Quản lý chất thải rắn và nguy hại - Đề tài Lưu trữ, thu gom, trung chuyển, vận chuyển chất thải rắn và nguy hại

CHƯƠNG 4: LƯU TRỮ, THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN CHẤT

THẢI RẮN VÀ NGUY HẠI.1

4.1 LƯU TRỮ CTR THÔNG THƯỜNG .1

4.1.1 Lưu trữ chất thải rắn tại nguồn .2

4.1.2 Phương tiện lưu trữ.5

4.2 LƯU TRỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI.8

4.2.1 Vị trí kho lưu trữ.8

4.2.3 Lưu trữ ngoài trời.10

4.2.4 Thao tác vận hành an toàn kho .11

4.2.5 Bố trí hàng trong kho.11

4.2.6 Công tác an toàn vệ sinh.12

4.2.7 Các hành động bị cấm thực hiện trong kho .12

4.3 THU GOM .13

4.3.1 Tổng quan về thu gom chất thải ở Việt Nam.14

4.3.2 Phương tiện thu gom.19

4.3.3 Hình thức thu gom .21

4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu gom.24

4.3.5 Định mức dự toán thu gom.27

4.4. TRUNG CHUYỂN .31

4.4.1. Sự cần thiết của trung chuyển và vận chuyển chất thải.31

4.4.2 Các loại trạm trung chuyển.32

4.4.3 Các yếu tố quan tâm tới thiết kế trạm trung chuyển.39

4.4.4 Đánh giá hoạt động trung chuyển.39

4.4.5 Các yêu cầu pháp luật về trung chuyển chất chất thải.40

4.5 VẬN CHUYỂN .42

4.5.1 Phương tiện vận chuyển .42

4.5.2 Phân tích hệ thống vận chuyển .44

4.5.3 Tính toán các thông số đối với phương tiện vận chuyển.49

4.5.4 Thiết lập lộ trình vận chuyển .55

pdf69 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý chất thải rắn và nguy hại - Đề tài Lưu trữ, thu gom, trung chuyển, vận chuyển chất thải rắn và nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu vực, đặc điểm địa hình khác nhau mà chúng ta xác định các phương tiện thu gom khác nhau. Sự phân loại có mang lại lợi ích kinh tế không? Có cung cấp hệ thống thùng rác hay không? Thu gom thứ cấp Là quá trình thu gom từ những thiết bị thu gom của thành phố đưa đến những nơi tái chế, xử lý (nhà máy tái chế chất dẻo, PVC, PE, phân hữu cơ hay bãi chôn lấp,...). Trong đó bao gồm rác thải được các xe chuyên dùng chuyên chở đến các nhà máy xử lý, đến bãi chôn lấp, những nhà máy tái chế. Từ những xe gom rác nhỏ thu gom ở các khu dân cư (hay các đường) đổ vào các xe to (hoặc có thể có các bãi trung chuyển) và được chuyển đến bãi chôn lấp hoặc tái chế. Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 24 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Cách thức vận chuyển có thể là rác thải được tập trung đổ vào các thùng container, sau đó được xe cẩu chuyên dùng đến cẩu thùng có chứa đầy rác đi và thay vào đó bằng một thùng trống; hoặc là người ta xây dựng các bãi hoặc hố trung chuyển, rác được tập vào đấy sau đó xe cuốn ép đến rác được đổ lên xe và chở đi; hoặc các xe rác đẩy tay của những công nhân sau khi thu gom rác ở các khu dân cư, đường phố sẽ chuyển đến tập trung tại một điểm sau đó xe cuốn ép đến và rác được chuyển lên xe. 4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu gom Những yếu tố thuộc về người dân Nhu cầu – tâm lý của người dân Nhu cầu được hưởng không khí sạch, có nước uống, thức ăn và chỗ ở đảm bảo cuộc sống của cá nhân và gia đình, đồng thời yếu tố tâm lý chỉ cần “sạch nhà mình” đã chi phối đến hành vi đổ rác của mỗi cá nhân. Nhận thức của người dân Những người nhận thức được tầm quan trọng của mình trong hoạt động quản lý rác thải sẽ có xu hướng tham gia và vận động những người khác trong cộng đồng cùng tham gia tích cực hơn trong các hoạt động này. Một phát hiện khác được đưa ra là không phải những người dân nhận thức đúng sẽ có hành vi đúng. Biểu hiện là nhiều người nhận thấy những khó khăn của công tác quản lý rác thải do thiếu nguồn tài chính nhưng lại e ngại và không muốn đóng thêm phí. Rõ ràng, tồn tại khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của người dân. Đặc điểm xã hội của người dân Giới tính là một biến số độc lập có ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm dân cư. Quan sát cũng thấy trong hầu hết các gia đình hiện nay, người phụ nữ thường là người đi đổ rác, phân loại rác (nếu có quy định), nhắc nhở con cái và các thành viên khác trong gia đình làm việc này nếu như họ bận rộn. Rõ ràng có một “định kiến giới” trong các công việc liên quan đến rác thải và quét dọn vệ sinh tại nơi ở. Đối với biến số nhóm tuổi, số liệu khảo sát cho thấy mức độ tham gia của các nhóm tuổi trong hoạt động quản lý rác thải là khác nhau. Mức độ tham gia thấp nhất thuộc về nhóm tuổi trẻ/ thanh niên trong mẫu khảo sát (nhóm dưới 30 tuổi), và tăng dần theo nhóm tuổi 31 - 45 và 46 - 61 tuổi. Bên cạnh đó, các tính toán thống kê cũng cho thấy không có mối liên hệ trực tiếp giữa Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 25 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 biến số trình độ học vấn với mức độ tham gia vào hoạt động thu gom, phân loại và xử lý rác thải. Kết quả này cũng được phản ánh trong các thông tin định tính. Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải Nhóm công nhân vệ sinh môi trường Các xử lý thống kê định lượng đã chỉ ra mối liên hệ thuận chiều giữa mức độ tham gia của công nhân vệ sinh môi trường và của người dân trong hoạt động phân loại và hoạt động thu gom rác thải, nghĩa là công nhân vệ sinh môi trường tham gia càng tích cực tham gia bao nhiêu thì người dân sẽ tham gia tích cực bấy nhiêu. Nhóm tự quản ở cơ sở: trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố Các số liệu khảo sát cũng cho thấy có mối quan hệ thuận giữa mức độ tham gia của người dân và của tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn trong hoạt động thu gom rác thải. Trong các địa bàn nghiên cứu, sự ảnh hưởng này được biểu hiện khá rõ ở thôn Cao Lãm và thôn Lưu Khê. Trưởng thôn Cao Lãm hoạt động hiệu quả và có uy tín trong cộng đồng cao hơn trưởng thôn Lưu Khê. Điều này đã ảnh hưởng đến tính tích cực và ý thức của người dân hai thôn trong hoạt động thu gom rác thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung. Đoàn thể xã hội Đoàn thể xã hội có vai trò động viên người dân thực hiện các quy định về phân loại (nếu có) và thu gom rác. Trong các đoàn thể xã hội tại cộng đồng, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Mặt trận Tổ quốc là những đoàn thể tham gia tích cực, trong khi đó Đoàn Thanh niên chưa thể hiện được vai trò đoàn thể thúc đẩy và huy động người dân tham gia quản lý rác thải tại khu dân cư. Nhóm người thu mua phế liệu Một trong các cách phân loại rác thải được nhiều người dân lựa chọn là lọc ra những chai lọ nhựa, báo bìa để đem bán cho người thu mua phế liệu. Câu hỏi đặt ra là nếu không có nhóm thu mua phế liệu thì người dân có lọc ra những loại rác có thể tái chế không? Và nếu lọc ra rồi thì họ sẽ xử lý như thế nào tiếp theo? Rõ ràng, nhóm thu mua phế liệu không chính thức này không chỉ có vai trò quan trọng trong cả hệ thống quản lý rác thải mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến hành vi phân loại rác thải của người dân đô thị hiện nay. Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 26 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Chính quyền Vai trò của chính quyền được thể hiện trước hết ở việc thông qua chi ngân sách của địa phương cho hoạt động quản lý rác thải tại các cơ sở và định hướng chỉ đạo việc thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, những kết quả trong nghiên cứu đã đưa ra một số ý kiến trái chiều của người dân về hiệu quả hoạt động của chính quyền và tính minh bạch, công khai của chính quyền trong các hoạt động phân chia tài chính cũng như giải đáp thắc mắc của người dân. Kết quả là không tạo được niềm tin và uy tín trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến mức độ tham gia tích cực của người dân trong các hoạt động quản lý rác thải tại địa phương. Những yếu tố xã hội Các chính sách Việc lồng ghép tiêu chí vệ sinh môi trường trong việc đánh giá “Gia đình văn hóa” và “xây dựng nông thôn mới” sẽ thúc đẩy cho quá trình đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu dân cư. Tuy nhiên, xuất hiện một thực tế là các chính sách khi triển khai chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, một số chính sách và quy định quản lý vẫn có những hiệu ứng phụ, hạn chế sự tham gia của người dân. Ví dụ như việc nam giới là người tham gia họp dân trong khi nữ giới là người thực hiện nhiều hơn các công việc liên quan đến môi trường và quản lý rác thải. Một số chính sách không hợp lý, hoặc việc phổ biến chính sách, thông tin chưa đầy đủ cũng hạn chế sự tham gia của người dân trong hoạt động này như hoạt động 3R tại phường Phan Chu Trinh hoặc việc người dân thiếu thông tin về quy định xử phạt những người có hành vi gây ô nhiễm môi trường, trong đó có hành vi xả rác bừa bãi và không thu gom đúng địa điểm. Ngoài ra, các chính sách khen thưởng chưa được triển khai ở khu dân cư cũng hạn chế mức độ tham gia của người dân. Các yếu tố văn hóa – xã hội Trước đây cách thức thu gom, xử lý rác thải ở các vùng nông thôn còn mang nhiều tính tự phát và chưa có hệ thống. Khi bắt đầu có những nhân tố mới, làm thay đổi thói quen này thì họ lại chưa kịp thích ứng, cả về nhận thức, quan niệm và hành vi. Do vậy, vẫn có một bộ phận người dân chưa thực hiện thu gom rác thải đúng quy định, xử lý bằng cách đem đốt một cách tự phát, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hành vi của tập thể và cộng đồng cũng chi phối đến hành vi của cá nhân. Điều này được thể hiện khá rõ trong các cuộc thảo luận, bàn bạc lấy ý kiến người dân hay hành vi đổ rác trong khu dân Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 27 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 cư (thường theo ý kiến/ hành động của số đông). Truyền thông Hiệu quả của truyền thông qua một số đánh giá của người dân chưa thực sự cao, còn mang nặng hình thức và chưa có những chương trình đánh giá về hiệu quả của truyền thông đến hành vi của người dân, đặc biệt là truyền thông qua hệ thống loa phát thanh của khu dân cư. 4.3.5 Định mức dự toán thu gom MT1.06.00 Công tác xúc rác sinh hoạt tại điểm tập kết rác tập trung lên xe ôtô bằng thủ công Bảng 4.7: Công tác xúc rác sinh hoạt tại điểm tập kết rác tập trung lên xe ôtô bằng thủ công Đơn vị tính: 1 tấn rác sinh hoạt Mã hiệu Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Định mức MT1.06.00 Công tác xúc rác sinh hoạt tại điểm tập kết rác tập trung lên xe ôtô bằng thủ công Nhân công: - Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,70 MT2.01.00 Công tác thu gom rác sinh hoạt từ các xe thô sơ (xe đẩy tay) tại các điểm tập kết lên xe ép rác, vận chuyển đến địa điểm đổ rác với cự ly bình quân 20 km Bảng 4.8: Công tác thu gom rác sinh hoạt từ các xe thô sơ (xe đẩy tay) tại các điểm tập kết lên xe ép rác, vận chuyển đến địa điểm đổ rác với cự ly bình quân 20 km Đơn vị tính: 1 tấn rác Mã hiệu Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Định mức Xe ≤ 5 tấn 5 tấn < Xe 10 tấn Xe >10 tấn MT2.01.00 Nhân công: Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 28 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Công tác thu gom rác sinh hoạt từ các xe thô sơ (xe đẩy tay) tại các điểm tập kết rác lên xe ép rác, vận chuyển đến địa điểm đổ rác với cự ly bình quân 20 km - Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,168 0,131 0,093 Máy thi công: - Xe ép rác ca 0,0840 0,0653 0,0466 01 02 03 Ghi chú: Khi cự ly thu gom và vận chuyển bình quân thay đổi thì định mức hao phí nhân công và hao phí máy thi công tại Bảng số 8 được điều chỉnh với các hệ số sau: Cự ly L (km) Hệ số L ≤ 15 15 < L ≤ 20 20 < L ≤ 25 25 < L ≤ 30 30 < L ≤ 35 35 < L ≤ 40 40 < L ≤ 45 45 < L ≤ 50 50 < L ≤ 55 55 < L ≤ 60 60 < L ≤ 65 0,95 1,00 1,11 1,22 1,30 1,38 1,45 1,51 1,57 1,62 1,66 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 29 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 MT2.02.00 Công tác thu gom rác sinh hoạt từ thùng rác vận chuyển đến địa điểm đổ rác với cự ly bình quân 20 km Bảng 4.9: Công tác thu gom rác sinh hoạt từ thùng rác vận chuyển đến địa điểm đổ rác với cự ly bình quân 20 km Đơn vị tính: 1 tấn rác Mã hiệu Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Định mức Xe ≤ 5tấn 5 tấn < Xe < 10 tấn Xe >10tấn MT2.02.00 Công tác thu gom rác sinh hoạt từ thùng rác bên đường và tại các cơ sở y tế, vận chuyển đến địa điểm đổrác với cự ly bình quân 20 km Vật tư, vật liệu: - Thùng rác nhựa cái 0,0044 0,0044 0,044 Nhân công: - Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,278 0,198 0,188 Máy thi công: - Xe ép rác ca 0,1748 0,1309 0,098 01 02 03 Ghi chú: Khi cự ly thu gom và vận chuyển bình quân thay đổi thì định mức hao phí nhân công và hao phí máy thi công tại Bảng số 9 được điều chỉnh với các hệ số sau: Cự ly L (km) Hệ số L ≤ 15 15 < L ≤ 20 20 < L ≤ 25 25 < L ≤ 30 30 < L ≤ 35 35 < L ≤ 40 40 < L ≤ 45 45 < L ≤ 50 0,95 1,00 1,11 1,22 1,30 1,38 1,45 1,51 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 30 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 50 < L ≤ 55 55 < L ≤ 60 60 < L ≤ 65 1,57 1,62 1,66 MT2.03.00 Công tác vận chuyển rác sinh hoạt bằng xe ép rác kín (hooklip) với cự ly thu gom và vận chuyển bình quân 20 km Bảng 4.10: Công tác vận chuyển rác sinh hoạt bằng xe ép rác kín (hooklip) với cự ly thu gom và vận chuyển bình quân 20 km Đơn vị tính: 1 tấn rác Mã hiệu Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Định mức Xe < 10 tấn Xe ≥ 10 tấn MT2.03.00 Công tác vận chuyển rác sinh hoạt bằng xe ép rác kín (hooklip) với cự ly thu gom và vận chuyển bình quân 20 km Nhân công: - Bậc thợ bình quân 4/7 công 0,056 0,04 Máy thi công: - Xe ép rác kín (xe hooklip) ca 0,056 0,04 01 02 Ghi chú: Khi cự ly vận chuyển bình quân thay đổi thì định mức hao phí nhân công và hao phí máy thi công tại Bảng số 10 được điều chỉnh với các hệ số sau: Cự ly L (km) Hệ số L ≤ 15 15 < L ≤ 20 20 < L ≤ 25 25 < L ≤ 30 30 < L ≤ 35 0,95 1,00 1,11 1,22 1,30 Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 31 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 35 < L ≤ 40 40 < L ≤ 45 45 < L ≤ 50 50 < L ≤ 55 55 < L ≤ 60 60 < L ≤ 65 1,38 1,45 1,51 1,57 1,62 1,66 4.4. TRUNG CHUYỂN 4.4.1. Sự cần thiết của trung chuyển và vận chuyển chất thải Các bãi chôn lấp, các cơ sở tái chế chất thải rắn thường đặt xa thành phố, dân cư, thậm chí là xa trục giao thông để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và môi trường. Nếu chất thải được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi chứa hoặc cơ sở tái chế thì không khả thi do chi phí cao. Hoạt động trung chuyển là cần thiết trong tất cả các trạm thu hồi phế liệu. Trạm trung chuyển rác là một khâu không thể thiếu của các cơ sở tái chế hoặc tái chế kết hợp trung chuyển rác, bãi chôn lấp chất thải rắn cũng cần có trạm trung chuyển để tiếp nhận rác do các xe thu gom chở đến sau đó cho xe chuyên dụng chở ra khu vực chôn lấp. Sơ đồ 4.4: Sơ đồ mức độ cần thiết của việc xây dựng trạm trung chuyển M ứ c đ ộ c ầ n t h iế t Hạn chế sự xuất hiện của các bãi rác bất hợp pháp Khoảng cách vận chuyển Vị trí bãi đổ Phương thức vận chuyển Thay đổi phương thức vận chuyển Hoạt động thu gom Tính chất, tải lượng chất thải Loại chất thải Nơi phân bố tải lượng chất thải Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 32 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Khoảng cách vận chuyển khá xa Trạm trung chuyển có nhiệm vụ nhận rác từ các phương tiện nhỏ và giao cho các phương tiện lớn để chở rác đến bãi đổ cuối cùng. Chi phí nhân công, chi phí hoạt động, giá thành nhiên liệu cao dẫn đến giá thành vận chuyển cao. Để đảm bảo về kinh tế thì tồn tại các trạm trung chuyển là rất cần thiết. Trạm xử lý hay bãi đổ đặt ở xa trục lộ giao thông Nếu điểm tiếp nhận cuối cùng không nằm cạnh trục giao thông đường bộ thì hoạt động trung chuyển phải được sử dụng vì không thể vận chuyển trực tiếp trên quốc lộ. Trạm trung chuyển kết hợp với trạm thu hồi vật liệu Những trạm kiểu này có nhiệm vụ thu gom, phân loại; tái chế nhựa, thủy tinh..; sản xuất phân compost, đốt phát điện và vận chuyển phần còn lại đến bãi chôn lấp. Tiết kiệm chi phí do kết hợp nhiều khâu trong cùng một trạm. Trạm trung chuyển tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh (landfill) Xây dựng trạm trung chuyển tại các bãi chôn lấp nhằm tiếp nhận chất thải từ các xe tư nhân, xe tải nhỏ sau đó phân loại rác nhằm đảm bảo bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn ở các khu vực công tác ở bãi chôn lấp nhờ tách riêng trạm trung chuyển cho xe vận chuyển tư nhân và xe tải nhỏ. Trạm trung chuyển khi thay đổi phương thức vận chuyển Khi xử lí chất thải rắn ở trên các đảo để giảm các chi phí và khó khăn trong quá trình vận chuyển cần phải có trạm trung chuyển kết hợp ép rác vào các container thể tích lớn hơn 530m3. 4.4.2 Các loại trạm trung chuyển Việc phân loại các trạm trung chuyển dựa trên quy mô và phương pháp tích lũy chất thải, việc phân loại trạm trung chuyển được thể hiện qua bảng sau: Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 33 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Bảng 4.11: Bảng phân loại các loại trạm trung chuyển STT Hình thức phân loại Dựa vào phương pháp tích lũy chất thải Dựa vào công suất Dựa vào thiết kế 1 Trực tiếp Nhỏ <100 tấn/ngày Hở 2 Tích lũy Trung bình 100-500 tấn/ngày Kín 3 Kết hợp 2 loại Lớn >500 tấn/ngày (Nguồn: Tự tổng hợp) Trạm trung chuyển chất thải trực tiếp CTR từ các xe thu gom nhỏ được đổ trực tiếp vào xe vận chuyển tải trọng lớn hoặc thiết bị nén để nén chất thải vào xe lớn hay nén thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp. Khi trạm trung chuyển kết hợp trạm thu hồi vật liệu thì chất thải rắn sẽ được đổ trên nền dỡ tải, sau khi tách các vật liệu có thể tái chế CTR sẽ được ép vào các xe trung chuyển và đưa đến các bãi chôn lấp. Tại trạm trung chuyển chất thải trực tiếp thì rác không lưu lại lâu, nếu có chỉ là tức thời. Thể tích chất thải chứa tạm thời trên nền dỡ tải thường được định nghĩa là công suất tích lũy tức thời hay công suất lưu trữ khẩn cấp của trạm trung chuyển. Tùy theo quy mô và chức năng hoạt động của từng trạm mà có các kiểu trạm trung chuyển: Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 34 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Trạm công suất lớn không có khâu ép rác Ở tại một trạm trung chuyển chất thải trực tiếp công suất lớn, chất thải trong các xe thu gom thường được đổ bỏ trực tiếp vào các xe vận chuyển. Để thực hiện công việc này, các trạm trung chuyển thường được xây dựng với 2 cao độ khác nhau theo cấu trúc hai bậc. Sàn dỡ tải (hay bệ dỡ tải) được nâng cao để có thể dỡ tải từ xe thu gom xây dựng ở trên cao sử dụng để dỡ chất thải từ các xe thu gom vào các rơmooc vận chuyển hoặc xây dựng sàn dỡ tải nghiêng cũng được xây dựng và các rơmooc vận chuyển đậu ở vị trí dốc dưới thấp được đặt ở dưới. Ở một vài trạm trung chuyển chất tải trực tiếp, chất thải rắn của từ xe thu gom có thể được đổ tạm thời trên các sàn dỡ tải khi rơmooc vận chuyển đã đầy hay đang trên đường vận chuyển chất thải rắn đến nơi thải bỏ. Sau đó, chất thải này sẽ được đẩy vào xe vận chuyển. Chất thải trên đổ tạm thời sau đó được đẩy vào trong các toa rơmooc vận chuyển. Hoạt động của trạm trung chuyển chất thải trực tiếp biểu diễn có thể được tóm tắt như sau: Khi đến trạm trung chuyển, tất cả các xe vận chuyển thu gom chất thải được cân tại cầu cân và xác định vị trí dỡ tải. Sau khi hoàn tất việc dỡ tải, các xe này được cân lại một lần nữa và tính lệ phí, đi lên sàn dỡ tải đổ chất thải vào toa rơmooc bên dưới. Khi các toa rơmooc đã đầy, chất thải trong đó sẽ được gầu ngoạm của một xe ngoạm luân phiên nén lại. Khi các toa rơmooc đã đầy tải và đạt đến tải trọng cực đại cho phép, chúng được vận chuyển đến bãi đổ. Thể tích và khối lượng chất thải trên xe vận chuyển phải được kiểm tra lại trước khi ra khỏi trạm trung chuyển. Trạm công suất lớn có khâu ép rác Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp năng suất lớn có máy ép là một biến thể của trạm trung chuyển chất thải trực tiếp ở chỗ như đã mô tả trên, có được trang bị các phương tiện nén, thiết bị ép được dùng để ép trực tiếp các chất thải vào thùng xe, toa rơmooc kín hoặc tạo thành kiện chất thải. Hoạt động của các trạm trung chuyển chất thải trực tiếp có thiết bị nén cơ bản giống như hoạt động của trạm trung chuyển chất thải trực tiếp không có máy nén với các toa rơmooc hở nhưng chỉ khác là chất thải được nén vào các toa rơmooc kín nhờ các máy nén đặt cố định. Trong một vài trường hợp cần thiết, chất thải được vận chuyển tải đến các thiết bị nén nhờ băng tải. Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 35 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Trạm công suất vừa và nhỏ có khâu ép rác Ở các trạm trung chuyển chất thải trực tiếp có thiết bị ép chất thải thành những kiện chất thải lớn, chất thải từ xe thu gom được đổ trực tiếp lên bệ dỡ tải hoặc trực tiếp vào phễu của hầm ép. Sau khi đã phân loại các vật liệu có khả năng tái sinh, chất thải được đẩy vào máy ép. Kiện chất thải đã ép được chuyển sang các xe có toa kéo một cầu (semitrailer) để vận chuyển đến bãi chôn lấp. Với cách tạo thành kiện chất thải có kích thước nhỏ hơn kích thước bên trong của các xe vận chuyển có toa kéo một cầu mui trần, chi phí vận chuyển có thể giảm đến mức thấp nhất. Về mặt hoạt động, sau khi xe tải được cân, nó sẽ đi vào trạm trung chuyển và đến trực tiếp nơi dỡ tải. Sau khi cân, xe thu gom đi vào trạm trung chuyển và chất thải trên đó được đổ trực tiếp vào một trong các phễu nối liền với máy ép hoặc vào một hố chứa chất thải hình chữ nhật. Vị trí dỡ tải có thể là một cái phễu đưa vào một máy nén hoặc là một hầm (hố) nhận chất thải hình chữ nhật. Mỗi một hố được trang bị một bộ phận vách ngăn (pittông) thuỷ lực để đẩy chất thải vào đến phễu của các máy ép đặt ở phía cuối hố đối diện. Nếu không có xe vận chuyển bán rơmooc để chất thải, chất thải được đổ tạm thời trên nền dỡ tải, từ đây chúng sẽ được đưa vào phễu máy ép nhờ xe xúc bánh hơi. Container được vận chuyển đến bãi đổ nhờ xe tải có khung nâng. Phụ thuộc vào thời gian cần thiết để vận chuyển contianer đầy đến bãi đổ và quay về, mà một container rỗng có thể được gắn với máy nén trước khi container đầy được vận chuyển đến bãi đổ. Trạm công suất nhỏ sử dụng ở khu vực nông thôn Vùng nông thôn và nơi vui chơi giải trí, trạm trung chuyển công suất nhỏ được thiết kế sao cho các thùng chứa chất thải được đổ trực tiếp vào xe thu gom để vận chuyển thẳng đến để container đã đầy được đổ vào trong một xe thu gom và vận chuyển bãi đổ. Trong việc thiết kế và bố trí trạm trung chuyển loại này, điều cần chú ý nhất cần xem xét là tính đơn giản. Những hệ thống cơ khí phức tạp không thích hợp ở những nơi này. Số container sử dụng phụ thuộc vào phạm vi các khu vực phục vụ và tần suất thu gom. Để dễ dàng dỡ tải, đỉnh của container phải được đặt cao hơn đỉnh của nền dỡ tải khoảng 0,33m. Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 36 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Trạm công suất nhỏ sử dụng ở bãi chôn lấp Trạm trung chuyển loại này thường được sử dụng để tái thu hồi vật liệu có khả năng thể tái chế tuần hoàn. Sau khi vật liệu có khả năng tái chế được phân loại ra, bất kỳ những vật dụng có thể tuần hoàn nào được lần lượt loại bỏ, vật liệu thải các toa rơmooc trung chuyển được sử dụng để chứa phần các chất thải rắn còn lại, được đổ vào trong 2 toa rơmooc trung chuyển, mỗi một cái trong hai được vận chuyển đến bãi đổ và dỡ tải tại bãi đổ và đem trở lại trạm trung chuyển. Trạm trung chuyển kiểu tích lũy Có thể lưu trữ chất thải 1-3 ngày. Có thể chia làm 2 kiểu trạm trung chuyển: Trạm công suất lớn không có máy nén Trong trạm trung chuyển này, tất cả các xe thu gom đến trạm đều được hướng dẫn để đi theo một tuyến nhất định đến trạm cân điện tử. Tất cả các số liệu của các xe thu gom được vi tính hoá. Thêm vào đó, những thông tin về tên của cơ sở thải chất thải, đặc điểm xe thu gom và thời gian đến trạm trung chuyển đều được ghi nhận. Ngoài ra, nhân viên, người điều hành trạm cân ghi lại của công ty đổ bỏ chất thải rắn, lý lịch của từng xe tải riêng biệt và thời gian xe vào. Sau đó, nhân viên trạm cân- người điều khiển sẽ hướng dẫn người lái xe đi vào trạm. Khi đã vào trong trạm trung chuyển, người lái xe sẽ lui xe thu gom 1 góc khoảng 50o so với rìa của hồ chứa chất thải vào các hố chứa chất thải. Khi đã dỡ tải xong, xe thu gom di chuyển ra khỏi, chất thải được đổ vào trong hố và xe thu gom sẽ đi ra trạm trung chuyển. Trong hố chứa chất thải, 2 xe ủi được sử dụng dùng để đập vụn CTR và đẩy chất thải rắn, ủi chúng về phía phễu nhập liệu ở cuối mỗi hố vào trong các phễu chất tải lên xe trung chuyển đặt ở cuối hố chứa. Hai cần trục dạng gầu ngoạm xúc có khớp nối được lắp đặt phía bên kia đặt trên 2 cạnh của phễu chất tải nạp liệu sử dụng được dùng để loại trừ những chất thải có kích thước lớn có thể làm hỏng xe trung chuyển và nén ép chất thải vào xe. Chất thải đi qua phễu, vào xe vận chuyển đã chờ sẵn trên cân ở vị trí thấp hơn. Tiểu luận Quản lý chất thải rắn và nguy hại 37 Nhóm 4 – thứ 5 – Tiết 789 – PV337 Khi đã đạt khối lượng cho phép, nhân viên vận hành sẽ ra hiệu cho người lái xe biết. Xe đã đầy tải được vận chuyển ra khỏi khu vực chất tải và được phủ lưới bên trên để tránh hiện tượng giấy và các chất thải nhẹ bị thổi bay theo gió trên được vận chuyển rơi vào gầu đi vào các toa rơmooc đặt trên một bàn cán ở độ cao thấp hơn nền hầm chứa. Khi đạt đến trọng lượng cho phép, người điều khiển cần trục sẽ ra hiệu cho tài xế trung chuyển. Các toa rơmooc đã đầy chất thải rắn sau đó được mang ra khỏi khu vực chất thải và các lưới kim loại được phủ phía trên miệng các toa rơmooc để tránh giấy hay là các miếng chất thải rắn bay ra trong suốt quá trình vận chuyển. Trạm trung chuyển tích lũy năng suất trung bình có thiết bị nén và xử lý Đối với trạm trung chuyển loại này, chất thải đầu tiên được đổ bỏ vào trong các hố chứa (cũng giống như hố chứa tức thời). Từ hố chứa này, chất thải được đẩy lên hệ thống băng chuyền để vận chuyển đến máy cắt, xé. Sau khi cắt và xé, kim loại có chứa sắt được tách riêng màu được loại bỏ và chất thải còn lại được nén vào trong các toa rơmooc trung chuyển để vận chuyển đến bãi đổ. Trạm trung chuyển kết hợp chất thải trực tiếp và chất thải tích lũy Ở một số trạm trung chuyển, cả 2 phương pháp chất thải trực tiếp và chất thải thải bỏ kiểu tích luỹ được sử dụng kết hợp. Thường đây là những trạm trung chuyển có nhiều chức năng, hoạt động thu hồi vật liệu cũng có thể kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_chat_thai_ran_va_nguy_hai_de_tai_luu_tru_thu_gom_tru.pdf
Tài liệu liên quan