN là một tổ chức được hình thành thời kỳ chiến tranh lạnh, việc kết thúc chiến tranh lạnh cũng có vai trò tương đối của ASEAN trong chiến lược các nước lớn giảm đi đáng kể. Để tạo ra một môi trường chính trị chung cho khu vực thì đòi hỏi mỗi nước thành viên phải duy trì nền chính trị ổn định. Đó là điều kiện để từ ASEAN 6 đến ASEAN 10. ASEAN 6 lên ASEAN 7 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và ASEAN. Về phía Việt Nam: Từ khi tham gia vào ASEAN Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong quan hệ với các nước lớn. Việt Nam có thêm điều kiện hoạt động để nâng cao vị trí quốc tế. ASEAN đã tổ chức thành công diễn đàn lớn như diễn đàn á - Âu (ASEM I và ASEM II) Việt Nam cùng các nước trong khu vực còn tập trung trong việc tập hợp chống lại sức ép của phương Tây về vấn đề dân chủ nhân quyền (trường hợp Myanmar). Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, vì trước đây Việt Nam bị một số nước phương Tây gây sức ép về vấn đề dân chủ và chì trích hệ thống chính trị độc Đảng. Về vấn đề Trung Quốc: Giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại những mâu thuẫn có thể đi đến đối đầu như là biên giới lãnh thổ và quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Việt Nam chống đối lại ý đồ cố tình vi phạm về tranh chấp biên giới và lãnh thổ của Trung Quốc không thể được vì Trung Quóc là nước lớn do đó Việt Nam là thành viên của ASEAN thì ASEAN sẽ cùng Việt Nam giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ của một quốc gia khác (không phải là thành viên ASEAN) đối với thành viên ASEAN. Về phía ASEAN: Tình hình khu vực không còn tồn tại sự đối đầu. ASEAN 6 lên ASEAN 7 sẽ tăng lên sự tin cậy hiểu biết lẫn nhau để đi tới một Đông Nam á hoà bình ổn định. ASEAN đã kết nạp thêm 3 thành viên mới. Tại hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN ngày 23/7/97 tại Kualalumpur đã kết nạp hai nước Lào và Myanma là thành viên thứ 8 và 9 của ASEAN. Đây là một bước phát triển mới, mở rộng về tổ chức nhằm tiến tới một tổ chức toàn khu vực Đông Nam á và lễ kết nạp vương quốc Campuchia và ASEAN được tổ chức trùng với ngày kỷ niệm 24 năm thống nhất đất nước Việt Nam đã làm cho sự kiện quan trọng này có thêm ý nghĩa. Việc kết nạp 3 thành viên mới, tiếng nói chính trị của ASEAN sẽ có thêm sức mạnh trên trường quốc tế. Một thị trường 500 triệu dân sẽ hình thành trên cơ sở đồng nhất của toàn khu vực Đông Nam á đã tập hợp trong một tổ chức khiến Trung Quốc nước vó vấn đề về lãnh thổ với một số nước thành viên ASEAN buộc phải thận trọng trong quan hệ đối ngoại thời gian tới. ý tưởng và ước mơ về ASEAN 10 mà những người sáng lập ra Hiệp hội đưa ra 32 năm trước đây đã trở thành hiện thực. ASEAN giờ đây đã trở thành một đại gia đình của các dân tộc Đông Nam á đủ sức mạnh và hoài bão bước vào thế kỷ 21. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh để duy trì sự ổn định của khu vực. Việt, Nga, Mỹ cắt giảm phần lớn sự có mặt quân sự của họ trong khu vực làm nảy sinh mối lo ngại cho các nước ASEAN rằng Trung Quốc, Nhật Bản có thể là cả ấn Độ vào lấn chiến khoảng trống an ninh đó. Các nước ASEAN lo ngại Trung Quốc vì Trung Quốc là cường quốc khu vực và ở gần với ASEAN, giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN đang có sự tranh chấp. Do vậy, các nước ASEAN thấy rằng cần đảm bảo an ninh lâu dài thì cần phải xây dựng một cơ chế an ninh được thể chế hoá có sự tham gia của tất cả các nước lớn. IV.2 Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế IV.2.1. Hợp tác trên lĩnh vực đầu tư Sau khi Việt Nam tham gia là thành viên đầy đủ của hiệp hội ASEAN năm 1995, đầu tư trực tiếp của các nước này vào Việt Nam đã tăng vọt, lên đến 244 dự án với 3265 triệu USD vào đầu năm 1996, chiếm 14% tổng số dự án và 17,9% tổng FDI của cả nước. Đến cuối năm 1996, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 292 dự án với số vốn 4666 triệu USD. Đến tháng 12/1997 đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN đã lên tới 362 dự án với 8634 triệu USD chiếm 15,6% tổng dự án và 27,6% tổng vốn FDI của cả nước. Bước sang năm 1998 do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực và xuất hiện nhiều cản trở của môi trường đầu tư trong nước, FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam giảm mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 1998 chỉ có 15 dự án của các nước ASEAN được cấp giấy phép khoảng 803 triệu USD vốn đầu tư. Như vậy đến hết tháng 9 năm 1998 các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 377 dự án với tổng số vốn đầu tư 9437 triệu USD chiếm 18,4% tổng dự án và 27,8% vốn FDI của cả nước. IV.2.2. Hợp tác thương mại. Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu giữa ASEAN và Việt Nam giảm từ 5145,0 triệu USD năm 1996 xuống còn 4983,0 triệu USD năm 1997. Giữa Việt Nam với 1996 (triệu USD) 1997 (triệu USD) Malaysia 450 363,7 Philippine 305,0 247,0 Singapore 3549,4 3232,3 Do cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - tiền tệ với những hậu quả rất nghiêm trọng và lâu dài đã tác động mạnh đến mọi hoạt động của kinh tế trong khối ASEAN. Ngoài ra còn mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực khác thiết lập quan hệ hợp tác giữa Trung tâm khoa học xã hội nhân văn với các Viện nghiên cứu. IV.2.3. Hợp tác lĩnh vực công nghiệp. Đại diện Việt Nam tham dự cuộc họp của tổ công tác về hợp tác công nghiệp. Do vậy đối với AICO, Việt Nam được coi là một trong những thành viên sáng lập. Cuối năm 1996, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Hiệp định AICO. Xu hướng hợp tác công nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu lên đã được ủng hộ. Công nghiệp của ASEAN tiếp tục phát triển dưới tác động của xu hướng toàn cầu hoá, xu thế phân công tự nhiên của nền kinh tế thế giới và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đương nhiên, công nghiệp Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng này. ASEAN tăng cường đào tạo, đặc biệt là công tác dạy nghề cho lao động Việt Nam. IV.2.4. Hợp tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0184.doc
Tài liệu liên quan