Quốc tế học - Quan hệ Hoa kỳ - Cuba (1992 – 2016)

LỜI MỞ ĐẦU . 6

1. Tính cấp thiết của đề tài . 6

2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.12

3.1. Mục đích.12

3.2. Nhiệm vụ.12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .13

4.1. Đối tượng nghiên cứu .13

4.2. Phạm vi nghiên cứu.13

5. Phương pháp nghiên cứu.14

6. Đóng góp của luận văn .14

7. Kết cấu luận văn.14

Chương 1:NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HOA KỲ -

CUBATỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2016 .16

1.1. Khái quát quan hệ Hoa Kỳ - Cuba từ năm 1959 - 1992 .16

1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực.18

1.2.1. Quốc tế .

1.2.2. Khu vực .

1.2. Tình tình Hoa Kỳ,Cuba.

1.2.1. Hoa Kỳ.

1.2.2.Cuba.

Chương 2 :DIỄN BIẾN QUAN HỆ HOA KỲ - CUBA TỪ NĂM 1992 ĐẾN

2016 .

2.1. Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba trong giai đoạn cấm vận .

pdf28 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quốc tế học - Quan hệ Hoa kỳ - Cuba (1992 – 2016), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ với Cuba. Đây là một diễn biến có ý nghĩa lịch sử đối với Hoa Kỳ - Cuba, đồng thời sẽ có tác động không nhỏ tới quan hệ chính trị quốc tế trong thời gian tới. Có thể khẳng định, nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba sẽ giúp các nhà khoa học giải mã được nhiều vấn đề trong quan hệ chính trị quốc tế đương đại, qua đó đưa ra những dự báo đáng tin cậy về cục diện chính trị thế giới. Đồng thời, ở thời điểm Việt Nam và Hoa Kỳ đang kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, cùng với mối bang giao gắn bó lâu đời với dân tộc Cuba, việc nghiên cứu sâu về quan hệ Hoa Kỳ - Cuba cũng sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong quá trình phát triển quan hệ với hai quốc gia này. Với những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba (1992- 2016)”làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba, nhất là trong những năm 1992- 2016 cũng chưa có nhiều. Phần lớn các bài viết về chủ đề này được đề cập trên tin tức hoặc các bài phân tích trên tạp chí chuyên ngành. Vấn đề quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Cubathường chỉ đề cập như một phần nhỏ trong tổng thể phân tích về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Cuba. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: Trong cuốn Quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên Á châu – Thái Bình Dương, tác giả Nguyễn Trường đã viết chuyên luận Vài sự thật trong nửa thế kỷ quan hệ Cuba – Hoa Kỳnăm 2013 – Nhà xuất bản Tri thức. Trong phần này, tác giả cuốn sách đề cập tới tình hình chính trị thế giới, quan hệ quốc tế, đặc biệt có 8 phân tích chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước, trong đó có Cuba. Chuyên luận đã đề cập đến mối quan hệ Cuba – Hoa Kỳ trong mấy thập kỷ. Trong cuốn trích dịch Phiđen Caxt’rô Rux, con người và chính kiến, tác giảcuốn sách đã nêu một số quan điểm của mình về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba và giải thích vì sao hai nước lại có sự bất đồng sâu sắc trong những năm qua đến như vậy. Cuốn Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI của tác giả Bruce W. Jentlesonnăm 2004 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, đã nêu rõ, phân tích chiến lược chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và quá trình lựa chọn trong từng bối cảnh. Phạm vi nội dung cuốn sách gồm những vấn đề chính của chiến lược chính sách đối ngoại, lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và những chính sách phục vụ lợi ích đó một cách tốt nhất. Cuốn sách cũng chỉ rõ hoạch định chiến lược đối ngoại là “bản chất của sự lựa chọn”, những phương cách để xây dựng những mục tiêu và chính sách là những phương cách tối ưu để đạt được những mục tiêu đó. Một số ấn phẩm tiêu biểu của các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cơ quan trực thuộc chính phủ, phi chính phủ có thể kể đến: Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội (Congressional research service) “Cuba: U.S. Policy and Issues for the 113th Congress”. Trong bài báo cáo này, đề cập đến sự thay đổi chính sách, mục tiêu và mô hình kinh tế của Cuba, bên cạnh đó bài báo cáo cũng đề cập đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Cuba trong việc ban hành pháp luật và nới lỏng sự trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Cuba. Bên cạnh đó, bài báo “Quan điểm của Cuba về việc tổ chức các quốc gia Châu Mỹ (OAS) bãi bỏ nghị quyết cắt đứt quan hệ với Cuba” trên tạp chí Châu Mỹ ngày nayđề cập đến việc OAS đã họp bàn và đi đến thống nhất xóa bỏ Nghị quyết 1962, cho Cuba tái gia nhập OAS năm 2009 – tổ chức liên chính phủ các nước Mỹ Latinh. Hành động trên của OAS được coi là động thái tích cực đối với Cuba sau 47 năm tuyệt giao quan hệ và cũng là cơ hội để Cuba thoát ra khỏi hệ lụy từ Nghị quyết 1962 mà đất nước và con người nơi đây đã và đang đối 9 mặt. Nhưng bên cạnh đó Cuba cũng chỉ trích tổ chức này đã chính thức hóa cuộc bao vây, cấm vận của Hoa Kỳ chống Cuba năm 1962 cũng như ép các nước thành viên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba. Trong cuốn sách “US – Cuban relations in the 21st century” của tác giả Bernard W. Aronson và William D. Rogers, năm 2000 – nhà xuất bản Council on Foreign Relations, nói đến một bước tiến quan trọng làm sâu sắc hơn sự đồng thuận của hai đảng do một chính sách mới của Hoa Kỳ đối với Cuba. Trong cuốn sách có nói đến các điều khoản đầu tư của Hoa Kỳ ở Cuba, giải quyết khiếu nại sung công Cuba. Cuốn sách này nhằm kích thích các cuộc thảo luận giữa những người quan tâm trong việc tạo một chính sách sáng tạo và năng động đối với Cuba. Hai tác giả cũng đề cập đến các lĩnh vực khuyến nghị: các bước cụ thể hóa để thúc đầy đoàn tụ gia đình, di cư an toàn và hợp pháp, phát triển mối quan hệ và tăng cường hợp tác chống ma túy, phát triển giao lưu giữa quân đội Hoa Kỳ và Cuba, quyền thương mại, quyền đầu tư, tài sản và lao động. Năm 1996, cuốn sách “Cuba and the United States: A Chronological History” dày 416 trang của nhà sử học người Mỹ - Jane Franklin đã đề cập đến sự quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Cuba, nêu những mốc diễn biến thời gian sóng gió, gây nhiều tranh cãi liên quan đến hai nước từ cuộc cách mạng Cubanăm 1959 đến năm 1995. Sự độc đáo của cuốn sách này là định dạng lịch sử của nó, các sự kiện, tin tức được đưa ra theo một trật tự, được nhóm theo năm tháng nhưng nhược điểm của nó là không bình luận về quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Cuba. Nhà nước và cách mạng: Hoa Kỳ và Cuba, 1952 – 1986 (Imperial State and Revolution: The United States and Cuba 1952 – 1986) của tác giả Morris H. Morley. Cuốn sách nói đến Hoa Kỳ đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển chính trị và kinh tế của Cuba trong nửa đầu của thế kỷ XX. Sự xuất hiện vào những năm 1950 của một phong trào đối lập trên diện rộng để các chế độ độc tài Batista đã được xem bởi các nhà hoạch định chính sách của Mỹ như là một mối đe dọa cho quyền lợi của Mỹ. Morris Morley cho thấy trong cuốn 10 sách này, đã tập trung vào việc tái khẳng định ảnh hưởng của Mỹ. Dựa trên các cuộc phỏng vấn cá nhân, tài liệu mật thu được thông qua Đạo luật Tự do Thông tin, và các nguồn chính khác, nghiên cứu này trình bày những phân tích toàn diện nhất cho đến nay về những nỗ lực của chính quyền Kennedy và Johnson để cô lập Cuba, chính trị trong nước Mỹ Latinh và kinh tế trên toàn thế giới tư bản. Cuốn sách cũng phân tích các phản ứng của Quốc hội Hoa Kỳ và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đối với chính sách của Nhà Trắng trong năm 1970. Trong phần kết, Morley đã bình luận về chính sách thù địch của chính quyền Hoa Kỳ đối với Havana trong thời gian đầu năm 1960. Trong cuốn sách Các bước tiến mới trong quan hệ Cuba – Hoa Kỳ (New Steps in U.S.-Cuba Relations) của hai nhà ngoại giao Ambassador Vicki Huddleston và Carlos Pascual, các tác giả đã đề cập đến việc Hoa Kỳ cần phải áp dụng một số chính sách chủ động của các cam kết quan trọng và mang tính xây dựng đối với Cuba. Cuba luôn muốn quan hệ bình thường với hầu hết các quốc gia trên thế giới và Hoa Kỳ nhằm cô lập chính phủ Cuba và biến Cuba thành “kẻ yếu” trên trường quốc tế. Hai nhà ngoại giao Ambassador Vicki Huddleston và Carlos Pascual đã tập hợp ý kiến của các nhà lãnh đạo trong cộng đồng người Mỹ gốc Cuba, các học giả, các nhà ngoại giao quốc tế để định hướng và tìm tiếng nói chung về chính sách của Hoa Kỳ đối với Cuba, trong đó chủ trương xây dựng một Cuba hòa bình, thịnh vượng và dân chủ về chính trị và kinh tế. Cuốn sách của John C. Giscard viết về Mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba: Xem xét lại các chính sách trừng phạt(U.S.-Cuba Relations: Revisiting the Sanctions Policy). Trong tháng 10 năm 1960, phải đối mặt với một nhà độc tài của chủ nghĩa Mác ngày càng thù địch và đe dọa, Hoa Kỳ thực hiện biện pháp trừng phạt kinh tế chống Cuba. Cuba liên kết với Liên Xô, nó đã trở thành một mối đe dọa vào những lợi ích an ninh quốc gia. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các chính sách, biện pháp trừng phạt đã thành công trong việc đạt được một số mục đích của nó. Tuy nhiên, nó không rõ ràng trong việc loại bỏ Fidel Castro. Năm 11 1989, Liên Xô sụp đổ, và trợ cấp của Liên Xô tới Cuba đã kết thúc. Kể từ khi nền kinh tế Cuba đã trở nên vô cùng phụ thuộc nhiều vào Liên Xô và hỗ trợ quân sự, khi các khoản trợ cấp của Liên Xô đã biến mất, khả năng của Cuba đe dọa an ninh quốc gia Mỹ nhanh chóng tan biến. Trong hệ thống quốc tế mới đa cực này, hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã chọn là thắt chặt các chính sách biện pháp trừng phạt hiện có, hơn là phát triển một mô hình mới. Cuốn sách nghiên cứu nguồn gốc của các chính sách trừng phạt. Back Channel to Cuba: The Hidden History of Negotiations Between Washington and Havana (Trở lại Cuba: Lịch sử các cuộc đàm phán bí mật giữa Washington và Havana) của tác giả William M.LeoGrande và Peter Kornbluh. LeoGrande là cựu hiệu trưởng và là một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Mỹ Latinh. Cuốn sách này đã đề cập đến hàng trăm tài liệu bí mật trước đây của Hoa Kỳ và tiến hành các cuộc phỏng vấn với hàng chục nhà đàm phán, trung gian, và các nhà hoạch định chính sách, bao gồm cả Fidel Castro và Jimmy Carter. Các tác giả đã miêu tả, bất chấp những ồn ào chính trị căng thẳng nỗ lực cải thiện xung quanh việc quan hệ với Havana, cuộc đàm phán quan trọng đã được thực hiện bởi các chính quyền tổng thống kể từ Eisenhower thông qua các cuộc họp bí mật. Cuốn sách cũng chỉ ra mười bài học quan trọng cho các nhà đàm phán của Hoa Kỳ và cũng cung cấp một quan điểm quan trọng về quá trình bình thường hóa được tiến hành ra sao và làm sáng tỏnhững giai đoạn quan trọng trong quan hệ Hoa Kỳ-Cuba. Cuốn sách Constructing US Foreign Policy: The Curious Case of Cuba (Routledge Studies in Us Foreign Health) của tác giả David Bernell đề cập đến việc tìm cách giải quyết gốc rễ của sự thù địch là đặc trưng của mối quan hệ của Mỹ với Cuba và đã kéo dài trong nhiều thập kỷ, rất lâu sau Chiến tranh lạnh. Nó trả lời cho câu hỏi tại sao chính sách thời Chiến tranh lạnh của Mỹ đối với Cuba đã không thay đổi đáng kể, mặc dù môi trường quốc tế đã thay đổi hoàn toàn. Bernell lập luận rằng chính sách đối ngoại đối với Cuba không thể được xem như là một phản ứng liên quan đến các thách thức đối với lợi ích và nguyên tắc 12 của Hoa Kỳ. Khảo cứu nhiều nguồn tư liệu trong đó có các tài liệu chính phủ và bài phát biểu chính thức, công trình này góp phần tìm hiểu nguồn gốc và quá trình triển khai các chính sách sai lầm tập trung tới sự khác biệt, tính phi lý và thấp kém của Cuba khi đặt cạnh các giá trị vượt trội của Hoa Kỳ. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu như trên đã nghiên cứu và phân tích khá đa chiều và toàn diện về mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba trong nhiều thập kỷ. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các học giả, những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn này tập trung phân tích quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba trong những năm 1992 - 2016. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích các nhân tố tác động đến quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước; thuận lợi và khó khăn trong quan hệ hai nước; triển vọng tương lai của mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Năm 1991, chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã và không thể tiếp tục cạnh tranh với Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu Đông – Tây kéo dài 40 năm, kinh tế Liên Xô rơi vào tình trạng trì trệ. Cuba – một trong nhừng đồng minh của Liên Xô cũng chịu những ảnh hưởng về kinh tế của việc tan rã này. Hơn nữa, Cuba còn chịu những lệnh cấm vận về kinh tế bởi các đạo luật Herm – Burton, Torricelli do Hoa Kỳ áp đặt, vì vậy càng làm tăng thêm khó khăn đối với nước này.Mục đích của luận văn là tìm hiểu, làm rõ, giải thích và phân tích mối quan hệ giữa hai cựu thù Hoa Kỳ - Cuba từ năm 1992 – 2016, những nhân tố nào đã tác động tới Hoa Kỳ để tiến tới Chính quyền Obama bình thường hóa quan hệ với Cuba? 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Phân tích, tìm hiểu mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba. 13 2. Giải thích nhân tố tác động đến chính sách cấm vận, quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia Hoa Kỳ - Cuba. 3. Dự báo những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát triển của hai nước Hoa Kỳ - Cuba. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ hai nước Hoa Kỳ - Cuba: nguyên nhân, lý do cấm vậnvà những nhân tố tác động đến việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu quan hệ Hoa Kỳ - Cubatừ năm 1992 đến năm 2016 - Phạm vi không gian: Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba được coi là mối quan hệ có diễn biến căng thẳng, phức tạp được toàn thế giới quan tâm và có rất nhiều ý kiến về mối quan hệ này. Tổng thống Hoa Kỳ John Kenedy đã thi hành chính sách cấm vận toàn diện đối với Cuba từ năm 1961, nhằm tiêu diệt và cô lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Tây bán cầu. Các biện pháp cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ đối với Cuba trong suốt hơn 50 năm qua đã khiến nền kinh tế của nước này thiệt hại hơn 100 tỷ USD. Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba chưa từng là vấn đề song phương đơn giản mà là nhân tố quan trọng tác động đến xu hướng địa chính trị của toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Trong suốt 22 năm qua, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đều thông qua nghị quyết với sự ủng hộ gần như tuyệt đại đa số kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đối Cuba. Tỷ lệ ủng hộ nghị quyết này là 188 phiếu ủng hộ và 2 phiếu trống là của Hoa kỳ và Israel. Qua nhiều nỗ lực hàn gắn và có sự giúp đỡ của Tòa thành Vantican và Canada, Hoa Kỳ và Cuba đã trải qua các cuộc đàm phán bí mật kéo dài 18 tháng, ngày 17/12/2014 Hoa Kỳ - Cuba đã đưa ra Tuyên bố chung về Bình thường hóa quan hệ, mở ra một chương mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau nửa thế kỷ thù địch, đối đầu. 14 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích. Phương pháp nghiên cứu riêng có của ngành quan hệ quốc tế như khung phân tích theocấp độ quốc tế - quốc gia - cá nhân, các lý thuyết lớn như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần luận giải, làm sáng tỏ thêm mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba trong những năm 1992 - 2016, qua đó có thể thấy sự thay đổi chính sách, cách nhìn nhận của Hoa Kỳ đối với Cuba, cách giải quyết vấn đề của những người đứng đầu hai nước. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành quan hệ quốc tế, chính trị học,...và cho những người quan tâm đến các vấn đề chính trị quốc tế. 7. Kết cấu luận văn Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, bên cạnh phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu ba chương, cụ thể là: Chƣơng 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HOA KỲ - CUBA TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2016 Trong chương này trình bày, phân tích các cấp độ trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ - Cuba về những vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội. Sau đó, chương này sẽ nêu các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa hai nước từ năm 1992 đến năm 2016. Chƣơng 2: QUAN HỆ HOA KỲ - CUBA TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2016 Trong chương này hình thành hai giai đoạn quan hệ giữa hai nước. Giai đoạn thứ nhất, áp đặt chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Cuba, đây cũng chính là thời điểm quan hệ giữa hai nước trở nên đối đầu, căng thẳng về kinh tế, 15 chính tri – xã hội. Giai đoạn thứ hai, hai nước nước bắt tay nhau, bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm cấm vận. Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HOA KỲ - CUBA Chương này cũng trình bày những tiền đề, thuận lợi,khó khăntrong quan hệ Hoa Kỳ - Cuba,triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 16 Chƣơng 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HOA KỲ - CUBA TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2016 1.1. Khái quát quan hệ Hoa Kỳ - Cuba từ năm 1959 - 1992 Sau chiến tranh thế giới thứ II, để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng cao ở Cuba, tháng 3 - 1952, Hoa Kỳ điều khiển tướng Batista làm cuộc đảo chính thiết lập một chế độ độc tài quân sự. Sau khi lên cầm quyền, Batista giải tán Quốc hội, xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ được ban hành năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và tàn sát hàng chục nghìn chiến sĩ yêu nước Cuba, cầm tù hàng chục vạn người (trong những năm 1952 - 1958). Dưới ách thống trị độc tài khủng bố của Batista, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba vẫn không ngừng phát triển.Bước sang những năm 1957 - 1958, phong trào đấu tranh vũ trang đã lan rộng khắp mọi miền đất nước Cuba, nhiều căn cứ địa mới được thành lập và lực lượng vũ trang cách mạng đã có những đơn vị lớn mạnh. Ngay khi cách mạng thắng lợi, Cuba phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, một trong những vấn đề đó là sự chống đối của Hoa Kỳ. Quan hệ của hai nước này xấu đi khi chính quyền cách mạng Cuba cho tiến hành nhiều biện pháp như tịch thu bất động sản tư nhân, quốc hữu hóa các vận dụng công cộng, các xí nghiệp của tư bản nước ngoài trong đó có các công ty của Hoa Kỳ, đồng thời trục xuất nhiều người Hoa Kỳ ra khỏi Cuba. Tháng 10/1959, chính quyền Fidel Castro tuyên bố xây dựng Cuba theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh chiến tranh Lạnh đang căng thẳng, thực tế này cho thấy quan hệ Hoa Kỳ - Cuba trở nên bất đồng sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó, Cuba ngày càng tiến gần đến hơn với Liên Xô và đây cũng là yếu tố có lợi cho Liên Xô. Quan hệ giữa hai nước này càng thân thiết thì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba ngày càng căng thẳng. Khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô sau năm 1959, Cuba trở nên phụ thuộc vào thị trường và các viện trợ quân sự của Liên Xô và trở thành đồng minh của Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh 17 Lạnh. Việc cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ buộc Cuba phải khẩn trương tìm kiếm thị trường mới nhằm đẩy lùi khủng hoảng kinh tế. Cuba đã kêu gọi từ phía Liên Xô và được chính phủ nước này giúp đỡ và chính điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nền kinh tế Cuba nhiều năm sau đó. Hoa Kỳ đã chống phá Cuba thông qua rất nhiều biện pháp, trên nhiều phương như: chống phá Nhà nước Cuba, tiến hành các cuộc xâm lược và can thiệp lãnh thổ của Cuba, lúc này chính sách mới của Hoa Kỳ là lật đổ Chính phủ Fidel Castro bằng mọi cách. Vụ nổ tàu ở cảng Havana tháng 3/1960 được coi là một trong những âm mưu chống phá Cuba của Hoa Kỳ, vụ nổ tàu làm chết và bị thương nhiều thủy thủ và công nhân bốc dỡ, binh lính, quân nhân và đội cứu hỏa Cuba, tổng cộng có 81 người tử vong. Mối quan hệ của hai nước này ngày càng xấu đi, đối với nhân dân Cuba, vụ nổ tàu này được chứng minh quyết tâm dẹp bỏ cách mạng Cuba của Hoa Kỳ. Sự kiện Vịnh con Lợn (1961) cũng được coi là một trong những cột mốc quan trọng trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba. Đây là cuộc tấn công của một nhóm người Cuba lưu vong được đưa vào Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) tài trợ và huấn luyện vào Cuba với mục địch lật đổ chính phủ cộng sản của Fidel Castro, dựng lên một chính quyền lâm thời đã được Hoa Kỳ dựng sẵn ở Miami. Tuy nhiên, đến ngày 19/4/1961, cứ điểm cuối cùng của quân đánh thuê đã bị tiêu diệt, cuộc tấn công xâm lược đã thất bại hoàn toàn. Sự kiện Vịnh con Lợn tuy thất bại nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa từ bỏ ý định trong việc lật đổ chính quyền của Chủ tịch Fidel Castro và vẫn tiếp tục coi Cuba như một thách thức đối với sự bá quyền của họ ở Mỹ Latinh và cần được loại bỏ. Trước thái độ này của Hoa Kỳ, để bảo vệ thành quả của Cách mạng, Chính phủ Cuba một mặt đẩy nhanh quá trình đào tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nước, mặt khác dựa vào các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô để đấu tranh chống lại sự đe dọa xâm lược của Hoa Kỳ. Năm 1962, hai Bộ trưởng Quốc phòng và Kinh tế của Cuba là Raul Castro và Che Guevara đã đi Moscow, đề nghị Liên Xô có biện pháp bảo vệ Cuba chống Hoa Kỳ xâm lược. Ban lãnh đạo Liên Xô do Khrushchev đứng đầu, tuy Liên Xô muốn thúc hòa bình với Hoa Kỳ nhưng vẫn muốn thương lượng trên thế mạnh 18 và đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Tình hình phát triển ở Cuba là cơ hội tốt để Liên Xô gây sức ép đối với Hoa Kỳ ngay tại Mỹ Latinh. Sau khi thống nhất với Chính phủ Cuba, Liên Xô đã triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung trên lãnh thổ Cuba để giúp Cuba bảo vệ nền độc lập của mình. Hành động này của Liên Xô đã dẫn tới cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khiến cho mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba càng trở nên căng thẳng. Năm 1962, Liên Xô đã bí mật chuyển nhiều thiết bị quân sự theo đường biển qua Đại Tây Dương đến Cuba và bị máy bay thám thính U2 của Hoa Kỳ phát hiện ra sự có mặt của quân đội Liên Xô cùng nhiều trang thiết bị quân sự ở Cuba. Tổng thống John.F Kennedy đã bất ngờ vì tên lửa của Liên Xô được triển khai chỉ cách lãnh thổ Hoa Kỳ vài chục kilimet. Đồng thời ông cũng thông báo về những quyết định của Chính phủ Hoa Kỳ như: tổ chức phong tỏa bằng hải quân quanh Cuba, khám xét những tàu vận tải vũ khí đến Cuba nhằm ngăn chặn việc đưa vũ khí nguyên tử của Liên Xô đến nước này và gửi tối hậu thư đòi Liên Xô dỡ bỏ và rút lui về nước. Các nước trên thế giới hồi hộp, lo sợ nguy cơ về cuộc chiến tranh thế giới mới. Trước tình hình trên, Hoa Kỳ đã cách ly Cuba và đặt quân đội trong tình trạng báo dộng. Ngày 28/10/1962, theo thỏa thuận đạt được giữa hai bên, Liên Xô đồng ý tháo gỡ toàn bộ số tên lửa của mình ở Cuba, Hoa Kỳ cam kết không tấn công Cuba trong tương lại, đống thời tháo dỡ một số căn cứ hạt nhân ở châu Âu, cuộc khủng hoảng tên lửa kết thúc. Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 được coi là đỉnh diểm của sự thù địch căng thẳng ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Cuba sau cuộc Cách mạng Cuba năm 1959. Cuộc khủng hoảng này thực chất là sự đối đầu và chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong hoàn cảnh Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào, khiến tình hình thế giới ngày càng căng thẳng. 1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Cuba là mối quan hệ có diễn biến căng thẳng, phức tạp nhất trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại. Hai quốc gia, mặc dù là láng giềng của nhau nhưng do chịu tác động của tình hình quốc tế và tư duy của thời kỳ Chiến tranh lạnh nên vẫn chưa xây dựng được mối quan hệ mang tính chất 19 hữu nghị, tin cậy giữa các quốc gia khác trong cộng đồng Mỹ Latinh nói riêng và thế giới nói chung. Sau khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Cuba thành công (01/01/1959) đã lật đổ được chế độ độc tài Batista thân Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai nước này từ đồng minh trở thành thù địch. Cuộc cách mạng này đã tác động đến phạm vi trong nước và quốc tế.Tháng 2/1961, Tổng thống Hoa Kỳ John Kenedy đã thi hành chính sách cấm vận toàn diện với Cuba nhằm mục tiêu cô lập và tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Tây Bán cầu này[54]. Từ đó đến trước năm 2014, mặc dù tại Hoa Kỳ và Cuba đã diễn ra những thay đổi quan trọng về chính trị và kinh tế, nhưng lệnh cấm vận này vẫn được duy trì, nó như là một “lời nguyền” của lịch sử mà bất cứ vị Tổng thống Hoa Kỳ nào cũng không dám xóa bỏ và bát chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và dư luận Hoa Kỳ.Chính sách cấm vận khắc nghiệt này của Hoa Kỳ đã bị nhiều nước trên thế giới phản đối và yêu cầu dỡ bỏ. Kể từ năm 1992, hàng năm Đại hội đồng Liên hợp quốc đều thông qua nghị quyết yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận chống Cuba vì coi đây là hành động vi phạm Hiến chương LHQ cũng như luật pháp quốc tế. Trong phiên họp toàn thể ngày 29/10/2014, với 188 trên 193 nước ủng hộ, Đại hội đồng LHQ khóa 69 cũng đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Hoa Kỳ chống Cuba”. Nghị quyết mới nhất này của Đại hội đồng LHQ đã tiếp thêm động lực cho chính phủ Cuba trong công cuộc đấu tranh đòi Hoa Kỳ bãi bỏ các chính sách đơn phương cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền trên thế giới. Đồng thời, Nghị quyết cũng thôi thúc chính quyền của Tổng thống Obama có những hành động mạnh mẽ, dứt khoát hơn trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba. Obama là ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng, kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 1 năm 2009, ông đã có những thay đổi để nới lỏng “dây xích” đang siết chặt nền kinh tế đầy khó khăn của Cuba. Một trong số đó là cho phép kiều dân Cuba được tăng số kiều hối và số lần về thăm quê hương. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Lê Lan Anh (tổng hợp 2009), Quan điểm của Cuba về việc tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) bãi bỏ nghị quyết cắt đứt quan hệ với Cuba, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 07 – 2009. 2. Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đỗ Lộc Diệp (1997), Mỹ Latinh một vùng năng động, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Thùy Dương (tổng hợp 2011), Vấn đề cải cách kinh tế ở Cuba, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 06 – 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004383_6247_2006699.pdf
Tài liệu liên quan