Quản trị chiến lược - Đề tài: Lập ma trận ife, efe, swot

Chương 1: Giới thiệu ngành 5

1.1 Khái quát chung 5

Chương 2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường bên ngoài 10

2.1 Môi trường kinh tế 10

2.2 Môi trường chính trị - pháp luật 10

2.3 Môi trường văn hóa- xã hội 12

2.4 Môi trường dân số: 12

2.5 Môi trường tự nhiên 13

2.6 Môi trường công nghệ 15

2.7 Môi trường toàn cầu 15

2.8 Sản phẩm thay thế 17

2.9 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 17

2.10 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 18

2.11 Khách hàng 24

2.12 Nhà cung cấp 24

2.13 Cơ sở hạ tầng của ngành 24

2.14 Ma trận đánh giá nhân tố bên ngoài (EFE) 27

Chương 3: Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 29

3.1 Những nghiên cứu và phát triển 29

3.2 Sản xuất 30

3.3 Hoạt động marketing 31

3.4 Dịch vụ 33

3.5 Quản trị 34

3.6 Nhân lực 38

3.7 Phân tích tài chính 39

3.8 Hệ thống thông tin 41

3.9 Cơ sở hạ tầng 42

3.10 Thương hiệu 44

 

doc51 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị chiến lược - Đề tài: Lập ma trận ife, efe, swot, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng lên 175,8 triệu bao vào năm 2020 so với 141,6 triệu bao (60kg/bao) năm 2015. Theo Bloomberg tại Truste - Italia, việc tăng tiêu thụ cà phê, đặc biệt là tại các nước mới nổi, khiến các nhà sản xuất phải tăng sản lượng thêm từ 40 - 50 triệu bao trong thập kỷ tới. Số lượng này nhiều hơn tổng thu hoạch cà phê của Brazil trong một vụ. Cộng thêm mối đe dọa từ việc biến đổi khí hậu và giá cà phê đang ở mức thấp như hiện nay sẽ không khuyến khích các nhà sản xuất cà phê tăng sản lượng. Tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ hiện tại dự đoán giảm xuống 141 triệu bao từ 146,7 triệu bao năm ngoái, chủ yếu do tác động của hạn hán tại Brazil và bệnh gỉ sắt tại Trung Mỹ. Mối lo ngại về thời tiết đang gây thêm bất ổn về sản lượng cà phê của Brazil. Cơ quan mùa vụ Conab của Brazil dự đoán sản lượng cà phê của nước này năm nay chỉ đạt 44,1 - 46,6 triệu bao. Tuy nhiên, Hội đồng cà phê quốc gia Brazil lại cho rằng sản lượng thu hoạch thậm chí còn thấp hơn, chỉ đạt 40 triệu bao. Tình hình thời tiết khô hạn đang diễn biến phức tạp tại Brazil, nhất là tại các vùng trồng cà phê chủ chốt. Sản lượng cà phê của các nước khác như Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia sẽ không đủ để ổn định thị trường trong năm tới, bà Judith Ganes Chase, Giám đốc công ty tư vấn hàng hóa J. Ganes Consulting LLC cho biết. Kết quả là tồn kho cà phê toàn cầu có thể giảm 4 triệu bao trong năm bắt đầu từ 1/10. Tập đoàn Hanns R. Neumann Stiftung dự báo, tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng 30%, lên mức 200 triệu bao vào năm 2030. Trong lúc đó, thu hoạch cà phê thế giới ước đạt 144 triệu bao, trong tương lai sẽ có thể tăng và có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, hướng tới cân đối thị trường vào năm 2030. Tuy nhiên khả năng này hoàn toàn phụ thuộc vào việc các nhà sản xuất nhỏ có tăng được năng suất hay không. Theo một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới công bố hồi tháng 5/2015, biến đổi khí hậu đang đe dọa tới khoảng 25% sản xuất cà phê của Brazil và các nhà sản xuất của Nicaragua, El Salvador và Mexico đang phải đối mặt với khả năng thua lỗ nặng với việc thay đổi khí hậu. Các khu vực sản xuất cà phê có thể sẽ phải chuyển từ Trung Mỹ sang Châu Á - Thái Bình Dương hoặc Đông Phi, nơi việc trồng cà phê có thể được tiến hành ở vĩ độ cao hơn. Indonesia Indonesia (AEKI) phụ trách cà phê đặc sản, ông Pranoto Soenarto cho hay Indonesia, nước sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới, sau Braxin và Việt Nam, mong muốn trở thành nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê vào năm 2016 bằng việc nâng gấp đôi sản lượng hiện nay lên 1,4 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu này, AEKI sẽ hợp tác chặt chẽ với những người trồng cà phê địa phương để thúc đẩy sản lượng cà phê ở những khu vực trồng cà phê hiện nay. Ngoài ra, ông Pranoto còn cho biết AEKI sẽ hợp tác với các đối tác ở Braxin, những người đã cam kết giúp họ tăng gấp đôi sản lượng. Ông Pranot nhấn mạnh trong giai đoạn đầu, Hiệp hội sẽ cùng với những người trồng cà phê ở địa phương sẽ lên sơ đồ về tính tương hợp giữa các loại cà phê hiện có với các khu vực trồng cà phê hiện nay, nơi họ dự đoán sẽ cho sản lượng cao nhất và sẽ chọn ra những giống cà phê phù hợp. Về dài hạn, những nhà sản xuất địa phương dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng cà phê trong nỗ lực đưa Indonesia trở thành nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới trong vòng 10 – 15 năm nữa. Indonesia hiện có 1,3 triệu ha trồng cà phê trên cả nước, dưới sự quản lý của khoảng 2 triệu nông dân, cho năng suất trung bình 700 – 800 kg/ha. Indonesia hiện sản xuất khoảng 690.000 tấn cà phê/năm, 78% trong số đó là cà phê robusta, 22% còn lại là cà phê arabica. Trong tổng sản lượng trên, 68% được xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài, như Nhật Bản, Mỹ và Đức, số còn lại được tiêu thụ trong nước. Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của Indonesia là 0,8 kg, thấp hơn so với các nước sản xuất khác như Braxin (6 kg) và Côlômbia (1,8 kg). Ông Pranoto cho biết ngoài tăng sản lượng, ngành công nghiệp địa phương sẽ thúc đẩy việc sản xuất các loại cà phê đặc sản, chủ yếu mang tính địa lý, với mùi vị đặc trưng như cà phê Gayo, cà phê Mandailing, Lampung, Java, Kintamani, Toraja và chiếm 15% tổng sản lượng hàng năm của nước này. Cà phê đã chế biến của Indonesia, chủ yếu dưới dạng cà phê bột và cà phê tan, đã tăng trung bình 3,5%/năm, lên 151.671 tấn năm 2010 từ mức 137.215 tấn năm 2007. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu tăng 38,7%, từ 52,9 triệu USD lên 114,47 triệu USD cùng kỳ. Colombia Trong nhiều năm, Colombia là một trong những nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil -nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới. Cho tới năm 2000, Colombia đã bị Việt Nam vượt qua, và sau đó bệnh rỉ sắt trên cây cà phê vào năm 2008 đã khiến họ sụt giảm vị thế đáng kể. Hiện nay, Colombia đang nằm trong top 5 sản phẩm cà phê với khoảng 10 triệu bao mỗi năm. Người dân Colombia có thói quen uống nhiều cà phê, gần 20% sản lượng hàng năm của họ. Liên đoàn Cà phê Colombia – FNC (The National Federation of Coffee Growers) là một tổ chức phi lợi nhuận, nổi tiếng với chiến dịch tiếp thị “Juan Valdez”.Liên đoàn được thành lập năm 1927 với tư cách là một hợp tác xã kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê Colombia. Hiện nay FNC đại diện cho hơn 500.000 nhà sản xuất, phần lớn là các trang trại gia đình nhỏ lẻ. FNC hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sản xuất cà phê, đồng thời cũng giám sát việc sản xuất để đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cho cà phê xuất khẩu từ Colombia. Colombia có hơn 600.000 trang trại, chủ yếu là các trang trại nhỏ của các hộ gia đình có diện tích dưới 5 mẫu nằm trên các ngọn đồi ở độ cao 1.200 đến 2.000 mét trên mực nước biển. Năm 2015 Colombia là nước sản xuất cà phê thứ 3 thế giới: Độ cao đang phát triển: 1.200 – 2.000 m trên mực nước biển Các giống cà phê: Castillo, Catimor, Caturra, Colombia, Bourbon, Typica Mùa thu hoạch: Tháng 9 – Tháng 12 Sản xuất : 924.604 tấn (2015) Xuất khẩu: 811.903 tấn chiếm khoảng 88% ( 2015) Sản lượng hàng năm : Khoảng 14 triệu bao (2015) Phương pháp chế biến: Hầu hết chế biến ướt Địa hình của Colombia đã đóng góp không ích vào sự đa dạng hương vị cà phê nước này, một phần do sự thay đổi khí hậu bởi địa hình đồi núi, đường xích đạo. Và tất nhiên một phần do các giống cà phê được sử dụng mà cà phê Colombia có hệ thống cấu trúc hương vị vô cùng phức tạp và khác biệt rõ rệt tại mỗi khu vực. Ấn độ Sản lượng cà phê của Ấn Độ, nước sản xuất cà phê lớn thứ ba châu Á, dự báo tăng hơn 12% so với năm ngoái lên cao kỷ lục trong năm 2017, theo dự báo của Hội đồng Cà phê Ấn Độ (CB). CB ước tính, sản lượng cà phê niên vụ 2017 - 2018 của Ấn Độ sẽ tăng 12,3% so với năm ngoái, lên cao kỷ lục 350,400 tấn. Trong đó gồm 103.100 tấn cà phê arabica và 247.300 tấn cà phê robusta, Bloomberg trích dự báo của CB cho biết. Dự báo của CB dựa trên kết quả khảo sát mới nhất tại các vùng trồng cà phê truyền thống trên cả nước, nhưng lại cao hơn nhiều so với dự đoán trước đó của giới chuyên gia trong ngành. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê Ấn Độ trong niên vụ 2017 – 2018 đạt 5,45 triệu bao (tương đương 327.000 tấn), gồm 3,97 triệu bao (238.000 tấn) robusta và 1,48 triệu bao (89.000 tấn) arabica. Ấn Độ hiện là nước sản xuất cà phê lớn thứ ba châu Á, với diện tích trồng cà phê đã tăng gần 50% trong vòng 20 năm qua. Tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới năm 2015 đạt 143.371 bao (tương đương 8.602 triệu tấn). Trong đó riêng sản lượng của Brazil đã chiếm tới hơn 30%. Biểu đồ 1: Thị phần của các nước xuất khẩu cafe 2013 2014 2015 2016 % thay đổi 2015-2016 Tổng cộng 147.953 146.615 141.376 143.371 1,40% Brazil 50.826 49.152 45.639 43.235 -5,30% Việt Nam 25.000 27.500 26.500 27.500 3,80% Colombia 9.927 12.124 13.333 13.500 1,30% Indonesia 13.048 11.449 10.365 11.000 6,10% Ethiopia 6.233 6.527 6.625 6.400 -3,40% Ấn Độ 5.303 5.075 5.450 5.833 7,00% Honduras 4.537 4.568 5.400 5.750 6,50% Uganda 3.914 3.633 3.744 4.755 27,00% Mexico 4.327 3.916 3.600 3.900 8,30% Guatemala 3.743 3.159 3.288 3.400 3,40% Peru 4.453 4.338 2.883 3.200 11,00% Nicaragua 1.991 1.941 2.050 2.175 6,10% Côte d’Ivoire 2.072 2.107 1.750 1.800 2,90% Costa Rica 1.571 1.444 1.408 1.492 6,00% Kenya 875 838 742 833 12,30% Tanzania 1.109 809 728 800 9,90% Papua New Guinea 717 828 798 800 0,30% El Salvador 1.235 537 680 762 12,00% Ecuador 828 666 644 700 8,70% Cameroon 366 413 533 570 6,90% Madagascar 500 588 518 520 0,40% Lào 542 544 522 520 -0,30% Thái Lan 608 638 497 500 0,50% Venezuela 952 805 651 500 -23,20% Dominican Republic 488 425 392 400 2,00% Haiti 350 345 344 350 1,80% Congo, DR 334 347 335 335 0,00% Rwanda 259 254 258 250 -3,10% Burundi 406 163 248 200 -19,20% Togo 78 135 184 200 8,70% Philippines 177 186 193 200 3,50% Bảng 2. 1 Cafe xuât khẩu của các nước trên thế giới 2.11 Khách hàng Việt nam là nước xuất khẩu thứ 2 thế giới(chiếm 16% tổng sản lượng) chỉ đứng sau Braxin . Việt Nam xuất khẩu chủ yếu cafe robusta một dạng cafe có tiêu chuẩn thấp hơn cafe Arabica mà các nước châu Âu thường sử dụng Nước ta có nền văn hóa cafe, tuy nhiên lượng cafe sử dụng trên đầu người chỉ khoảng 1,15kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với các nước dẫn đầu như Phần Lan (11kg/người/năm) hay Nhật Bản (3,3kg/người/năm) Thị trường nội địa Việt Nam chỉ bằng 5% lượng cafe mà chúng ta xuất khẩu. độ tuổi khách hàng chủ yếu giao động từ 20 cho đến 60 tuổi Thị trường nội địa đăng tăng trưởng nhanh, với mức tăng khoảng 18%/ năm Về xuất khẩu, cafe Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. các nước nhập khẩu chính cafe Việt Nam có thể kể đến như Đức , Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc... Thứ vàng đen này của Việt Nam được chào đón trên khắp 5 Châu. Các thị trường nhập khẩu cafe Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng về sản lượng, điều này mở ra cơ hội phát triển cho các Doanh nghiệp cafe Việt Nam. 2.12 Nhà cung cấp Số lượng, quy mô nhà cung cấp: Số lượng các nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đố với ngành. Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều nhà cung cấp nguồn café thô và đã qua chế biến để xuất khẩu, trong đó có các nhà cung cấp lớn như Trung Nguyên, Vinacafe Đây là những nhà cung cấp chuyên nghiệp, ổn định và đảm bảo chất lượng. Mức độ tập trung củ các nhà cung cấp: Ở nước ta, nguồn café được trồng chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum thuộc khu vực Tây Nguyên vì khu vực này có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với cây café. Các nhà cung cấp tập trung mật độ cao, tạo thành khu vực chuyên môn hóa nhưng cũng có nhiều bất lợi, nếu khu vực này gặp rủi ro (hạn hán, mưa bão, mất mùa) sẽ ảnh hưởng vì thiếu nguồn cung ứng thay thế và không đảm bảo chất lượng. Sự khác biệt các nhà cung cấp: Các nhà cung cấp chủ yếu là các hộ nông dân với các vựa chuyên thu mua và chế biến café. Các hộ nông dân có thể cung ứng với mức giá thấp hơn nhưng không ổn định, còn những vựa café lại có thể cung ứng với số lượng lớn, ổn định lâu dài nhưng mức giá cao hơn. 2.13 Cơ sở hạ tầng của ngành Cơ sở hạ tầng : giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện được nhà nước đầu tư xây dựng.  - Mạng lưới giao thông vận tải được nâng cấp, tạo thuận lợi cho công tác chuyên chở sản phẩm từ vùng sản xuất đến nơi tiêu thụ, cũng như vận chuyển nguyên liệu, phân bón, máy móc đến nơi canh tác  - Hệ thống thủy lợi xây dựng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, canh tác của bà con trồng cà phê.  - Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông, truyền hình, cung cấp nguồn năng lượng..cũng được chú trọng phát triển.  - Tuy nhiên, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng, nguồn vốn đầu tư trong 10 năm qua đã có những chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao thông kém sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà phê khác nhau, đặc biệt là các cùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp. Chi phí sử dụng mạng Internet hiện nay ở nước ta vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực.  Cùng với việc tăng nhanh về diện tích, việc áp dụng các biện pháp kỹ  thuật thâm canh như: chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tánđã làm  năng suất và sản lượng cà phê tăng mạnh. Những năm 1990, năng suất bình quân 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt từ 8- 9 tạ nhân, đến năm 1994 năng suất bình quân đạt 18,5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25- 28 tạ/ha; cá biệt ở một số vùng sản xuất  đã cho năng suất bình quân đạt 35- 40 tạ/ha, vườn cà phê một số hộ gia  đình đạt trên 50 tạ/ha.  Tuy nhiên, việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng v.vcũng hết sức khó khăn, do diện tích nhỏ, manh mún và khả năng tài chính hạn hẹp.  Trong những năm gần đây, công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Người ta đã trang bị thêm nhiều thiết bị mới chất lượng tốt trong chế biến.Tuy nhiên, đối với cà phê Arabica thì chế biến vẫn còn là một việc làm khó khăn, đặc biệt là ở khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch nhớt.Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng trong chế biến quá lớn và nó cũng dẫn đến khó khăn về xử lí nước thải không gây ô nhiễm môi trường.  Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày một tăng cao, ngành cà phê Việt Nam đang có lợi thế hướng đến việc chi phối thị trường cà phê thế giới trong những năm tới. Lợi thế chính của chúng ta là có sản lượng cà phê robusta ( cà phê vối) lớn nhất với giá thành sản xuất thấp, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu khác. Cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến sản phẩm, cà phê robusta ngày càng được ưa thích trên thế giới vì góp phần giảm giá thành các sản phẩm cà phê hòa tan.  Các yếu tố về văn hóa, lịch sử, y học và dưỡng sinh dân tộc cũng có những nét đặc thù và hấp dẫn nhất định, để đưa vào cà phê và chuyên chở giá trị văn hóa của cà phê đến với cộng đồng người tiêu dùng. Đặc biệt là sự đa dạng văn hóa tại địa bàn Tây Nguyên.  2.14 Yếu tố sản xuất của ngành Mạnh dạn cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, cải tạo và mở rộng nâng công suất thành công nhà máy chế biến cafe hòa tan từ 80 tấn lên 250 tấn/năm, sản phẩm đạt chất lượng tốt. Để phát triển sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại, công ty đã nghiên cứu đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất café sữa 3 trong 1. Sản phẩm café 3 trong 1 là sản phẩm đầu tiên được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam, đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận, có mức tiêu thụ cao Tiếp tục đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của châu Âu, sản xuất café hòa tan 800 tấn/năm, trị giá 120 tỷ đồng, đã nâng công suất chế biến café của công ty lên 1.000 tấn cà phê/năm. Đầu tư dây chuyền mới và sản phẩm café 3 trong 1 đã tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đầu tư nhiều vào công tác tư vấn cho người trồng café về giống, cách chế biến café hạt có chất lượng cao, và đầu tư cho các nông trường vật tư, thiết bị máy móc tưới tiêu để đổi lại café hạt trên cơ sở hai bên cùng có lợi thông qua các hợp đồng kinh tế. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, sản phẩm được sản xuất ra trên dây chuyền công nghệ thực hiện đúng quy trình quy phạm, không chỉ bảo đảm về chất lượng mà còn thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và khách hàng châu Âu, châu Mỹ. (Tiêu chuẩn HACCP là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn. Tiêu chuẩn HACCP mang lại lợi ích đối với doanh nghiệp như sau: Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như với đối tác nước ngoài.) 2.14 Ma trận đánh giá nhân tố bên ngoài (EFE) Bảng 2.2 :Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của ngành cafe VN Stt Các yếu tố bên trong Điểm giả Mức quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tạo nhiều cơ hội ngành cafe xuất khẩu 4 0.08 3 0.24 2 Thị trường tiêu thụ dồi dào 4 0.08 3 0.24 3 Nhà nước có nhiều chiến lược khuyến khích ngành cafe phát triển 4 0.08 3 0.24 4 Văn hóa uống cafe ngày càng phổ biến 3 0.06 3 0.18 5 Khách hàng đa dạng phong phú 5 0.10 4 0.41 6 Nhân lực đang giảm dần -5 0.10 2 0.2 7 Việt Nam có khí hậu, địa hình và đất đai phù hợp với trồng cafe 5 0.10 4 0.41 8 Việt Nam được đánh giá là quốc gia xuất khẩu cafe lớn thứ hai thế giới 4 0.08 4 0.33 9 Khoa học công nghệ ngày càng phát triển 4 0.08 2 0.16 10 Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện và nâng cao 4 0.08 3 0.24 11 Sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cafe Vân Nam – Trung Quốc -2 0.04 3 0.12 12 Sản phẩm thay thế đe dọa lợi thế cạnh tranh -2 0.04 1 0.04 13 Nhiều nhà cung cấp có chất lượng có mối quan hệ tốt, bền vững với các doanh nghiệp 3 0.06 3 0.18 Tổng 49 1.00 - 3.02 Nhận xét: Điểm quan trọng bằng 3.02 cho thấy khả năng phản ứng của Ngành trước đe dọa vầ cơ hội bên ngoài ở mức tốt. Chiến lược hiện tại của ngành khai thác tận dụng tốt yếu tố 5,7. Từ đó, doang nghiệp cần tận dụng tốt các yếu tố về điều kiện tự nhiên và khách hàng hiện tại của ngành. Tuy nhiên khi xây dựng chiến lược cần chú ý các yếu tố phản ứng chưa tốt như: yếu tố 6,9. Các doanh nghiệp cần: -Đảm bảo nguồn nhân lực về dài hạn để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho công ty bằng các hình thức: tuyển dụng, chiêu mộ, đào tạo,...s -Ngành cafe cần chú ý đến việc sử dụng các công nghệ như: sấy, hái, say,.. để theo kịp thị trường trên thế giới nhưng phải gắn liền với chi phí phù hợp. Chương 3: Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp Những nghiên cứu và phát triển - Công ty Cà phê Biên Hòa tiếp tục đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của châu Âu, sản xuất cà phê hòa tan 800 tấn/năm, trị giá 120 tỷ đồng, đã nâng công suất chế biến cà phê của công ty lên 1.000 tấn cà phê/năm. Đầu tư dây chuyền mới và sản phẩm cà phê 3 trong 1 đã tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Công ty Vinacafe Biên Hòa cũng đầu tư nhiều vào công tác tư vấn cho người trồng cà phê về giống, cách chế biến cà phê hạt có chất lượng cao, và đầu tư cho các nông trường vật tư, thiết bị máy móc tưới tiêu để đổi lại cà phê hạt trên cơ sở hai bên cùng có lợi thông qua các hợp đồng kinh tế. - Công ty đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP(những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm), sản phẩm được sản xuất ra trên dây chuyền công nghệ thực hiện đúng quy trình quy phạm, không chỉ bảo đảm về chất lượng mà còn thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và khách hàng châu Âu, châu Mỹ. - Sản phẩm của Vinacafe Biên Hòa đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt Vinacafe còn được Tổ chức sở hữu trí tuệ của Liên hiệp quốc trao tặng giải thưởng WIPO dành cho doanh nghiệp xuất sắc trong việc áp dụng hệ thống sở hữu trí tuệ vào sản xuất kinh doanh. - Công ty đã xây dựng chiến lược giới thiệu sản phẩm, chiến lược thị trường với phương châm: Sản phẩm phải bảo đảm chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu sản phẩm và thay thế hàng nhập khẩu. Từ chiến lược này, công ty đã nghiên cứu sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới, chất lượng ngày càng cao, sau sản phẩm cà phê 3 trong 1 đến cà phê sâm 4 trong 1 đã ra đời, đủ sức thay thế sản phẩm cùng loại ngoại nhập, góp phần giảm bớt việc dùng ngoại tệ nhập các sản phẩm cà phê hòa tan phục vụ nhu cầu nội địa. - Hơn 30 năm làm cà phê hòa tan, vinacafe đã quyết định tập trung hơn vào cà phê rang xay, một phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao và đầy tiềm năng. Sản phẩm rang xay của Vinacafe sẽ tận dụng hệ thống phân phối sẵn có của sản phẩm hòa tan.  Cà phê rang xay sẽ là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược phát triển của Vinacafe, đóng góp doanh thu cao thứ hai trong tổng doanh thu, sau cà phê hòa tan và trước ngũ cốc (ngũ cốc hiện chiếm khoảng 19% tổng doanh thu). - “Công nghệ chế biến thì có thể mua ở bất kỳ đâu trên thế giới, nhưng công thức hạt, công thức tạo mùi hương, vị thì không phải ai cũng có được”, ông Phạm Quang Vũ, Tổng Giám đốc Vinacafe Biên Hòa nhận định. - Năm 2015, Vinacafe xuất khẩu được 1.301 tấn cà phê hòa tan, chỉ chiếm khoảng 7% doanh thu. Tuy nhiên, theo chiến lược phát triển đến năm 2020, dự kiến sản phẩm Vinacafe sẽ phát triển nâng tỉ trọng xuất khẩu lên 60-70% sản lượng. - Vinacafe cũng phát triển theo 4 dòng sản phẩm làVinacafé 100% coffee, Vinacafé 2 in 1, Vinacafé 3 in 1 và Vinacafé 4 in 1 và mỗi dòng sản phẩm này lại bao gồm những sản phẩm khác nhau phù hợp với từng phân khúc khách hàng. - Yêu cầu đối với việc nghiên cứu và tìm kiếm sản phẩm mới là phải phù hợp với xu hướng tiêu dùng, khả năng tài chính và dựa trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng công nghệ kỹ thuật của Công ty. Chiến lược sản phẩm mới bắt đầu từ việc cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao bì của các sản phẩm thế mạnh hiện có của Công ty, kết hợp nghiên cứu những thế mạnh của sản phẩm của các đối thủ đang cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, mỗi năm Công ty cung cấp ra thị trường hơn 20 sản phẩm được cải tiến về chất lượng, đáp ứng phù hợp hơn với gu của người tiêu dùng. - Hiện nay, Ban nghiên cứu và Phát triển sản phẩm mới đang thực hiện phát triển sản phẩm cà phê lon và thương hiệu cà phê mới, đầy cá tính dành cho giới trẻ tại Việt Nam. - Nghiên cứu công nghệ vi sinh enzim và thiết kế thành công công nghệ chế biến ướt không thải nước, sấy khô hạt cà phê thóc ngay, luân hồi, hoàn nguyên nước khép kín, thu hồi vỏ thịt quả cà phê chín làm nguyên liệu SX phân vi sinh cà phê. - Khuyến khích và có cơ chế chính sách toàn diện, hấp dẫn, ưu đãi mọi mặt để đầu tư chế biến cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê viên, các thực phẩm từ cà phê như rượu, bánh kẹo, nước uống đóng chai, đóng lon... thì giá trị của cà phê nhân tăng lên 2 - 10 lần.  - Thương hiệu Vinacafé được sử dụng chung cho 2 dòng sản phẩm cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Mỗi dòng sản phẩm cũng được “quy hoạch” chi tiết theo định hướng  phát triển đến năm 2020.Ở dòng sản phẩm cà phê hòa tan, sẽ có 4 nhóm: Vinacafé 100% coffee, Vinacafé 2 in 1, Vinacafé 3 in 1 và Vinacafé 4 in 1...Ở mỗi nhóm này, sẽ có các sản phẩm khác nhau về hương vị với các mức giá khác nhau, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ trung cấp, trung cao và cao cấp như: Classic-Original-Premium. Còn với dòng sản phẩm cà phê rang xay, Vinacafé sẽ có 3 phân nhóm: Black, Heritage và Mundo. 3.2 Sản xuất Mạnh dạn cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, cải tạo và mở rộng nâng công suất thành công nhà máy chế biến cà phê hòa tan từ 80 tấn lên 250 tấn/năm, sản phẩm đạt chất lượng tốt. Để phát triển sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại, công ty đã nghiên cứu đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất cà phê sữa 3 trong 1. Sản phẩm cà phê 3 trong 1 là sản phẩm đầu tiên được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam, đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận, có mức tiêu thụ cao Tiếp tục đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại của châu Âu, sản xuất cà phê hòa tan 800 tấn/năm, trị giá 120 tỷ đồng, đã nâng công suất chế biến cà phê của công ty lên 1.000 tấn cà phê/năm. Đầu tư dây chuyền mới và sản phẩm cà phê 3 trong 1 đã tạo bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đầu tư nhiều vào công tác tư vấn cho người trồng cà phê về giống, cách chế biến cà phê hạt có chất lượng cao, và đầu tư cho các nông trường vật tư, thiết bị máy móc tưới tiêu để đổi lại cà phê hạt trên cơ sở hai bên cùng có lợi thông qua các hợp đồng kinh tế. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, sản phẩm được sản xuất ra trên dây chuyền công nghệ thực hiện đúng quy trình quy phạm, không chỉ bảo đảm về chất lượng mà còn thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và khách hàng châu Âu, châu Mỹ. 3.3 Hoạt động marketing Doanh số Theo đó, trong năm 2015, công ty đạt doanh thu thuần 3.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2014, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 295 tỷ đồng, bằng 74% so với năm trước. Thị Phần Với 41% thị phần, Vinacafé Biên Hòa hiện là nhà sản xuất cà phê hòa tan số một Việt Nam, theo khảo sát vừa được Nielsen công bố. Sản phẩm Cafe rang xay Chiến lược : - Là sản phẩm được công ty chú trọng đầu tư ,nằm trong chiến lược phát triển thương hiệu. Vinacafe không chỉ nổi tiếng với thương hiệu cà phê hòa tan mà còn nổi tiếng với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan_tri_chien_luoc_de_tai_lap_ma_tran_ife_efe_swot.doc
Tài liệu liên quan