Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh lớp 10 học tốt kỹ năng viết Tiếng Anh”

IV.3. Dạng viết thứ ba tập trung vào các bài viết hai mặt của một vấn đề: writing about advantages or disadvantages, cách viết như sau

a. Mở bài

• Viết một câu về một xu thế chung liên quan đến chủ đề, một số từ và cụm từ có thể sử dụng để viết câu này như:

+. Nowadays,

+. In these days,

+. There is an irrefutable fact that

• Viết câu tiếp theo để thu hẹp phạm vi của vấn đề, có thể diễn đạt lại vấn đề - paraphrase - bằng cách dùng từ đồng nghĩa - synonyms - và thay đổi cấu trúc của câu mà đề bài đã cho, hoặc cũng có thể đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề đó.

 

doc32 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh lớp 10 học tốt kỹ năng viết Tiếng Anh”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phú chỉ tập trung nhiều vào các loại bài tập điền từ vào chỗ trống, điền thông tin vào tờ khai, điền thông tin vào bảng biểu Loại này có những thuận lợi là tạo cảm giác tự tin, tạo cơ hội để học sinh thực hành viết câu. Ngoài ra những dạng bài tập này giúp học sinh xây dựng thành những bài viết mang tính chất tổng hợp như viết các loại thư, viết hướng dẫn chỉ dẫn, viết ủng hộ hay phản đối hay hai mặt của một vấn đề. Tuy nhiên các bài viết vẫn chỉ dừng ở mức độ ngắn, tương đối đơn giản, phù hợp trình độ học sinh lớp 10, phù hợp với mục tiêu thực tế, giao tiếp hiện nay. b- Viết sáng tạo Viết sáng tạo là hoạt động viết khó đối với học sinh nên cần sự hỗ trợ và hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Các bài viết sáng tạo có thể ở các cấp độ và dạng bài tập sau: Cấp độ: Từ - Câu - Đoạn văn Dạng bài tập viết. - Ghép từ riêng lẻ thành câu có nghĩa. - Sử dụng từ nối để ghép các câu khác nhau thành đoạn văn có nghĩa. - Đặt câu với các từ riêng lẻ rồi sắp xếp theo trật tự logic để tạo thành đoạn văn. - Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề - Viết miêu tả. Vì thế giáo viên nên chuẩn bị kĩ lưỡng để giúp học sinh thực hiện các bài viết một cách hiệu quả. Học sinh cũng cần phải chuẩn bị các bước sau: - Từ vựng, đặt câu với từ. - Ghép các từ gợi ý thành câu hoàn chỉnh. - Thảo luận ý chính cần viết, động não suy nghĩ để nảy sinh những ý tưởng hay. - Viết dàn ý, sắp xếp ý chính theo logic. Giáo viên nên gợi mở ý tưởng, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cho học sinh nắm một cách cụ thể. III- CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA MỘT BÀI DẠY VIẾT TIẾNG ANH Chúng ta hãy nhìn vào sơ đồ sau, sơ đồ này được xem là khung cho hầu hết các bài viết: TRƯỚC KHI VIẾT VIẾT NHÁP PHẢN HỒI SỬA LẠI BIÊN TẬP ĐÁNH GIÁ SAU KHI VIẾT Sơ đồ trên có thể được hiểu như sau: Bước 1. Chuẩn bị viết (Pre-writing) a. Nghiên cứu bài mẫu về ba vấn đề: chủ đề - nội dung - dữ liệu (nếu sách học có nội dung này). b. Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ điểm sắp viết. Thu thập tài liệu trong đó có những ngữ liệu liên quan và sát thực với chủ điểm sắp viết để có mặt bằng chung về kiến thức cho tất cả học sinh. c. Xây dựng một khung mẫu cho bài viết: - Tìm các ý; - Tìm các ngữ liệu: cấu trúc, từ, cụm từ, ... Phần này yêu cầu học sinh phát huy sự đóng góp xây dựng bài, giào viên hướng dẫn và thống nhất chung. d. Sắp xếp các ngữ liệu thể hiện các chú ý của chủ điểm viết theo khung mẫu đã xây dựng. Phần này yêu cầu học sinh viết cá nhân hoặc theo tổ, nhóm, cặp nhằm khuyến khích các em có khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết để phục vụ cho việc viết bài. Bước 2. Tiến hành viết (While-writing) a. Viết cá nhân: Dựa trên dàn bài đã có HS tiến hành viết nháp. Lúc này học sinh chủ động viết bằng các ngữ liệu có sẵn, bằng kinh nghiệm đã được tích luỹ, phát triển văn phong riêng của mình. b. Có thể cho học sinh viết theo nhóm, nhóm phân công mỗi người viết một đoạn hoặc một ý, sau đó cử một người viết tập hợp lại cả bài. Trong lúc học sinh viết bài giáo viên đi xung quanh các nhóm để giúp những HS yếu hoàn thành bài viết của mình hoặc giúp đỡ những HS khác nếu cần thiết. Bước 3. Chữa bài (Post-writing) Chữa bài là bước rất quan trọng. Ở bước này, bài viết của HS phải được sửa sang để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn phải đạt được một văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục. Đây cũng là bước hoàn thiện về bài dạyviết nên GV cần chú ý và không được bỏ qua để giúp HS hoàn thiện và tự hoàn thiện kiến thức. a. Các vấn đề cần chú ý khi chữa bài - Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? - Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp chưa, lỗi? - Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục? b. Các hình thức chữa bài viết của học sinh Sau khi GV đưa ra các tiêu chí về các mặt của bài viết, có thể tiến hành chữa bài theo các hình thức sau: - Chữa bài tập thể: GV chọn một bài bất kỳ để cả lớp cùng nhận xét, chữa và đánh giá. - HS chữa chéo cho nhau. - HS chữa theo nhóm. Cuối cùng GV nhận xét và nêu những lỗi cơ bản mà HS đã mắc phải khi viết. * Tóm lại: Trong quá trình dạy viết tiếng Anh, GV luôn là người hướng dẫn, tổ chức, đánh giá các hoạt động của HS khi viết. Qua việc thực hiện nhiệm vụ ở nhà và trên lớp, HS rất tích cực chuẩn bị bài, xây dựng bài trên lớp và hợp tác với GV để rèn luyện khả năng tự lập, tự chủ sáng tạo và các em cũng tự tin, phấn khởi học tập trong phần viết. IV- ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU CHO DẠY CÁC BÀI VIẾT TRONG SGK TIẾNG ANH 10 IV.1. Khi dạy kỹ năng viết tiếng Anh, giáo viên nên sáng tạo nhiều hình thức bài tập có ý nghĩa và phù hợp với trình độ học sinh, mục đích yêu cầu đặt ra, tránh máy móc sao y nguyên bài tập viết từ SGK và để các em chép đáp án từ sách giải mà không hiểu được gì. Để thực hiện một bài viết dưới dạng này giáo viên có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như: - Unit 1: A day in the life of ....... D- Writing a narrative - Unit 9: Undersea world D- Describing information from a table - Unit 12: Music D- Writing a profile - Unit 13: Films and cinema D- Describing a city - Unit 15: Cities D- Describing a city - Test yourself F: Writing a description of Taipei. Với các bài viết ở trên chúng ta có thể sử dụng các bước sau cho một tiết học, tuy nhiên đó chỉ là gợi ý còn các thầy cô giáo có thể linh hoạt với từng bài, mỗi bài đặt ra những trọng tâm, mục tiêu cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Step 1: Chuẩn bị viết (Pre - writing) Nhìn chung các bài viết thường bắt đầu bằng một dàn ý (outline), một bài viết mẫu hoặc những từ, cụm từ gợi ý. Giáo viên giới thiệu từ vựng hoặc tình huống thông qua tranh ảnh hoặc qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm được cách trình bày một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định. Sau đó học sinh sẽ thực hiện bài viết theo yêu cầu đề ra, có hướng dẫn, gợi ý cụ thể đối với học sinh yếu, trung bình hoặc viết mở rộng mang tính tự do sáng tạo đối với học sinh khá, giỏi. Trong bước chuẩn bị viết, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động: - Hoạt động “Guided questions or questionaire”: Thông qua chủ đề bài viết hoặc một bài viết mẫu, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở liên quan đến chủ đề bài sắp viết để dẫn dắt học sinh vào nội dung chính của bài viết. - Hoạt động “Brainstorming”: Giáo viên yêu cầu học sinh luyện theo nhóm, liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận. Sau đó giáo viên tổng hợp ý lên bảng hoặc yêu cầu đại diện của các nhóm trình bày. - Hoạt động “Ordering”: Giáo viên đưa ra một bài mẫu nhưng đảo lộn trật tự của nó và yêu cầu học sinh sắp xếp lại các câu, các đoạn văn cho đúng trật tự của một đoạn văn, một bài văn hay một bức thư. Từ bài mẫu này học sinh có thể rút ra outline. - Hoạt động “Picture Description”: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh liên quan đến chủ đề chuẩn bị viết. Sau đó yêu cầu học sinh miêu tả về nội dung bức tranh. Học sinh dựa vào nội dung bức tranh và từ gợi ý để viết thành đoạn văn. Step 2: Tiến hành viết (While - writing) Khi đã có dàn ý, giáo viên cho học sinh bắt đầu viết. Trong khi học sinh viết bài, giáo viên cần quan sát và trợ giúp các em làm. Học sinh có thể thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm. Giáo viên cũng có thể hỗ trợ về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nếu cần thiết. Giáo viên cần đảm bảo chắc chắn rằng học sinh nào cũng được làm việc. Khi viết xong các em trao đổi bài viết cho nhau để góp ý và cùng nhận xét. Một số hoạt động dưới đây sẽ giúp học sinh có thể hiểu bài và hoàn thành bài viết theo yêu cầu: - Hoạt động “Transformation”: Giáo viên đưa cho học sinh một bài viết mẫu. Học sinh đọc bài và tìm hiểu bài viết. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thay đổi một số thông tin được giáo viên đưa ra và viết lại bài viết. - Hoạt động “Question - answer writing”: Trong hoạt động này giáo viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến chủ đề sắp viết, học sinh trả lời câu hỏi. Sau đó học sinh sắp xếp lại các câu trả lời và dùng các biện pháp kết hợp câu để viết thành bài văn mạch lạc. - Hoạt động “Writing based on a text”: Học sinh đọc qua một bài viết mẫu, sử dụng một dàn ý có thay đổi một số chi tiết để viết thành một bài viết hoàn chỉnh tương tự như bài viết mẫu. Step 3: Sau khi viết (Post- writing) Giáo viên kiểm tra bài của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo cách truyền thống, giáo viên thu bài và đọc rồi sửa lỗi cho tất cả học sinh trong lớp. Có nhiều cách sửa lỗi, nhưng tốt nhất là gợi ý để học sinh tự nhận ra lỗi của mình và tự sửa. Theo một cách khác, giáo viên gọi học sinh đọc bài viết của chính mình hoặc của bạn mình viết (bài viết được viết vào handout để cầm đọc hoặc dán lên bảng). Cả lớp cùng nhận xét, phát hiện và chữa lỗi bài viết. Tuy nhiên, ở bước này giáo viên cần đưa ra các tiêu chí đánh giá bài viết để giúp học sinh có thể tự nhận xét bài viết của mình. Các tiêu chí cần chú ý khi sửa bài là: Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? Tính chính xác về ngôn ngữ: Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp hay chưa? Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục? Lôgic?.. Step 4: Các hoạt động đánh giá: - Hoạt động “Sharing and comparing”: Yêu cầu hai học sinh không ngồi cạnh nhau trao đổi bài viết của mình và sửa bài cho nhau. Với hoạt động này học sinh có thể phát hiện ra lỗi sai và sửa cho bạn, so sánh ý tưởng với bạn mình để làm phong phú cho bài viết của mình. Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung. - Hoạt động “Exhibition”: Học sinh viết bài nháp lên một bảng phụ hoặc tờ giấy khổ lớn và treo lên trước lớp. Học sinh đọc to bài viết cho nhau, trao đổi, so sánh bài viết của bạn mình. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, giáo viên cho học sinh chuyển sang bước đánh giá chất lượng bài viết. Một phương pháp đánh giá chất lượng bài viết hữu hiệu đó chính là sử dụng một danh mục các tiêu chí đánh giá cho sẵn. Danh mục này giúp học sinh tìm ra những phần cụ thể trong bài viết có hiệu quả như câu chủ đề, các chi tiết bổ trợ trong bài viết, các dấu hiệu chuyển tiếp câu hay phần kết luận, các phương tiện liên kết: liên kết từ vựng, dấu chấm câu... IV.2. Dạng viết thứ hai tập trung vào các dạng bài viết thư, hoàn thành một mẫu đơn, với dạng viết này nhất thiết các thầy cô giáo giúp các em phân biệt informal or formal letters Sự khác biệt giữa informal và formal styles khi viết bà:.( Theo tài liệu hướng dẫn phân biệt của IELTS về hình thức viết thư trong Tiếng Anh). 1. Động từ ở chủ động và bị động: INFORMAL: Our technician repaired the fault on 12th June. Now it is your turn to pay us. FORMAL: Although the fault was repaired on 12th June, payment for this intervention has still not been received. 2. Sử dụng Phrasal verbs: INFORMAL: The company laid him off because he didn't work much. FORMAL: His insufficient production conducted to his dismissal. 3. Ngôn ngữ: Informal sử dụng danh từ trực tiếp. Formal writing sử dụng danh từ nhóm: INFORMAL: I am happy to say that ... FORMAL: We have pleasure in announcing that 4. Sử dụng từ lóng: INFORMAL: He had to get some money out of a hole in the wall. FORMAL: He withdrew the amount money from an ATM. 5. Sử dụng YOU: INFORMAL: If you lose it, then please contact us as soon as possible. FORMAL: Any loss of this document should be reported immediately. 6. Sử dụng linking words: INFORMAL: The bank can’t find the payment you say you’ve made. FORMAL: Notwithstanding that the payment has been sent, the bank fails to acknowledge it. Những chủ đề viết trong các bài viết Tiếng Anh 10 bao gồm những bài sau: 1. Formal letters: - Unit 2- school talk: Filling in a form ( eg. Form of application). - Unit 4- Special education: Writing a letter of complaint 2. Informal letters: - Unit 6- An excursion: Writing a confirmation letter. - Test yourself A; Writing a letter to a pen-friend - Unit 8- The storyb of my village: Writing an informal letter- giving directions - Test yourself B: Writing a letter of acceptance - Unit 10- Conservation: Writing a letter of invitation - Test yourself C: Writing a letter to give direction - Unit 11 - National parks: Writing a letter of acceptance or refusal - Test yourself D: Writing a letter of an invitation. Đặc biệt đối với cấu trúc viết của thể loại informal letters, các thầy cô giáo cần cung cấp những cấu trúc câu chuẩn để học sinh áp dụng viết. Với các bước của loại viết thư trang trọng, lịch sự này các thầy cô giáo nên cung cấp những cấu trúc câu hay gặp, hay dùng để học sinh căn cứ viết sao cho phù hợp, đúng văn phong: a)Beginnings + I am writing/write to tell about/let you know about..../thank you for your enquiry; tell that your request is being process.... + The reason for my writing is to .... + I am writing with reference to your letter... +I would like to tell/send/let......trong một số trường hợp các bạn có thể đưa một vài thông tin giới thiệu tiêu biểu về bản thân để người nhận có thẻ xác định được bạn là ai như tên,nghề nghiệp, nơi công tác. b) Tiếp đó có thê chọn trong số formal phrases sau Thông tin đang yêu cầu: - I would appreciate a reply - Would you be able to help...? - Could you please send me....? Trả lời: + I was so sad to hear that you... + I am sorry to inform you that... - I am very grateful for... - I will not be able to attend the... - We had a little bit of luck... - Please find the...in the attachment - I am pleased to send you.... Thank you for enquiry - Do not hesitate to contact us if you require further assistance - We hope you find thí satisfactory - Thank you for your interest - Your request is being processed - We would be grateful if you could send me... - we would also appreciate some imformation on... Khi muốn yêu cầu, đề nghị lịch sự, muốn người khác hỏi lại bất cứ thông tin gì trong letter bạn gửi mà người đó chưa hiẻu rõ, bạn dùng các mẫu sau( signalling the end) - If you have any futher questions, please contact me again. + Please contact me if you have any ...( question, complaint..) Please feel free/ do not hesitate...to contact me if... trước khi kết thúc c) I am looking/look forward to hearing from you soon. d) Closings (kết) Nếu bắt đầu bằng Dear Ms/Mrs/Miss/Mr => kết thúc băng  yours sincerely, Nếu bắt đầu với Dear Sir/Madam/Sir or Madam => kết thúc với  yours faithfully, IV.3. Dạng viết thứ ba tập trung vào các bài viết hai mặt của một vấn đề: writing about advantages or disadvantages, cách viết như sau a. Mở bài Viết một câu về một xu thế chung liên quan đến chủ đề, một số từ và cụm từ có thể sử dụng để viết câu này như: +. Nowadays, +. In these days, +. There is an irrefutable fact that Viết câu tiếp theo để thu hẹp phạm vi của vấn đề, có thể diễn đạt lại vấn đề - paraphrase - bằng cách dùng từ đồng nghĩa - synonyms - và thay đổi cấu trúc của câu mà đề bài đã cho, hoặc cũng có thể đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề đó. Viết câu tiếp theo nói ý kiến của bản thân, chỉ ra và khái quát rằng bài essay này tôi sẽ: +. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, không cần đưa ra ý kiến cá nhân (nếu bài chỉ hỏi như dạng (1)). +. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, đồng thời phải đưa ra ý kiến cá nhân (nếu bài hỏi như dạng (3)). +. Xem xét cả ưu và nhược của vấn đề này, nhưng cần trả lời mặt nào - advantages hay disadvantages - là nổi bật hơn (nếu bài hỏi như dạng (2)). Khi đó thì thân bài cần tập trung vào mặt nổi bật hơn. b. Thân bài Viết 2 - 3 đoạn văn với độ dài tương đối đồng đều, nhưng tốt hơn là nên viết 2 đoạn để tập trung viết tốt 2 đoạn này và tránh bị thiếu thời gian. Với mỗi đoạn, nên viết theo phương pháp: P.E.E (point - explain - example) để làm cho đoạn văn mạch lạc và logic. Tức là đầu tiên sẽ đưa ra ý chính của đoạn - main idea, sau đó là các supporting ideas để hỗ trợ và giải thích cho main idea đó, tiếp theo là ví dụ liên quan đến supporting ideas đó. Đoạn 1 của phần thân bài sẽ nói về ưu điểm (Advantages) Đoạn 2 của phần thân bài sẽ nói về nhược điểm (Disadvantages) -> Tùy từng loại câu hỏi như trên mà tập trung vào phần cụ thể. Khi cần đưa ra ý kiến của mình thì có thể lồng vào một trong hai đoạn trên, vào đoạn nào thì nói cụ thể và tập trung hơn đoạn còn lại. c. Kết bài Nếu đề bài không yêu cầu đưa ra ý kiến cá nhân thì bạn không phải và không nên đưa vào ý kiến của mình. Bạn nên khẳng định lại vấn đề có cả mặt tốt và mặt xấu, và tác động của nó phụ thuộc chủ yếu vào cách chúng ta khai thác. Nên viết về vấn đề càng khách quan càng tốt cho dù thông thường hầu như mọi người đều nghĩ mặt tốt/ xấu hơn hẳn. d. Các từ vựng/ cấu trúc để diễn đạt “Advantages and Disadvantages”: Advantages Synonyms: bạn có thể dùng các từ sau để thay thế cho từ advantage: benefit, merit, positive aspect, strong point. Structures: +. The first/main/greatest/important advantage of . is . +.  One/another additional advantage . is . +. What makes important is +. One/Another point in favor of . is Disadvantages: Synonyms: bạn có thể dùng các từ sau để thay thế disadvantage: drawback, negative aspect, weak point. Structures: +. The first/main/greatest/ most serious disadvantage of . is . +. One/another/an additional disadvantage of . is . Một điều rất quan trọng là các bạn nên lập dàn ý trước khi viết, hãy luyện tập thật nhiều vì những người viết tốt và đạt điểm cao đều dành 5-10 phút để lập dàn ý, lập ý trước khi viết bài advantages and disadvantages. IV.4. Dạng tiếp theo là cách viết Writing s set of instructions của Unit 5: Technology and you 1. Ta sử dụng các hình thức bắt buộc để đưa ra chỉ thị, cảnh báo và lời khuyên. - Lift the receiver -  Take care! - Listen to me carefully!  Có thể sẽ bất lịch sự nếu đưa ra lời yêu cầu trực tiếp (đặc biết là khi nói với người lớn), vì vậy để làm cho sắc thái nhẹ bớt ta dùng let's hoặc please:  - Let's go now. - Please listen to what I'm saying. 2. Dùng modal verb để chuyển lời chỉ thị thành một yêu cầu  Ví dụ: "You should help her"  lịch sự hơn "Help her!"  Could you make me some tea? Can you come here please? Will you shut the door please?  Would you wait here until the doctor is ready for you?  3. Sử dụng một cụm từ giới thiệu để làm dịu bớt sắc thái của một chỉ thị  Thay vì sử dụng một mệnh lệnh cách, bạn có thể dùng một cụm từ thay thế. Dưới đây là một số cách để diễn đạt một chỉ thị:  Would you mind possibly (+ V-ing) Ví dụ: Would you mind possibly moving your car? It's parked right in front of mine. V. Các hoạt động giao tiếp qua viết (Communicative writing activities) Một số hoạt động giao tiếp được thực hiện ngay tại lớp rất có hiệu quả. HS được luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học vào những hoạt động giao tiếp thông qua viết về những điều gần giống với cuộc sống thật, đồng thời củng cố những phần đã được thực hành qua nói. Phần writing chỉ thực sự hấp dẫn học sinh khi chúng tìm thấy mối liên hệ với đời sống, thấy hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy chúng ta phải tìm được mối liên hệ các bài viết với kỹ năng giao tiếp ngày thường. Chính vì vậy phải tạo ra các hoạt động giao tiếp trong mọi bài viết. - Writing messages: Học sinh tự viết chuyền cho nhau những yêu cầu, đề nghị đơn giản. Những mẩu giấy có ghi đề nghị này được chuyển tới người nhận, HS nhận được lời đề nghị sẽ phải viết đáp lại hoặc giải thích yêu cầu, đề nghị của bạn mình. Nam, Give me your pen. Ví dụ: Minh, What is the date today? Mai, Write me your phone number - Cooperative writing: HS làm việc theo nhóm, cùng viết một câu chuyện ngắn. Cách làm như sau: + Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy trắng. GV có thể cho câu mở đầu của câu chuyện lên bảng. + HS chép lại vào tờ giấy của mình sau đó suy nghĩ và viết câu tiếp theo của câu chuyện. + Tiếp theo, HS trao tờ giấy của mình cho người ngồi bên trái để viết tiếp câu chuyện. Cứ như vậy cho đến khi tờ giấy trở lại chủ nhân của nó để người này viết câu kết thúc cho chuyện. + Kế tiếp, GV yêu cầu HS đọc câu chuyện của mình cho cảc lớp cùng nghe. + Cuối cùng, GV hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu cần thiết). - Letter writing: Viết thư là một trong các hình thức giao tiếp viết phổ bến nhất. HS có thể học được nhiều cách biểu hiện chức năng khác nhau như: thư mời, thư xin lỗi, cám ơn, chúc mừng, ... Qua việc tập viết thư, HS không chỉ quan tâm đến tính chuẩn xác của ngôn ngữ mà còn phải xét đến đối tượng người đọc, các yếu tố giao tiếp, văn hoá xã hội có liên quan. Các bài tập viết thư có thể bắt đầu bằng những mẩu thư ngắn (messages), ngôn ngữ rất đơn giản để chuyền quanh lớp như sau: Dear Hoa, I like your shoes. Where did you buy them? Yours, Nga. Trả lời: Dear Nga, Thank you for your note. I bought the shoes in Yen Bai supermarket. By the way, I like your new hat. How much did it cost? Yours, Hoa Giáo viên cũng có thể ra tình huống yêu cầu HS viết thư. Ví dụ: Send your friend an invitation letter to a party and request him/ her to bring certain items for the party. You can use these structures: Would you like to .............? Will you please bring ........? HS viết: Dear Nga, Would you like to come to my party on Saturday, March 7? It starts at 8 o’clock. If you can come, will you please bring two glasses and some records. Best wishes Yours, Hoa. - List making: Liệt kê để ghi nhớ những điều cần phải làm cũng là một hình thức viết phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: - Shopping list; - List of things to do tomorrow; - List of people to invite to a party. Cùng với bài tập này GV có thể đồng thời cho HS làm các bài luyện tập xếp theo thứ tự vần A, B, C hay ttỏ chức phân loại, phân nhóm .... Ví dụ: 1- Write down what you would take with you for a week holiday at the sea. 2- Make a shopping list for the class’s party. Then bring your list to the class discussion. - Interviews: Phỏng vấn là một thủ thuật phổ biến cho luyện giao tiếp nói đồng thời cũng có thể sử dụng rất tốt trong luyện viết. Ví dụ: Ở giai đoạn đầu GV có thể cùng làm việc với cả lớp soạn ra một số câu hỏi phỏng vấn như: - Where do you live? (address/ house or apartment?) - Who do you live with? (family/ friends/ alone?) - What do you do in your free time? - What are you good at? - Where do you often go on vacation? Cho HS làm việc theo cặp phỏng vấn và ghi lại câu trả lời ở dạng đầy đủ, sau đó sắp xếp thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu HS ở trình độ khá hơn, có thể để các em tự đặt câu hỏi, phỏng vấn lẫn nhau, viết câu trả lời thành một đoạn văn hoàn chỉnh để trình bày trước cả lớp. - Phối hợp các kỹ năng: + Cho HS nghe một câu chuyện, một bài hội thoại, một bài khoá sau đó yêu cầu tái tạo lại ở dạng viết (cho gợi ý hoặc không) + HS làm bài nói sau đó viết lại những gì vừa nói. + HS nghe, ghi lại thông tin cần thiết và nói lại. + HS được cung cấp thông tin ở dạng tóm tắt (notes), số liệu (figures), tranh (pictures), bảng biểu (charts), bản đồ (maps), bài hội thoại hay bài khoá chưa hoàn chỉnh (incomleted dialogue or text) sau đó được yêu cầu viết thành bài hoàn chỉnh rồi nói (talk), thảo luận (discuss), hay báo cáo lại (report) trước lớp. + HS được cung cấp gợi ý (tranh, lời nói hoặc nghe băng) sau đó thực hiện một bài viết. VI. Các hoạt động chữa bài viết (Post-writing) Khi đánh giá một bài viết chúng ta có khái niệm “feedback” - ý kiến phản hồi, trong đó có hai thành tố cần phân biệt: “assessment” - đánh giá và “correction” - chữa lỗi. Về đánh giá, người học chỉ đơn giản được nhận định là thực hiện tốt hay không trong bài đã viết. Về chữa lỗi, người học tiếp nhận những thông tin chi tiết về bài viết như: giải thích, cung cấp cách viết khác hay hơn. Theo nguyên tắc, chữa lỗi có thể và nên đưa ra thông tin người viết viết đúng cũng như sai và tại sao, nhưng nói chung cả người dạy và người học đều xem khái niệm này là chữa các lỗi sai. 1.2.2.2. Một số phương pháp cơ bản trong chữa bài viết cho học sinh Trong quá trình giảng dạy nói chung giáo viên thường phải giải quyết những vấn đề như “Lỗi nào cần chữa” và “chữa lỗi sao cho hiệu quả”. 7 nguyên tắc chữa lỗi cơ bản cho việc chữa lỗi trong quá trình dạy trên lớp: Với bài viết của học sinh không cần đánh dấu lỗi nhưng vẫn xác định được lỗi cần sửa. Xác định lỗi một cách cẩn thận và tìm nguyên nhân. Tìm những phần mà học sinh đã hoàn thành tốt. Ghi lại phần học sinh mắc lỗi Thiết lập những ký hiệu chỉ lỗi rõ ràng, dễ hiểu. Thường xuyên đưa ra lý do hoặc sửa và loại bỏ lỗi một cách cẩn thận. Cuối cùng: xử lý lỗi cẩn thận và tạo thói quen đó cho học sinh. Giải quyết vấn đề “chữa cái gì, khi nào”, các nhà nghiên cứu thường gợi ý giáo viên nên chọn cách chữa lối ngay lập tức hoặc đến khi gặp lỗi tương tự trong cùng bài học. Để làm cho vấn đề “nên chữa bao nhiêu” được rõ ràng Gower and Walter đưa ra một số gợi ý: Thu hút học sinh vào tiến trình chữa bài viết. Dùng ít thời gian vào chữa lỗi riêng từng học sinh mà tập trung vào những lỗi thường gặp. Chỉ ra những lỗi học sinh vừa mắc phải. Chỉ ra vị trí của lỗi Chỉ ra loại lỗi Cho người học cơ hội tự sửa Người học không thể tự sửa bài thì yêu cầu những học sinh khác giúp. Nếu bước trên thất bại giáo viên mới sửa lỗi. Việc chữa bài viết của HS là cần thiết. GV có thể chữa theo những cách sau: 1) Tự chữa GV hướng dẫn cho HS sau mỗi bài tập viết có thói quen tự rà soát, kiểm tra lại bài. GV có thể đưa ra một số câu hỏ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKN Huong dan hoc sinh lop 10 hoc tot ky nang viet Tieng Anh_12327689.doc