Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử

II. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ 9/1939 ĐẾN 3/1945:

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939:

Câu 22: Hội nghị ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939. Ý nghĩa của hội nghị đối với tiến trình phát triển cách mạng nước ta?

a. Hội nghị ban chấp hành Trung Ương tháng 11/1939:

- Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (9/1939), phát xít Đức chiếm nước Pháp, ở viễn Đông phát xít Nhật đẩy mạnh xâm lược toàn Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt - Trung.

- Trong nước: bọn thực dân Pháp ở Đông Dương thỏa hiệp với phát xít Nhật tăng cường đàn áp cách mạng.

- Đứng trước tình hình mới, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương họp hội nghị tháng 11/1939 ở Bà Điểm (Hóc Môn). Hội nghị đã:

+ Xác định kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa đế quốc, phát xít và tay sai.

+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

 

docx104 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều sách chính trị -  lý luận, tác phẩm văn học, thơ ca cách mạng được xuất bản. Báo chí của Đảng lên tiếng bênh vực quần chúng, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, thức tỉnh lòng yêu nước trong nhân dân, Tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và vận động quần chúng đấu tranh. Nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng. 3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939: a. Ý nghĩa: - Là một phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách của quần chúng nhân dân. - Đã tập hợp được một lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng. - Đảng ta ngày càng trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm. - Có tác dụng trong việc động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực phản động. - Là cuộc tập dượt lần thứ hai, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. b. Bài học kinh nghiệm: phong trào dân chủ 1936-1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. BÀI 16: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 – 1945), NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI. I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945: 1. Tình hình chính trị: - 1/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ ở châu Âu, Đức kéo Pháp vào, 6/1940 Pháp đầu hàng làm tay sai cho Đức. - Ở Đông Dương, toàn quyền G.Đờcu ra một loạt chính sách nhầm bơ vơ vét sức người sức của dốc vào chiến tranh. - Cuối 9/1940 Nhật vào Việt Nam Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật cùng thống trị, bóc lột nhân dân ta. Nhật thành lập các đảng phái thân Nhật ( Đại Việt, Phục Quốc,...) ra sức tuyên truyền thuyết “Đại Đông Á” dọn đường hất cẳng Pháp. - Đầu năm 1945 Đức thất bại nặng nề, Nhật thua to ở nhiều nơi. 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Nhân dân sẵn sàng khởi nghĩa. 2. Tình hình kinh tế - xã hội: - Đầu 9/1939, Pháp ra sức vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh: ra lệnh Tổng động viên, thi hành chính sách kinh tế chỉ huy, tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, - Nhật vào Đông Dương và thực hiện chính sách: + Buộc Pháp phải cho Nhật sử dụng sân bay, phương tiện giao thông; cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, + Đầu tư vốn khai thác một số ngành phục vụ chiến tranh. + Cướp ruộng đất, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu. - Hậu quả: + Chính sách của Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh một cổ hai tròng. + Cuối 1944, đầu 1945, 2 triệu đồng bào chết đói, kinh tế Việt Nam tiêu điều, kiệt quệ. + Tất cả các giai cấp, tầng lớp (trừ bọn tay sai) đều căm thù đế quốc phát xít. Mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết. II. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ 9/1939 ĐẾN 3/1945: 1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939: Câu 22: Hội nghị ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939. Ý nghĩa của hội nghị đối với tiến trình phát triển cách mạng nước ta? a. Hội nghị ban chấp hành Trung Ương tháng 11/1939: - Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ (9/1939), phát xít Đức chiếm nước Pháp, ở viễn Đông phát xít Nhật đẩy mạnh xâm lược toàn Trung Quốc, tiến sát biên giới Việt - Trung. - Trong nước: bọn thực dân Pháp ở Đông Dương thỏa hiệp với phát xít Nhật tăng cường đàn áp cách mạng. - Đứng trước tình hình mới, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương họp hội nghị tháng 11/1939 ở Bà Điểm (Hóc Môn). Hội nghị đã: + Xác định kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa đế quốc, phát xít và tay sai. + Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay khẩu hiệu “Chính quyền Xô viết công nông” bằng khẩu hiệu “chính phủ Dân chủ Cộng hòa”. + Mục tiêu và phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nữa hợp pháp sang hoạt động bí mật. + Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (Mặt trận phản đế Đông Dương) nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp giai cấp các dân tộc Đông Dương, chĩa mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xít. b. Ý nghĩa: - Đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Đảng, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp và dân tộc Đông Dương trong mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh chống kẻ thù chung. - Đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước, mở đường đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này. 2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kỳ mới: a. Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27/9/1940): - Nguyên nhân: 22/9/1940 Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, Pháp đầu hàng rút chạy qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng Bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. - Diễn biến: + Đêm 27/9/1940 Đảng bộ địa phương lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn chặn đánh Pháp, chiếm đồn Mỏ Nhài, thành lập chính quyền cách mạng và đội du kích Bắc Sơn. + Pháp - Nhật câu kết với nhau, Pháp đàn áp khởi nghĩa  khủng bố phong trào cách mạng ở Bắc Sơn. - Kết quả: khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại nhưng có ý nghĩa quan trọng: + Mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc sau khi có chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về khởi nghĩa vũ trang chọn thời cơ khởi nghĩa. b. Khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940): - Nguyên nhân: đầu tháng 11/1940 Pháp bắt thanh niên Việt Nam đi làm bia đỡ đạn ở biên giới Thái Lan - Campuchia. Nhân dân và binh lính Nam kỳ bất bình. Xứ Ủy Nam Kỳ chuẩn bị phát động khởi nghĩa, cử đại biểu ra Bắc xin chỉ thị của Trung ương. - Diễn biến: + Quyết định hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ của Trung ương Đảng chưa tới nơi nhưng khởi nghĩa vẫn nổ ra đúng đêm 22 rạng sáng 23/11/1940. + Khởi nghĩa nổ ra từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ. - Kết quả: + Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi, lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng. + Do kế hoạch bị lộ thực dân Pháp cho máy bay ném bom tàn sát bắt bớ nhiều người. khởi nghĩa thất bại. - Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước sẵn sàng đứng lên chiến đấu của nhân Nam Bộ. c. Binh biến Đô Lương: - Nguyên nhân: tại Trung Kỳ, binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm binh biến phản đối Pháp đưa họ sang Lào đánh Thái Lan. - Diễn biến: ngày 13/1/1941 Đội Cung chỉ huy binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) nổi dậy chiếm đồn Đô Lương vạch kế hoạch đánh Vinh nhưng thất bại. - Kết quả: toàn bộ binh lính tham gia nổi dậy bị bắt. Đội Cung cùng 10 đồng chí của ông bị xử bắn nhiều người khác bị kết án khổ sai đi đày. - Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính. * Ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của 3 cuộc khởi nghĩa: - Ý nghĩa: + Là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của nhân dân Đông Dương. + Báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc . - Nguyên nhân thất bại: điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi. 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941): Câu 23: Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941). Ý nghĩa của hội nghị? a. Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941): - Hoàn cảnh lịch sử: + Thế giới: phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, phát xít Nhật Mở rộng chiến tranh Thái Bình Dương. + Trong nước: đời sống nhân dân cơ cực dưới hai tầng áp bức Nhật - Pháp, mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết. +28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Trước tình hình ngày càng khẩn trương, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10-19/5/1941, tại Pác Bó - Cao Bằng). - Nội dung hội nghị: + Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô giảm thuế chia lại ruộng công tiến tới thực hiện người cày có ruộng. + Thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Chủ trương mỗi nước Đông Dương thành lập một mặt trận riêng. Ở Việt Nam chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh ( Việt Minh) (19/5/1941), thay các hội phản đế thành hội cứu quốc. + Hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa, và nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. - Ý nghĩa lịch sử to lớn: + Hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ hội nghị tháng 11/1939, đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu là độc lập dân tộc. + Hội nghị có tầm quan trọng, quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: a. Xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang: * Xây dựng lực lượng chính trị: - 19/5/1941 mặt trận Việt Minh được thành lập tại Cao Bằng, các đoàn thể của mặt trận đều mang tên cứu quốc. - Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các đoàn thể cứu quốc. năm 1942 các châu ở Cao Bằng đều có hội cứu quốc, thành lập Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng. - Ở nhiều tỉnh Bắc Kỳ, Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh Trung Kỳ các hội phản đế chuyển thành các hội cứu quốc nhiều hội cứu quốc mới được thành lập. - 19 43 Đảng đề ra đề cương văn hóa Việt Nam, năm 1944 thành lập hội văn hóa cứu quốc và Đảng Dân chủ Việt Nam tăng cường vận động binh lính người Việt và ngoại kiều ở Đông Dương. * Xây dựng lực lượng vũ trang: được Đảng đặc biệt coi trọng - Xây dựng những đội du kích, hoạt động ở Bắc Sơn - Võ Nhai. - 2/1941 những đội du kích Bắc Sơn thống nhất lại thành trung đội cứu Quốc Quân I. Tháng 9/1941 trung đội cứu quốc quân II ra đời. - Cuối 1941 Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, biên soạn tài liệu về cách đánh du kích. * Xây dựng căn cứ địa: - Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, vùng Bắc Sơn - Võ Nhai được chọn làm căn cứ địa cách mạng. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc xây dựng căn cứ địa Cao Bằng, đây là hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta. - Từ năm 1943 căn cứ địa mở rộng nối liền Bắc Sơn, Võ Nhai, với Cao Bằng tạo điều kiện cho khu giải phóng Việt Bắc ra đời. b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền: - Đầu 1943 chiến tranh thế giới chuyển biến theo hướng có lợi cho Cách mạng nước ta. Ban thường vụ Trung ương Đảng họp vạch kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang. - Sau hội nghị, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành gấp rút các đoàn thể Việt Minh các hội cứu quốc được xây dựng và củng cố ở Bắc Kỳ. Ở Trung Kỳ và Nam Kỳ, phong trào Việt Minh phát triển mạnh. - Ở Bắc Sơn - Võ Nhai đội cứu quốc quân hoạt động mạnh, tuyên truyền vũ trang xây dựng cơ sở chính trị, mở rộng khu căn cứ. Ngày 25/2/1944 trung đội cứu quốc quân III ra đời. - Ở Cao Bằng những đội tự vệ vũ trang, du kích được thành lập. Năm 1943 ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng lập ra 19 bang “xung phong Nam tiến” và phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi. - 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”. - 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. III. KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN: 1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945): a. Hoàn cảnh lịch sử: - Thế giới: chiến tranh bước vào giai đoạn cuối phát xít Đức, Nhật đứng trước nguy cơ thất bại. - Ở Đông Dương: + Quân Pháp ráo riết chuẩn bị để chờ cơ hội phản công Nhật. mâu thuẫn Nhật Pháp ngày càng căng thẳng. - Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính lật đổ Pháp độc chiếm Đông Dương, dựng lên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim tăng cường vơ vét thẳng tay đàn áp những người cách mạng. b. Chủ trương của Đảng: - Ngày 12/3/1945 ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. - Nội dung chỉ thị: + Xác định điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. + Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. + Thay khẩu hiệu “ đánh đuổi Pháp Nhật” bằng khẩu hiệu “ đánh đuổi phát xít Nhật”. + Hình thức đấu tranh: từ bất hợp pháp, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích, khởi nghĩa từng phần, sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa. + Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. c. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến 8/1945): - Ở căn cứ Cao - Bắc - Lạng hàng loạt các xã, Châu, huyện được giải phóng chính quyền cách mạng được thành lập. - Ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ phong trào phá kho thóc của Nhật thu hút hàng triệu người tham gia. Khởi nghĩa từng phần cũng nổ ra ở nhiều nơi: Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên),... - Ở Quảng Ngãi, tù chính trị Pa Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng, tổ chức đội du kích Ba Tơ. - Tổ chính trị trong các nhà lao đấu tranh đòi tự do, vượt ngục ra ngoài làm cách mạng. - Ở Nam Kỳ, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh nhất là ở Mỹ Tho và Hậu Giang. d. Ý nghĩa: - Qua cao trào lực lượng cách mạng phát triển vượt bậc, lực lượng trung giang ngã về phía cách mạng, quần chúng sẵn sàng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. - Cao trào chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám. 2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa: - Từ 15 - 20/4 /1945 hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ quyết định: + Thống nhất và phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang. + Mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị. + Tích cực phát triển chiến tranh du kích, xây dựng chiến khu, chuẩn bị tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. + Thành lập ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ. -16/4/1945 Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp được thành lập. - 15/5/1945 Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Việt Nam cứu Quốc Quân thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân. Nhiều chiến khu và căn cứ được xây dựng. - 5/1945 Hồ Chí Minh rồi Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang). - 4/6/1945 khu giải phóng Việt Bắc được thành lập gần 6 tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, và một số vùng lân cận. Tân Trào được chọn làm “thủ đô” là trung tâm chỉ đạo cách mạng. Ủy ban Lâm thời khu giải phóng được thành lập. Đây là căn cứ địa chính của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. Công cuộc chuẩn bị được gấp rút hoàn thành, sẵn sàng chờ thời cơ để tiến hành tổng khởi nghĩa. 3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945: a. Nhật đầu hàng đồng minh, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố: Câu 24: Thời cơ trong cách mạng tháng Tám 1945? * Cách mạng tháng tám 1945 nổ ra trong hoàn cảnh thời cơ chín muồi: - Chủ quan: Đảng và lực lượng cách mạng đầy đủ sẵn sàng về mọi mặt. - Điều kiện lịch sử có nhiều thay đổi: + Ở châu Âu tháng 5/1945 phát xít Đức đầu hàng. + Ở châu Á, 15/8/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (Hồng Quân đánh tan đạo quân quan Đông của Nhật. Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật). + Ở Đông Dương quân nhật rệu rã. Chính quyền thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Quân Đồng minh lại chưa kịp vào nước ta. Điều kiện khách quan rất thuận lợi, là thời cơ “ngàn năm có một” để tổng khởi nghĩa giành độc lập. - 13/8/1945 Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. - 14-15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo khởi nghĩa, quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền. - 16-17/8/1945 Đại hội Quốc dân Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. * Thời cơ cách mạng tháng tám là thời cơ “ngàn năm có một”: - “Thời cơ ngàn năm có một”: chưa có lúc nào cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế. - “Thời cơ ngàn năm có một” chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật đầu tháng 9/1945. - Trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp Quân Nhật, Đảng ta và mặt trận Việt Minh đã kịp thời phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền khiến tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu. b. Diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa: Câu 25: Diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945? - Đến giữa tháng 8/1945 khí thế cách mạng sôi sục trong cả nước. từ ngày 14/8 khởi nghĩa nổ ra ở nhiều xã, huyện đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ. - Chiều ngày 16/8/1945 một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. -18/8/1945 nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. - Tại Hà Nội: + Chiều 17/8 quần chúng mít tinh tại quảng trường nhà hát thành phố, đi qua các phố trung tâm hô khẩu hiệu “đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”, “ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập”. +18/8/1945 cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính. + 19/8/1945 hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu chiếm phủ Khâm Sai, tòa Thị Chính, các trại bảo an ninh,... tối 19/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. - 23/8 Huế giành chính quyền về tay nhân dân. - 25/8 Sài Gòn giành chính quyền. - Khởi nghĩa thắng lợi ở ba thành phố lớn (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) đã tác động mạnh đến các địa phương. Đến ngày 28/8, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước. - Chiều 30/8 vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ. IV. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐƯỢC THÀNH LẬP (2/9/1945): - 25/8/1945 trung ương Đảng và Hồ Chí Minh từ Tân Trào về đến Hà Nội. - 28/8/1945 ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh soạn thảo tuyên ngôn độc lập. - 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Nội dung bản tuyên ngôn nêu rõ: + Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các tầng xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để dành độc lập đánh đổ chế độ quân chủ lập nên chế độ dân chủ Cộng hòa. + Khẳng định ý chí sắt đá của Việt Nam là giữ vững nền tự do độc lập vừa giành được. Ngày 2/9/1945 đi vào lịch sử Việt Nam là ngày hội lớn vẻ vang nhất của đất nước. V. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: Câu 26: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa là của Cách mạng tháng Tám năm 1945? 1. Nguyên nhân thắng lợi: a. Nguyên nhân chủ quan: - Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước bất khuất, vì vậy khi Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi đã nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà. - Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Do có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh. - Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng toàn dân đoàn kết quyết tâm giành độc lập. Các cấp bộ Đảng và Việt Minh chỉ đạo khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo chớp đúng thời cơ. b. Nguyên nhân khách quan: Liên Xô và quân đồng minh đánh thắng phát xít Đức - Nhật đã cổ vũ tinh thần tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta giành chính quyền nhanh chóng, ít đổ máu. 2. ý nghĩa lịch sử: a. Đối với dân tộc: - Mở ra bước ngoặt lịch sử lớn phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp và ách thống trị của Nhật, lật nhào chế độ phong kiến ngự trị gần 10 thế kỷ ở nước ta lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. - Mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập tự do độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. - Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền tạo điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo. b. Đối với thế giới: - Góp phần vào những thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, chọc thủng và làm suy yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, làm chúng suy yếu. - Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng, ảnh hưởng trực tiếp cách mạng Lào và Campuchia. 3. Bài học kinh nghiệm: - Đảng phải có đường lối đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. - Đảng tập hợp tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong Mặt trận Dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nông làm nền tảng phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. - Trong chỉ đạo khởi nghĩa Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước. CHƯƠNG III:VIỆT NAM TỪ ĐẦU NĂM 1945 ĐẾN 1954 BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: Câu 27: Nét chính về tình hình nước ta măm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám? 1. Khó khăn: Nước VNDCCH vừa ra đời phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: - Quân Đồng minh với danh nghĩa giải giáp quân Nhật kéo vào nước ta , ý đồ muốn lật đổ chính quyền cách mạng. + Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai (Việt Quốc, Việt Cách) kéo vào gây khó khăn nhhiều mặt. + Ở phía Nam vĩ tuyến 16, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào giải giáp quân Nhật và dung túng TD Pháp. Ngày 23/9/1945 Pháp quay lại xâm lược nước ta. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống phá cách mạng. - Chính quyền cách mạng vừa thành lập chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu. - Kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề: nạn đói xảy ra cuối năm 1944 đầu 1945 chưa khắc phục được. Lụt lội hạn hán kéo dài vụ mùa năm 1945 thất bát, gạo miền Nam không ra được, nạn đói vẫn đe dọa. - Ngân quỹ nhà nước trống rỗng (1,2 triệu) lạm phát tăng, giá sinh hoạt đắt đỏ, tiền Trung Quốc gây rối ren tài chhính nước ta. - Nạn dốt hơn 90% dân số mù chữ. Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 2. Thuận lợi: (là cơ bản) - Nhân dân ta giành quyền làm chủ, phấn khởi, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng và chủ tích Hồ Chí Minh sẵn sáng chiến đấu quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám. - Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, hệ thống XHCN hình thành, hệ thống các nước tư bản (trừ đế quốc Mỹ giàu lên) đã suy yếu nhhiều, phong trào hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản. II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI QUQYẾT NẠN ĐÓI, NẠN DỐT VÀ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH: Câu 28: Bước đầu xây dựng chính quyền mới và cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính? 1. Xây dựng chính quyền cách mạng: a. Chính trị: - 6/1/1946 cả nước tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội. - 2/3/1946 quốc hội họp phiên đầu tiên thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến (Chính phủ chính thức) do Hồ Chí Minh đứng đầu và lập ra ban dự thảo hiến pháp. - 9/11/1946 thông qua hiến pháp nước Việt Nam DCCH. - Ở địa phương Bắc bộ và Trung bộ bầu cử HĐND các cấp. b. Về quân sự: lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Tháng 5/1946 quân đội Quốc gia Việt Nam được củng cố, phát triển. Lực lượng dân quân tự vệ được tăng cường. 2. Giải quyết nạn đói: - Để cứu đói, Đảng và chính phủ có nhiều biện pháp: phát động “nhường cơm sẻ áo”, kêu gọi “tăng gia sản xuất”, giảm tô 25%, giảm thuế đất, tạm cấp ruộng. - Kết quả: sản xuất nông nghiệp được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi một bước. 3. Giải quyết nạn dốt: - Ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minhkí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ. Kêu gọi nhân dân cả nước tham gia xóa nạn mù chữ. - Kết quả đến cuối 1946, cả ước có 76000 lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Các trường học các cấp pgổ thông, đại học được khai giảng sớm, nội dung và phương pháp học bbước đầu được đổi mới. 4. Giải quyết khó khăn về tài chính: - Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân, xây dựng “quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng”, Kết quả quyên góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập. - Ngày 23/11/1946 Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (thay cho tiền Đông Dương của Pháp). III. ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG: Câu 29: Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng? A. Sách lược của ta đối với Pháp và Trung Hoa dân quốc trước ngày 6/3/1946: 1. Kháng chiến chống TD Pháp trở lại xâm lược Nam bộ: a. Nguyên nhân: Do dã tâm của Pháp trở lại xâm lược nước ta - Ngay khi quân Nhật đầu hàng, Pháp đã thành lập đạo quân viễn chinh sang Đông Dương. - Ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn mít tinh mừng ngày độc lập, TD Pháp xả súng vào đoàn mít tinh. - Ngày 6/9/1945 quân Anh đến Sài Gòn yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp, chiếm đóng nhiều nơi quan trọng trong thành phố. - Đêm 22 rạng 23/9/1945 Pháp đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần 2. b. Diễn biến: - Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn và Nam bộ nhất tề nổi dậy chống Pháp, đốt cháy tàu Pháp, đánh phá kho tàng, Nhân dân phá nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố, cắt điện nước, bao vây quân Pháp trong thành ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTai lieu on thi tot nghiep lop 12_12392393.docx
Tài liệu liên quan