Thực hiện chủ đề Giao thông cho học sinh Lớp 2

HĐCĐ : Trò chuyện về 2 ngày nghỉ

Cô nhắc nhở trẻ trước lúc ra sân.

Ra tới sân cho trẻ chơi trò chơi “Đi xe đạp”

- Trò chuyện cùng trẻ hôm qua các con được nghỉ mấy ngày ?

- Trong hai ngày nghỉ bố mẹ cho các con đi chơi ở đâu ? Khi đi, đi bằng phương tiện gì.

Cô gợi ý để trẻ kể.

Giáo dục trẻ :

- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói rõ luật chơi, cách chơi.

- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi

Động viên khuyến khích trẻ.

- Cô bao quát trẻ chơi an toàn

 

doc18 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện chủ đề Giao thông cho học sinh Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ : GIAO THÔNG 1.YÊU CẦU : - Trẻ biết tên gọi những bộ phận chính, và công dụng của một số phương tiện giao thông phổ biến và gần gũi với trẻ ( Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hoả) - Trẻ biết quan sát nhận xét những đặc điểm nổi bật về hình thức, tiếng còi nơi hoạt động của một số loại hình giao thông “ Giao thông đường bộ, giao thông đường thuỷ, giao thông đường hàng không, giao thông đường sắt.” - Trẻ biết được vai trò của phương tiện giao thông, đối với con người, mợt số luật lệ giao thông đường bộ đơn giản. 2. NỘI DUNG : GIAO THÔNG LUẬT LỆ GIAO THÔNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG - Tên gọi, đặc điểm nổi bật - Một số luật lệ giao thông đường bộ - Công dụng - Cần phải chấp hành luật lệ giao thông - Người điều khiển 3. MẠNG HOẠT ĐỘNG - Lắng nghe âm thanh khác nhau của - Nhận biết các loại phương tiện giao thông Các phương tiện giao thông qua băng - Nhận biết các loại phương tiện theo các - Hát bài hát “ Tập lái ô tô” “ Nhớ lời đặc điểm nổi bật của phương tiện giao thông Cô dặn” nghe hát “Đường em đi” cần chấp hành luật lệ giao thông. ÂM NHẠC MTXQ PTNN & VH TẠO HÌNH TOÁN GIAO THÔNG THỂ DỤC Phân biệt và so sánh, màu sắc, Làm đoàn tàu, đạp xe đạp, máy bay Kích thước to nhỏ, dài ngắn lái ô tô. Tập đếm và phân loại phương tiện giao thông đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, đường bộ. - Tô màu xanh đỏ, vàng làm biển báo - Câu đố về phương tiện giao thông - Xé dán các loại phương tiện giao thông - Làm sách báo về phương tiện giao thông Phù hợp với các loại hình. - Thơ “ Gấu qua cầu” “ Bé và mẹ” - Tô màu cung cấp một số từ mới - Xếp hình ô tô, tàu hoả từ các khối - Thơ chuyện kể về PTGT và LLGT Tham khảo tuyển chọn trò chơi bài hát, câu đố thơ chuyện mẫu giáo 3-4 tuổi. TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ NHÁNH : MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG. 1. YÊU CẦU : - Trẻ gọi đúng tên một số phương tiện giao thông (Ô tô, xe máy, tàu hoả, máy bay) - Biết công dụng của chúng, chở người, chở hàng. - Trẻ so sánh nhận xét được những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại phương tiện giao thông tiếng còi động cơ. 2. NỘI DUNG : - Dạy trẻ nhận biết, phân biệt được một số phương tiện giao thông, so sánh sự giống nhau, và khác nhau của 2 loại phương tiện giao thông : ô tô, xe đạp, xe máy… Dậy trẻ biết các loại phương tiện gioa thông đó. - Giáo dục trẻ phải biết chấp hành luật lệ giao thông . PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG - Vẽ ô tô - Nhận biết một số phương tiện giao thông - Tô các loại xe, thuyền theo hình vẽ sẵn - Thảo luận mô tả đặc điểm công dụng 1 số phương tiện giao thông MTXQ ÂM NHẠC THỂ DỤC VĂN HỌC TOÁN TẠO HÌNH - Phân loại các PTGT (ô tô, xe máy) - Ném xa, chạy nhanh 10m - Thơ “Gấu qua cầu” - Đi chạy, làm đoàn tàu, máy bay -Truyện “ Xe Lu và xe Ca” - Hát : “ Tập lái ô tô” - Đếm bánh xe, cửa xe ô tô “ Nhớ lời cô dặn” tranh lô tô - Lắng nghe âm thanh khác nhau của - Nhận biết hình tròn hình vuông, Các loại phương tiện giao thông hình chữ nhật, hình tam giác - Nghe hát “ Anh phi công ơi” KẾ HOẠCH TUẦN I. NỘI DUNG MỤC ĐÍCH Y/CẦU PHƯƠNG PHÁP& HÌNH THỨC TỔ/ C THỂ DỤC SÁNG - Trẻ tham gia tập thể dục sáng cả lớp. - Qua đó phát triển các cơ cho trẻ. - Trẻ tập đều đẹp . a/ Khởi động : cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân. b/ Trọng động : HÔ HẤP : Đưa hai tay giang ngang và làm máy bay ù ù… TAY : Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao BỤNG : Trẻ nghiêng đầu sang hai bên không cúi đầu, không gập bụng. CHÂN : Trẻ ngồi xổm lưng thẳng, làm cây cao cỏ thấp. BẬT : Trẻ bật tại chỗ bằng hai chân. c/ Hồi tĩnh : Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng THỨ 2 : THỂ DỤC TẠO HÌNH - Ném xa chạy nhanh 10m - Vẽ ô tô THỨ 3 : MTXQ - Làm quen một số phương tiện giao thông THỨ 4 : VĂN HỌC - Truyện Xe Lu và Xe Ca THỨ 5 : TOÁN - Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật THỨ 6 : ÂM NHẠC - Tập lái ô tô HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát các phương tiện giao thông - Vẽ tự do - Làm quen các bài thơ bài hát, câu chuyện về các loại phương tiện giao thông HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Tô vở tạo hình, vở toán - Hoạt động góc - Ôn luyện thơ chuyện - Hướng dẫn trò chơi mới. HOẠT ĐỘNG GÓC GÓC PHÂN VAI GÓC XÂY DỰNG GÓC NGHỆ THUẬT. GÓC HỌC TẬP - Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình - Biết phối hợp cùng nhau để hoàn thành công việc - Trẻ biết cùng nhau xây lên bến xe, có nhiều loại xe, bố cục khuôn viên đẹp hợp lý. Trẻ nhớ lại kỹ năng đã học để mô tả lại một số phương tiện giao thông qua việc tô màu, vẽ nặn, dán… Rèn cho trẻ có kỹ năng lật sách mở sách xem tranh ảnh đúng chiều, biết được các hình ảnh về các loại phương tiện giao thông trong sách. Trẻ chơi đoàn kết. 1. Chuẩn bị : Đồ dùng phục vụ cho trẻ chơi. 2. Hướng dẫn : Cô gơi hỏi trẻ hôm qua chơi gì? Có đồ chơi gì mới. Trẻ về góc chế biến các món ăn hằng ngày Sắp sếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. 1. Chuẩn bị : Các loại khối gỗ. khối nhựa cây cỏ… 2. Hướng dẫn : Cô hỏi trẻ về góc chơi, trẻ nhận vai chơi và về góc chơi. Xây bến xe, có hàng rào, cổng cây xanh. bồn hoa, nhà…. bố cục sáng tạo. 1. Chuẩn bị : Tranh vẽ các loại phương tiện giao thông, đất nặn bảng con, giấy bút… 1. Hướng dẫn : trẻ về góc chơi tô màu các loại tranh phương tiện giao thông Nặn vẽ dán các phương tiện giao thông Xếp các phương tiện giao thông. 1.Chuẩn bị : Các loại sách báo về các loại phương tiện giao thông, hột hạt… 2. Hướng dẫn : trẻ về góc chơi xem tranh ảnh, sách báo về phương tiện giao thông. Dùng hột hạt xếp các phương tiện giao thông, ôtô, tàu…. biết cùng nhau hoàn thành công việc cho trẻ tham quan công trình xây dựng. KẾ HOẠCH NGÀY NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU /C PHƯƠNG PHÁP & HÌNH THỨC TỔ/C THỨ 2 : 8/ 3/10 THỂ DỤC Ném xa, chạy 10m Tiết 2 : Tạo hình . Vẽ ô tô HĐNT : Trò chuyện về 2 ngày nghỉ * TCVĐ : “Bánh xe quay” * Chơi tự do HĐC : Hoạt động góc Nêu gương cuối ngày THỨ 3 : 9/3/10 MTXQ Làm quen một số phương tiện giao thông HĐNT : Trẻ xếp các loại phương tiện giao thông TCVĐ : “Ô tô và chim sẻ” Chơi tự do. H ĐC : Lao động vệ sinh THỨ 4: 10/3/10 VĂN HỌC Truyện : “ Xe lu và xe ca” HĐNT : Vẽ theo ý thích TCVĐ : “Ôtô và chim sẻ” HĐC : Tô vở toán THỨ 5 : 11/3 HĐC TOÁN Nhận biết hình chữ nhật, hình tam giác HĐNT : Làm quen bài thơ “ Gấu qua cầu” TCVĐ : “ Bánh xe quay” Chơi tự do HĐC : Làm quen bài hát “ Tập lái ô tô” THỨ 6 : 12/3 HĐC : ÂM NHẠC Tập lái ô tô HĐNT : Quan sát xe đạp, xe máy TCVĐ : Ô tô và chim sẻ Chơi tự do Hoạt động chiều. Đọc cho trẻ nghe “ Kiến con đi xe ô tô” Nêu gương cuối tuần - Trẻ đưa tay cao để ném, biết chạy thẳng tới đích - Rèn các thao tác nhanh nhẹn, trẻ biết phối hợp tay và chân trong khi ném xa. - Trẻ mạnh dạn tự tin có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân theo yêu cầu của cô. - Trẻ chú ý lắng nghe cô hướng dẫn. - Biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ hình ôtô và tô màu - Rèn luyện và phát triển óc tư duy sáng tạo cho trẻ. Trẻ kể được 2 ngày nghỉ giúp bố mẹ được những công việc gì ? được bố mẹ cho đi chơi ở đâu ? Khi đi bằng phương tiện gì ? - Trẻ hứng thú chơi và chơi đúng luật. Trẻ chơi theo ý thích Trẻ hứng thú chơi với các góc chơi vai biết thể hiện được vai chơi của mình Rèn các kỹ năng cho trẻ Trẻ chơi đoàn kết, sắp xếp gọn gàng, bố cục khuôn viên đẹp Trẻ biết nhận xét về mình, về bạn, biết sửa chữa và cố gắng vươn lên. - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên một số phương tiện giao thông đường bộ, đường không. - Biết được công dụng của chúng - Rèn luyện khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. trẻ biết dùnghột hạt xếp được một số phương tiện giao thông. biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông đó. Trẻ chơi đúng cách đúng luật. Trẻ chơi theo ý thích - Trẻ có ý thức làm vệ sinh. - Sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi gọn gàng. - Rèn luyện cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung. Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong chuyện Hiểu nội dung truyện, qua đó hiểu được tác dụng của xe lu trong quá trình làm đường Biết trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục trẻ biết yêu quý tôn trọng, giúp đõ bạn bè, không chê bai coi thường bạn. - Trẻ nhớ lại các kĩ năng đã học để tạo ra sản phẩm theo ý thích của trẻ. Phát triển tư duy, óc sáng tạo cho trẻ. -Trẻ nắm được luật chơi và cách chơi. Hứng thú chơi T/C -Trẻ nhận biết phân biệt được trước sau đồ vật, con vật. - Biết cầm bút để nối - Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập - Trẻ nhận biết phân biệt hình chữ nhật, hình tam giác. Biết gọi tên hình chữ nhật , hình tam giác. Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. - Biết đọc thơ cùng cô. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Gióa dục trẻ biết yêu thương nhường nhịn nhau - Trẻ nắm được luật chơi và hứng thú chơi. - Trẻ chơi theo ý thích. - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và biết hát theo cô. - Trẻ nhớ tên bài hát thể hiện được âm điệu, nhịp điệu bài hát. - Hát thuộc bài hát hứng thú nghe cô hát -Trẻ thích chơi trò chơi - Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. - Trẻ quan sát biết gọi tên - Biết được một số bộ phận của xe đạp, xe máy - Trẻ biết công dụng của chúng. Trẻ nắm được cách chơi và luật chơi trẻ chơi hứng thú Trẻ biết tên chuyện tên nhân vật, hiểu sơ qua nội dung câu chuyện. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục trẻ biết nhường nhịn nhau. Trẻ nhận xét về mình qua buổi nêu gương, trẻ biết phấn đấu và vươn lên. 1. Chuẩn bị : túi cát thể dục, đường chạy bằng phẳng. - Lá cờ nhỏ cắm ở đích. 2. Hướng dẫn : Cô cho trẻ hát bài “ Tập lái ôtô” hỏi trẻ các con vừa hát bài hát nói về gì ? ôtô là phương tiện giao thông đường gì? Ngoài ôtô ra các con còn biết những loại phương tiện giao thông gì nữa? Bây giờ cô mời các con đi dạo chơi cùng cô nào. Cô cháu mình cùng lên tàu nào…. a. Khởi động : Trẻ làm đoàn tàu kết hợpp các kiểu chân b. Trọng động : BTPTC TAY : Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao BỤNG : Trẻ nghiêng đầu sang hai bên không cúi đầu, không gập bụng. CHÂN : Cây cao, cỏ thấp BẬT : Bật tại chỗ. Vận đông cơ bản .Ném xa chạy 10m Cô giới thiệu tên bài thể dục Trẻ chuyển đội hình đứng thành 2 hàng ngang * * * * * * * * * * Cô làm mẫu lần 1 không giải thích Cô làm mẫu lần 2 vừa làm vừa giải thích Khi ném cô đứng vào vị trí chuẩn bị , tay cầm túi cát giơ ngang đầu và ném mạnh về phía trước. Sau đó cô đi về cuối hàng. Cô làm mẫu lần 3 nhấn mạnh động tác khó * Trẻ thực hiện : Cô bao quát chú ý sửa sai cho trẻ Cho trẻ ném 3 lần. Sau đó chuyển sang vận động chạy. lần lượt từng nhóm trẻ lên chạy nhanh 10m đến đích rồi cho trẻ đi bộ về cuối hàng. * TCVĐ : “ Chở táo về nhà” Cô nói rõ luật chơi, cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi. Động viên khuyến khích trẻ . c/ Hồi tĩnh : Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng. 1. Chuẩn bị : tranh mẫu, bút màu và giấy cho từng trẻ. 2. Hướng dẫn : Ổn định cho trẻ hát bài “ Em tập lái ô tô” - Hát xong cô hỏi trr các con vừa hát bài hát nói về gì ? - Ô tô thường chạy ở đâu? Là phương tiện giao thông đường gì? - Thuyền là phương tiện giao thông đường gì ?.... nhờ có các phương tiện đó mà con người đi lại được dễ dàng, hàng hoá được lưu thông, và khi đi trên xe các con phải ngồi cẩn thận… cô đưa tranh mẫu cho trẻ quan sát, và cùng nêu nhận xét về ô tô. Ôtô có bộ phận gì? …. đầu xe thân xe hình gì ? đặt ở đâu ? các con quan sát xem có bao nhiêu bán xe? Ô tô này thường chở gì ? vậy các con có muốn vẽ xe ôtô không ? các con hãy chú ý xem cô vẽ nhé. + Cô vẽ mẫu và giải thích cách vẽ. - Đầu xe là hình chữ nhật đứng, thùng xe là hình chữ nhật nằm ngang, và bánh xe hình tròn. vẽ xong cô tô màu + Trẻ thực hiện : cô hỏi trẻ cách cầm bút vẽ… Cô bao quát giúp trẻ tạo ra sản phẩm đẹp * Nhận xét sản phẩm : - Cho trẻ treo sản phẩm và cùng nhận xét, giới thiệu sản phẩm của mình Cô nhận xét khái quát lại và tuyên dương trẻ, cho trẻ cắm hoa. HĐCĐ : Trò chuyện về 2 ngày nghỉ Cô nhắc nhở trẻ trước lúc ra sân. Ra tới sân cho trẻ chơi trò chơi “Đi xe đạp” - Trò chuyện cùng trẻ hôm qua các con được nghỉ mấy ngày ? - Trong hai ngày nghỉ bố mẹ cho các con đi chơi ở đâu ? Khi đi, đi bằng phương tiện gì. Cô gợi ý để trẻ kể. Giáo dục trẻ : - Cô giới thiệu tên trò chơi, nói rõ luật chơi, cách chơi. - Tổ chức cho cả lớp cùng chơi Động viên khuyến khích trẻ. - Cô bao quát trẻ chơi an toàn 1.Chuẩn bị : Đầy đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ 2. Hướng dẫn : Ổn định cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” Sau đó hỏi trẻ vừa hát bài gì ? thuyền là phương tiện giao thông đường gì? Ngoài phương tiện giao thông đường thuỷ ra còn phương tiện giao thông đường gì nữa ? Sau đó cô gợi nhớ lại hôm trước chơi gì? trẻ nhận vai chơi. Cô bao quát trẻ chơi Trẻ xây dựng bến xe có nhiều loại xe, bố cục sáng tạo. * Nhận xét sản phẩm: Cô nhận xét các nhóm chơi - Cho trẻ làm vệ sinh cá nhân * Nêu gương cuối ngày - Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc trong ngày. nhận xét xem bạn nào được nhiều hoa trên bình cờ Vì sao bạn được nhiều hoa Tuyên dương trẻ động viên những trẻ chưa ngoan và cố gắng hơn. Cho trẻ lên thay hoa cắm cờ. 1. Chuẩn bị : Tranh xe ô tô, xe đạp, máy bay tàu thuỷ. Tranh lô tô… 2. Hướng dẫn : Ổn định cho trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết không” - Bài hát nói về các phương tiện gì ? Cô trò chuyện với trẻ về chủ điểm - Cô làm tiếng ô tô kêu và đố trẻ. Cô đưa xe ra hỏi trẻ xe gì ? cho trẻ phát âm thế ô tô chạy ở đâu? Nó kêu như thế nào? Ô tô có những bộ phận gì ? Cho trẻ phát âm đầu xe, thùng xe… Xe ô tô chạy được là nhờ có gì ? - Xe ô tô dùng để làm gì ? Chở hàng, người.. * Cô làm tiếng máy bay, đưa máy bay ra hỏi trẻ tiếng kêu của cái gì ? Cô đưa máy bay ra cho trẻ gọi tên - Trẻ quan sát, nhận xét máy bay có những bộ phận gì ? Dùng để làm gì ? phương tiện giao thông đường không.. Tương tự cô đưa thuyền ra cho trẻ quan sát, nhận xét * Cho trẻ so sánh ôtô và máy bay. + Giống nhau : Đều chở hàng, người. + Khác nhau : Ô tô chạy trên đường, là phương tiện giao thông đường bộ . mấy bay bay trên không là phương tiện giao thông đường hàng không. T/C : Cái gì biến mất: * T/C : Thi xem ai chọn nhanh - Trẻ chọn và gọi tên PT theo Y/C của cô * T/C : “ Về đúng bến” - Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. Tổ chức cho trẻ chơi và bao quát trẻ. * Nhận xét cho trẻ cắm hoa. HĐCĐ : Xếp các loại phương tiện giao thông - Cô cho trẻ ra sân, tới chỗ đã chọn cho trẻ hát bài “ Một đoàn tàu” hát xong cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm.. Sau đó gợi hỏi trẻ nhờ có các phương tiẹn giao thông đó mà chúng ta đi lại dễ dàng… thế các con có thích xếp các loại phương tiện giao thông không? Vậy các con thích xếp gì nào? trẻ nói lên ý thích và xếp trẻ xếp cô bao quát trẻ xếp để tạo ra sản phẩm đẹp. Nhận xét sản phẩm : Động viên khuyến khích trẻ. * Cô nói rõ cách chơi, luật chơi tổ chức cho cả lớp cùng chơi Cô động viên khuyến khích trẻ chơi *Cô bao quát trẻ chơi an toàn. 1. Chuẩn bị : Nước, sọt rác. 2. Hướng dẫn : Cho trẻ hát bài “ Em tập lái ô tô” Sau đó cô gợi hỏi trẻ : Hằng ngày muốn đồ chơi sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì nào? Cô phân công cho trẻ làm vệ sing theo 3 tổ. Cô bao quát giúp trẻ làm sạch sẽ. - Làm xong cô cho trẻ làm vệ sinh cá nhân * Tuyên dương trẻ. * Nêu gương cuối ngày. 1. Chuẩn bị : Mô hình xe lu, xe ca, tranh truyện. 2. Hướng dẫn : Ổn định cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” Cô hỏi trẻ các con vừa hát bài hát gì ? Bạn bé được đi chơi bằng phương tiện gì ? thuyền là phương tiện giao thông đường gì? Ngoài thuyền ra các con còn biết những phương tiện giao thông gì nữa ? Xe máy, xe đạp ôtô…Là phương tiện giao thông đường gì? - Nhờ có các PT đó mà con người đi lại được dễ dàng, hàng hoá được lưu thông…. Khi đi chúng ta phải chấp hành tốt luật lệ, đi đúng phần đường. Có câu chuyện xe Lu và Xe ca…mà bây giờ các con lắng nghe cô kể nhé. - Cô kể lần 1 : Không tranh - Cô kể lần 2 : Kèm tranh mô hình - Trích dẫn giảng nội dung đàm thoại - Cô vừa kể câu chuyện gì ? * Có 1 chiếc xe lu và một chiếc xe ca… - Xe lu có dáng vẻ như thế nào, xe lu lăn từng bước làm sao ? ( xe lu có dáng vẻ thô kệch lăn từng bước chậm chạp ) - Còn xe ca có dáng vẻ như thế nào ? - Xe ca có dáng vẻ gọn gàng, phóng nhanh vun vút - Xe nào đã chạy nhanh hơn - Xe ca đã chế nhạo xe lu như thế nào ? Nhưng đến quãng đường lầy lội….. - Vì sao xe ca đã dừng lại ? - Có xe gì đã tiến đến - Xe lu đã làm gì ? Lăn qua lăn lại…. - Các con ạ mỗi loại xe có một đặc điểm riêng… Giáo dục trẻ : Mỗi loại xe đều có tác dụng khác nhau, như xe ca trở khách, xe lu làm cho con đường bằng phẳng, giúp cho con người đi lại được dễ dàng. Tất cả các loại xe đều do con người sử dụng và rất có ích cho con người. - Cô là ngươi dẫn chuyện, cho trẻ kể lời đối thoại. * Cho trẻ dán xe lu và xe ca * Nhận xét cho trẻ cắm hoa HĐCĐ : Vẽ theo ý thích - Cho trẻ ra sân hát bài về phương tiện giao thông, hát xong cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm - Sau đó cô gợi hỏi trẻ hôm nay các con thích vẽ gì ? - Trẻ nói lên ý thích Con thích vẽ ôtô. Thế vẽ ôtô con vẽ như thế nào? - Ai thích vẽ gì nữa ? con thích vẽ máy bay… * Trẻ thực hiện : Cô bao quát giúp trẻ tạo ra sản phẩm * Nhận xét tuyên dương trẻ. - Cô gợi hỏi trẻ nhớ lại tên T/C - Nói rõ luật chơi, cách chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Động viên khuyến khích trẻ * Chơi tự do : Trẻ chơi cô bao quát trẻ an toàn. 1. Chuẩn bị : Vở - Bút 2. Hướng dẫn : Cho trẻ đọc bài thơ “ Xe cần cẩu” Hỏi trẻ bài thơ nói về xe gì ? Đó là phương tiện giao thông đường gì ? Có phương tiện giao thông đường gì nữa ? - Các phương tiện đó dùng để làm gì ?.. T/C : Ông tượng : Cô treo tranh hỏi trẻ bức tranh vẽ gì ? Cho trẻ phát âm xe ôtô, áo… - Cô nói mẫu : Nói rõ cách cầm bút, cách nối. Vừa làm vừa giải thích. - Trẻ thực hiện Cô hỏi trẻ cách cầm bút để nối Cô bao quát giúp trẻ nối đúng. * Cô cho trẻ nhận xét bạn đó, cô nhận xét khái quát lại. * Nêu gương cuối ngày - Cho trẻ cắm cờ thay hoa. 1. Chuẩn bị : Đồ vật, đồ chơi có dạng hình chữ nhật, hình tam giác. mỗi trẻ một hình chữ nhật và 1 hình tam giác. 2. Hướng dẫn : Ổn định cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền” .Hát xong cô hỏi trẻ, các con vừa hát bài gì ? bạn bé được đi chơi bằng phương tiện gì? Tàu hoả chạy trên đường gì? Là phương tiện giao thông đường gì? Hằng ngày các con đến lớp được mẹ trở đi bằng phương tiện gì? Khi ngồi trên xe thì các con phải ngồi cẩn thận, không thò tay ra ngoài…. Hôm nay các con học giỏi cô tặng các con rất nhiều hình đấy. Các con hãy bưng rổ ra trước mặt và chọn hình giống cô nào Cô cầm hình chữ nhật hỏi trẻ đây là hình gì Cho trẻ trọn và phát âm. Hình chữ nhật này màu gì ? Các con sờ đường bao xem nó như thế nào ? Các con lăn hình xem như thế nào? - Hình chữ nhật không lăn được vì nó có cạnh và có góc. - Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Cất hình chữ nhật, các con hãy lấy cho cô hình tam giác các con hãy xem đường bao của hình như thế nào ? Hãy lăn thử xem có lăn được không ? - Hình tam gíc không lăn được vì nó có các cạnh các góc. - Hình tam giác có 3 cạnh Cô cho trẻ đếm. * T/C : Thi xem ai chọn nhanh. Trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô và cho trẻ phát âm. * T/C : Tìm xung quanh lớp có đồ vật đồ chơi có dạng hình chữ nhật, hình tam gíac * T/C : Về đúng bến. Mỗi trẻ cầm 1 hình ở trên tay vừa đi vừa hát, khi nghe cô nói các con hãy chạy về đúng nhà của mình nào? Trẻ cầm hình về nhà tương ứng hình cầm trên tay. -Trẻ đổi hình cho nhau, cho trẻ chơi 2-3 lần * Nhận xét cho trẻ cắm hoa.. H ĐC Đ : Làm que bài thơ “ Gấu qua cầu” - Cô nhắc nhở trẻ trước lúc ra sân. Ra tới sân cho trẻ hát bài “ Một đoàn tàu” Xong cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm… Hỏi trẻ : Lúc sáng ai trở con đến lớp ? Đi bằng phương tiện gì ? - Khi ngồi phải cẩn thận, đi phải đúng đường… - Cô đọc bài thơ “ Gấu qua cầu” - Kể về 2 chú gấu cùng đi trên 1 chiếc cầu.. - Cô đọc 2 lần. - Cho trẻ đọc theo cô cả lớp 2 lần - Nhóm Nam + Nữ - Cô giới thiệu tên trò chơi Nói rõ cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi và bao quát trẻ. - Cô quan sát trẻ chơi an toàn. 1. Chuẩn bị : Xắc xô… 2. Hướng dẫn : Ổn định : cho trẻ đọc bài thơ “ Xe cần cẩu” - Hỏi các con vừa đọc bài thơ gì? - Xe cầ cẩu là phương tiện giao thông đường gì? Có những phương tiện gì nữa ? Các phương tiện đó dùng để làm gì ? Khi đi các con phải nhớ đi đúng phần đường của mình nhé… - Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả. - Hát cho trẻ nghe 2 lần. Trẻ hát theo cô cả lớp hát 2 lần Tổ nhóm.. Cô hát cho trẻ nghe bài trẻ thích Hát 2 lần Cho trẻ chơi trò chơi * Nêu gương cuối ngày, cho trẻ cắm cờ thay hoa. 1. Chuẩn bị : Đài cát sét, đĩa… 2. Hướng dẫn : Ổn định : Cho trẻ ngồi quanh cô, cô làm tiếng máy bay kêu và hỏi trẻ đó là tiếng kêu của phương tiện gì ? Ô tô xe máy, xe đạp chạy ở đâu? Các phương tiện đó thường đi lại chở người hàng hoá…. - Có bài hát “ Em tập lái ô tô” Do…. - Bây giờ các con lắng nghe cô hát nhé. - Cô hát lần 1 : Hát lần 2 : Bạn bé trong bài hát tập lái ô tô bạn ước mơ sau này lớn lên lái xe để trở đón cô… Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 2 lần Tổ nhóm, cá nhân hát. - Cô tuyên dương và sửa sai cho trẻ * Cô thấy các con rất giỏi cô hát tặng các con bài hát “ Anh phi công ơi” Cô hát lần 1 Lần 2 cô mở băng thể hiện điệu bộ minh hoạ * TCÂN : Cô nói rõ luật chơi, cách chơi, tên trò chơi - Cô động viên, khuyến khích trẻ . - Cho trẻ cắm hoa bé ngoan HĐCĐ : Quan sát xe máy xe đạp. - Cô dẫn trẻ ra sân và đi tới chỗ đã chọn trước cho trẻ hát bài : “Đi xe đạp” - Hỏi trẻ các con vừa hát bài hát nói về gì ? Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? - Các con nhìn xem cô có xe gì đây ( Xe đạp) - Xe đạp có những bộ phận gì ? Cho trẻ phát âm. Xe đạp dùng để làm gì?... Tương tự xe máy cho trẻ quan sát gọi tên hỏi trẻ xe đạp, xe máy có gì giống và khác nhau. Giáo dục trẻ khi được bố mẹ chở đi chơi, đi học bằng xe máy..các con phải ngồi cẩn thận … - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Nói rõ luật chơi, cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi và động viên khuyến khích trẻ. * Chơi tự do :Cô quan sát trẻ chơi an toàn 1. Chuẩn bị : Sách chuyện 2. Hướng dẫn : Ổn định cho trẻ hát bài “ Tập lái ô tô” hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? Có câu chuyện kể về bạn kiến con đi xe ô tô nữa đấy, bây giờ cô xẽ kể cho các con nghe nhé - Cô đọc cho trẻ nghe lần 1 - Đọc lần 2 Hỏi trẻ cô vừa đọc cho các con nghe câu chuyện gì ? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Một hôm kiến con đi đâu? Đi bằng phương tiện gì? Trên xe có ai ?Bác gấu đổi chỗ cho ai ?Ai đã nhường chỗ cho bác? Qua câu chuyện qiáo dục trẻ biết nhường nhịn nhau… * Nhận xét tuyên dương trẻ. * Chuẩn bị : Hoa bé ngoan Cho trẻ hát bài hoa bé ngoan Cô cho trẻ nhận xét, cô nhận xét khái quát Tặng hoa bé ngoan cho trẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hiện chủ đề giao thông cho học sinh lớp 2.doc