Tại sao cần phải tự do hóa thương mại

Việc mở cửa thị trường Hoa Kỳ với thế giới đã trở thành nền tảng cho sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia này. Hoa Kỳ hiện là nền kinh tế lớn nhất và cũng là nước xuất-nhập khẩu lớn nhất thế giới. Kể từ thập niên 1990, việc thúc đẩy tự do thương mại đã giúp tăng tổng số lượng kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ khoảng 47%, và cũng trong thời gian này, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo ra khoảng 19 triệu công ăn việc làm. Các mặt hàng chế tạo xuất khẩu tạo ra hơn 1/6 công ăn việc làm trong ngành chế tạo ở Hoa Kỳ - ước tính khoảng 5,2 triệu công ăn việc làm - xuất khẩu nông sản tạo thêm hơn một triệu việc làm. Mức lương của công nhân làm trong lĩnh vực xuất khẩu cũng cao hơn mức trung bình của cả nước từ 13 đến 18%.

 

Các hộ gia đình ở Mỹ cũng được hưởng lợi nhờ được tự do lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới. Theo ước tính hai thỏa thuận thương mại quy mô lớn được ký trong thập niên 1990 - Vòng đàm phán Uruguay của WTO và Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mê-hi-cô - đã tăng sức mua của một hộ gia đình trung bình có bốn người ở Mỹ từ 1.300 đô-la tới 2.000 đô-la mỗi năm.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4952 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tại sao cần phải tự do hóa thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại sao cần phải tự do hóa thương mại? Thực tế đã rõ ràng. Tự do hóa thương mại tạo ra của cải vật chất cho các xã hội đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của họ; việc dựng lên các rào cản thương mại sẽ khiến cho các quốc gia và người dân của họ nghèo đi. Hoa Kỳ đã đúc kết được bài học này sau khi áp dụng Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley lợi bất cập hại vào thập niên 1930. Kể từ đó tới nay, Hoa Kỳ đã tiên phong trong việc mở cửa thị trường quốc tế, nhờ đó đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển của các quốc gia, đồng thời giúp hàng triệu người thoát nghèo. Tuy vậy, vẫn cần phải có nhiều nỗ lực hơn để thực sự khai thác được lợi ích của mở cửa thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và nhiều khía cạnh khác nữa. Đặc biệt, các quốc gia đang phát triển chắc chắn sẽ được hưởng lợi nếu chúng ta có thể phá vỡ thế bế tắc hiện nay trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa thoát nghèo nhờ tăng cường thương mại. "Chúng ta sẽ gắng hết sức mình để giúp những khu vực còn khó khăn thoát khỏi gánh nặng của nghèo đói - nhưng không phải chỉ là lúc này, mà phải kiên định, lâu dài. Con đường chắc chắn nhất để đi tới giàu có, thịnh vượng hơn chính là thúc đẩy thương mại". - Tổng thống George W. Bush, 14/9/2005 Thế giới trước ngưỡng cửa thế kỷ 21 phải đối mặt với những thách thức lớn lao. Vẫn còn hơn 1 tỷ người sống trong cảnh nghèo đói - một tình trạng gây khó khăn cho các gia đình, các cộng đồng và các quốc gia. Các nước phát triển cũng như đang phát triển cùng chung mục đích xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, tạo thêm nhiều cơ hội và công ăn việc làm cho người dân của họ. Trong khi các chính phủ tìm cách phá vỡ thế bế tắc trong Vòng Đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta cũng cần nhớ lại rằng cả lý thuyết kinh tế và thực tiễn đã cho thấy mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại - xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại - là một con đường dẫn tới phát triển và của cải vật chất đã được chứng minh. Những quốc gia mở cửa cho thương mại có xu hướng tạo thêm nhiều của cải hơn, nâng cao được sức khỏe của người dân, tỷ lệ giáo dục và biết chữ cao hơn và mở rộng thêm nhiều cơ hội đầu tư. Trái lại, các rào cản thương mại có thể chỉ bảo vệ được lợi ích của một nhóm nhỏ, đặc quyền nào đó, nhưng xét một cách tổng thể thì điều đó sẽ khiến cho cả quốc gia nghèo đi do lỡ cơ hội tạo của cải vật chất, tốc độ tăng trưởng giảm đi. Hiệu quả là, họ sẽ có ít nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của xã hội hơn. Lý thuyết và thực tiễn Tại sao các quốc gia lại giao thương? Cơ sở lý thuyết của tự do thương mại đã trở nên quá quen thuộc với các nhà kinh tế. Nói một cách đơn giản, các quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ chuyên sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất hiệu quả nhất, và nhờ trao đổi những hàng hóa và dịch vụ này để có được những hàng hóa và dịch vụ mà các quốc gia khác sản xuất với chất lượng cao hơn nhưng có giá thấp hơn. Với cách làm như vậy, các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc sản xuất hiệu quả hơn, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt hơn nhưng giá rẻ hơn. Việc dỡ bỏ những rào cản do chính phủ dựng lên đối với thương mại sẽ cho phép mỗi cá nhân được tiếp cận thị trường rộng lớn của thế giới với đầy đủ các loại mặt hàng, từ thực phẩm, quần áo, các mặt hàng chế tạo khác cho tới những dịch vụ tạo thành cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế hiện đại, từ tài chính tới viễn thông, giao thông và giáo dục. Cạnh tranh cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo, tìm ra các quy trình sản xuất và công nghệ mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và mở rộng chân trời hiểu biết. Ví dụ, sự phát triển của khoa học máy tính cũng như các loại máy cứu sống mạng người trong những năm gần đây đã nở rộ trong bối cảnh thị trường mở cửa và ngày càng có nhiều cơ hội xuất khẩu cho những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, cùng với việc thực hiện nghiêm túc luật bản quyền và sở hữu trí tuệ. Những rào cản đối với cạnh tranh sẽ tạo ra kết quả ngược lại - các ngành trong nước sẽ kém hiệu quả hơn; chi phí cao hơn, chất lượng suy giảm, ít sự lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ hơn; ít sáng tạo, đổi mới và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Lịch sử kinh tế trong thế kỷ XX đã minh chứng rõ ràng những lợi ích to lớn của tự do hóa thương mại đối với hàng trăm triệu người trên toàn thế giới, đồng thời chỉ rõ những bài học đắt giá về chi phí toàn cầu do các rào cản thương mại gây ra. Năm 1930, Hoa Kỳ đã áp đặt các rào cản thương mại chưa từng thấy với niềm tin sai lầm rằng các nhà sản xuất của Hoa Kỳ sẽ không thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất nước ngoài do mức lương và chi phí sản xuất ở nước ngoài thấp hơn. Vào thời đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley, cho phép áp đặt mức thuế quan rất cao để bảo vệ thị trường Hoa Kỳ trước sự cạnh tranh với nước ngoài. Hậu quả thật khôn lường. Các đối tác thương mại đã trả đũa bằng cách bảo hộ thị trường nội địa trước hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Kim ngạch thương mại thế giới đã giảm 70% vào đầu thập niên 1930s, khiến cho hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, càng làm Đại Suy thoái trở nên trầm trọng, và làm gia tăng căng thẳng chính trị vốn đã góp phần châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Kể từ đó tới nay, các vị tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ đã đặt nền tảng và thúc đẩy sự đồng thuận về hợp tác kinh tế hòa bình và cùng hưởng sự thịnh vượng thông qua Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và sau này là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ 23 thành viên sáng lập ban đầu trong khuôn khổ GATT vào năm 1947, cho tới nay WTO đã có 150 quốc gia thành viên với tất cả các mức phát triển khác nhau, đại diện cho tất cả mọi khu vực địa lý trên thế giới, trong đó có hơn 20 quốc gia đang trên đường gia nhập tổ chức này. Mục tiêu cho đến nay vẫn không đổi: giảm thiểu rào cản đối với thương mại và thúc đẩy các dòng thương mại mới giữa các quốc gia, qua đó phát huy lợi ích của tăng trưởng kinh tế và phát triển trên quy mô rộng lớn nhất. Các luật lệ thương mại cũng giúp đảm bảo tính ổn định, minh bạch và tiên liệu trong thương mại quốc tế, giúp tăng cường pháp quyền và cho phép các quốc gia giải quyết các tranh chấp thương mại bằng biện pháp hòa bình. Thương mại tạo ra của cải vật chất Theo thực tiễn, việc mở rộng thương mại có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và tạo của cải vật chất cho cả quốc gia phát triển và đang phát triển. Việc mở cửa thị trường Hoa Kỳ với thế giới đã trở thành nền tảng cho sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia này. Hoa Kỳ hiện là nền kinh tế lớn nhất và cũng là nước xuất-nhập khẩu lớn nhất thế giới. Kể từ thập niên 1990, việc thúc đẩy tự do thương mại đã giúp tăng tổng số lượng kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ khoảng 47%, và cũng trong thời gian này, nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo ra khoảng 19 triệu công ăn việc làm. Các mặt hàng chế tạo xuất khẩu tạo ra hơn 1/6 công ăn việc làm trong ngành chế tạo ở Hoa Kỳ - ước tính khoảng 5,2 triệu công ăn việc làm - xuất khẩu nông sản tạo thêm hơn một triệu việc làm. Mức lương của công nhân làm trong lĩnh vực xuất khẩu cũng cao hơn mức trung bình của cả nước từ 13 đến 18%. Các hộ gia đình ở Mỹ cũng được hưởng lợi nhờ được tự do lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới. Theo ước tính hai thỏa thuận thương mại quy mô lớn được ký trong thập niên 1990 - Vòng đàm phán Uruguay của WTO và Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mê-hi-cô - đã tăng sức mua của một hộ gia đình trung bình có bốn người ở Mỹ từ 1.300 đô-la tới 2.000 đô-la mỗi năm. Đối với các quốc gia đang phát triển, lợi ích của tự do thương mại cùng với các cuộc cải cách trong nước theo hướng phát triển thị trường cũng đã được thực tế chứng minh. Tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo thông qua tự do hóa thương mại cũng rất lớn. Ngân hàng Thế giới cho biết đối với các quốc gia đang phát triển đã giảm bớt rào cản thương mại, mức thu nhập bình quân đầu người thực tế đã tăng nhanh xấp xỉ ba lần (5% một năm) trong khi các quốc gia đang phát triển khác chỉ đạt 1,4% trong thập niên 1990. Về nghèo đói, Xavier Sala-i-Martin, Giáo sư Kinh tế học của Đại học Columbia, đánh giá tỷ lệ nghèo đói trên thế giới đã giảm mạnh trong vòng ba thập niên vừa qua. Ước tính số người nghèo vào năm 2000 đã ít hơn từ 250 triệu đến 500 triệu người so với năm 1970, và cùng với đó là việc giảm bất bình đẳng về thu nhập trên thế giới trong thập niên 1980 và 1990. Ví dụ, Trung Quốc đã mở cửa mạnh mẽ thị trường và thúc đẩy thương mại, nhờ đó đã giúp hơn 250 triệu người thoát khỏi nghèo đói. Chi-lê vốn đã tích cực mở cửa thị trường cho thương mại và kinh doanh đã giảm hơn một nửa tỷ lệ đói nghèo từ 46% năm 1987 xuống còn khoảng 18% năm 2004. Mặt khác, ở khu vực châu Phi cận Sahara vốn từ lâu ít mở cửa cho thương mại, các quốc gia trong khu vực này bây giờ mới bắt đầu mở cửa thị trường và tăng cường thương mại để đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính tự do thương mại toàn cầu có thể sẽ giúp hàng chục triệu người nữa thoát khỏi cảnh nghèo đói và mỗi năm tạo thêm 200 tỷ đô-la cho các nền kinh tế của các nước đang phát triển. Tuy vậy, để các nước đang phát triển thực sự khai thác đầy đủ lợi ích của tự do hóa thương mại thì thương mại cần phải gắn liền với các cuộc cải cách khác ở trong nước, viện trợ và xây dựng năng lực. Về xây dựng năng lực thương mại, Hoa Kỳ đã coi đây là ưu tiên để giúp các nước đang phát triển có phương tiện để khai thác lợi ích của hệ thống thương mại quốc tế. Hoa Kỳ là một quốc gia cung cấp viện trợ lớn nhất thế giới trong những lĩnh vực có liên quan đến thương mại bao gồm cả cơ sở hạ tầng vật chất. Tổng mức chi viện trợ lũy kế như vậy của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001-2006 lên tới hơn 5,6 tỷ đô-la viện trợ không hoàn lại. Tự do hóa thương mại và phát triển Các quốc gia đang phát triển có tiềm năng được hưởng lợi rất nhiều từ việc tăng cường tự do hóa thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng hóa chế tạo và dịch vụ thông qua Vòng Đàm phán Doha của WTO. Nông nghiệp: Hơn 70% người nghèo ở các nước đang phát triển sống ở khu vực nông thôn. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đều cho thấy điều quan trọng nhất mà các nước phát triển có thể làm để đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển là cắt giảm mạnh thuế quan nông nghiệp. Việc loại bỏ các biện pháp bảo hộ nông nghiệp của cả các quốc gia phát triển và đang phát triển có thể sẽ đem lại khoảng 2/3 (63%) lợi ích tiềm năng cho các quốc gia đang phát triển. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng nếu giảm thuế nhập khẩu, người ta có thể sẽ gia tăng 93% phúc lợi từ việc loại bỏ các hình thức bảo hộ nông nghiệp trên khắp thế giới, trong khi đó, nếu giảm trợ cấp ở trong nước, người ta chỉ tăng được 5% phúc lợi, nếu giảm trợ cấp xuất khẩu, họ chỉ tăng phúc lợi được 2% mà thôi. Rõ ràng là tất cả mọi phúc lợi mà các quốc gia đang phát triển được hưởng nhờ việc loại bỏ các hình thức bảo hộ trong lĩnh vực thương mại nông nghiệp toàn cầu đều xuất phát từ việc dỡ bỏ thuế quan nhập khẩu. Hàng hóa: Theo Ngân hàng Thế giới, các quốc gia đang phát triển có thể sẽ được hưởng lợi khoảng một nửa trong tổng số tất cả các lợi ích kinh tế từ tự do hóa thương mại hàng hóa. Thu nhập hàng năm của các nước đang phát triển dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng thêm 142 tỷ đô-la, tương đương 49% lợi ích toàn cầu. Nếu tính cả những phát triển đầy năng động của các nền kinh tế thì mức tăng đó sẽ lên tới 259 tỷ đô-la, tương đương 56% lợi ích toàn cầu. Các rào cản thương mại của các quốc gia đang phát triển cũng cao hơn so với các nước phát triển: theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các biện pháp hạn chế thương mại của các quốc gia đang phát triển cao gấp bốn lần so với của các nước có thu nhập cao. Vì khoảng 70% thuế quan đối với hàng hóa của các nước đang phát triển là phải trả cho các quốc gia đang phát triển khác nên các nước có thu nhập trung bình và thấp cũng sẽ được hưởng lợi nhờ việc loại bỏ các rào cản của chính họ và thúc đẩy hơn nữa dòng thương mại Nam-Nam. Dịch vụ: Dịch vụ hiện là lĩnh vực tạo công ăn việc làm chủ yếu của các nền kinh tế đang phát triển, chiếm tới hơn 50% công ăn việc làm ở các khu vực Mỹ La-tinh, Caribe và Đông Á. Dịch vụ cũng là tương lai của các quốc gia đang phát triển bởi lẽ đây là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cơ cấu kinh tế và cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ nhất. Dịch vụ chiếm hơn 60% FDI toàn cầu, tăng từ 870 tỷ đô-la vào năm 1990 tới 5,9 nghìn tỷ đô-la năm 2004. Do có rất nhiều rào cản đối với thương mại dịch vụ nên những lợi ích thu được từ việc dỡ bỏ những rào cản như vậy là rất lớn. Ví dụ, một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới đã cho thấy các quốc gia có khu vực dịch vụ tài chính mở cửa đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình cao hơn so với các quốc gia khác khoảng 1%. Báo cáo của Đại học Michigan khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ, ước tính tự do hóa dịch vụ có thể sẽ đem lại khoảng hơn 2/3 phúc lợi kinh tế toàn cầu. Thương mại và môi trường Tự do thương mại có thể và cần phải thúc đẩy phát triển bền vững. Nhìn chung, các nước giàu có xu hướng dành nhiều nguồn lực xã hội cho công tác bảo tồn môi trường trong nước hơn. Trong khuôn khổ WTO, Vòng Đàm phán Doha là một cơ hội lớn để đạt được các giải pháp hai bên đều có lợi về thương mại và môi trường, theo đó tự do hóa thương mại sẽ đem lại những kết quả tích cực về môi trường. Ví dụ, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán Doha, nhiều tổ chức phi chính phủ có tên tuổi trong lĩnh vực môi trường trên thế giới như Oceana và World Wildlife Fund (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Hoang dã) đã ủng hộ những nỗ lực của các bộ trưởng thương mại nhằm loại bỏ các hình thức trợ cấp đánh cá gây nguy hại, có thể dẫn tới khai thác quá mức ở các đại dương và làm cạn kiệt nguồn cá. Hơn nữa, việc tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận các công nghệ môi trường chủ chốt với giá rẻ trong các lĩnh vực như xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, phục hồi đất và nước, bảo vệ khí quyển và sản xuất năng lượng tái sinh. Con đường phát triển sáng suốt hơn Các quốc gia phát triển và đang phát triển sẽ phải đứng trước một lựa chọn quan trọng khi xác định hướng đi cho chính sách thương mại của họ. Trong một nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có thể bị gây sức ép phải bảo hộ thị trường trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài và dựng lên các rào cản thương mại mới để bảo vệ lợi ích cho một nhóm nhỏ nhưng lại gây tổn hại cho tuyệt đại đa số các nhà sản xuất, công nhân và người tiêu dùng. Cả lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra một con đường phát triển sáng suốt hơn. Mở cửa thương mại đã, đang và sẽ là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, sự thịnh vượng, nâng cao mức sống và cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới. Hoa Kỳ đã sẵn sàng dỡ bỏ những rào cản thương mại còn lại bởi các quốc gia khác cũng đang làm tương tự, đồng thời tạo nên các dòng thương mại mới, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, công nhân, nông dân và các hộ gia đình. Những lợi ích của thương mại vẫn chưa đến được với hàng trăm triệu người đang trên hành trình tìm tự do, cơ hội và con đường thoát nghèo cũng có nghĩa là đã đến lúc chúng ta cần phải mở rộng thị trường mới ở nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTại sao cần phải tự do hóa thương mại.doc
Tài liệu liên quan