Tài liệu ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn địa lí – ban chuẩn

Câu 1: Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

Trả lời

-Trong cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch:

+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến

+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước do:

. Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó có nhóm ngành công nghiệp chế biến

. Trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới.

Câu 2: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao có sự phân hoá đó?

Trả lời

* Phương án 1:

- Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận: khu vực tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước

+ Trung tâm công nghiệp Hà Nội lan toả ra nhiều hướng dọc các tuyến giao thông quyết mạch. Đó là các hướng: Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu- Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân háo học), Đông Anh- Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao ( hoá chất, giấy), Hoà Bình- Sơn La ( thuỷ điện), Nam Định- Ninh Bình-Thanh Hoá ( dệt may, điện, vật liệu xây dựng)

-Đông Nam Bộ: nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như: TP Hồ Chí Minh ( lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hoà, Thủ Dầu Một, và Vũng Tàu. Hướng chuyên môn hoá rất đa dạng ( thuỷ điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu, ô tô, hoá chất, dệt may, thực phẩm.)

pdf69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn địa lí – ban chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Tác động đối với kinh tế - xã hội: - Tác động tích cực : Dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. - Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào. - Là thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài. - Tác động tiêu cực: Dân số đông trong lúc kinh tế phát triển vẫn còn chậm, sẽ hạn chế đến việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, các nhu cầu phúc lợi xã hội khác hạn chế hơn, việc tích luỹ xã hội cũng hạn chế. * Tác động đối với môi trường: - Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Ô nhiểm môi trường. - Dịch bệnh… Câu 3. Chứng minh rằng nước ta có cơ cấu dân số trẻ? Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 29 Trả lời: - Nhóm từ 0 đến 14 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu dân số, năm 2005 nhóm tuổi này chiếm 27% tổng dân số cả nước. Chứng tỏ tỉ lệ sinh của nước ta vẫn còn cao. - Đặc biệt nhóm từ 15 đến 59 tuổi chiếm tỉ lệ quá cao, chiếm đến 64% tổng dân số cả nước (năm 2005). - Trong khi đó nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 9% tổng dân số cả nước (năm 2005), mặc dù hiện nay tuổi thọ ngày càng cao, tỉ lệ nhóm tuổi này có xu hướng tăng lên. Qua các số liệu cho thấy, chiếm phần lớn dân số nước ta là dân số trẻ. Câu 4. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư? Nhân tố nào mang yếu tố quyết định? Trả lời : - Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phân bố dân cư: + Điều kiện tự nhiên : Những vùng có điều kiện tự nhêin thuận lợi (khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng, ….) thì dân cư tập trung đông. + Lịch sự khai thác lãnh thổ: Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư thường tập trung đông, như Đồng bằng sông Hồng ở nước ta. + Các điều kiện kinh tế - xã hội (phương thức sản xuất, sự phát triển của kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất – kĩ thuật, …): Những vùng có nền kinh tế- xã hội phát triển mạnh thường thu hút dân cư tập trung đông, như ở nước ta, các thành phố lớn có nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, dân cư tập trung rất đông, mật độ cao. - Trong các nhân tố trên thì nhân tố kinh tế- xã hội có yếu tố quyết định đến sự phân bố dân cư, cụ thể hơn là phương thức sản xuất. Câu 5. Chứng minh rằng sự phân bố dân cư ở nước ta chưa hợp lí? Sự phân bố dân cư chưa hợp lí đã dẫn đến hậu quả gì? Trả lời : - Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi: + Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp, tài nguyên đang tiến dần tới giới hạn. Cụ thể: Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/km2 , đồng bằng sông Cửu Long là 429 người/km2. + Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú, thiếu nhân lực để khai thác, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng : Tây Bắc mật độ dân số là 69 người/km2. Tây Nguyên mật độ dân số là 89 người/km2. - Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa nông thôn và thành thị: Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ quá lớn, chiếm đến 73,1% (năm 2006), dân thành thị chỉ chiếm 26,9% (năm 2006). Như thế chứng tỏ quá trình đô thị hoá còn chậm. Hậu quả: - Đối với các vùng đồng bằng và đô thị: Dân cư tập trung quá đông đâ gây sức ép lớn đối với việc giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo, ô nhiễm môi trường gai tăng, tài nguyên ngày càng cạn Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 30 kiệt, việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, ….gặp nhiều khó khăn. - Đối với các vùng trung du, miền núi, các vùng nông thôn : Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất rộng, …nhưng dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác. Như vậy việc phân bố dân cư chưa hợp lí không những đã dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng miền chưa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền . Câu 6. Hãy nêu các chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta? Trả lời : - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kềim chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi ; phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. Bài 17 LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM - Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào, với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã dược nâng lên. - Trình bày được sự chuyển dịch lao động ở nước ta - Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế -xã hội lớn đặt ra với nước ta hiện nay. Tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong qua trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa , hướng giải quyết việc lam cho người lao động. Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta? Trả lời : - Nguồn lao động nước ta dồi dào, năm 2005 có đến 42,53 triệu người tham gia hoạt động kinh tế, mỗi năm nguồn lao động nước ta lại tăng thêm hơn 1 triệu người. - Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, gắn liền với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, …) được tích lũy qua nhiều thế hệ. - Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế. - Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỷ thuật lành nghề còn thiếu nhiều, sự năng động và tác phong trong công nghiệp của người lao động còn hạn chế. Câu 2. Hãy nêu đặc điểm cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta? Trả lời : - Trong cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế, lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm đến 57,3% (năm 2005); tiếp đến là lao động trong khu vực dịch vụ, chiếm 24,5% (năm 2005), so với các nước phát triển trên thế giới thì tỉ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ của nước ta quá thấp ; thấp nhất Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 31 là tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng, chỉ chiếm 18,2% (năm 2005). - Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nông- lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Nhưng sự thay đổi diễn ra rất chậm. Câu 3. Hãy nêu nhận xét về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta? Trả lời : - Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm 9,5% (năm 2005) và đang có xu hướng giảm ; lao động trong thành kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ lệ rất lớn, chiếm đến 88,9% (năm 2005) và đang có xu hướng tăng lên, nhưng chậm ; còn lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, chỉ chiếm 1,6% (năm 2005), nhưng hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh. - Qua cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, cho thấy nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường, có nhiều thành phần kinh tế, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 4. Vì sao vấn đề việc làm lại là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay? Hãy trình bày các hướng giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta? Trả lời : - Vì nước ta là nước đông dân, nguồn lao động rất dồi dào, hàng năm nguồn lao động nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người, trong lúc nền kinh tế phát triển chưa cao, dẫn tới tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1% ; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%. - Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp, các tệ nạn xã hội gia tăng, …. Phương hướng: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. - Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp …), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Bài 18 ĐÔ THỊ HÓA - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hóa nước ta. Câu 1. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở nước ta? Trả lời : - Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp., Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 32 - Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội. - Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta. - Tỉ lệ dân thành thị đang ngày càng tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. - Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng. Câu 2. Chứng minh rằng quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp? Trả lời : - Từ thế kỉ III trước Công nguyên, thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc. Trong thời kỳ phong kiến, một số đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi. - Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi đến các đô thị : Phú Xuân, Hội An, Đà Nẳng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVIII. - Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…. - Từ sau Cách mạng thánh Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều. - Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hoá” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc, đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có từ trước. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hoá bị chững lại. - Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá có chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở rộng và phát triển mạnh hơn, đặc biệt là phát triển các đô thị lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Câu 3. Đặc điểm mạng lưới đô thị hóa nước ta? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta? Trả lời : - Mạng lưới đô thị hóa nước ta: - Mạng lưới đô thị hóa nước ta được phân làm 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ, tỉ lệ phi nông nghiệp… - Đến năm 2007 nước ta có 5 thành phố trực thuộc TW, 2 đô thị loại đặc biệt - 4 đô thị loại I, 13 đô thị loại II, 26 đô thị loại III, 639 đô thị loại IV, V… - Những ảnh hưởng tích cực : Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ c6áu kinh tế của nước ta. + Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. + Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 33 đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ; có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng có những ảnh hưởng tiêu cực : Quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội, … Vì thế cần điều chỉnh quá trình đô thị hoá phù hợp với quá trình công nghiệp hoá. BÀI 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ - Hiểu được tầm quan trọng hàng đầu của tăng trưởng GDP trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta. - Trình bày được những thành tựu to lớn về tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta. Chuyển dịch theo ngành: Theo thành phần: Theo lãnh thổ kinh tế: Câu 1: Tại sao có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế nước ta? Trả lời: Tốc độ phát triển GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta là do: - Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ: năm 2005 chỉ đạt 53,1 tỉ USD, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 58 trên thế giới. - GDP bình quân trên đầu người chỉ đạt 639,1 USD, đứng thứ 7 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 146 trên thế giới. Vì vậy, tăng trưởng GDP với tốc độ cao và bền vững là con đường đúng đắn để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời tăng trưởng GDP sẽ tạo tiền đề để đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo . . . Câu 2: Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm (đơn vị: %) Năm 1990 1992 1994 1995 1997 2002 2005 Tốc độ tăng trưởng GDP 5,1 8,7 8,8 9,5 8,2 7,1 8,4 Hãy vẽ biểu đồ, nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm và nêu những hạn chế. Trả lời: - Vẽ biểu đồ hình cột: điền đầy đủ, chính xác, đẹp, chú ý khoảng cách năm. - Nhận xét: + Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tương đối cao, trung bình trên 7% / năm. Tăng trưởng cao nhất vào năm 1995, thấp nhất năm 1990. + Giai đoạn 1990 – 1995 tốc độ tăng trưởng GDP nước ta nhanh. Giai đoạn 1995 – 1997 tăng trưởng GDP giảm do ảnh hưởng tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng lên và đạt mức trên 8%. - Hạn chế: + Tăng trưởng chủ yếu diễn ra theo chiều rộng, chậm chuyển biến về chất lượng. + Chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. + Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh nền kinh tế còn yếu. Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 34 Câu 3: Trình bày các xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu nền kinh tế nước ta? Trả lời: - Ngành kinh tế: + Giảm tỉ trọng khu vực I. + Tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III có tăng nhưng không ổn định. - Nội bộ khu vực ngành kinh tế: + Khu vực I: Tăng tỉ trọng thủy sản, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Trong nông nghiệp: tăng tỉ trọng chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt. + Khu vực II: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. + Khu vực III: Du lịch phát triển mạnh, nhiều dịch vụ mới ra đời: Viễn thông, chuyển giao công nghệ . . . * Theo thành phần kinh tế: - Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế. - Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế tư nhân, tập thể và cá thể giảm. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và ngày càng có vai trò quan trọng. * Theo lãnh thổ kinh tế: - Nông nghiệp: Hình thành nhiều vùng chuyên canh: Cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp . . . - Công nghiệp: Hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. - Cả nước có 3 vùng kinh tế trọng điểm: Phía Bắc, Miền Trung, phía Nam. Câu 2: Bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.(đơn vị: %) Cơ cấu GDP 1990 1991 1995 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 38,7 40,5 27,2 21,0 Công nghiệp – xây dựng 22,7 23,8 28,8 41,0 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 38,0 a/ Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005. b/ Nhận xét và rút ra kết luận gì? Trả lời: a/ Vẽ biểu đồ miền (chú ý khoảng cách năm) b/ Nhận xét: - Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1990 – 2005 có sự thay đổi theo hướng sau: + Tỉ trọng ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm 17,7%. + Tỉ trọng ngành Công nghiệp – xây dựng tăng 18,3%. + Ngành Dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhưng không ổn định, cao nhất vào năm 1995 (44,0%), thấp nhất năm 1991 (35,7%). - Chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng còn chậm. Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 35 BÀI 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA 1- Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. 2- Nhận xét được đặc điểm nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa. 3- Nắm được xu thế chuyển dịch rõ nét của cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta: heo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. Câu 1: Nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì? Trả lời: a/ Thuận lợi: - Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quang năm. - Có thể áp dụng các phương pháp canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ . . - Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu, đặc biệt là lúa nước và cây công nghiệp. - Tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo nên thế mạnh khác nhau giữa các vùng. b/ Khó khăn: - Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. - Thiên tai thường xuyên xãy ra. - Tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất nông nghiệp. Câu 2: Cho bảng số liệu: Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính. (đơn vị: %) Năm Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ Hộ khác 2001 80,9 5,8 10,6 2,7 2006 71,0 10,0 14,8 4,2 Hãy nhận xét cơ cấu hoạt hoạt động kinh tế ở nông thôn nước ta. Trả lời: - Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Các hộ họat động trong khu vực phi nông nghiệp còn thấp. - Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông – lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng trong ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và hộ khác. (dẫn chứng). - Sự chuyển dịch trong cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính còn chậm, tỉ trọng hộ trong ngành nông – lâm - thủy sản còn quá lớn (71,0%). Câu 3: Cho bảng số liệu dưới đây: Các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006 Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long Tổng số 113730 14054 54425 Trang trại trồng cây hàng năm 32611 1509 24425 Trang trại trồng cây lâu năm 18206 8188 175 Trang trại chăn nuôi 16708 3003 1937 Trang trại nuôi trồng thủy sản 34202 747 25147 Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 36 Trang trại thuộc các loại khác 12003 607 2741 a/ Hãy phân tích bảng số liệu để thấy đặc điểm cơ cấu trang trại của cà nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. b/ Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số trang trại ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trả lời: a/ Phân tích bảng số liệu: Xử lí số liệu: công thức tính % = Loại / tổng số x 100 (đơn vị: %)- Ghi bảng số liệu đã xử lí: Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long Tổng số 100,0 100,0 100,0 Trang trại trồng cây hàng năm 28,7 10,7 44,9 Trang trại trồng cây lâu năm 16,0 58,3 0,3 Trang trại chăn nuôi 14,7 21,4 3,6 Trang trại nuôi trồng thủy sản 30,1 5,3 46,2 Trang trại thuộc các loại khác 10,5 4,3 5,0 - Trên cả nước trang trại nuôi trồng thủy sản và trồng cây hàng năm có tỉ lệ lớn (30,1% và 28,7%). - Những trang trại sản xuất cho sản phẩm có thời gian ngắn chiếm tỉ lệ lớn. - Các trang trại ở các vùng khác nhau do có những điều kiện khác nhau. b/ Nhận xét và giải thích sự phát triển các trang trại ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long: - Đông Nam Bộ: + Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ lớn (58,3%), đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng đầu cả nước. + Trang trại trồng cây hàng năm và chăn nuôi chiếm tỉ lệ khá lớn vì ở đây có nhiều đồng cỏ và đứng đầu cả nước về cây công nghiệp hàng năm như: lạc, thuốc lá, đậu tương . . . - Đồng bằng sông Cửu Long: + Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ lớn (46,2%), đây làvùng có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 50% diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. + Trang trại trồng cây hàng năm lớn (44,9%), do đây là vùng trồng lúa lớn nhất nước ta. BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG 1- Biết được đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (trồng trọt, chăn nuôi) 2 - Hiểu được sự phát triển và Câu 1: Dựa vào bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (đơn vị: %) Ngành trồng trọt 1990 2005 Cây lương thực 67,1 59,2 Cây rau đậu 7,0 8,3 Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 37 NGHIỆP phân bố sản xuất cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu. 3- Vị trí của ngành chăn nuôi, các điều kiện phát triển chăn nuôi, tình hình ngành chăn nuôi lợn gia cầm và các loài gia súc ăn cỏ. Cây công nghiệp 13,5 23,7 Cây ăn quả 10,1 7,3 Cây khác 2,3 1,5 Hãy vẽ biểu đồ và nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch của ngành này. Trả lời: - Vẽ biểu đồ hình tròn: đúng nguyên tắc, điền đầy đủ số liệu, chú thích, tên, chú ý bán kinh hình tròn năm 2005 lớn hơn năm 1990. - Nhận xét: + Cơ cấu: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm gần 2/3 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Cây công nghiệp ngày càng có vai trò lớn trong giá trị sản lượng nông nghiệp. + Xu hướng chuyển dịch: Những cây có tỉ trọng tăng là cây công nghiệp, rau đậu, trong cây công nghiệp tăng nhanh nhất. Những cây có tỉ trọng giảm là cây lương thực, cây ăn quả và cây khác, trong cây lương thực giảm nhiều nhất. Sự chuyển dịch này theo hướng tích cực, góp phần chuyển nền nông nghiệp nước ta sang hướng sản xuất hàng hóa. Câu 2: Vì sao nói việc đẩy mạnh sản suất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? Trả lời: - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả: + Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn. + Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: Đất Feralít ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. + Nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm. + Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. + Nhu cầu thị trường còn rất lớn. + Được Đảng và nhà nước quan tâm. - Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn: + Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. + Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. + Góp phần giả quyết việc làm, phân bố lại dân cư và nguồn lao động. + Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở những vùng còn nhiều khó khăn. Câu 3: Cho bảng số liệu: Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu qua các năm Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Tài liệu ôn tập môn Địa lý THPT-2009 trang 38 Sản lượng 8,4 12,3 92,0 218,0 802,5 752,1 Khối lượng xuất khẩu 4,0 9,2 89,6 248,1 733,9 912,7 Hãy phân tích sự phát triển sản lượng và khối lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1980 đến năm 2005. Trả lời: - Từ năm 1980 đến năm 2005, sản lượng cà phê tăng 89,5 lần. Giai đoạn 1995 – 2000, sản lượng cà phê tăng nhanh nhất, do việc mở rộng diện tích cà phê và do yếu tố thị trường. - Từ năm 1980 đến năm 2005, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng 228,2 lần. Các năm 1995, 2002, 2005 khối lượng cà phê xuất khẩu cao hơn sản lượng cà phê do cà phê tồn kho từ những năm trước, nhưng chủ yếu là do tác động xuất cà phê của Lào. Bài 24 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP 1- Biết được các điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản Hiểu được sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố. 2-Vai trò, nguồn lực và sự phát triển, phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta. Câu 1:Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta? Trả lời a/ Thuận lợi: -Tự nhiên: + Có bờ biển dài 3260 Km vùng đặc quyền kinh tế rộng ( hơn 1triệu Km2) +Nguồn lợi hải sản khá phong phú ( tổng trữ lượng khoảng 3,9_4,0 triệu tấn) + Có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieu_on_thi_tn_dia_thpt_huongtra_3262.pdf