Thị trường lao động - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 4

1.1. Khái niệm về thị trường lao động: 4

1.2. Đặc điểm của thị trường lao động: 6

1.3. Các yếu tố hình thành thị trường lao động: 10

1.4. Một số vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu thị trường lao động: 14

CHƯƠNG 2: 23

THỰ C TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM. 23

2.1. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và sự hình thành thị trường lao động ở Việt Nam : 23

2.1.1. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 23

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam. 24

2.1.3. Những hình thức biểu hiện của thị trường lao động Việt Nam 27

2.2: Thực trạng thị trường lao động Việt Nam. 31

2.2.1. Mối quan hệ giữa dân số và lực lượng lao động. 32

2.2.2. Cơ cấu của lực lượng lao động 35

Bảng 5: Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính 39

Bảng 6: Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam theo khu vực 40

2.2.3. Chất lượng lao động. 46

2.3. Việc làm và thất nghiệp: 55

2.3.1. Thực trạng. 55

2.3.2 . Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp 61

2.4.Vấn đề giá cả sức lao động (tiền công, tiền lương ) và các chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: 63

2.5. Đánh giá chung 73

2.5.1.Điều kiện thuận lợi và thành tựu ban đầu trong phát triển thị trường lao động ở Việt Nam 73

2.5.2. Hạn chế thách thức và nguyên nhân: 79

CHƯƠNG 3: 86

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TONG THỜI GIAN TỚI 86

3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của việc phát triển thị trường lao động ở Việt Nam : 86

3.1.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển thị trường lao động 86

3.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển thị trường lao động ở nước ta 89

3.2. Xu hướng phát triển thị trường lao động: 89

3.3. Giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường theo thời gian tới : 94

3.3.2. Nhóm giải pháp về tiền lương tiền công 100

3.3.3. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách và tổ chức thực hiện 101

3.3.4: Các kiến nghị nhằm phát triển thị trường lao động đồng bộ với các loại thị trường cơ bản khác trong nền kinh tế thị trường ở nước ta 104

KẾT LUẬN 106

 

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 8656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường lao động - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê công việc gia đình - Hoạt động của các tổ chức quốc tế 24.519,8 785,1 227,5 3.331,5 85,2 1.068,1 2.903,6 715,8 1.025,9 936,7 78,8 33,4 119,3 994,3 254,0 75,1 154,0 292,4 74,1 1,8 24.715,7 856,8 236,0 3.460,0 91,3 1.215,2 3.106,0 755,0 1.132,7 953,8 92,4 33,9 119 1.050,6 257,1 77,2 163,6 312,5 76,4 1,8 ÅNguồn : Niên giám thống kê 2002 Thực trạng lao động – việc làm Việt Nam Từ số liệu trong bảng, số người có việc làm thường xuyên liên tục tăng. Mỗi năm trung bình có 140000 người tăng thêm, trong đó năm 2002 tăng 1034,0 nghìn so với năm 2001. Ngoài các nguyên nhân như quy mô dân số, cơ cấu dân số, nguồn lao động còn phải kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự tác động tích cực của chính sách kinh tế của Nhà Nước như việc thực thi luật doanh nghiệp, về phát triển kinh tế trang trại. Cũng qua số liệu trên, đa số năm 2002 các lĩnh vực đều tạo được số việc làm tăng hơn năm 2001 nhưng có một số ngành không tăng không giảm như ngành hoạt động kinh doanh bất động sản hay nhóm hoạt động của các tổ chức quốc tế. Sự kiện này đồng nghĩa với sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của thị trường lao động việc làm nói riêng ngày càng giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động. 2.2.3. Chất lượng lao động. Trong chiến lược phát triển của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong những năm gần đây người ta đã xác định phát triển nguồn lực là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đặt con người trong sự phát triển toàn diện các mặt của đời sống xã hội. Yếu tố quyết định sự phát triển của kinh tế xã hội là năng suất lao động, nhưng năng suất lao động phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguồn nhân lực. Chất lượng lao động là chỉ tiêu phản ánh nhiều yếu tố như: Trình độ văn hoá, kĩ thuật tay nghề, sức khoẻ…tuy nhiên chất lượng đó chỉ được phát huy khi được kết hợp với các yếu tố khác như điều kiện làm việc cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn đầu tư, sự phân bổ hợp lí. Thực trạng về vấn đề lao động ở nước ta được xem xét dưới các vấn đề sau đây: * Trình độ học vấn của người lao động. Trong những năm qua, trình độ học vấn của những người lao động luôn được cải thiện theo xu hướng tăng cao và xấp xỉ các nước phát triển. Bảng 9: Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn (1-7-2002) Chưa biết chữ Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp TNTH Tổng số lao động (người) 1.521.969 6.894.820 12.953.015 12.232.725 7.495.901 Chiếm tỷ lệ(%) 3,74 15,96 31,83 30,06 18,42 I. Theo giới tính - Nữ (người) Chiếm tỷ lệ (%) - Nam (người) Chiếm tỷ lệ (%) 924.833 4,61 597.136 2,89 3.480.664 17,35 3.014.152 14,61 6.347.447 31,64 6.605.568 32,01 5.837.885 29,10 6.394.839 30,99 3.470.633 17,30 4.025.268 19,51 II. Theo vùng(%) - Đồng bằng Sông Hồng - Đông Bắc - Tây Bắc - Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long 0,59 7,75 18,34 2,78 2,79 9,72 2,06 3,34 5,68 12,89 20,97 10,83 17,48 17,36 16,19 29,54 19,95 28,14 29,28 27,13 38,85 32,91 36,39 43,12 49,11 32,98 16,63 40,58 24,84 23,81 22,37 13,42 24,67 18,23 14,78 18,67 15,99 16,20 22,98 10,58 Nguồn điều tra thực trạng lao động – việc làm. Bộ lao động – thương binh xã hội. (1-7-2002) Bảng 9, trình độ phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở trong lực lượng lao dộng của ta tương đối cao(80,31% lực lượng lao động). Tỷ lệ người mù chữ thấp (3,75% trong năm 2002) so với tỷ lệ này của Thái Lan là 4% là nước có trình độ phát triển cao hơn ta. Trong đó, lao động ở thành thị và lao động trẻ tuổi có tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông cao hơn lao động ở nông thôn và lao động ở lứa tuổi lớn hơn. *Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng: Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật tiếp tục tăng. Năm 2002 có 19,62% tổng lực lượng lao động cả nước có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó có 3,33% có trình độ sơ cấp hoặc chứng chỉ nghề và 16,28% có trình dộ công nhân kỹ thuật trở lên (các tỷ lệ này năm 2001 là 17,05%; 1,33% và 15,72%). Trong 8 vùng cả nước, vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất (31,81% lực lượng lao động), tiếp đến là đông bằng sông Hồng 24,79%, Bắc Trung Bộ 18,89%; thấp nhất là Tây Bắc 9,82%, các vùng còn lại dao động từ 12-15%. Bảng 10 : Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (Đơn vị %) Năm 1999 Năm 2002 1. Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 91,9 87,57 2.Công nhân kỹ thuật và nhân viên có bằng 2,4 4,42 3. Trung học chuyên nghiệp 3,0 3,85 4. Cao đẳng trở lên 2,7 4,16 Tổng 100 100 Nguồn : Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999. Kết quả mẫu Hà Nội 2000 Bộ lao động thương binh và xã hội Trong giai đoạn 1999-2002, tình hình lao động có chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể, cùng với nó là sự giảm xuống của lao động chưa đào tạo. Chứng tỏ sự đi lên của ngành giáo dục nói chung và riêng ngành đào tạo nghề, lao động có trình độ cao đẳng đại học từ 0,52% nưm 1979 đã tăng lên 4,16% năm 2002 tức là cứ 100 người thì có 4,16 người có bằng cao đẳng trở lên. So với các nước tỷ lệ này là cao, song khi đào tạo cần chú ý tới nhu cầu của thị trường, tránh đào tạo quá nhiều ngành mà thị trường không cần. Trình độ chuyên môn còn khác nhau giữa nam và nữ, tỷ lệ nữ đào tạo còn rất thấp, năm 2002 chỉ có 15,675 lực lượng lao động nữ được đào tạo (3.143.631 người) có chuyên môn kỹ thuật; 2,52% công nhân kỹ thuật; 4,22% trung học chuyên nghiệp; 3,86% cao đẳng trở lên. Trầm trọng hơn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực thành thị và nông thôn chênh lệch nhau rất lớn, ở khu vực thành thị tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 44,60% trong khi nông thôn chỉ có 11,89% lực lượng lao động, đặc biệt là các tỉnh miền núi các nông lâm trường, trình độ văn hoá, tay nghề của công nhân thấp hơn nhiều so với các nơi khác do tính chất của công việc nông lâm nghiệp còn chậm phát triển. Hơn thế nữa, cơ cấu lực lượng lao động được đào tạo vẫn còn nhiều bất hợp lý. Điều này thấy rõ nếu đem so sánh cơ cấu đào tạo của ta với cơ cấu đào tạo hợp lý. Bảng 11 : So sánh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp Đại học Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật Cơ cấu đào tạo hợp lý 1 4 10 -15 Cơ cấu của Việt nam hiện nay 1 0,98 2,66 Nguồn: Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh xã hội tại hội thảo về “phát triển thị trường lao động ở Việt Nam ” do UNDP và viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW tổ chức tại Hà Nội ngày 30-31 tháng 7/2002 Từ bảng 11 số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với nhu cầu, ở Việt Nam đang diễn ra tình trạng ”thừa thầy thiếu thợ ”. Bên cạnh đó, số lao động được đào tạo chỉ tập trung ở thành phố lớn và khu đô thị. Trong khi nông nghiệp chiếm 60,5% tổng lực lượng lao động cả nước, nhưng chỉ chiếm 3,85% số người được đào tạo. Điều này đặt ra cho ngành đào tạo trong thời gian tới cần sắp xếp lại cơ cấu đào tạo cho hợp lý tránh tình trạng thừa thì cứ thừa thiếu thì cứ thiếu như hiện nay(đặc biệt là số sinh viên ra trường không tìm được việc làm trong khi các khu trung tâm đô thị chế xuất lại thiếu nhiều công nhân có tay nghề). * Tình trạng thể lực Việc phát triển thể lực cho người lao động Việt Nam đang là một vấn đề được quan tâm. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư cho thấy chiều cao trung bình của người dân Việt Nam là 151-154cm, trọng lượng 45-49kg. Qua đó, người lao động Việt Nam có thể lực kém và cũng theo kết quả điều tra của viện dinh dưỡng (Bộ y tế) thì tỷ lệ gầy (không đủ tiêu chuẩn cân nặng) chiếm tới 48,7%, người trung bình 50%, tỷ lệ người béo 4,3%. Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% (năm 2000), số người mắc bệnh nghề nghiệp 54%. Như vậy, Việt Nam về thể lực và sức khoẻ của người lao động đều thấp hơn so với các nước khác (nhất là khu vực nông thôn). Theo báo cáo cáo phát triển con người Việt Nam, năm 1999 Việt Nam có chỉ số phát triển nhân lực HDI là 0,682 trên thang điểm tối đa =1, xếp thứ 101 trên 162 quốc gia. Tuổi thọ trung bình là 63,4 tuổi (năm 1994) lên 67,6 tuổi (năm 1999) . So với Thái Lan và Trung Quốc các chỉ số này đều thấp hơn (Bảng 12) là một cảnh báo cho Việt Nam phải tăng thể lực cho nguồn nhân lực vì không có sức khoẻ thì không thể làm gì được. Bảng 12: Một số chỉ tiêu về phát triển nhân lực của Việt Nam, Thái lan và Trung Quốc năm 1999 Việt Nam Thái Lan Trung Quốc - Chỉ số phát triển nhân lực - Tuổi thọ trung bình - Tỷ lệ người lớn biết chữ 0,682 67,8 96,1 0,757 69,9 95,3 0,722 70,2 83,5 Nguồn : UNDP năm 2001 trang 181-184 *Kỷ luật lao động: Đại bộ phận người lao động hiện nay chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn họ xuất thân từ nông nghiệp hoặc nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro , ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rõ qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp chế suất phải mất nhiều ngày để đào tạo tác phong công nghiệp cho những người mới được tuyển. Nhiều vụ đình công hoặc mâu thuẫn giữa chu doanh nghiệp và công nhân có nguồn gốc ban đầu. Tóm lại: từ sự phân tích ở trên ta thấy mức độ “ thị trường hoá” các quan hệ lao động còn diễn ra chậm, ta cũng thấy rằng nền kinh tế càng phát triển cao, thì người làm công ăn lương càng lớn trong tổng lực lượng lao động, lao động cá thể riêng lẻ, tự cung tự cấp ngày càng giảm, thể hiện ở trình độ phân công lao động, chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc, thể hiện vị thế mạnh của ngành công nghiệp và dịch vụ trong đời sống xã hội. Theo điều tra, tỷ lệ lao động tham gia thị trường còn thấp khoảng 80-85% lức lượng lao động chủ yếu ở nhóm tuổi 24-45 tuổi còn các nhóm khác thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy môi trường làm việc chưa hấp dẫn, tính năng động trên thị trường của người lao động còn hạn chế hoặc tiền lương chưa thực sự thu hút người lao động. Thiết nghĩ, trong những năm tới cần phải có biện pháp nâng cao tỷ lệ tham gia vào quan hệ thị trường của lực lượng lao động. Đồng thời, trên thị trường lao động xuất hiện sự không cân bằng của cung cầu la động (là điểm cắt nhau qua đó xác định giá cả sức lao động). Vì mỗi năm có khoảng 1,3 đến 1,4 triệu lao động tăng thêm mà chỉ giải quyết việc làm được trên 1 triệu, số còn lại không tìm được việc làm trong các khu vực kinh tế. Đây cũng là vấn đề đang được Đảng và Nhà Nước quan tâm. Nếu xét riêng từng ngành, từng lĩnh vực thì có thể có một số ngành cân bằng song không ổn định do có các ngành, các lĩnh vực khác có sự phát triển về mức lương, sẽ làm di chuyển lao động về những ngành đó, dẫn dến cung cầu ở ngành trước đó cân bằng trở lên không cân bằng nữa. Để có sự cân bằng cần chú ý tơí hai yếu tố đó là Chính phủ (bằng việc quy định mức lương tối thiểu) và cộng đoàn với mục đích bảo vệ người lao động trong mọi doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả lương cao hơn mức trung bình, vì thế vẫn phải có một số người thất nghiệp để không làm tăng chi phí sản xuât sẽ làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh. Nhìn một cách tổng thể thì tình hình lao động việc làm ở Việt Nam như sau : Trong cơ cấu tuyển dụng, những nghề thu hút được nhiều lao động công nhân kỹ thuật có bằng cấp là dệt may, may công nghiệp, da giầy, sửa chữa điện dân dụng, xây dựng, cơ khí…Các doanh nghiệp phía Nam nhìn chung có khả năng thu hút thêm nhiều lao động hàng năm cao gấp hơn 2 lần so với phía Bắc (ở phía Bắc số lao động được tuyển dụng bình quân một doanh nghiệp đạt 60 người /doanh nghiệp, ở phía Nam là 124 người /doanh nghiệp). Có sự cách biệt lớn về chất lượng lao động được tuyển nói chung giữa phía Bắc và phía Nam. Tỷ lệ qua đào tạo trong tổng số lao động được tuyển dụng ở phía Bắc là 55,9% cao hơn gần 2,2 lần tỷ lệ này ở Miền Nam. Khoảng 50% lao động xuất đi các nước là lao động phổ thông với trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Nhu cầu tuyển dụng lao động đi làm ở nước ngoài là rất lớn, dự báo tăng 20%/năm và ngày càng đòi hỏi lao động có tay nghề chuyên môn kỹ thuât. Điều này đòi hỏi Nhà Nước phải có chính sách định hướng đào tạo nghề phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường các nước nhập khẩu lao động. (Theo kết quả điều tra của Bộ Lao động – Thương binh xã hội tháng 7/2002). Tóm lại: Qua sự phân tích trên, mặc dù hàng năm số lượng việc làm mới tạo ra tương đối lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu viẹc làm của người lao động, vẫn có một số người không tìm được việc làm. Điều này, đang là vấn đề bất cập trong việc tạo cầu trên thị trường lao động, nếu không giải quyết tốt thì sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm (Mục 2.3). 2.3. Việc làm và thất nghiệp: 2.3.1. Thực trạng. Như sự phân tích ở trên, do tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động tăng nhanh nên lực lượng lao động Việt Nam dư thừa nhiều. Thị trường lao động Việt Nam đang đứng trước sức ép về việc làm, mặc dù số việc làm mới tạo ra tương đối nhiều (1,42 triệu/năm 2002), tình trạng kinh tế ổn định và tăng trưởng đều trên 7%/năm nhưng số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động nhất là ở thành thị vẫn là một vấn đề đáng phải bàn. Cùng sự đi lên của nền kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp đã có xu hướng giảm rõ rệt trong những năm gần đây và được thể hiện bảng dưới đây: Bảng 13 : Tỷ lệ thất nghiệp 1989 đến nay Năm Tỷ lệ thất nghiệp (%) Năm Tỷ lệ thất nghiệp (%) 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1996 4,35 5,26 5,83 5,84 7,07 6,08 5,88 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Dự kiến 2005 6,03 6,85 6,74 6,42 6,25 6,01 5,4 Nguồn : Thực trạng lao động – việc làm Việt Nam Tỷ lệ thất nghiệp những năm đầu của nền kinh tế thị trường thấp (1989 là 4,35%) là do thị trường lúc đó chưa phát triển, quan niệm thất nghiệp còn chưa được xem xét kỹ (đây mới chỉ là những người đăng kí còn thực tế thì con số này lớn hơn nhiều). Dần dần khái niệm thất nghiệp được chấp nhận như là một vấn đề cần giải quyết của thị trường lao động cho nên tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể (đặc biệt là năm 1993 là 7,07% là do cơ chế thị trường thực sự được xác lập và quan hệ tiền lương dựa trên quan hệ cung cầu) và sau đó có xu hướng giảm dần ở những năm gần đây trên 6%/năm .Dự kiến năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn khoảng 5,4%/năm. Năm 2002 tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6,01%, số lao động ngày càng đòi hỏi khả năng thu hút thêm lao động của nền kinh tế. Mặt khác, tỷ trọng tương đối của tổng sản phẩm và việc làm theo loại hình doanh nghiệp hoàn toàn không cân đối (Năm 1998 ở khu vực Nhà Nước chiếm 46% tổng sản phẩm và 24% tổng số việc làm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 30% và 12%; khu vực ngoài quốc doanh là 24% và 64%). Năm 2002 có khoảng 2,44 triệu người chưa có việc làm.Còn ở các thành phố lớn tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao : ở Hà Nội từ 7,39%(năm 2001) xuống 7,08%(2002); Hải Phòng từ 7,11%(2001) lên 7,2%(2002); Tp Hồ Chí Minh từ 6,04% (2001) lên 6,73% (2002). Tỷ lệ thất nghiệp ở nữ có giảm đôi chút nhưng không đáng kể. Xét theo nhóm tuổi, ở thành thị tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu ở 2 nhóm tuổi 15-24 tuổi và 25-35 tuổi chiếm 62% số người thất nghiệp (năm 2002) và chiếm 74,9% số người thất nghiệp (năm 2001). Điều này chứng tỏ sự chuyển dịch đáng kể theo xu hướng sử dụng nhiều lao động trẻ có trình độ chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ. Tính riêng cho 8 vùng kinh tế : Năm 2002 thì khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là ĐBSCL 6,6% và thấp nhất là Tây Nguyên 4,9%.(Nguồn điều tra thực trạng lao động việc làm 2002) phản ánh đúng tình trạng kinh tế của từng vùng, do đồng bằng Sông Hồng dân số đông trong khi đất bình quân trên đầu người thấp dẫn đến không đủ việc làm vì thế kéo nhau ồ ạt ra thành phố tìm việc và dẫn đến thất nghiệp. Mặt khác do nguyên nhân kinh tế trang trại gia đình chưa phát triển không thu hút được lao động nông thôn cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Song song với tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là thời gian sử dụng lao động ở nông thôn. Bảng 14: Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn năm 1996 đến nay (Đơn vị %) Năm Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 72,28 73,14 71,13 73,56 74,19 74,37 75,41 Nguồn : Số liệu thống kê lao động – thương binh xã hội ở Việt Nam 1996-2002. NXB Lao động – Xã hội : Kết quả đièu tra lao động việc làm 2001-2002. Trung tâm thông tin thống kê lao động và xã hội Từ số liệu ở trên cho thấy xu hướng thay đổi :Giảm không đáng kể tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị và tăng không đáng kể, rõ nét tỷ lệ thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Nếu năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp là 6,74%/năm, thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn là 73,56% thì đến năm 2002 tỷ lệ này là 6,01% và 75,41%. Trong đó nếu tính riêng các vùng kinh tế (2002) thì vùng Tây Bắc và Đông Nam Bộ có thời gian sử dụng lao động ở nông thôn thấp hơn năm 2001 (Tây Bắc năm 2001 là 72,8%;năm 2002 là 71,1% còn Đông Nam Bộ năm 2001 là 76,4%; năm 2002 là 75,4%), còn lại các vùng khác đều có xu hướng tăng năm sau tăng hơn năm trước. Theo điều tra thực trạng lao động việc làm năm 2002 trong 8 vùng thì Tây Nguyên có thời gian lao động sử dụng ở khu vực nông thôn cao nhất cả nước là 78%. Những con số trên chứng tỏ người lao động ở nông thôn ngày càng tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế – xã hội hơn. Năm 2003 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2005 do Đại hội toàn quốc lần thứ IX đề ra, với mục tiêu tăng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên 80%/năm và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 5,4%/năm. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đòi hỏi Nhà Nước, các cấp , các ngành phải nỗ lực hơn nữa mới có thể đạt được mục tiêu đề ra, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Từ thực tiễn cho thấy, ở thành thị dư thừa lao động, trong khi ở nông thôn diện tích canh tác theo đầu người giảm xuống,cơ cấu trong nông nghiệp thay đổi rất chậm, đa số lao động trong nông nghiệp là thuần nông dù đã có nhiều làng nghề phát triển. Tỷ lệ bán thất nghiệp còn cao do quỹ thời gian dư thừa trong tổng số thời gian còn nhiều . Việc phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những vấn đề cần giải quyết ngay của thị trwờng lao động ngay cả về mặt kinh tế và xã hội; đối tượng không chỉ là người thất nghiệp mà cả những người có việc làm nhưng thu nhập thấp (Người thất nghiệp theo quy định 1999 là người trong 12 tháng trước thời điểm điều tra không làm việc và có nhu cầu làm việc) . Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, tình trạng thất nghiệp được phản ánh như sau: Bảng 15 : Tỷ lệ thất ngiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 1999 (Đơn vị %) Trình độ Thành thị Nông thôn Chung - Không có trình độ - Công nhân kỹ thuật có bằng -Trung học chuyên nghiệp - Cao đẳng - Đại học trở lên Tổng số 9,5 5,1 4,7 4,0 4,9 8,4 2,7 2,1 2,7 2,5 4,7 2,7 3,9 4,3 3,6 3,2 4,8 4,0 Nguồn: Tổng điều tra dân số nhà ở Việt Nam năm 1999 Kết quả điều tra mẫu Hà Nội 2000- trang 74 và 77 Đối với cả nước, tỷ lệ thất nghiệp của những người có trình độ Đại học trở lên là cao nhất (4,8%) sau đó là công nhân kỹ thuật có bằng (4,3%)…cuối cùng là Cao đẳng (3,2%). Tình trạng này khác nhau ở thành thị và nông thôn: ở thành thị người không có trình độ có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (9,5%) còn ở nông thôn thì lao động có trình độ Đại học trở lên thì có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất . Tình trạng này phải nhìn từ 2 phía: Thứ nhất là hệ thống đào tạo chưa thích hợp với nhu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lượng cũng như thực tế cơ cấu việc làm. Có thể thấy người có trình độ Đại học lại có tỷ lệ thất nghiệp cao kể cả khu vực thành thị và nông thôn. Theo điều tra của uỷ ban thanh niên Việt Nam, ở các trường Đại học và Cao đẳng tại Hà Nội và báo cáo của ngành Giáo dục và Đào tạo từ năm 1988 đến nay có khoảng 37% tổng số sinh viên tốt nghiệp chưa được thu xếp việc làm. Không ít sinh viên ra trường với hành trang 2,3 bằng Đai học, ngoại ngữ, vi tính…bên cạnh đó trong khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường đã cọ sát với thực tế nên đã tìm được việc làm hợp lý nhưng không phải ai cũng có điều kiện nên họ phải chấp nhận làm trái nghề để sống (theo thống kê chỉ có khoảng 45-50% làm đúng nghề đã học dẫn đến cung lao động không phù hợp với cầu lao động,dẫn đến tình trạng thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu ). Nguyên nhân nữa là người đi đào tạo chưa chuẩn bị được hướng nghiệp đúng hoặc chỉ là nhu cầu truyền thống, như làm việc ở khu vực Nhà Nước. Cũng có thể các cơ sở đào tạo với những chuyên môn kỹ thuật, trang bị thiếu. Nói chung đào tạo chưa gắn với thực tế. Thứ hai là trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế việc làm có tính ổn định thấp, tính thay đổi chỗ làm thường xuyên. Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên. 2.3.2 . Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp Thất nghiệp ở Việt Nam vừa có nguyên nhân như các nước khác (trong chương 1 đã nêu) vừa có nguyên nhân đặc thù sau: Thứ nhất: Nguyên nhân từ một nước có nền kinh tế kém phát triển,chính sách kinh tế chưa hợp lý (vì chính sách kinh tế trong thời kỳ bao cấp chủ yếu là tăng công nghiệp nặng nên không khai thác và sử dụng hết nguồn lực ở các khu vực như khu vực kinh tế tư nhân trong khi kinh tế quốc doanh hoạt động không hiệu quả). Do đặc điểm của một nước có nền sản xuất hàng hoá nhỏ là phổ biến, thiếu vốn đầu tư chủ yếu là do năng suất lao động thấp, dân số tăng,số người bổ sung cho lực lượng hàng năm tăng dẫn đến nhiều người thất nghiệp. Bên cạnh đó, do chiến tranh kéo dài khi chuyển sang nền kinh tế thị trường sắp xếp lại lao động sản xuất làm cho số lao động dư thừa tăng dẫn đến thất nghiệp tăng. Mặt khác do thị trường lao động đang sơ khai nên chưa phát triển chưa làm tốt công tác thị trường nên số người không tìm được việc tăng lên. Thứ hai: Do thiếu sót trong xác định cơ cấu kinh tế : trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần chỉ chú trọng kinh tế quốc doanh xem nhẹ kinh tế tư nhân, vì nó là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm, sử dụng nhiều nguồn lực có hiệu quả. Sau năm 1986 có những thay đổi rất lớn trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng tăng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thứ ba: Lực lượng lao động không có đầy đủ thông tin về lao động việc làm. Họ không nắm được ở đâu có nhu cầu tuyển dụng lao động, nội dung và tiêu chuẩn như thế nào? Tình hình dân số hiện nay cho thấy trong những năm tới cung lao động chưa thể giảm. Đó là sức ép đáng kể đối với thị trường lao động bởi vì với số lượng với số lượng việc làm mới tạo ra như hiện nay chỉ đáp ứng một phần nhu cầu việc làm cho người lao động. Thứ tư : Do chính sách của Nhà Nước ban hành chưa đồng bộ như chính sách việc làm, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính sách phát tiển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, chính sách đào tạo bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động. Thứ năm: Do chậm mở cửa trong phát triển kinh tế đối ngoại vì kinh tế đối ngoại ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguông nhân lực và giải quyết việc làm vì khó khăn vốn đầu tư ở Việt Nam thiếu vốn sản xuất, công nghệ tiên tiến dẫn đến nếu có chính sách mở cửa sớm thì có thể giải quyết được vấn đề vốn, tranh thủ đầu tư và công nghệ nước ngoài, trình độ quản lý, kinh nghiệm…vào trong nước, phát triển nền kinh tế để ngày càng tạo ra nhiều công ăn việc làm. Ngoài ra còn có quan hệ hợp tác trong xuất khẩu lao động giải quyết số lao động dôi dư trong nước… 2.4.Vấn đề giá cả sức lao động (tiền công, tiền lương ) và các chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: * Thực trạng giá cả sức lao động: Trên thị trường lao động, giá cả sức lao động được thể hiện dưới dạng tiền công hay tiền lương. Cũng giống như các loại hàng hoá khác, giá cả hàng hoá sức lao động không chỉ bị qui định bởi giá trị của nó, lao động kết tinh trong hàng hoá, ở đây là giá trị toàn bộ tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người lao động và gia đình họ đồng thời đảm bảo khả năng tái sản xuất của chính bản thân họ, mà còn chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu . Khi cung lớn hơn cầu giá cả sức lao động sẽ thấp hơn giá trị. Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sức lao động sẽ tăng . Ở nước ta, cải cách tiền lương năm 1993 đã đem lại bước đầu sự thay đổi trong hệ thống trả công lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực làm công ăn lương, nhất là khu vực Nhà Nước và các doanh nghiệp quốc doanh. Xét về cơ chế, tiền tệ hoá tiền lương được coi là bước tiến quan trọng, cho phép đưa vào cơ cấu lương tối thiểu các khoản như nhà ở, lương thực, thực phẩm...là những thứ trước đây cung cấp bằng hiện vật, ngoài lương. Hệ thống thang, bảng lương cũng dần dần được điều chỉnh. Tiền lương được xác định trên cơ sở chứac danh và chuyên môn nghiệp vụ của từng ngành. Đối với các doanh nghiệp Nhà Nước đã ban hành hệ thống thang bảng lương (Nghị định 26/CP ngày 23-5-1993). Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2127.doc