Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

* An Dương Vương chế nỏ, giữ nước

- Thành xây xong, vua băn khoăn hỏi Rùa vàng: “Có giặc lấy gì mà chống”

- Rùa Vàng cho vuốt, Vua sai Cao Lỗ làm nỏ (Linh quang Kim Quy thần cơ).

- An Dương Vương có nỏ thần, sức mạnh tăng, Triệu Đà chịu thất bại, không dám đối chiến, đành cầu hòa.

Các chi tiết này có ý nghĩa:

+ Nhà vua ý thức cao về việc dựng nước, gắn liền với giữ nước, lo lắng cho vận mệnh của xã tắc, chủ động trong việc phòng bị, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước.

+ Vua có tài, có tâm, coi trọng hiền tài, một lòng chăm lo cho đất nước nên đất nước vững mạnh, thanh bình.

 

doc69 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thiết để có thành công trong mọi công việc Tiết 2 PHIẾU HỌC TẬP Tiết 11 BÀI “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” Họ và tên: Lớp: Yêu cầu chuẩn bị Nội dung chuẩn bị 1. Nêu biểu hiện của bi kịch nước mất, nhà tan, tình yêu tan vỡ? 2. Những sai lầm nào của ADV và MC dẫn đến thảm hoạ mất nước? ( - Sự mất cảnh giác của Vua thể hiện ntn? CH1b sgk) - Sai lầm lớn nhất của Mị Châu là gì? (Ý kiến riêng của em về 2 cách đánh giá trong CH2 sgk) 3. Từ bi kịch trên TP gủi gắm cho thế hệ sau bài học gì? - Ôn lại kiến thức môn giáo dục công dân và môn Giáo dục Quốc phòng an ninh về vai trò của người lãnh đạo, về trách nhiệm của công dân với sự nghiệp dựng xây, bảo vệ tổ Quốc - Các kĩ năng cần thiết để xử lí mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng như thế nào? 4. Sáng tạo chi tiết về Rùa vàng, vua chém đầu con và cầm sừng tê xuống biển thể hiện thái độ của nhân dân đối với ADV như thế nào? so sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời em thấy có điểm gì giống và khác nhau? (CH1c sgk) 5. Thái độ của nhân dân đối với nhân vật MC? - Chi tiết máu MC trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. xác hoá thành ngọc thạch. Chi tiết này thể hiện thái độ của người đời xưa như thế nào đối với MC?và nhắn nhủ điều gì đối với thế hệ trẻ đời sau? ( CH3 sgk) 6. Đối với Âu Lạc, Trọng Thủy là người ntn? Chi tiết'' ngọc trai - giếng nước '' có phải khẳng định tình yêu chung thuỷ ở Trọng Thủy hay không? thái độ của tác giả dân gian đối với Trọng Thủy? (CH4 sgk) 7. Từ sự phân tích trên hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử của truyện ? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hoá như thế nào? (CH5 sgk) ( Tích hợp kiến thức lịch sử bài 14,15; Nước Âu Lạc) Tích hợp môn GDCD10 Bài Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình Công dân với sự nghiệp bảo vệ TQ (bài 12, 14) Tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp, lớp 10, chủ đề tháng 10 b. Bi kịch nước mất, nhà tan và thái độ của tác giả dân gian b1/ Bi kịch nước mất, nhà tan: - Biểu hiện của bi kịch nước mất, nhà tan: - Biểu hiện của bi kịch tình yêu: - Nguyên nhân của bi kịch + Sai lầm của An DươngVương: + Sai lầm của Mị Châu: - Bài học từ bi kịch trên (vai trò của người lãnh đạo, về trách nhiệm của công dân với sự nghiệp dựng xây, bảo vệ Tổ Quốc) - Các kĩ năng cần thiết để xử lí mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng b2/ Thái độ của nhân dân đối với nhân vật các nhân vật: * Thái độ của nhân dân đối với ADV? Lí giải? * Thái độ của nhân dân đối với Mị Châu? Lí giải? * Thái độ của nhân dân đối với Trọng Thủy? Lí giải? * Cái lõi lịch sử của truyền thuyết này là: * Cốt lõi lịch sử ấy được dân gian thần kì hoá qua hình ảnh : 3. Bài học (Chú ý phần Ghi nhớ SGK) III/ Luyện tập BT1 (SGK) BT2 (SGK) BT3 : Tìm một số tác phẩm nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa, kịch... về An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy II.2.5: MÔ TẢ BÀI GIẢNG TIẾT 10+11 – ĐỌC VĂN TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY II.2.5.1.Tiết thứ nhất Nội dung trọng tâm của bài học, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu những vấn đề sau: Giới thiệu chung về truyền thuyết. Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa. Giới thiệu tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. Tìm hiểu phần 1 (An Dương Vương xây thành, chế nỏ, thắng giặc) Ổn định tổ chức và kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét các sản phẩm học sinh đã nộp cho GV qua gmail và thông báo tên HS, sản phẩm HS sẽ được trình bày trong giờ học để HS chuẩn bị tâm thế. Phần bài mới: I. Tìm hiểu chung 1.Trước hết giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu khái quát về truyền thuyết: - GV kiểm tra việc sử dụng sơ đồ tư duy nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn trong SGK mà học sinh đã chuẩn bị ở nhà. Nhận xét và gọi HS trình chiếu (nếu HS đã chuẩn bị trên máy tính). - Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi: + Dạng câu hỏi biết kiểm tra trí nhớ của học sinh: Nhắc lại định nghĩa thế nào là truyền thuyết? Kể tên một số truyền thuyết của Việt Nam? (học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung nếu cần) * Khái niệm truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử (hoặc liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đát nước, dân tộc hay cộng đồng cư dân một vùng. + Giáo viên ra câu hỏi hiểu kiểm tra việc hiểu của học sinh về đặc trưng của truyền thuyết: Từ khái niệm trên, theo em đặc trưng của truyền thuyết là gì (học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung nếu cần, đồng thời chiếu slaide sau lên màn hình để học sinh trực quan) * Đặc trưng của truyền thuyết : Có yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng. Thể hiện quan điểm của nhân dân và gắn liền với các lễ hội và tục thờ cúng GV trình chiếu tranh, gọi HS xem tranh đoán tên các truyền thuyết và nêu ý nghĩa của các truyền thuyết đó. HS đoán trước, GV chiếu slide sau. 2. Giáo viên tổ chức hoạt động giới thiệu cụm di tích Cổ Loa: - Giáo viên sử dụng PPDH nêu và GQVĐ, PP WebQuest (Khám phá trên mạng) Dựa vào phần học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên gọi học sinh trình bày, ưu tiên phần trình bày có hình ảnh, có sơ đồ, có nội dung trình chiếu. Hoạt động này nhằm phát triển cho học sinh: năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự nhận thức, năng lực sử dụng ngôn ngữ Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình. Sau đó nhận xét, biểu dương và giới thiệu thêm một vài hình ảnh về Cổ Loa. Đặc biệt là giới thiệu cấu trúc của thành để học sinh hình dung kiến trúc độc đáo và những giá trị lịch sử, quân sự, kinh tế của thành Cổ Loa đối với nhà nước Âu Lạc đương thời. (Tích hợp kiến thức địa lí, lích sử, GV trình chiếu kết hợp thuyết minh * Giới thiệu chung: Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên. Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Cổng vào đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa * Vị trí địa lý của thành Cổ Loa Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình. Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam. Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. * Cấu trúc Thành Cổ Loa Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ". Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, là đá và gốm vỡ. Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m -12m. Chân lũy rộng 20m - 30m, mặt lũy rộng 6m - 12m. + Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng Mỵ Châu. Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. + Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng. + Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m - 4m (có chỗ tới hơn 8m). Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Bản đồ thành Cổ Loa * Giá trị của thành Cổ Loa - Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến. - Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. - Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Kho mũi tên đồng khai quật ở thành Cổ Loa Tượng Mị Châu tại Cổ Loa Giếng Ngọc tại Cổ Loa 3. Giới thiệu Văn bản: Xuất xứ của VB Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái - tập truyện dân gian được sưu tập vào cuối thế kỉ XV. (GV nhắc HS theo dõi thông tin này trong SGK). GV kết hợp với phần trình chiếu slide sau: II. Phần Đọc- hiểu 1. Giáo viên tổ chức hoạt động tóm tắt tác phẩm. - Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy, hoặc sơ đồ grap - Gọi học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình: Cho học sinh dùng nam châm đính sản phẩm đã chuẩn bị của mình lên bảng hoặc trên tường để các học sinh có thể quan sát, học tập lẫn nhau (đối với những học sinh vẽ trên giấy) Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình chiếu (đối với em đã chuẩn bị trên máy tính). - Có thể tóm tắt theo nhân vật ( nhân vật An Dương Vương, nhân vật Mị Châu, nhân vật Trọng Thủy) - GV nhận xét phần trình bày của HS, sau đó chiếu phần sơ đồ tóm tắt theo cách của cô giáo như sau: Từ việc tóm tắt, GV đặt câu hỏi tìm bố cục của tác phẩm, sau đó chiếu sơ đồ tư duy thể hiện bố cục 2 phần và gợi ý cách đọc hiểu tác phẩm theo bố cục này. 2. Giáo viên tổ chức hoạt động tìm hiểu tác phẩm về nội dung, nghệ thuật và giá trị của nó : Gợi ý HS tìm hiểu tác phẩm theo sơ đồ sau: 2.1. GV hướng dẫn HS hoạt động tìm hiểu phần 1 của tác phẩm: Quá trình xây thành, chế nỏ, thắng giặc ngoại xâm. GV sử dụng PPDH thảo luận nhóm ( còn gọi là dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm). GV chia 3 nhóm - Nhóm 1: Thảo luận về vấn đề: Quá trình xây thành của An Dương Vương diễn ra như thế nào? Do đâu Vua được thần linh giúp đỡ? - Nhóm 2: Thảo luận về vấn đề: Xây thành xong, An Dương Vương băn khoăn về điều gì và được giúp đỡ ra sao? Ý nghĩa của chi tiết này? - Nhóm 3: Thảo luận về vấn đề: Kể về việc xây thành, chế nỏ, dân gian sáng tạo những yếu tố kì ảo nào? Qua đó tác giả dân gian gửi gắm thái độ đối với nhà vua như thế nào? (Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 10, tập 1) HS làm việc nhóm 5 đến 7 phút, ( trên cơ sở nội dung cá nhân HS đã chuẩn bị ở nhà trên phiếu học tập của mình, các nhóm thảo luận, ghi nội dung thống nhất vào tờ giấy khổ lớn, sau đó đính sản phẩm lên bảng và cử đại diện từng nhóm lần lượt trình bày.) HS nghe, HS khác có thể đặt câu hỏi phản biện, hoặc bổ sung ý kiến. GV nhận xét và hướng dẫn học sinh nắm những ý cơ bản: * An Dương Vương xây thành - Hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. - Vua lập đàn trai giới. - Cầu đảo bách thần. - Nhờ cụ già mách bảo, được Rùa Vàng giúp đỡ, thành xây nửa tháng thì xong, thành cao, đẹp, nổi tiếng, gọi là Loa Thành Đó là những khó khăn chồng chất với những cố gắng của nhà vua và sự giúp đỡ của các vị thần. Điều ấy chứng tỏ: + Dựng nước là việc vô cùng khó. + Công việc này đòi hỏi nhà vua phải có tài, có đức, có ý chí, có lòng quyết tâm, có sự sáng suốt, có tính kiên trì, biết sử dụng người tài, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. * An Dương Vương chế nỏ, giữ nước - Thành xây xong, vua băn khoăn hỏi Rùa vàng: “Có giặc lấy gì mà chống” - Rùa Vàng cho vuốt, Vua sai Cao Lỗ làm nỏ (Linh quang Kim Quy thần cơ). - An Dương Vương có nỏ thần, sức mạnh tăng, Triệu Đà chịu thất bại, không dám đối chiến, đành cầu hòa. Các chi tiết này có ý nghĩa: + Nhà vua ý thức cao về việc dựng nước, gắn liền với giữ nước, lo lắng cho vận mệnh của xã tắc, chủ động trong việc phòng bị, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. + Vua có tài, có tâm, coi trọng hiền tài, một lòng chăm lo cho đất nước nên đất nước vững mạnh, thanh bình. * Cách kể chuyện của nhân dân - Sử dụng yếu tố kì ảo: sứ Thanh giang, Rùa Vàng, Nỏ thần... - Tác dụng của cách kể chuyện: + Lí tưởng hoá việc xây thành. + Ca ngợi đề cao vua An Dương Vương (anh minh, sáng suốt, tài năng, đức độ, được lòng dân, trọng người tài) + Đề cao sức mạnh trí tuệ, khả năng của nhân dân Âu Lạc ( Đủ mạnh để trụ vững ở đồng bằng) + Tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm. + Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. GV ra câu hỏi áp dụng, yêu cầu HS động não và trình bày 1 phút. Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh tích hợp với kiến thức của môn học khác như giáo dục công dân và liên hệ thực tế cuộc sống để giải quyết vấn đề. Câu hỏi: Qua phần vừa tìm hiểu em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu quốc gia (người lãnh đạo) Muốn thành công trong công việc, con người cần phải có những kĩ năng gì? HS bày tỏ ý kiến của mình: Có thể có nhiều ý kiến khác nhau. GV tập hợp và đánh giá: Tích hợp kiến thức môn giáo dục công dân lớp 10, bài 14, Môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp, lớp 10, chủ đề tháng 10. + Người đứng đầu ( quốc gia, hoặc một tổ chức nào đó) cần có tài, có tâm, có đức, có chí ( cụ thể là: cần có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược, có tinh thần yêu nước, thiết tha với lợi ích của cộng đồng, biết coi trọng hiền tài, biết tập hợp sức mạnh của nhân dân, luôn chủ động sẵn sàng ứng phó với mọi hoàn cảnh). + Muốn thành công trong bất cứ công việc gì con người cần có ý chí, có nghị lực, có lòng quyết tâm, có sự kiên trì, nhẫn nại, có lòng dũng cảm, có tinh thần tập thể GV củng cố và dặn dò HS học ở nhà và tiếp tục chuẩn bị cho tiết học sau Yêu cầu qua tiết học nắm chắc: + Đặc trưng của truyền thuyết. + Tóm tắt tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy theo nhân vật, tóm tắt bằng sơ đồ. + Ý nghĩa của chuyện kể về sự việc An Dương Vương xây thành, chế nỏ, thắng giặc ngoại xâm. + Bài học về trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tiếp tục chuẩn bị tiết sau theo phiếu học tập GV đã phát. II.2.5.2.Tiết thứ hai Nội dung trọng tâm của bài học. Tìm hiểu bi kịch nước mất nhà tan thể hiện trong tác phẩm. Tìm hiểu thái độ của nhân dân gửi gắm trong tác phẩm. Tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm . Luyện tập củng cố bài học. Sau khi ổn định tổ chức, kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét các sản phẩm học sinh đã nộp cho GV qua gmail và thông báo tên HS, sản phẩm HS sẽ được trình bày trong giờ học để HS chuẩn bị tâm thế, GV hướng dẫn học sinh hoạt động tìm hiểu phần 2 của tác phẩm. Phần bài mới GV tiếp tục hướng dẫn học sinh hoạt động tìm hiểu: Phần II. Đọc hiểu GV trình chiếu sơ đồ, giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ bài học (tiếp theo tiết trước) Giờ trước đã tìm hiểu phần 1 của tác phẩm ( 2.1 An Dương Vương xây thành, chế nó, giữ nước.) Giờ học này GV tổ chức hoạt động tìm hiểu phần 2 của tác phẩm: 2.2. Bi kịch nước mất, nhà tan và thái độ của tác giả dân gian gửi gắm trong tác phẩm. 2.2.1 . Bi kịch nước mất, nhà tan: Giáo viên sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Trước hết là dạng câu hỏi biết và hiểu để hướng dẫn HS tìm hiểu về bi kịch nước mất, nhà tan qua tác phẩm - Câu hỏi: Nêu biểu hiện của bi kịch nước mất, nhà tan, tình yêu tan vỡ được đề cập đến trong tác phẩm? HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau: * Biểu hiện của Bi kịch nước mất, nhà tan : - Xây dựng đất nước thật khó khăn, đã thành công: thành cao to, đẹp, ngai vàng vững, đất nước thanh bình, cha con bên nhau. Nhưng trớ trêu kết cục : Vua để Loa Thành thất thủ, phải bỏ chạy, cùng đường, bị kết tội “để giặc sau lưng”, phải tự tay chém con gái yêu, rồi đi vào lòng biển. Đất nước vào tay giặc, dân chúng lầm than. - Công chúa ngây thơ, trong sáng, một lòng hiếu nghĩa. Nhưng bị kết tội là giặc , bị chém đầu. - Người vợ yêu thương, tin tưởng chồng tuyệt đối. Kết cục bị chồng lừa dối, trước khi chết mới nhận ra mình là nạn nhân của chồng, và coi tình yêu của mình là mối nhục thù. - Chồng yêu thương vợ, muốn ấm êm, hạnh phúc. Nhưng lại lừa vợ, mất vợ, mất tình yêu, mất hạnh phúc, sống trong ân hận dày vò rồi cuối cùng phải tự vẫn. Giáo viên tiếp tục sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Dạng câu hỏi hiểu và câu hỏi phân tích: Câu hỏi: Những sai lầm nào của An Dương Vương và Mị Châu dẫn đến thảm hoạ mất nước? + Sự mất cảnh giác của Vua thể hiện như thế nào? Câu hỏi 1b SGK Ngữ văn 10, tập 1) + Sai lầm lớn nhất của Mị Châu là gì? HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau: * Nguyên nhân của Bi kịch - Sai lầm của An Dương Vương: + Chấp thuận lời cầu hòa của Triệu Đà , nhận lời cầu hôn của Triệu Đà cho Mị Châu lấy Trọng Thủy. + Cho Trọng Thủy ở rể. + Để Trọng Thủy và Mị Châu tự do, không đề phòng, giám sát, không giữ bí mật quốc gia Điều đó có nghĩa là : An Dương Vương chủ quan không nhận ra âm mưu của địch, nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà, vô tình tạo điều kiện để kẻ thù phá từ bên trong. + An Dương Vương lơ là việc phòng thủ, ham vui. Khi giặc đến sát chân thành vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, ý thế vào nỏ thần. + An Dương Vương chủ quan coi thường địch. ( Câu nói : Đà không sợ nỏ thần sao ? thể hiện rõ điều đó) Như vậy nguyên nhân mất nước từ phía An Dương Vương là do chủ quan, mất cảnh giác, mơ hồ về bản chất của kẻ thù. Nhà Vua đã thất bại trước mưu kế thâm hiểm của chúng. - Sai lầm của Mị Châu: GV cho HS trình bày ý kiến của mình giải quyết câu hỏi 2 trong SGK. Việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần,có hai cách đánh giá: Ý kiến 1: Mị Châu chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ quốc gia Ý kiến 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí. Ý kiến của em như thế nào? Học sinh trình bày, có thể xuất hiện nhiều ý kiến khác biệt. Chẳng hạn: + Tán thành cách đánh giá thứ nhất, phê phán Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ hai + Tán thành cách đánh giá thứ hai, bênh vực Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ nhất. + Tán thành cách đánh giá thứ hai với lập luận dựa trên luân lí của chế độ phong kiến đòi hỏi người vợ phải nghe theo ý kiến người chồng vô điều kiện, từ đó đưa ra đề nghị chúng ta ngày nay nên thông cảm với Mị Châu, không nên phê phán nàng. GV phân tích định hướng cảm nhận cho HS: Chúng ta phải dựa vào: đặc trưng của thể loại truyền thuyết để trình bày ý kiến của mình một cách thuyết phục. Truyền thuyết là một loại sáng tạo nghệ thuật nên việc phản ánh lịch sử, kể về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử nhằm đề cao cái đẹp, cái tốt, cái tích cực và phê phán cái xấu, cái tiêu cực theo quan niệm của nhân dân. Lịch sử Việt Nam có một đặc điểm nổi bật: đó là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm. Trong tình hình ấy, các sáng tác văn học dân gian nói chung, đặc biệt là truyền thuyết nói riêng, có nhiệm vụ đề cao tư tưởng yêu nước thương nòi, giáo dục lòng trung thành với dân tộc, ý thức và tình cảm tha thiết độc lập, tự chủ. Từ đặc trưng này ta phân tích sai lầm của Mị Châu: + Nàng đã đem bí mật nỏ thần kể cho Trọng Thủy nghe, nàng đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ mà không biết (Nàng đã để lộ bí mật quốc gia) + Hành động rắc lông ngỗng trên đường chạy trốn đánh dấu đường cho Trọng Thủy tìm nàng. Nàng đã vô tình tạo điều kiện cho giặc truy đuổi vua đến tận cùng đường. Như vậy Mị Châu đã cả tin, ngây thơ, có tình yêu mù quáng. Nàng hành động theo tình cảm cá nhân, mà bỏ quên trách nhiệm công dân và nghĩa vụ với Tổ quốc. Nỏ thần thuộc về tài sản quốc gia, bí mật quân sự. Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc bề tôi đối với vua cha, với đất nước. Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Nhân dân kết tội Mị Châu, bằng bản án tử hình: chém đầu là đích đáng. Đành rằng tình cảm vợ chồng gắn bó , nhưng cũng không thể đặt lên trên nghĩa vụ với quốc gia. Nước mất dẫn đến nhà tan, không ai có thể bảo toàn hạnh phúc. Việc làm của Mị Châu là một bài học đắt giá. Tóm lại: An Dương Vương mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, thiếu ý thức cảnh giác dân tộc. Mị Châu trong sáng ngây thơ để tình cảm riêng tư lấn át, bị lợi dụng mà không biết. Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác đã làm tiêu vong sự nghiệp, đưa đất nước vào cảnh ngộ lầm than. Trọng Thủy là gián điệp là kẻ thù gây ra bi kịch đau thương. Giáo viên tiếp tục sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Dạng câu hỏi hiểu và câu hỏi áp dụng nhằm kiểm tra khả năng liên hệ áp dụng thông tin đã thu được vào tình huống mới Câu hỏi : Từ bi kịch trên tác phẩm gửi gắm cho thế hệ sau bài học gì? Bài14 môn giáo dục công dân lớp 10, và bài 9 môn Giáo dục quốc phòng, an ninh: có đề cập đến vai trò và trách nhiệm của công dân đối với Tổ Quốc như thế nào ? HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau: * Bài học từ bi kịch : - Cảnh giác cao độ với kẻ thù. - Cần giải quyết tốt mối quan hệ riêng - chung, nước – nhà , cá nhân – tập thể. Nội dung tích hợp : Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước. Điều 2, phần những quy định chung ghi rõ : Bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước. Điều 5, phần phạm vi bí mật nhà nước ghi rõ : Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật: - Chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước 2.2.2. GV hướng dẫn HS hoạt động tìm hiểu vấn đề thái độ của nhân dân đối với nhân vật An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy: Giáo viên sử dụng PPDH thảo luận nhóm ( còn gọi là dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm). GV chia 3 nhóm Nhóm 1: Thảo luận về vấn đề : Thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương ( Sáng tạo chi tiết về Rùa vàng xuất hiện bảo kẻ ngồi sau lưng nhà vua là giặc, vua chém đầu con và cầm sừng tê xuống biển thể hiện thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương như thế nào? So sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời em thấy có điểm gì giống và khác nhau? (Câu hỏi 1c, sgk Ngữ văn 10 tập 1) Nhóm 2: Thảo luận về vấn đề :Thái độ của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu? ( Chi tiết máu Mị Châu trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác hoá thành ngọc thạch. Chi tiết này thể hiện thái độ của dân gian như thế nào đối với Mị Châu? và nhắn nhủ điều gì đối với thế hệ trẻ đời sau? (Câu hỏi 3, sgk Ngữ văn 10 tập 1) Nhóm 3: Thảo luận về vấn đề: Đối với nhân dân Âu Lạc, Trọng Thủy là người như thế nào? (Chi tiết '' ngọc trai - giếng nước '' có phải khẳng định tình yêu chung thuỷ ở Trọng Thủy hay không? thái độ của tác giả dân gian đối với Trọng Thủy? (Câu hỏi 4, sgk Ngữ văn 10 tập 1) HS làm việc nhóm 5 đến 7 phút, ( trên cơ sở nội dung cá nhân HS đã chuẩn bị ở nhà trên phiếu học tập của mìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKN GD nghia vu cong dan voi su nghiep XD va bao ve TQ qua tac pham Truyen An Duong Vuong va Mi Cha.doc
Tài liệu liên quan