Thiết kế tổ chức thi công: toà nhà cao tầng sông đà nhân chính – Phường nhân chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Sau thời gian làm đồ án tốt nghiệp, được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế xây dựng, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp : “ Thiết kế tổ chức thi công nhà chung cư cao tầng – Đường Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội

Để hoàn thành đồ án em đã tiến hành nghiên cứu rất kĩ về hồ sơ thiết kế công trình, đặc điểm địa chất và kết cấu công trình, những khó khăn, thuận lợi khách quan khi thi công, các đặc điểm về địa điểm thi công công trình. Công trình này đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu: Tiện dụng, bền chắc và mĩ quan, kinh tế .

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, đồ án đã phân tích tỉ mỉ các giải pháp kiến trúc và kết cấu công trình để đưa tới giải pháp thi công tổng quát, tính toán khối lượng cho tất cả các công tác để thi công công trình. Trên cơ sở các khối lượng của các công tác chủ yếu, đồ án tiến hành lập ra các biện thi công các công tác chính, mỗi công tác đều có hai phương án thi công sau đó sẽ tiến hành so sánh chọn ra phương án tốt nhất làm phương án thi công. Các phương án được chọn là các phương án đạt được các yêu cầu tốt nhất về kinh tế, giải pháp kĩ thuật và thời gian thi công.

Từ các phương án thi công cho các công tác chính, kết hợp việc tính toán với các công tác phụ khác, đồ án tiến hành lập tổng tiến độ thi công công trình. Dựa trên tiến độ thi công được lập, đồ án tiến hành lập ra các kế hoạch vận chuyển và dự trữ vât liệu, thiết kế tổng mặt bằng thi công, và biểu đồ phát triển giá thành dự toán thi công . Trên cơ sở đó, đồ án tính toán các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật thi công công trình.

 

doc205 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổ chức thi công: toà nhà cao tầng sông đà nhân chính – Phường nhân chính, Thanh Xuân, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 35,56 5 T6 '' 14,367 3,50 50,28 6 T7 '' 14,367 3,50 50,28 7 T8 '' 14,367 3,50 50,28 8 T9 '' 14,367 3,50 50,28 Tổng cộng 99,188 347,2 Bảng 3. : hao phí lao động công tác gia công cốt thép sàn, cầu thang bộ STT Tên tầng Đơn vị Khối lượng ĐMLĐ (công/tấn) HPLĐ 1 T2 tấn 9,186 3,50 32,15 2 T3 '' 8,867 3,50 31,03 3 T4 '' 8,867 3,50 31,03 4 T5 '' 8,867 3,50 31,03 5 T6 '' 13,961 3,50 48,86 6 T7 '' 13,961 3,50 48,86 7 T8 '' 13,961 3,50 48,86 8 T9 '' 13,961 3,50 48,86 Tổng cộng 91,631 320,7 Hao phí lao động này sẽ được ghép vào tổng tiến độ theo đúng qui trình công nghệ 4.5. Kỹ thuật thi công công tác bê tông cốt thép phần thân 4.5.1.Công tác cốt thép 4.5.1.1. Gia công cốt thép và các yêu cầu chung Trước khi đưa vào vị trí cần thực hiện các công tác chuẩn bị sau: Chọn cốt thép đúng cường độ chỉ định trong thiết kế. Cốt thép khi mua phải mang mẫu đi thử để xác định đúng chủng loại cần thiết áp dụng cho công trình. Trước khi cho gia công hàng loạt chúng tôi sẽ kiểm tra chất lượng thép. Cốt thép được phân loại theo từng lô để tiện cho việc kiểm tra, lấy mẫu. Kết quả kiển tra cường độ cốt thép, cường độ mối hàn được ghi chép đầy đủ có phiếu nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền. Các lô thép nhận về công trình trước khi gia công đều được tiến hành lấy mầu thử thí nghiệm kiểm định chất lượng thép, nếu đạt yêu cầu TCVN thì mới cho gia công. Cốt thép được chuyển tới công trường theo hướng phẳng, được bảo quản tại vị trí tập kết thép (bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công): đặt trên các cọc bêtông dàn ngang theo chiều dài thanh thép, bãi thép được phủ bạt dứa che chắn chống han gỉ thép. Thép sử dụng không han gỉ, có nguồn gốc bảo đảm, có giấy chứng nhận chất lượng kỹ thuật. Cốt thép phải được kê lớp bảo vệ theo thiết kế. Cốt thép sau khi gia công xong được chuyển vào vị trí lắp đặt bằng thủ công. Trước khi lắp đặt phải được cạo sạch gỉ hoặc vết bẩn bám ở cốt thép một lần cuối cùng. Cốt thép phải được buộc đúng theo thiết kế, đúng chủng loại số lượng, đúng độ cao và vị trí. Lớp bảo vệ cốt thép được đảm bảo bằng những con kê đúc bằng ximăng cát vàng chiều dày đúng bằng lớp bảo vệ cốt thép. Có dây thép buộc chặt vào thép chuẩn để tránh sai lệch khi đổ bêtông, khoảng cách theo phương thẳng đứng các con kê là 500mm. Cốt thép được nối, buộc neo đảm bảo theo quy phạm xây dựng và yêu cầu thiết kế theo đúng TCVN 4453 -95. Trong các mối nối cần buộc ít nhất 3 vị trí (giữa và hai đầu). Thép có đường kính lớn được cắt bằng máy chuyên dùng và được uốn bằng máy uón đảm bảo đúng tâm của thép khi tiến hành nối, mối liên kết thép trong trường hợp này có thể dùng mối liên kết hàn hoặc liên kết buộc nhưng phải đảm bảo chiều dài mối nối theo đúng quy phạm và yêu cầu thiết kế. Công tác hàn cốt thép phải tiến hành phù hợp với TCVN 5724 – 93. Không nối ở vị trí có mômen lớn và ở chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% tiết diện của cốt thép chịu lực thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có gờ. Trong trường hợp phải nối các thanh thép chịu lực, dùng máy hàn hồ quang để thực hiện, chiều dài và chiều cao đường hàn phải đúng theo quy phạm hàn nối thép. Đặt buộc cốt thép theo đúng vị trí, kích thước thiết kế, cố định,chặt chẽ, các mối nối theo đúng quy định. ở vị trí cao cần dùng dàn giáo minh khai để buộc cốt thép ở trên cao. Cốt thép ở vị trí điểm dàng thi công phải đảm bảo sạch, không bám bụi, bẩn, dầu sơn và được giữ đúng vị trí thiết kế trong thời gian dừng đổ bêtông. Tiến hành nghiệm thu cốt thép trước khi đổ bêtông. Việc kiểm tra độ chính xác của công tác cốt thép bao gồm kiểm tra kích thước cốt thép cho phù hờp với thiết kế và kiểm tra những chỗ các thanh giao nhau đã buộc hoặc hàn cần có văn bản đề nghị nghiệm thu trước khi tiến hành đổ bêtông. Khi nghiệm thu xong mới được đổ bêtông. Nắn thẳng và đánh rỉ cốt thép (nếu cần):có thể dùng bàn chải sắt, hoặc kéo qua kéo lại trên bàn cát để làm sạch rỉ . Ngoài ra còn có thể dùng máy cạo rỉ chạy điện để làm sạch cốt thép có đường kính >12mm. Việc nắn cốt thép được thực hiện nhờ máy nắn. Đối với cốt thép có đường kính nhỏ (nhỏ hơn hoặc bằng 8mm) thì ta dùng vam tay để uốn. Việc cạo rỉ tiến hành sau công tác uốn cốt thép. Cắt cốt thép: Lấy mức cắt cốt thép các thanh riêng lẻ thì dùng thước bằng thép cuộn và đánh dấu bằng phấn. Dùng thước dài để đo, tránh dùng thước ngắn để đề phòng sai số tích luỹ khi đo. Trường hợp máy cắt và bàn làm việc cố định, vạch dấu kích thước lên bàn làm việc, như vậy thao tác thuận tiện tránh được sai số. Hoặc có thể dùng một thanh mẫu để đo tất cả các thanh khác giống nó. Để cắt cốt thép dùng dao cắt nửa cơ khí , cắt được các thanh thép có đường kính f 20mm. Với các thanh có đường kính lớn, ta dùng máy cắt cốt thép để cắt. Uốn cốt thép: Với các thanh có đường kính nhỏ ta dùng vam và thớt để uốn. thớt uốn được đóng đinh cố định vào bàn gỗ để dễ uốn. Thao tác: Khi uốn các thanh thép phức tạp cần phải uốn thử. Trước tiên phải lấy dấu, lưu ý độ đài cửa cốt thép. Khi uốn cần đánh dấu lên bàn uốn tuỳ theo kích thước cửa từng đoạn rồi căn cứ vào dấu để uốn. Đối với các thanh thép có đường kính lớn thì ta dùng máy để uốn. 4.5.1.2. Đặt cốt thép cột Cốt thép được gia công cắt uốn theo đúng hình dạng kích thước thiết kế . Xếp đặt bố trí theo đúng chủng loại để thuận tiện cho thi công . Để thi công cột thuận tiện, quá trình buộc cốt thép phải tiến hành trước khi ghép ván khuôn. Các thép được buộc thành khung nhờ các dây thép mềm d=1mm. Sau khi dùng trục đưa vào vị trí cần thiết. Định vị tạm thời khung thép bằng cột chống. Tiến hành hàn khung cốt thép vào những đoạn thép đã chờ sẵn, chú ý không để các đoạn nối trùng lên nhau trên một tiết diện. Các khoảng cách các nối phải đảm bảo đúng kỹ thuật. 4.5.1.3. Đặt cốt thép dầm, sàn Việc đặt cốt thép dầm, sàn được tiến hành sau khi công tác lắp dựng ván đáy dầm được hoàn thành. Sau khi đặt xong ván khuôn, cốt thép đã buộc thành khung đúng với yêu cầu thiết kế được cần cẩu cẩu đúng vào vị trí. Việc buộc cốt thép đúng vị trí thiết kế từ những thanh riêng lẻ chỉ áp dụng trong những trường hợp đặt biệt. Thép sàn được đưa lên thành từng bó đúng chiều dài thiết kế và tiến hành ghép đặt ngay trên mặt sàn. Khi buộc xong cốt thép cần đặt các miếng kê để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Trước khi thực hiện các công tác cốt thép trên phải nghiệm thu ván khuôn. 4.5.2. Công tác ván khuôn 4.5.2.1. Chuẩn bị Ván khuôn đúng kích thước theo yêu cầu thiết kế, sai lệch không vượt quá phạm vi cho phép. Ván xếp cách mặt đất 40cm trở lên, giữa các ván cách nhau bằng một miếng gỗ để giữa và hai đầu. Xếp ván khuôn theo thứ tự, theo bộ phận công trình và thời gian sử dụng để tiện lấy khi dùng đến. Ván dùng lại lần sau phải cạo sạch bê tông , bùn, đất cũ, sữa chữa các hư hỏng. Bề mặt phải sửa cho thật phẳng thì mới sử dụng. 4.5.2.2.Lắp đặt ván khuôn vách cứng Để cố định vị trí mỗi thành ván khuôn, chân ván phải được cố định xuống sàn, bệ móng. Liên kết các thanh định vị vào các mẩu gỗ chèn sẵn trong bê tông bằng đinh (Các mẩu gỗ được chôn sẵn khi đổ bê tông sàn, để khỏi bật lên đinh được đóng với mũi đinh thò dài ra ngoài liên kết chắc trong bê tông). Ngoài ra ván khuôn còn được cố định với các điểm tựa từ bên ngoài (Thép chờ, chống ngang). Ván khuôn sườn được chia làm hai phần lắp dần theo chiều cao để dễ đổ bê tông (chỉ có 1 bên được lắp trước). Theo phương đứng có các thanh chống xiên chống vào thành ván để đảm bảo ổn định cho ván khuôn. Công việc lắp dựng ván khuôn đảm bảo sự thẳng đứng nhờ hệ thống máy trắc địa phối hợp với các quả rọi. 4.5.2.3 Lắp dựng ván khuôn cột Ván khuôn cột ghép sẵn thành từng tấm bằng kích thước bề mặt cột, gồm 2 mảng trong và mảng ngoài, liên kết giữa chúng bằng đinh. Khoảng cách giữa các nẹp ván gấp đôi khoảng cách gông đai. Nó còn có tác dụng đỡ các gông đai. Chân cột có 1 lỗ cửa nhỏ để làm vệ sinh trước khi đổ bê tông. ở giữa thân cột có lỗ để đổ bê tông. Ván khuôn cột được lắp sau khi đã đặt cốt thép cột. Lúc đầu ghép 3 mặt ván với nhau, đưa vào vị trí mới đóng nốt tấm ván còn lại. Để giữ cho ván khuôn ổn định, ta cố định chúng bằng giàn giáo. Để đưa ván khuôn vào đúng vị trí thiết kế cần thực hiện theo các bước sau: - Xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột nền, ghim khung định vị chân ván khuôn lên sàn. - Dựng ba mặt ván đã đóng váo nhau vào vị trí, đóng tấm còn lại , chống sơ bộ, dọi kiểm tra tim và cạnh , chống và neo kỹ. - Kiểm tra lại độ thẳng đứng để chuẩn bị đổ bê tông . 4.5.2.4. Lắp dựng ván khuôn dầm - Ván khuôn dầm được dỡ bằng hệ giáo thép. - Đầu tiên đặt ván đáy dầm vào vị trí, điều chỉnh đúng cao độ tim, cốt rồi mới lắp ván thành. 4.5.2.5 Lắp ván khuôn sàn Sau khi lắp ván khuôn dầm mới lắp ván khuôn sàn. Trước hết phải trống dựng các dầm đỡ (xà gồ) . Sau đó các ván khuôn sàn được lát kín trên dầm đỡ. Kiểm tra lại độ thăng bằng cao trình của sàn dựa vào thước thuỷ bình. 4.5.3. Công tác đổ bê tông Bê tông sử dụng ở đây là bê tông thương phẩm 300#, độ sụt 14-16, đá cấp phối đường kính 1-2cm, trộn sẵn đến từ nhà máy trên những ô tô chuyên dụng. Chất lượng bê tông được kiểm tra chặt chẽ. Để vận chuyển bê tông lên cao, dùng bơm bê tông trực tiếp vào ván khuôn. Khi tiến hành công tác đổ bê tông cần tuân theo các yêu cầu chung sau: - Bê tông vận chuyển đến cần phải đổ ngay. - Đổ bê tông từ trên cao xuống bắt đầu từ chỗ sâu nhất. - Không được để bê tông rơi tự do cao quá 2,5m - Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải đảm bảo đầm thấu suốt để bê tông đặc chắc. - Bê tông phải đổ liên tục đổ tới đâu đầm ngay tới đó. Đối với từng cấu kiện cần phải có những lưu ý sau: 4.5.3.1. Đổ bê tông cột Trước khi đổ phải dọn sạch chân cột, đánh sờn bề mặt bê tông cũ tưới nước ván khuôn và kiểm tra lại ván khuôn rồi mới đổ. Bê tông được đầm bằng đầu dùi, chiều dày mỗi lớp đầm từ 20-40 cm, đầm lớp sau phải ăn sâu xuống lớp trước 5-10 cm. Thời gian đầm tại một vị trí phụ thuộc vào máy đầm, khoảng cách 30-40 giây. Khi trong bê tông có nước xi măng nổi lên là được. Trong khi đổ bê tông, dùng búa gõ liên tục lên thành ván khuôn, kết hợp với đầm để tăng độ nén đặc của bê tông. 4.5.3.2. Đổ bê tông dầm sàn Trước khi đổ bê tông dầm sàn cần đánh dấu các cao độ đổ bê tông (có thể bằng các mẫu gỗ có cao độ bằng chiều dày sàn, khi đổ qua thì rút bỏ). Cũng như cột, khi đổ lớp bê tông mới lên lớp bê tông cũ thì phải đánh sờn, dọn sạch mặt tiếp xúc giữa hai lớp. Khi đổ bê tông không hắt theo hướng tiến bê tông dễ bị phân tầng. Mà nên đổ từ xa đến gần lớp sau úp lên lớp trước tránh phân tầng. Khi cần thiết phải dừng quá trình đổ bê tông tại những vị trí qui định, có lực cắt nhỏ . Mạch ngừng để thẳng đứng. Sau khi đổ bê tong xong, tiến hành bảo dưỡng bê tông từ 2-5 giờ bằng cách tưới nước giữ ẩm cho bê tông. Chỉ được phép đi lại trên bê tông đã đạt cường độ 12kg/cm² (với t° 20°c thì khoảng 24 giờ). Chương 5: tổ chức công tác xây và hoàn thiện 5.1.Công tác xây 5.1.1.Giới thiệu chung *Vị trí và tầm quan trọng của công tác này: Công tác xây chiếm một lượng lớn vật liệu, hao phí lao động, thời gian thi công. Công tác xây tạo ra một tường ngăn, bao che, dao động biến đổi nhiệt ảnh hưởng của môi trường và các công tác bất lợi khác đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến yêu cầu thẩm mỹ cảu kiến trúc. Chính vì vậy công tác xây tường có ý nghĩa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến giá thành thi công, thời gian thi công cùng chất lượng công trình. Công tác xây tường được tiến hành thi công cùng một lúc với thi công phần thân nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cách tầng nghĩa là công tác xây tưòng chỉ được tiến hành thi công tại các tầng sau khi đã dỡ ván khuôn dầm sàn tầng đó. Khối xây được phân chia thành các đoạn và đợt thi công đảm bảo nguyên tắc chung sau: Việc phân chia cá đợt trong mỗi tầng cũng phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kiến trúc, kết cấu. + Việc phân chia cá đợt trong mỗi tầng cũng phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kiến trúc, kết cấu. + Khối lượng xây trong các phân đoạn nên chia tương đối bằng nhau, để bố trí tổ đội công nhân có thành phần thống nhất, dế theo dõi và quản lý. + Đảm bảo đủ mặt trận công tác trên các phân đoạn. + Mạch ngừng thi công phải nằm sát mép cột. + Trong các phân đoạn các đợt xây dựng được phân chia để đảm bảo năng suất lao động cho người công nhân. *đặc điểm công tác xây tường công trình tổ hợp nhà ở tiêu chuẩn cao: Đây là công trình có kết cấu khung chịu lực. Tường bao che phía ngoài dầy 330, tường ngăn phòng dày 220 và 110. Các cửa đi trong công trình có chiều cao tương đối thống nhất (2.2m), trên các cửa đều co lanh tô lắp ghép thuận lợi cho viẹc phân chia các đợt xây. Công tác xây chủ yếu chỉ tiến hành từ tâng 5 đến tầng 18, tầng 1 đến tầng 4 xây ít (chủ yếu là ốp cột và vách cửa) còn lại là lắp vách kính Các cửa công trình đều là loại cửa có khung gỗ nên sẽ được lắp khung đồng thời khi xây tường. Trong các phân đoạn, phân đợt nào có lanh tô thì hao phí lao động công tác lanh tô phải được cộng vào phân đoạn đó để tính hao phí lao động cho công tác xây. Trong hao phí công tác xây tưòng đã bao gồm cả công tác lắp khuôn cửa và đổ lanh tô. 5.1.2.Khối lượng công tác xây tường Để tính khối lượng công tác xây tường ta tính riêng cho từng loại tường 110, 220, 330. phương pháp tính như sau: Vt= St x d Trong đó: St: Là diện tích tường đã trừ phần cửa St = S - Sc S: Là diện tích tường chưa được từ cửa Sc: Là diện tích cừa D: là chiều dày của cẳ tường Trong đó: + S = a.h a: chiều dài tường h: chiều cao tường từ cốt 0,00 lên đến đáy sàn +/ Sc = a1 x h1 a1: chiều rộng cửa h1: chiều cao cửa Với cách tính đó ta sẽ tính được khối lượng công tác xây của tâng như sau: 5.1.3.Tổ chức thi công công tác xây Trong phạm vi công trình này khối xây có chiều cao lớn nhất là 3,9m. Công tác xây tiến hành từ tâng 1 đến tầng 9, tầng 1 khối lượng xây ít nên ta chỉ chia làm 2 phân đoạn. Các tầng 2á5, 6á9 do đặc điểm kiến trúc của các tầng giống nhau nên ta chỉ tổ chức thi công cho một tầng, các tầng còn lại tổ chức thi công xây tưong tự. Do vậy để tổ chức thi công phần xây của các công trìnhb ta chia ra 2 phương án, trong mỗi phướng án lại chia ra các phân đoạn, trên mỗi phân đoạn lại chia ra các đợt. Việc phân đoạn công tác xây dựa vào các căn cứ đã được nói ở phần trước. Việc phân đợt xây có thể căn cứa vào một trong các yếu tố như: ã Chiều cao giáo xây ã Đặc điểm kết cấu( chiều cao lanh tô, giằng tường, cao trình cửa sổ…) ã Chiều cao xây đạt năng suất cao nhất theo nhân trắc học trong công trình này vì lanh tô lắp ghép me tiến hành phân đợt xây dựa vào chiều cao giáo xây và tiến hành xây 3 đợt Tầng 1 cao 3.9m chia thành 3 đợt Đợt 1 từ 0 đến 1.15m Đợt 2 từ 1.15 m đến 2.5m Đợt 3 từ 2.5m đến 3.9m Tầng 2,3,4,5 cao 3.15m chia làm 3 đợt Đợt 1 từ 0 m đến 1 m Đợt 2 từ 1 m đến 2.15m Đợt 3 từ 2.15m đến 3.15m Tầng 6,7,8,9 cao 3.15m chia làm 3 đợt Đợt 1 từ 0 m đến 1 m Đợt 2 từ 1 m đến 2.15m Đợt 3 từ 2.15m đến 3.15m HPLĐ trên từng phân đoạn, phân đợt được tính toán cụ thể trong các bảng tính HPLĐ trên từng phân đợt của mỗi phân đoạn đưoực tính theo công thức sau: H = Q.Đm/8 (ngày công) Q: khối lượng công tác xây trên phân đợt đó (m3) Đm: Định mức HPLĐ nội bộ của đơn vị xây lăpó đã kể đến công tác lắp đặt lanh tô (gc/m3) 5.1.3.1.Phương án 1 - Để bảo đảm an toàn khi xây ta chia mỗi tầng thành nhiều đợt xây chiều cao mỗi đợt xây không quá 1.4m Tầng 1 cao 3.9m chia thành 3 đợt Đợt 1 từ 0 đến 1.15m Đợt 2 từ 1.15 m đến 2.5m Đợt 3 từ 2.5m đến 3.9m Tầng 2,3,4,5 cao 3.15m chia làm 3 đợt Đợt 1 từ 0 m đến 1 m Đợt 2 từ 1 m đến 2.15m Đợt 3 từ 2.15m đến 3.15m Tầng 6,7,8,9 cao 3.15m chia làm 3 đợt Đợt 1 từ 0 m đến 1 m Đợt 2 từ 1 m đến 2.15m Đợt 3 từ 2.15m đến 3.15m Mặt bằng phân chia phân đoạn được thể hiên như hình vẽ Hao phí lao động trên từng phân đoạn, phân đợt được tính toán trong các bảng sau Thời hạn thi công công tác xây phương án 1 Tầng Phân đoạn Phân đợt Loại tường Khối lượng Định mức gc/m3 HPLĐ (công) Bố trí tổ CN (người) Số ngày thi công 1 I 1 220 9,454 13,524 15,982 20 1 110 1,92 17,004 4,081 Tổng 20,063 2 220 9,924 13,524 16,777 20 1 110 0,85 17,004 1,807 Tổng 18,583 3 220 10,774 13,524 18,213 20 1 110 0,954 17,004 2,028 Tổng 20,241 II 1 220 9,454 13,524 15,982 20 1 110 1,92 17,004 4,081 Tổng 20,063 2 220 9,924 13,524 16,777 20 1 110 0,85 17,004 1,807 Tổng 18,583 3 220 10,774 13,524 18,213 20 1 110 0,954 17,004 2,028 Tổng 20,241 -2- 5 I 1 220 10,941 13,524 18,496 20 1,5 110 3,23 17,004 6,865 Tổng 25,361 2 220 9,439 13,524 15,957 20 1 110 2,932 17,004 6,232 Tổng 22,189 3 220 10,941 13,524 8,034 110 3,23 17,004 33,679 20 1,5 Tổng 25,361 II 1 220 10,941 13,524 5,505 20 1,5 110 3,23 17,004 27,617 Tổng 25,645 2 220 9,439 13,524 8,034 20 1 110 2,932 17,004 33,679 Tổng 22,189 3 220 10,941 13,524 18,496 20 1,5 110 3,23 17,004 6,865 Tổng 25,361 III 1 220 10,941 13,524 18,496 20 1,5 110 3,23 17,004 6,865 Tổng 25,361 2 220 9,439 13,524 15,957 20 1 110 2,932 17,004 6,232 Tổng 22,189 3 220 10,941 13,524 18,496 20 1,5 110 3,23 17,004 6,865 Tổng 25,361 - 6- 9 I 1 220 15,17 13,524 25,645 20 2 110 3,78 17,004 8,034 Tổng 33,679 2 220 13,08 13,524 22,112 20 1,5 110 2,59 17,004 5,505 Tổng 27,617 3 220 15,17 13,524 25,645 20 2 110 3,78 17,004 8,034 Tổng 33,679 II 1 220 15,17 13,524 25,645 20 1,5 110 3,78 17,004 8,034 Tổng 33,679 2 220 13,08 13,524 22,112 20 1,5 110 2,59 17,004 5,505 Tổng 27,617 3 220 15,17 13,524 25,645 20 2 110 3,78 17,004 8,034 Tổng 33,679 III 1 220 15,17 13,524 25,645 20 2 110 3,78 17,004 8,034 Tổng 33,679 2 220 13,08 13,524 22,112 20 1,5 110 2,59 17,004 5,505 Tổng 27,617 3 220 15,17 13,524 25,645 20 2 110 3,78 17,004 8,034 Tổng 33,679 * Bố trí tổ thợ 20 người tiến hành công tác xây. * Tổng hao phí lao động cho công tác xây toàn nhà phương án 1 là 2400 công. Mất 120 ngày (nếu xây liên tục) * sơ đồ di chuyển tổ thợ như hình vẽ dưới. Chọn máy phục vụ công tác xây phương án 1 ã Máy trộn vữa: Khối lượng xây dựng lớn nhất trong một ca máy là trên một phân đoạn là 69.86m3. Vậy 1 ca phải xây 69,86/3 = 23,29m3 Vậy khối lượng vữa cần dùng là: 23,29 x0,28 = 6,52 (m3) Chọn máy trộn vữa mã hiệu SB – 133 có các thông số kĩ thuật sau: Dung tích hình học thùng trộn: 100 lít Dung tích xuất trộn 80 lít Tốc độ quay thùng 550 vòng/ phút Công suất động cơ: 4kW Kích thước hạt max: 40mm Kích thước hạt giới hạn: Dài x Rộng x Cao = 1,12 x0,66 x1 Trọng lượng máy: 0,18 tấn Năng suất sử dụng 12m3/ ca ( đã kể đến cá hệ số sử dụng thời gian và công suất) Đơn giá thuê một ca máy: 45294 đồng/ca * Máy vận thăng: Máy vận thăng được sử dụng cố định từ công tác móng đến công tác hoàn thiện và đã được kiểm tra cho công tác đổ bê tông cột, vì vậy không cần kiểm tra cho công tác này. Đó là loại cẩu tháp Potain MC85/P12A Đơn giá ca máy: 650.000 (đồng )/ca Tính chi phí cho phưong án 1 cho 1 tầng xây Z1 = NC + M+ C Giải thích các kí hiệu như tính toán ở phần trước NC = 2400 x25000 = 60.000.000đồng C = 35%NC = 21.000.000 đồng M1 = (120+1)x 45294 + 120 x 650.000 = 83.480.574đồng (chi phí 1 lần của cần trục tháp không tính) Z1 = 60.000.000+ 21.000.000 +83.480.574 = 164.480.574 đồng 5.1.3.2.Phương án 2 Phương án 2 ta cũng tiến hành phân đoạn phân đợt như phương án 1 nhưng để rút ngắn thời gian thi công ta bố trí 2 tổ thợ thi công tầng 1 do khối lượng công việc ít và ta chỉ chia tầng 1 làm 2 phân đoạn, 3 tổ thợ để thi công từ tầng 2-9 mỗi tổ thợ sẽ thi công 1 phân đoạn , tổ có 20 người tiến hành song song. Sơ đồ di chuyển đội thợ của phương án 2 như hình vẽ dưới. Tổng hao phí lao động cho công tác xây toàn nhà phương án 2 là 2400 công. Thời gian thi công 44 ngày ( sơ đồ di chuyển phưong án 2) ã Máy trộn vữa: Khối lượng xây dựng lớn nhất trong một ca máy là trên một phân đoạn là 69.86m3. Vậy 1 ca phải xây 69.86/2 = 34.93m3 Vậy khối lượng vữa cần dùng là: 34.93x0,28 = 9.78 (m3) Chọn máy trộn vữa mã hiệu SB – 133 có các thông số kỹ thuật sau: Dung tích hình học thùng trộn: 100 lít Dung tích xuất trộn 80 lít Tốc độ quay thùng 550 vòng/ phút Công suất động cơ: 4kW Kích thước hạt max: 40mm Kích thước hạt giới hạn: Dài x Rộng x Cao = 1,12 x0,66 x1 Trọng lượng máy: 0,18 tấn Năng suất sử dụng 12m3/ ca ( đã kể đến cá hệ số sử dụng thời gian và công suất) Đơn giá thuê một ca máy: 45294 đồng/ca ã Máy vận thăng: như phương án 1 Tính chi phí cho phưong án 2 Z1 = NC + M+ C Giải thích các kí hiệu như tính toán ở phần trước NC2= 2400 x25000 = 60.000.000đồng C2 = 35%NC =21.000.000 đồng M2 = (44+1)x 45294 + 44 x 650.000 = 30.638.230đồng (chi phí 1 lần của cần trục tháp không tính) Z2 = 60.000.000 + 21.000.000 + 30.638.230= 111.638.320 đồng Lựa chọn phương án thi công Để lựa chọn phương án thi công ta dựa vào chỉ tiêu chủ yếu là giá thành phương án thi công, hao phí lao động, thời gian thi công để so sánh lựa chọn, nếu hai phương án có thời gian thi công khác nhau thì phải tiến hành quy đổi. Phương án HPLĐ (công) Thời gian thi công Giá thành (đồng) Phương án 1 2400 120 164.480.574 Phương án 2 2400 44 111.638.320 Không phải làm phép quy đổi. Ta chọn phương án 1 là phương án thi công. Bỡi phương án 1 làm cho số lượng công nhân trên công trường ít hơn, tiến độ xây phù hợp với tổng tiến độ thi công. 5.1.4. Biện pháp kỹ thuật xây 5.1.4.1.Chuẩn bị * Công tác giàn giáo: Công trình sử dụng giàn giáo thép, sàn công tác bằng thép tấm CT3- hình vẽ Ghi chú: 1/ Ván sàn công tác bằng thép tấm 2/ Thanh ngang của khung 3/ ống thép đứng 4/ Thanh giằng chéo 5/ Bậc thang 6/ Đế giáo bằng thép tấm daỳ 4mm hàn vào ống đứng 7/ Tai liên kết giăng chéo và ống đứng 8/ Móc thép liên kết ván sàn thép vào thanh ngang của khung *Công tác chuẩn bị Chuẩn bị mặt bằng. Xác định tim của các bức tường, xác định cao trình của các cửa sổ, cửa đi. Làm vệ sinh mặt bằng xây. Chuẩn bị dụng cụ, giàn giáo, máy trộn vữa. Bố trí các tuyến xây, để vật liệu, vận chuyển các tổ xây Để thuận tiện cho thi công ta dùng giàn giáo tuýp sắt để rút ngắn thời gian xây dựng, tốn ít nhân lực. Chuẩn bị vật liệu: Gạch chỉ có kích thước 6,5 x 10,5 x 22 với độ cứng 75kg/cm2 . Số lượng gạch vỡ là Ê 5 %. Vữa xây tường là vưa xi măng mác 50. Để chuẩn bị trộn vữa phải chuẩn bị cát đen sạch, không lẫn đất, lẫn tạp chất, lẫn hữu cơ, lẫn sỏi sạn Xi măng P.300 Nước sạch dùng trong sinh hoạt. 5.1.4.2.Kỹ thuật xây tường Khi xây phải đảm bảo các yêu cầu sau: Vữa phải đảm bảo đúng mác yêu cầu. Mạch vữa phải đầy, không bị rỗng. Chiều dày mạch vữa ngang và đứng trong khoảng 8 – 15 mm Gạch xây phải tưới hoặc nhúng nước trước khi xây để đảm bảo không hút mất nước của vữa và liên kết tốt *Phương pháp xây Đối với tường 220 xây theo phương pháp 3 dọc 1 ngang. Phải bỏ mỏ khi ngừng xây, khi lên cao, đối với tường cũ phải làm vệ sinh tường sạch sẽ và tưới nước. *Biện pháp kỹ thuật xây tường: Khi xây người công nhân làm việc ở trên giàn giáo, vị trí thay đổi theo kích thước tường xây. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải tạo điều kiện để thi công an toàn cho công nhân ở bất kì vị trí nào. Trước khi làm việc phải kiểm tra độ ổn định của giàn giáo. Khi làm việc ở chế độ cao không ném gạch bừa bãi xuống dưới. 5.2.Tổ chức thi công phần mái Do công tác thi công phần mái đã được tính vào trong phần thi công bê tông thân cho nên công tác thi công phần mái được bắt đầu từ công tác, ngâm nước xi măng, quét flinkode, gia công đặt lớp cách nhiệt bằng sợi thuỷ tinh. Hao phí lao động của công tác thi công phần mái được tính trong bảng sau: Bảng hao phí lao động các công tác thi công phần mái STT Tên công việc Khối lượng Định mức (gc/đvt) HPLĐ (công) Thiết kế tổ đội (người) Thời gian (ngày) 1 Gia công cốt thép tum 7040.00kg 3.9gc/100kg 34.32 22 2 2 Đặt thép lõi cứng tum 7040.00kg 4.5 gc/100kg 39.60 20 2 3 Ván khuôn lõi thép tum 197.904 m2 1.91gc/m2 47.25 15 3 4 Đỗ bê tông lõi thép tum 15.9215m3 15.18gc/m2 30.21 15 2 5 Tháo ván khuôn lõi thép tum 197.904 m2 0.92gc/m2 22.76 10 2 6 Ván khuôn sàn tum 137.003 m2 1.75gc/m2 29.97 15 2 7 Gia công cốt thép sàn tum 3890.32kg 4.2 gc/100kg 35.21 22 2 8 Cốt thép sàn 3890.32kg 6.2 gc/100kg 30.15 15 2 9 Đỗ bê tông sàn tum 7.91 m3 15.18gc/m3 15.01 15 1 10 Tháo ván khuôn sàn tum 137.03 m2 0.55gc/m2 9.42 7 2 11 Xây tường bao 36.76 m3 11.17gc/m3 51.33 10 5 12 Ngâm nước xi măng 576 m2 0.06gc/m2 4.32 13 Gia công lắp đặt lớp cách nhiệt bằng tấm sợi thuỷ tinh 340.2 m2 0.75gc/m2 31.89 10 3 14 Trát tường và tum mái 763 m2 0.56gc/m2 53.41 10 5 15 Đặt ván khuôn đáy bể 38 m2 1.25gc/m2 5.94 10 0.5 16 Đặt cốt thép đáy bể 1415kg 3.54 gc/100kg 6.26 10 0.5 17 Đổ bê tông đáy bể 9.17 m3 4.37gc/m3 5.01 10 0.5 18 Tháo ván khuôn 38 m2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN141.doc