Tài liệu Văn học Việt Nam sau 1975

Dân chủ hóa - một trong những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới 2

Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới 8

1. Bút pháp tả thực mới 9

2. Bút pháp phúng dụ, huyền thoại 11

3. Bút pháp trào lộng, giễu nhại 11

4. Bút pháp tượng trưng 12

Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh 13

1. Quan điểm tiếp cận 13

2. Ba mươi năm và hai chặng đường thơ 14

2.1. Những chuyển đổi về tư duy nghệ thuật trong thơ giai đoạn 1975-1985 14

2.2. Giai đoạn sau 1986 và ý thức “cởi trói” để xác lập một quan niệm mới về nghệ thuật 16

3. Các khuynh hướng nổi bật 17

3.1. Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc 18

3.2. Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật 18

3.3. Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực 19

3.4. Xu hướng hiện đại (và hậu hiện đại) 20

4. Sự biến đổi về thể loại 21

4.1. Sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống 21

4.2. Thơ tự do và thơ văn xuôi 22

4.3. Sự nở rộ của trường ca 22

5. Những động hình ngôn ngữ mới trong thơ 23

5.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thường 23

5.2. Ngôn ngữ giầu chất tượng trưng 24

5.3. Những “trò chơi” ngữ nghĩa trong thơ 24

5.4. “Ngôn ngữ thân thể” trong thơ 25

Xu hướng nhìn nhận lại một số hiện tượng văn chương thời kỳ đầu Đổi mới 26

Nguyễn Khải và nỗi hào hứng viết để chinh phục bạn đọc 30

Nguyễn minh Châu – đổi mới vhvn sau 1975 42

* Thay đổi bút pháp xây dựng nhân vật 42

* Nhận định 42

* Mở rộng phạm vi hiện thực và khả năng khám phá con người 43

* Nỗ lực và những thành công cuối đời của nhà văn: 44

* Đổi mới sự khám phá và thể hiện con người 45

* Sự bứt phá ở thể loại truyện ngắn: 45

* Ý thức cao độ về bản lĩnh và trách nhiệm của nhà văn. 46

* Ý thức về tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. 46

* Nền tảng của mọi cách tân là tinh thần nhân bản. 47

* Sự suy tư, trăn trở trong phê bình - tiểu luận 47

* Đổi mới ý thức nghệ thuật : 48

* Năng lực miêu tả và phân tích tâm lý. 48

* Hướng về những vẻ đẹp trong sáng và chất trữ tình. 48

* Những tìm tòi đổi mới trong nghệ thuật tự sự. 49

* Về bút pháp: 50

* Đổi mới cách nhìn con người 50

* Mở rộng quan niệm về hiện thực và mối quan hệ giữa văn học với đời sống. 51

Nguyễn Minh Châu, người viết văn và thời đại 51

Khuynh hướn Nhận thức lại thực tại 68

Thế hệ các nhà thơ Việt Nam sau 1975 - Một hành trình thơ Việt 71

Thơ Việt nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh 76

Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 với nhu cầu đạo đức tối đa & Truyện cực ngắn - Một hướng tiếp cận hiện thực mới 88

VÀI NÉT VỀ CÁI CAO CẢ TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 96

CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG TRUYỆN VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN 1990 102

1.Tiếng nói tự nhận thức về bản thân 103

2.Khám phá đời tư của con người cá nhân. 105

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và suy ngẫm 107

Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử 110

Thời xa vắng - Lê Lựu 117

Văn xuôi Việt Nam hiện nay, lô-gích quanh co của các thể loại, 119

những vấn đề đang đặt ra, và triển vọng 119

 

 

 

doc131 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Văn học Việt Nam sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm 1978, sau khi cùng với Nguyễn Minh Châu đi thăm Liên Xô trở về, nhà thơ Xuân Quỳnh chỉ kể với tôi một chi tiết nhỏ. Là cái ông Châu này buồn cười lắm, chả biết lạ là gì cả, gặp ông Tây bà đầm nào cũng trò chuyện tự nhiên y như là cánh đồng nghiệp mình ở nhà vẫn đùa với nhau mà tự nhiên thế đâm ra tây họ lại thích”. Tôi hiểu rằng như vậy là với Nguyễn Minh Châu, cái điều gọi là “gia nhập vào đời sống văn học thế giới” (lời ông nói với Nguyễn Kiên) hoặc “hoà đồng cùng nhân loại” (tên một bài viết cuối cùng của ông) không phải chỉ là lời kêu gọi chung chung mà là những điều tự ông cảm nhận một cách sâu sắc, ông sống như ông đã nghĩ. Nghệ sĩ và thời đại Nhân đây tôi muốn phác hoạ lại vài nét về con người nhà văn mà đối với tôi, như sinh ra để viết văn và dù chưa xác định là nhà văn nhỏ hay nhà văn lớn thì chắc chắn đã là một nhà văn theo đúng nghĩa của hai chữ ấy. Xuân Thiều - cây bút có thời gian là bạn nối khố của tác giả Dấu chân người lính - kể lại rằng lần đầu gặp Nguyễn Minh Châu chỉ nhớ đó là một chàng trai tầm thước trắng trẻo có nụ cười rất tươi tuy dáng vẻ còn bẽn lẽn. Quả thật chất thư sinh là một cái gì thấy rõ ở nhà văn này, chất thư sinh mà chúng ta thường bắt gặp ở những chàng trai gia đình không hẳn là giàu có nhưng ngay trong thời Pháp thuộc đã được cắp sách tới trường và biết say mê với vẻ đẹp tinh thần của con người: họ sinh ra để cảm thụ đời sống hơn là để hành động. Còn nhớ một trong những nhân vật chính của Dấu chân người lính chính là anh chàng Lữ, một cậu học sinh có nhiều chất thi sĩ. “Những nét trên khuôn mặt Lữ thật là khó nắm bắt, vầng trán có lúc tối sầm rồi có lúc lại thanh thản và dưới vầng trán ấy là một cặp mắt nằm rất xa nhau, đen màu chì với vòm mắt rộng luôn luôn thay đổi màu sắc đậm nhạt và lúc nào cũng đang nhìn một vật gì đó hoặc đuổi theo một ý nghĩ gì đó“. Có thể thấy là Nguyễn Minh Châu đã vô tình tự khắc hoạ chân dung của mình trong đoạn miêu tả Lữ như vậy. Cái chất thư sinh này còn mãi ở Nguyễn Minh Châu, khi vui chuyện ông còn kể với tôi là những ngày mới nhập ngũ, có lần xách bát đi ăn thấy người xếp hàng đông quá đã quay về. Nhưng cuộc chiến đấu đã dung nạp tất cả, con người thư sinh này đã đi qua cuộc chiến đấu, làm tròn mọi nghĩa vụ của mình như một chiến sĩ đồng thời vẫn giữ được cái bản chất nghệ sĩ đáng yêu. Đó là một con người lơ mơ sự đời, sống giữa mọi người mà hồn vía để ở tận đâu đâu. Ngay giữa đám đông ông vẫn có thể chìm đắm trong những suy nghĩ riêng, có nói năng gì cũng ngúc ngắc mãi mới phụt ra một câu lạc lõng. Sự vô tâm của Nguyễn Minh Châu kéo dài tới mức thỉnh thoảng nhà thơ Xuân Sách lại đặt câu hỏi không hiểu sao có lúc ông lại có thể trở thành cán bộ tham mưu thuộc một sư đoàn tác chiến ở đồng bằng sông Hồng. Có điều, khi thanh thản tính chuyện quan sát sự đời, thì ông lại trở nên một người đối thoại thú vị, loại người mà người ta một khi rỗi rãi thích mò đến trò chuyện. Thường ông vẫn tự nhận: “Tôi cũng tẻ lắm, đóng quân ở đâu xong, trở lại không ai người ta nhớ mình cả”. Song lúc cao hứng lại tự hào: - Mình chỉ nói vài câu thế là cậu chủ nhiệm thấy tin, kỳ nào đi thăm đồng cũng rủ đi cùng. - Hồi tôi ở đấy cậu giám đốc nông trường rất thích tôi, vừa giải quyết xong chuyện gì lại tông tốc kể ngay với mình. Cái tài của một người biết đối thoại là đặt mình vào địa vị người đang nói chuyện để khéo léo lần ra những đầu mối mà người ấy quan tâm. Nguyễn Minh Châu chính là một người như thế, ông biết đến với người đối thoại với mình một cách tự nhiên, không cần một chút dụng tâm cố gắng. Hơn thế nữa, ông còn biết mang lại cho đối tượng cái cảm giác như đang tự nói với mình. Hoạ sĩ Quang Thọ, có thời rất mê Nguyễn Minh Châu nôm na tổng kết: “Không thể nói dối với thằng này được”. Chất văn trong con người Nguyễn Minh Châu bắt nguồn từ một khả năng rất cần cho các nghệ sĩ: Luôn luôn ông biết nhìn sự vật xảy ra chung quanh mình một cách mới mẻ. Ông hết lòng với đời sống theo cái cách riêng của mình. Có thể bảo ông là một người rất có trách nhiệm với chung quanh với nghĩa luôn luôn ông muốn tìm ra ở thực tại những bí mật, những gì tốt đẹp. Và khi đã tìm ra thì ông dứt khoát không bỏ qua và phải nói to lên cho mọi người cùng thấy. Chẳng phải là khiêm tốn vờ vịt gì, Nguyễn Minh Châu tự kể: “Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt đến ma quỷ. Sau này lớn lên đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người, tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy dược yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt được vào lỗ”. Phải nhận đó là một nét tính cách có thực. Nhưng nên nói thêm rằng đằng sau sự nhút nhát đó lại là khả năng chăm chú theo dõi cuộc đời chung quanh, vui sướng giận hờn vì nó như trên tôi vừa nói, và nhất là cái quyết liệt trong việc đi đến cùng trong suy nghĩ. Trong sự lắng nghe mọi người, ông vẫn giữ riêng cho mình những ý kiến riêng, thậm chí trong một lần nói chuyện riêng với tôi ông còn tự hào một cách chính đáng rằng vẫn luôn luôn giữ được một khả năng hoài nghi. Dường như sau những phút giao cảm với đời sống ông lại để hết tâm sức vào cái việc quay về với thế giới riêng của mình trước khi cho nó hiện hình trên mặt giấy. Một khía cạnh nữa làm nên khí chất nhà văn của con người này: Ông có một cảm quan ngôn ngữ tinh tế. Trong những lúc xuất thần, ông nói đầy thuyết phục, giá kể có cách nào đó ghi ngay được những điều ông nói thì nó cũng đã duyên dáng tự nhiên như một thứ văn viết điêu luyện. Bản thảo ông gửi cho cánh biên tập chúng tôi thường chỉ được ông viết một lần, tuy có gạch xoá song nói chung vẫn sáng sủa mạch lạc. Đi dần tới một tư duy văn học hiện đại Một lần nào đó trong câu chuyện tạt ngang với tôi, nhà thơ Lê Đạt ngẫu nhiên nhận xét: “Quái, mình để ý thì thấy Nguyễn Khải không chịu thay đổi gì trong cách viết, chứ đọc Nguyễn Minh Châu mà xem, tay ấy có thay đổi”. Tôi không cãi lại Lê Đạt, trong bụng nghĩ nhận xét trên là oan cho Nguyễn Khải, song với Nguyễn Minh Châu thì lại quá đúng. Trong mấy chục năm liên tục cầm bút, tác giả Dấu chân người lính đã thay đổi khá nhiều, tuy rằng cũng chỉ thay đổi trong điều kiện mà con người ông có chuẩn bị. Ở trên, tôi đã kể là Nguyễn Minh Châu đến với các buổi “giao ban” của anh em đồng nghiệp với đủ bộ mặt khác nhau. Có lúc ông im lặng ngồi nghe. Lại cũng có lúc thao thao bất tuyệt mọi chuyện. Với năng khiếu văn học bẩm sinh, nói cái gì Nguyễn Minh Châu cũng hay ví von, để tạo nên hình ảnh. Kể ra, lúc rỗi ngồi nghe cũng thú vị. Nhưng cũng có lúc không hợp. Trong cơ quan tôi hồi đó, có nhà phê bình Nhị Ca vốn rất từng trải, lại có cách sống thiết thực nên rất nhạy với chuyện này. Thấy Nguyễn Minh Châu bắt đầu mơ màng như người say thuốc lào loạng choạng trong lối nói lối nhận xét rất chủ quan của mình, Nhị Ca tủm tỉm không nói gì, chỉ quay ra làm nốt ít việc riêng đang làm dở, như biên tập nốt mấy trang bài, hoặc dọn dẹp ngăn tủ, chờ cho Nguyễn Minh Châu nói hết mới buông một câu nửa nạc nửa mỡ: - Cái ông Châu này mải sống trong cái thế giới văn chương ông ấy đang viết nên quên hết cả lối nói thông thường hay sao ấy, anh em ạ. Có lần, chưa để Nguyễn Minh Châu kịp bắt sang một câu chuyện mới, Nhị Ca đã hoa tay ngăn lại, và “phang” một đòn vỗ mặt: - Thôi đi ông. Lại sắp làm văn tả cảnh. Sốt cả ruột! Trong lúc Nguyễn Minh Châu vẫn thản nhiên, chỉ há hốc miệng cười trừ thì Nguyễn Khải ngồi cạnh mới thật sung sướng vì lối trừng trị thẳng tay của Nhị Ca, cứ gọi là rũ ra mà cười. Chả Nguyễn Khải dạo này đang chủ trương phải viết cho thật trực tiếp. Anh ấy đi ra cửa. Gió thổi mạnh... Thế là đủ, chứ không phải uốn éo gài thêm những hình dung từ cho thêm văn hoa. Và Nguyễn Khải dẫn chứng: đọc bản thảo của các nhà văn lớn người ta thường nhận thấy những đoạn văn chương véo von lại là những đoạn bị gạch đầu tiên. Còn Nguyễn Minh Châu, điểm xuất phát của ông là một cảm quan văn học nhiều phần cổ điển. Cái lý của Nguyễn Khải không ai bác bỏ được. Song lại phải nói ngay rằng ở tác giả Dấu chân người lính còn có một phương diện khác như ở trên chúng ta vừa thấy, và hoàn toàn có thể bảo đó là một biểu hiện khác của tinh thần hiện đại. Luôn luôn nghiền ngẫm về nghề và tự tin ở con đường độc đáo của mình, có lúc ông đã đi tới những quan niệm mà những người khác phải nhiều năm lăn lộn với sách vở mới đi tới. Quá trình hiện đại hoá tư duy văn học của Nguyễn Minh Châu đánh dấu một quá trình làm việc tự nhiên song phải nói là vất vả của một người tự học. Ông không có may mắn là qua tiếng Pháp đọc rộng ra nhiều tác phẩm nước ngoài như Nguyễn Khải. Nhưng các bản dịch có giá trị thì không cần ai mách, ông nghiền ngẫm rất kỹ. Một trong những cuốn sách ông thích từ hồi ấy là Những người chân đất của Zaharia Stancu và do Trần Dần dịch ra tiếng Việt. Còn bản dịch tiểu thuyết Tấc đất của G.Baklanov thì là cuốn sách ông đút trong ngăn kéo hồi đang viết Dấu chân người lính. Có thể nói do sống kỹ sống hết lòng với trang viết của mình, ông lại tìm thấy sự hỗ trợ ở cả những trang sách tưởng rất xa lạ ấy. Cái mạnh của ngòi bút Nguyễn Khải là cái gì cũng phải rạch ròi sáng rõ. Nguyễn Khải không biết tới những hoàn cảnh mù mờ, những nhân vật lửng lơ mà người ta chỉ biết mô tả chứ không cắt nghĩa ngay được. Nhưng đó cũng là chỗ yếu của tác giả Xung đột. Nguyễn Minh Châu thì khác. Loại nhân vật như lão Khúng lôi cuốn sự say mê của ông. Trong đời sống hàng ngày ông đã thích những con người có hình có khối kỳ lạ, những khung cảnh mù sương mà bản thân ông chỉ biết đi theo và thích thú quan sát bằng tất cả bản năng sẵn có. Trong hoàn cảnh của những năm từ 1985 về trước, ông không tiện nói nhiều về những hình ảnh đa nghĩa cũng như quan niệm về sự kỳ dị của đời sống. Nhưng đó là một lối tư duy có thực ở ông và nó là một cái gì bẩm sinh chứ không phải học đòi đâu hết. Nhân nói đến khả năng bùng nổ tự nhiên tự phát trong quan niệm nghệ thuật ở Nguyễn Minh Châu, tôi nhớ tới câu chuyện của một tiến sĩ văn học tốt nghiệp bên Pháp. Theo bà trong số các văn phẩm của Nguyễn Minh Châu, thì Cỏ lau có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Khi tôi hỏi ngay rằng có phải ý ở đây muốn nói truyện vừa này nêu ra một cách nhìn khác đi về chiến tranh thì bà bảo không phải. Hãy đọc lại những trang sách đầu tiên. Điều thú vị là ở đó tác giả tả một hiệu ảnh mọc lên ở một vùng hôm qua bom đạn dày đặc và con người ta phải mất công lắm mới tìm thấy khuôn mặt của mình. Vậy là thấy đặt ra cái nhu cầu là phải có văn học, một chủ đề chỉ có ở văn học hiện đại và có lẽ phải trong chặng cuối của quá trình sáng tác Nguyễn Minh Châu mới đi tới. Có thể mạnh dạn nói về mặt quan niệm sáng tác, tác giả Cỏ lau đã đi xa nhất trong số các nhà văn đương thời? Đúng vậy. Thế nhưng tôi biết một sự thực khác: Sự kiện B.52 Mỹ đánh vào Hà Nội (tháng chạp 1972) từng để lại trong Nguyễn Minh Châu một ấn tượng sâu sắc. Có đến mấy tháng sau, mỗi khi hồi tưởng lại sự kiện ghê gớm này, Nguyễn Minh Châu vẫn thường nói với tôi: - Những ngày ấy, vô tình thế nào, mình lại đi chụp một cái ảnh. Lúc ra lấy, lão thợ ảnh bảo làm chưa xong, chỉ thấy thằng con lão bưng ra một chậu nước, trong đó những mặt người cái nổi cái chìm, cái lật lên, cái úp xuống, còn ảnh của mình thì lẫn vào đâu, không tìm thấy. Tức là, nếu coi đây như một thứ mô típ thì Nguyễn Minh Châu đã trở đi trở lại với nó nhiều lần trước khi đưa nó vào Cỏ lau. Trong khi mải mê hướng ngòi bút viết ngay về đời sống trước mắt, tư duy nghệ thuật ở nhà văn vẫn có những sự vận động tự thân như nó phải có. Khuynh hướn Nhận thức lại thực tại Vậy tiền đề thiết yếu hơn cả là chính cái nội lực ấy của văn hoá mà những yếu tố hun đúc nên nó, ngoài tài năng bẩm sinh và ý chí sáng tạo, là độ sâu của tư duy, năng lực nhận thức và nhận thức lại thực tại, học thức nhân văn, sự am hiểu văn hoá thế giới và nhiều điều kiện chủ quan khác ở người nghệ sĩ. Cái nội lực ấy xem ra còn chưa dồi dào lắm trong các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chính vì thế cho nên trong 20 năm đổi mới vừa qua, tiểu thuyết nước ta mặc dù đã có một số thành tựu mới, được độc giả hoan nghênh (mà trình độ văn hoá kéo theo mức độ đòi hỏi của độc giả nước nhà trong những thập kỷ qua đã được nâng cao rất đáng kể), nhưng nó vẫn chưa cất mình lên được một đẳng cấp mới, cho phép khẳng định sự tồn tại của một nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong dòng tiểu thuyết nước nhà khá trù phú về lượng trong hai thập kỷ qua, không thể không nhắc đến với niềm trân trọng Thời xa vắng và Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Lão khổ và Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (có thể còn có những tác phẩm khác mà chúng tôi chưa có dịp đọc), song những thành công ấy vẫn chưa đạt được độ hoàn hảo như nó đã từng có được trong Sống mòn của Nam Cao hay Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Một vài bản thảo chưa được xuất bản mà chúng tôi có may mắn được tìm hiểu báo hiệu sự khơi sâu tư duy tiểu thuyết ở những tác giả của chúng. Song bên cạnh đó một loạt hiện tượng tiêu cực bộc lộ khá rõ trong sản phẩm tiểu thuyết đại trà hiện thời, không có trong những tiểu thuyết trình độ trung bình trước đây : sự sa sút tay nghề, sự chạy theo số lượng hy sinh chất lượng, sự tràn ngập văn xuôi tiểu thuyết bởi ngôn ngữ và các thủ pháp báo chí, v.v..., thiết nghĩ chưa cho phép nói một cái gì xác định về tương lai của tiểu thuyết Việt Nam. Cũng vì những lý do tương tự - nổi bật là sự lẻ loi, nhiều khi không được biết đến của rất ít thơ mới về hình thức và sâu sắc về nội dung giữa một biển thơ chất lượng trung bình hay xoàng xĩnh - mà rất khó đoán định tiền đồ của thơ Việt Nam, một nền thơ có lịch sử ngàn năm. Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại thể hiện quan niệm của nhà văn tập trung ở một số phương diện như: Quan niệm của con người về thế giới đa chiều và con người tâm linh; quan niệm về sự hữu hình hóa cái ác và giấc mơ về những giá trị chân thiện mỹ; cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất triết lý. Thông qua yếu tố kỳ ảo, các nhà văn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều. Thế giới đa chiều là thế giới ở đó tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên. Thế giới ấy không được nhìn nhận một cách an nhiên như trước mà đã đầy nỗi niềm khắc khoải âu lo. Nếu như ở giai đoạn trước, thế giới được nhìn nhận với con mắt lạc quan đầy tin tưởng, con người luôn tin vào ý chí, sức mạnh và những quy luật đã chiếm lĩnh được, thì giờ đây, con người nhận ra rằng thế giới vẫn mang trong mình nó nhiều điều bí ẩn, những điều con người chưa thể biết trước và đầy bất trắc. Những điều đó thuộc về cái ngẫu nhiên. Nó là một khả năng có thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có khi lại là nỗi đau, niềm bất hạnh và những tấn bi kịch. Nàng Bua trong Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp và người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục của Quế Hương là những ví dụ tiêu biểu. Nàng Bua trở thành “người giàu nhất bản, nhất Mường” từ sau khi ngẫu nhiên đào được một chum đầy vàng bạc. Nàng trở thành người đàn bà hạnh phúc “khi lấy một người thợ săn hiền lành, góa bụa và không con cái”. Nhưng sự giàu có ấy đã không mang lại cho nàng hạnh phúc trọn vẹn. Nàng đã chết khi trở dạ đẻ giữa “đống chăn mềm ấm áp”. Cũng như vậy, bi kịch của người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục lại bắt đầu từ lúc “vị cứu tinh” tình cờ xuất hiện. “Anh ta đến chỉ tình cờ núp mưa và chợt rùng mình trước bức tranh ế ẩm của người họa sĩ vô danh (…). Vốn sống bằng nghề môi giới tranh, anh ta đánh hơi thấy mình sẽ được gì từ cái gallery thưa thớt mấy người này. Anh ta trở lại với một trùm buôn tranh với tầm cỡ quốc tế, đặc biệt sính tranh Á Đông (…). Từ đó, cuộc sống của ông không còn yên ổn nữa. Tiền bạc, danh vọng ùa vào nhà ông như một lũ xâm lăng. Chúng làm mất quân bình mọi cái, khuân đi mọi cái, thay đổi mọi cái. Ngay cả ông cũng không nhận ra vợ con, bạn bè mình. Họ đẹp ra, sang ra, thân tình hết mực nhưng… hoàn toàn xa lạ”. Qua quan niệm về cái ngẫu nhiên trong cuộc đời, các nhà văn có xu hướng muốn đối thoại với quan niệm một thời về thế giới, sự tồn tại và con người. Thế giới được nhìn nhận dưới sự chuyển hóa của những mặt đối lập họa - phúc, ngẫu nhiên - tất nhiên, may - rủi… Cuộc sống vì thế được soi chiếu đa diện, sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, thế giới đa chiều còn là thế giới bí ẩn của tâm linh. Thế giới tâm linh trước đây ít được đề cập hoặc gán cho nó cái mác duy tâm thì nay đang được nhìn nhận một cách nghiêm túc, chín chắn hơn. Con người hiện đại đã phải thừa nhận nó như một phần không thể tách rời của cuộc sống con người. Thế giới tâm linh được biểu hiện trước hết qua niềm tin vào sự tồn tại thế giới siêu nhiên bên trên con người: “Hình như có một đấng chí tôn nào đó cầm tay dắt tôi đi qua hết cái khổ cái nhục vô cùng của những đời người, những kiếp người” (Tính chất kỳ lạ của con người - Nguyễn Minh Châu) hay “Tôi tin chắc ở lực lượng siêu việt ở bên trên tôi kia, đang chuyển vần rầm rộ kia, thấu hiểu tất cả, phân minh lắm, rạch ròi, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện trong tâm linh con người, có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận” (Thương nhớ đồng quê - Nguyễn Huy Thiệp). Mặt khác, thế giới tâm linh còn được thể hiện qua những biến động tinh tế diễn ra trong tâm hồn người. Thế giới ấy tồn tại cả chiều không gian thứ tư: không gian tâm trạng. Trong không gian tâm trạng đó xuất hiện con người tâm linh với những dằn vặt, đổ vỡ. Đó là sự dằn vặt tâm hồn vì sự xa rời chuẩn mực đạo đức, ăn năn vì những lỗi lầm trong quá khứ (Nạn dịch, Muối của rừng, Chiếc tù và bị bỏ quên của Nguyễn Huy Thiệp, Hoa đại trắng của Đức Ban, Tiếng rừng của Hiền Phương…). Con người tâm linh cũng được bộc lộ qua sự linh cảm những mối quan hệ linh ứng không thể giải thích được. Linh cảm sợ hãi của người mẹ trong Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp chính là một phần biểu hiện của con người tâm linh. “… Khoảng gần trưa, thấy ở đường Năm có đám đông kêu la khóc lóc đang chạy. Mẹ tôi tự dưng ngã chúi xuống ruộng, thất thanh gọi tôi. (…).Tôi và chị Ngữ sợ hãi, tưởng mẹ tôi trúng gió. Mẹ tôi mặt tái đi, tay giơ tới trước mặt như sờ nắn ai. Mẹ tôi gọi: “Nhâm ơi Nhâm! Sao em Minh con máu me đầy người thế này?”. Chị Ngữ lay mẹ tôi: “U ơi u, sao u nói gở thế?”. Có mấy người từ đám đông trên đường Năm bỗng chạy tách ra băng qua đồng. Có ai đó gào to thảm thiết (…). Anh Ngọc (…) chạy ở phía trước. Anh nói không ra hơi, tôi nghe loáng thoáng, chỉ biết rằng cái Minh em tôi và cái Mị, con dì Lưu đèo nhau đi học về qua ngã ba thì bị ô tô chở cột điện cán chết…” Rõ ràng là, bằng việc khám phá và thể hiện thế giới đa chiều và con người tâm linh, các nhà văn sau 1975 đã xây dựng một kiểu mô hình nhân vật gần gũi hơn, thực hơn trong văn học. Con người thời kỳ này đã được đặt ra ngoài “bầu không khí vô trùng vốn có”, bước dè dặt, vừa đi vừa vấp ngã trước một thế giới đa chiều đầy biến ảo. Con người phải đối diện với chính mình, với số phận của mình với tư cách là một con người riêng lẻ, không nhân danh ai, không dựa vào ai. Nhận thức về thế giới khách quan và nhận thức thế giới tâm linh trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Đó là cách tiếp cận hết sức biện chứng về thế giới, mang lại cái nhìn không đơn giản xuôi chiều về cuộc đời và con người - những điều vốn hết sức “đa sự” và phức tạp. Yếu tố kỳ ảo không chỉ biểu hiện quan niệm về thế giới đa chiều và con người tâm linh, sự hữu hình hóa cái ác và giấc mơ về Chân - Thiện - Mỹ mà còn thể hiện cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất triết lý. Có thể khẳng định không quá lời rằng chính nhu cầu nhận thức lại thực tại trên tất cả các phương diện đã là một trong những động lực mạnh mẽ đưa nhà văn đến với cái kỳ ảo. Những vấn đề về nhân sinh, về kiếp người ở cấp độ tư tưởng, triết lý cũng được bàn luận. Những vấn đề nhạy cảm này luôn thuộc về phần “ẩn ức xã hội”, những điều cấm kị ít được nói đến. Vì thế, yếu tố kỳ ảo chính là phương tiện tuyệt diệu để các nhà văn đề cập đến điều đó một cách cởi mở và dân chủ hơn.Tính triết lý còn thể hiện ở cảm hứng nhận thức lại thực tại. Giờ đây, con người không dễ dàng chấp nhận một chiều giản đơn. Những điều xưa nay vốn phải chấp nhận như những tiền đề tất nhiên phải vậy thì nay cũng được đem ra bàn lại. Những quan niệm nhận thức lại đôi khi cho chúng ta những phát hiện thú vị, mới lạ về những điều vốn quen thuộc. Ví dụ trong Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã dựng lên cuộc gặp gỡ muộn mằn giữa Mị Nương và Thủy Tinh. Chứng minh rằng Thủy Tinh vô tội và yêu rất hết mình, rất đáng thương, tác giả đã thể hiện quan điểm chống lại sự bảo thủ trong suy nghĩ, những tư tưởng bảo thủ như “những triền đê che chắn bình yên một thời nhưng cũng che khuất tầm mắt một thời”. Cảm hứng nhận thức lại cũng được thể hiện rõ trong sự dằn vặt của Đường Tăng trước khi lên cõi Phật. Đường Tăng hiện lên hết sức trần thế, thậm chí đôi lúc vị kỷ, tính toán “mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài”. Những phát hiện thực sự gây sốc mà cũng hết sức thấm thía! Thế hệ các nhà thơ Việt Nam sau 1975 - Một hành trình thơ Việt Nguyễn Hữu Hồng Minh Tìm tòi và cách tân thực ra là hai "khái niệm chuẩn" cho bất cứ lĩnh vực nào thuộc về sáng tạo nghệ thuật nhưng một thời gian bị xem là khá nhạy cảm riêng với địa hạt Thơ ca. Vì thế, tuyển Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975 - 2005 của nhà xuất bản Hội Nhà Văn, dày hơn 400 trang, giới thiệu bước đầu 45 gương mặt thơ do nhà thơ Nguyễn Việt Chiến tuyển chọn được Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt xuất bản (tháng 12.2007) đã thực sự gây sự chú ý của bạn đọc yêu văn chương. Trước hết đó là sự mạnh dạn của người làm sách, như anh bày tỏ: "Từ xưa đến nay, đổi mới văn chương thi ca vốn là công việc khó nhọc muôn phần của người sáng tạo. Còn luận bàn về sự tìm tòi đổi mới cũng không dễ dàng hơn. Nhưng không lẽ, cái khó khăn của việc mở đường, khai phá đã được các nhà thơ làm rồi, còn giới thiệu, luận bàn về cái mới ấy, cứ e dè, xét nét, ngâm ngợi mãi hay sao?" (Thơ VN 30 năm, trang 5). Thưởng thức thơ cần có nhiều phương diện. Một thời "rập khuôn" lối viết cách nghĩ, cách đọc vô tình áp đặt một "đường ray" cho thơ làm hạn chế không ít từ cách phê bình đến lối cảm thụ bộ môn "ngôn thuật" đỉnh cao này. Những nhà thơ có ý thức làm mới thơ thường bị đặt vào tầm ngắm là "có vấn đề" đẩy thơ vào bị thế bị xa lánh nhiều hơn. Khi xã hội biến đổi thơ cũng cần thay đổi. Không có gì thú vị hơn khi nghệ thuật đi gần với cuộc sống và vì chính cuộc sống! Vì thế, cuộc "bơi ngược" tìm về những giá trị thơ một thời từ những năm 1950 như các thi phẩm của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Dương Tường... qua "bới lông tìm vết" những "dấu tích" ngôn ngữ "vỉa chìm" dự báo bùng nổ thơ của Lưu Quang Vũ, Trúc Thông, Bế Kiến Quốc, Phùng Khắc Bắc, Nguyễn Lương Ngọc...đến "lật xới" làm sáng rõ những phong cách thơ "cách tân" hiện đại như Thanh Thảo, Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara...đã làm tuyển thơ căng tràn độ vạm vỡ. Quyết liệt hơn, người tuyển chọn đã giới thiệu một lớp các nhà thơ trẻ hôm nay tiếp bước những mùa khai phá của các lớp đàn anh đi trước như Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Nguyễn Quyến, Nguyễn Bình Phương, Lãng Thanh, Trương Quế Chi...Với những trường hợp còn nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng đã thực sự ấn tượng như nhà văn Phan Thị Vàng Anh với tập thơ Gửi VB (giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội 2007) cũng vào tầm ngắm "nhà nghề", được giới thiệu trang trọng 5 bài trong tuyển tập. Phải ghi nhận sau "Thi Nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân viết về Thơ Mới ra đời cách đây gần thế kỷ thì "Thơ VN tìm tòi và cách tân 1975 - 2005"đã có tham vọng giới thiệu một hành trình khác, một bước phát triển khác của Thơ Việt. Đó là sự vạm vỡ của tiết tấu hiện đại, sự đa thanh ngồn ngộn sức sống, độ rậm rạp, phức hợp của hình tượng, những thúc bách, đòi hỏi bản lĩnh của người nghệ sĩ trước sự đổi thay lớn lao của thời đại...Thành công bước đầu của tập sách chính là thái độ cẩn trọng, đam mê và cách làm việc khoa học của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Anh đã phải đọc hàng ngàn trang thơ, sưu tập hàng trăm tác phẩm thơ xuất bản từ sau 1975 trở lại đây để có thể chọn ra 45 gương mặt - phong cách thơ. Một công việc khó khăn đi giữa tình và lý mà nếu người tuyển chọn không công tâm thì sẽ khó lòng thuyết phục độc giả. Tuy nhiên người yêu thơ vẫn còn nhiều băn khoăn khi thấy thiếu một số nhà thơ với những nội lực, cách tân "không thể phủ nhận" đã vắng mặt một cách đáng tiếc trong tuyển tập như những cái tên mà trong mỗi bước chuyển của thi ca hiện đại, bạn đọc đều tìm thấy những cống hiến âm thầm của họ. Tin rằng tái bản những lần sau, việc tuyển chọn sẽ đầy đủ hơn để nâng cao giá trị của tuyển chọn một hành trình thơ... Chúng tôi đã phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Việt Chiến xung quanh cuốn sách "Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975-2005" nói trên. 1. Tại sao anh lại chọn cột mốc 1975 - 2005 cho một hành trình thơ? Hay đã có những đột biến thơ xảy ra trong giai đoạn này, dưới cách nhìn của anh? - Nguyễn Việt Chiến: Theo cách nhìn của tôi, thơ Việt Nam trong ba thập niên 1975-2005 đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTai lieu VHVN sau 1975 co muc luc.doc
Tài liệu liên quan