Thực tập tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo

MỤC LỤC

 

Mở đầu 1

Chương I: Tổng quan về ngành than và những tác động của việc khai thác than đến môi trường 3

I. Tổng quan về khai thác than ở Quảng Ninh 3

II. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực thành phố Hạ Long có liên quan tới khu vực Núi Béo 3

1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long 3

2. Hiện trạng môi trường thành phố Hạ Long 4

3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 5

4. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 5

5. Tình hình sản xuất kinh doanh cũng như cơ sở vật chất hạ tầng mỏ than Núi Béo 8

6. Định hướng khai thác mở rộng 8

Chương II: Hiện trạng mỏ than Núi Béo và khu vực mở rộng khai thác than 10

I. Điều kiện địa lý tự nhiên khu mỏ 10

1. Vị trí địa lý 10

2. Địa hình: 10

3. Sông suối 10

4. Khí hậu khu mỏ 11

5. Đặc điểm bãi thải mỏ hiện nay và hoạt động khai thác hiện nay liên quan đến khu vực mở rộng 12

II. Tài nguyên đất rừng, sinh vật trong ranh giới khu mỏ 12

1. Tài nguyên đất 12

2. Tài nguyên rừng, sinh vật 12

3. Nguồn gây ô nhiễm không khí: 14

4. Ảnh hưởng của bụi: 16

5. Ảnh hưởng của khí độc: 19

6. Tác động tới môi trường đất, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái 22

6.1. Biến động của các nguồn tài nguyên. 23

6.2. Tác động đến môi trường nước. 25

6.3. Tác động môi trường của bãi thải, chất thải rắn. 28

6.4. Tác động đến cơ sở hạ tầng 30

7. Đánh giá tác động đến chất lượng cuộc sống. 31

7.1. Chất lượng cuộc sống công nhân 31

7.2. Ô nhiễm môi trường nước: 33

7.3. Hiện tượng đá lăn và trôi lấp bãi thải 34

7.4. Hiện tượng sụt lở mỏ: 34

7.5. Các hiện tượng khác. 34

Chương III. Đánh giá hiệu quả mở rộng - Kết luận và kiến nghị 36

A. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của việc mở rộng khai thác than 36

1. Lượng giá 36

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường (với r = 5,4%) 39

B. Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường 42

I. Các biện pháp đã thực hiện 42

II. Các biện pháp đề xuất 42

1. Môi trường không khí 42

2. Môi trường nước 45

3. Đất đá thải và bãi thải 46

4. Môi trường đất và cảnh quan 47

5. Các biện pháp phòng chống và xử lý sự cố 47

6. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động 48

7. Tổ chức và quản lý công tác bảo vệ môi trường khu mỏ 49

Kết luận 50

Danh sách tài liệu tham khảo 51

 

 

docx56 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập tốt nghiệp Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bụi của mũi, gây ra bệnh bụi phổi. Bệnh ngoài da: Bụi kim loại, đặc biệt là bụi đồng gây ra bệnh nhiễm trùng da rất khó chữa. Bụi này tác động lên các tuyến nhờn làm cho da bị khô, gây ra các bệnh ở da như trứng cá, viêm da... Bệnh ở đường tiêu hoá: Bụi kim loại, bụi khoáng có kích thước lớn, có cạnh sắc đi vào dạ dày viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Bụi chỉ gây ra bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu và gây rối loạn thận. Đối với việc khai thác than, tuỳ từng khu vực và thành phần bụi khác nhau. Tại khu vực bãi thải: Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá. Tại khu vực khai thác: Bụi than và bụi đất đá. Tại khu sàng chế biến than: thành phần chủ yếu là bụi than Qua phân tích hàm lượng bụi cho thấy: * Khu sàng tuyển than kho 3 có nồng độ bụi cao nhất trong toàn khu vực. * Hoạt động vận tải than, đất đá làm phát tán bụi vào môi trường lớn nhất. * Tất cả các khâu trong hoạt động khai thác ở mỏ Núi Béo đều phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường không khí. Chất lượng không khí ở từng khu vực mỏ như sau: Trong khai trường: * Tại nơi máy khoan hoạt động nồng độ bụi cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần), mặc dù đã áp dụng công nghệ khoan có phun nước. * Tại nơi có máy xúc làm việc: Máy xúc làm việc trong điều kiện than ướt nhưng nồng độ bụi vẫn cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,76lần). * Vận tải than, đất đá đã gây phát tán bụi với nồng độ cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần), mặc dù đã được tới nước. Do khai trường khai thác sâu dưới mực nước biển rất lớn, khu vực khai thác là một hố sâu do đó toàn bộ bụi đã được lắng đọng tại khu khai trường khai thác, không ảnh hưởng tới dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này. Tại bãi thải: Khi ô tô đổ đất nồng độ bụi đo được là lớn nhất, vượt tiêu chuẩn cho phép. Nhưng do thành phần bụi chủ yếu là bụi lắng và mật độ xe đổ thải không cao nên sau một thời gian ngắn nồng độ bụi giảm đi nhiều. Khu vực đổ thải cũng xa khu dân cư do vậy không ảnh hưởng tới khu dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này. Trên đường vận tải: Trong điều kiện đường khô không được phun nước, nồng độ bụi trong không khí là rất cao; Khi đường giao thông được phun nước, mặt đường rất ít bụi, chỉ còn bụi từ khói ô tô là chủ yếu. Đường vận tải qua khu dân cư sẽ ảnh hưởng tới dân cư hai bên đường giao thông. Khu vực chế biến than: Trong suốt ca làm việc nồng độ bụi rất cao. Khu vực này xa khu dân cư, do vậy không ảnh hưởng tới khu dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này. Như vậy, chất lượng không khí khu vực khai thác bị ô nhiễm bởi bụi với nồng độ cao. Khi mỏ mở rộng khai thác thì khả năng suy giảm chất lượng không khí sẽ tăng. Tác động của quá trình khai thác mỏ đến không khí là rất đa dạng và phức tạp. Những ảnh hưởng của bụi, khí độc cần được quan tâm thích đáng. Hoạt động khai thác mỏ chỉ diễn ra trong khai trường mỏ. Do khai trường mỏ như một thung lũng nên việc phát tán bụi, khí độc chỉ ảnh hưởng đến khu vực khai thác. Khu vực dân cư nằm cách khai trường mỏ 500m do đó không bị ảnh hưởng của hoạt động này. Khu vực đường vận chuyển than ra cảng và khu vực cảng là ảnh hưởng tới dân cư xung quanh nên cần có biện pháp tích cực giảm thiểu bụi. 5. Ảnh hưởng của khí độc: Một trong những chất gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực mỏ Núi Béo là khí độc hại (SO2, NO2, CO...). Nguồn phát sinh khí độc là thiết bị cơ giới hoạt động trong mỏ. Những khí này thường gây ra bệnh về đường hô hấp và thần kinh. Các kết quả phân tích khí độc khu vực mỏ Núi Béo cho thấy tại các điêm có xe cơ giới, khí CO đều nằm trong giới hạn cho phép, do việc khai thác than lộ thiên trên một vùng rộng nên khí thải dễ phát tán ra xung quanh. Như vậy, chất lượng không khí bị ô nhiễm khí CO ở mức thấp. Việc ảnh hưởng của khí độc ở mức cho phép, không đáng kể, chưa cần có các biện pháp để xử lý. Tại các khu vực đường ra cảng các số liệu đo đạc cho thấy chất độc hại do thiết bị vận chuyển xảy ra vẫn nằm trong giới hạn cho phép. 1. Nguồn gây ra tiếng ồn: Tất cả các thiết bị tham gia hoạt động trong quá trình sản xuất như: máy xúc, máy khoan, máy nghiền sàng, ô tô và các công tác khác như nổ mìn, đổ đất đá thải, than... 2. Ảnh hưởng của tiếng ồn: Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn có một tác động duy nhất và nguy hiểm là gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đặc biệt là bộ phận thính giác. * Tác động đối với thính giác. Nếu cường độ âm thanh quá cao sẽ tác động mạnh đến thính giác. Mức âm 100dB tác động trong khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng xấu đối với phần tai trong. Thông thường thính giác bắt đầu ảnh hưởng từ mức độ âm thanh 90dB trở lên. * Tác động với thể lực, tâm thần và hiệu quả làm việc của con người: Tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể gây rối loạn sinh lý và bệnh lý như thần kinh, tim mạch, nội tiết. Tiếng ồn có thể gây bệnh tâm thần, mất trí, điên. Bắt đầu từ mức âm 90dB trở lên, tiếng ồn làm năng suất lao động của con người giảm đi từ 20% - 40%, làm phát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động. * Tác động đối với thông tin: Mức âm thấp hơn 55 dBA chưa gây ảnh hưởng đến trao đổi thông tin. Tiếng ồn có mức độ âm lớn hơn 70 dB có tác động xấu đối với việc trao đổi thông tin công cộng. Tại các khu vực của mỏ than Núi Béo mức âm luôn luôn lớn hơn 70dB như vậy khả năng trao đổi thông tin bị hạn chế. * Tác động của tiếng ồn đối với cuộc sống con người. - Tác động về mặt cơ học: Che lấp âm thanh cần nghe. - Tác động về mặt sinh học của cơ thể chủ yếu là của bộ phận thích giác và hệ thần kinh. - Tác động đến sự hoạt động xã hội của loài người. Tất cả các hoạt động đó cuối cùng dẫn đến biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý và hiệu quả của con người. Số TT Thời gian tác động (Số giờ trong ngày) Mức ồn (dB) 1 8 90 2 6 92 3 4 95 4 3 97 5 2 100 6 1.5 102 7 1 105 8 0.5 110 9 0.25 115 Tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1995 quy định mức ồn cho phép ở khu vực sản xuất xen kẽ khu dân cư trong thời gian từ 6h00 đến 18h00 là 75dBA. Còn theo TCVN 5948 - 1995 cho phép mức ồn tối đa của xe hạng nặng là 90dBA. Qua phân tích các ảnh hưởng của tiếng ồn cho thấy mức độ ồn tại mỏ Núi Béo luôn luôn xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng kéo dài trong suốt thời gian làm việc nên sẽ tác động nhất định đến sức khoẻ của một bộ phận công nhân khu vực máy nghiền, sàng, khoan. Đặc biệt khu vực nghiền vừa có nồng độ bụi cao và mức độ tiếng ồn lớn nhất sẽ tác động xấu đến người lao động ở đây. Tiếng ồn là một trong những yếu tố tác động môi trường chính của hoạt động mở rộng sản xuất tại mỏ Núi Béo. Hiện tại các hoạt động gây ồn gồm tất cả các khâu công nghệ, từ khoan, nổ mìn, bốc xúc, vận tải, đổ thải đất đá, chủ yếu xảy ra trong ranh giới mỏ do vậy chỉ gây ảnh hưởng cục bộ đến công nhân làm việc tại mỏ. Việc vận chuyển than qua khu dân cư làm ảnh hưởng tiếng ồn tới dân cư hai bên đường nhưng do mỏ sử dụng phương tiện vận chuyển đã được kiểm định về tiếng ồn do đó tiếng ồn tại khu vực này là 75dB đạt tiêu chuẩn cho phép. Với việc nổ mìn, hiện nay mỏ đã áp dụng nổ mìn dùng phương pháp vi sai từng lỗ và sử dụng lượng thuốc nổ hợp lý (xác định dưới sự giám sát của dân cho phép nổ 1 đợt nổ là 2000kg) nên việc nổ mìn như không còn ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận. 6. Tác động tới môi trường đất, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái Khi mở rộng khai trường khai thác lộ thiên thì việc mất đi tài nguyên rừng, sinh vật và hệ sinh thái trong khu vực là điều không thể tránh khỏi. Trong phần "Tài nguyên đất, rừng" đã nêu lên hiện trạng tài nguyên đất, rừng tại mỏ Núi Béo. Trong khu vực chủ yếu còn lại đồi thấp, cây cối mọc thưa thớt mà phần lớn là cây bụi, cỏ lau rác... Rừng thứ sinh còn lại ở khu vực bãi thải của mỏ (như bãi thải phụ phía Bắc) nhưng không còn nhiều. Hoạt động san gạt mở mỏ, mở tuyến đường giao thông, đổ thải và vùi lấp những diện tích rừng cuối cùng dưới tầng đất sâu. Do việc khai thác, đất đá bị rửa trôi nên môi trường đất tại các bãi thải và khu vực khai thác là đất nghèo dinh dưỡng. Rừng mất, các loại sinh vật mất nơi cư trú sẽ di chuyển đi đến các khu vực khác. Tuy nhiên, khu vực này chỉ có một số loài thú hoang dại như dơi, sóc... sinh sống chứ không còn loài thú quý nào vì vậy những mất mát về tài nguyên sinh vật do hoạt động khai thác than không lớn lắm. Như đã trình bày trong mục tài nguyên sinh vật trong phạm vi ranh giới mỏ rất nghèo nàn. Diện tích đối với cây bụi phát triển chiếm đa số, chỉ còn lại rất ít rừng thứ sinh nhưng đã nghèo kiệt vì thế không có khả năng cung cấp thức ăn và làm nơi cư trú cho các loài động vật, chim muông. Cho nên, trong giai đoạn tiếp theo, mở mở rộng khai thác cũng không ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật ở đây. Dự báo mỏ ngừng khai thác có khả năng phục hồi được tài nguyên sinh vật trong khu vực như cũ là rất khó khăn. Rừng mất, chỉ còn lại đất trống đồi trọc và trên các bãi thải cũ cây bụi, cỏ lau, lác... mọc thưa thớt không là sinh cảnh phù hợp cho các loài động vật sinh sống. Tuy nhiên, khi kết thúc khai thác nếu duy trì được hồ nước ở moong khai thác cũ kết hợp với trồng cây trong toàn khu mỏ thì khả năng hồi phục được rừng với một hệ sinh thái mới. Nhìn chung, hoạt động mở rộng sản xuất của mỏ than Núi Béo sẽ làm biến đổi hệ sinh thái trong khu vực từ hệ sinh thái gò đồi thấp sang vùng đất trống đồi trọc. Đây là vấn đề sẽ được quan tâm giải quyết ở giai đoạn đóng cửa mỏ. 6.1. Biến động của các nguồn tài nguyên. * Tài nguyên đất Mặt đất là đều dễ nhìn thấy do việc mở rộng mỏ và phát triển các cơ sở hạ tầng mỏ. Diện tích mỏ Núi Béo đang quản lý 650ha trong đó: *Diện tích khai thác tre tiếp 186ha * Diện tích chiếm làm bãi thải ngoài 103ha * Diện tích chiếm đất cho các công trình phục vụ sản xuất là 78,15ha * Diện tích đất còn lại không sử dụng trong đó trồng cây. * Tài nguyên rừng Việc mất đát cũng dẫn đến mất tài nguyên rừng trong khu vực. Các dải rừng thứ sinh sẽ bị cày ủi, vùi lấp dần, ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho diện tích đất trống, đồi trọc ngày càng tăng.Rừng mất đi nhưng phải hàng chục năm sau mới được phục hồi. Sau khi kết thúc mỏ phải cần tới 20 năm tiếp theo để phục hồi rừng. Trong phạm vi quản lý của mỏ trước đây chủ yếu là rừng nhiệt đới và đồi trọc. Trong quá trình khai thác phần lớn thảm thực vật đã bị phá huỷ. Hiện nay diện tích còn được phủ bởi thảm thực vật cấp thấp khoảng 25,35ha. Phần còn lại bị phá huỷ hoàn toàn. *Tài nguyên nước và hệ thống thuỷ văn trong vùng: Dự báo tác động của hoạt động khai thác than đến nguồn nước mặt và nước ngầm như sau: Suy giảm nguồn nước ngầm trong khu vực: Mở rộng khai thác than không chỉ gây ra ảnh hưởng đến hạ nguồn mà còn gây ảnh hưởng cả đến thượng nguồn hệ thống thuỷ văn, làm giảm mực nước ngầm. Nguồn nước ngầm ở khu vực này đã bị biến đổi rất lớn do trong khu vực có hàng ngàn mét lò cũ đã đào khi khai thác hầm lò và các moong khai thác từ thời pháp thuộc đến nay. Nguồn nước ngầm phụ thuộc vào các điều kiện địa hình bề mặt khu vực, độ thẩm thấu của đất đá, diện tích rừng. Nguồn nước ngầm bị biến đổi rất lớn và phụ thuộc vào các điều kiện địa hình bề mặt khu vực, độ thẩm thấu của đất đá, diện tích rừng. Moong vỉa 11 hiện đang khai thác ở mức - 40m và khi kết thúc đời mỏ sẽ hạ xuống mức -130m. Mức đáy moong vỉa 14 dự kiến sẽ ở mức - 45m, vì vậy sẽ gây ảnh hưởng đến độ cao mực nước cũng như lượng nước ngầm trong khu vực. Giảm nguồn nước mặt: Lượng nước ngầm trong khu vực giảm cũng làm suy giảm nguồn nước mặt. Do không còn thảm thực vật. Hồ Hà Tu là nguồn cung cấp nước cho nước công nghiệp nhà máy tuyển than Hòn Gai. Do việc khai thác mở rộng, nguồn nước hồ Hà Tu sẽ không còn do vậy Công ty thi công cấp nước Quảng Ninh đã phải lập phương án lấy nước từ hồ Khe Cá cung cấp cho những hộ tiêu thụ nước hồ Hà Tu trước kia. Chỉ khi nào mỏ kết thúc khai thác thì nguồn cung cấp nước mặt ở đây mới được phục hồi. Các suối như suối Hà Tu, Hà Phong sẽ tăng lưu lượng nước khi nước moong được bơm lên, do lưu lượng nước bơm lớn nhất 1250m3/h nhưng do lòng suối rộng hơn 10m, thực tế trong thời gian khai thác qua việc tăng lưu lượng nước suối là nhỏ không đáng kể. *Cảnh quan, di tích lịch sử Khai thác than không thể tránh khỏi làm mất đi cảnh quan môi trường. Các dải đồi xanh dần bị thay thế bởi những bãi đất đá, những sườn đồi bị cày ủi nham nhở, những moong sâu ngập nước. Để cải thiện cảnh quan môi trường, năm 1996 trên các khu đất trống không sử dụng đến, thuộc mỏ quản lý. Trong phạm vi ranh giới mở rộng sản xuất của mỏ Núi Béo không có các di tích lịch sử cũng như danh lam thắng cảnh nào nổi tiếng nên việc khai thác than không làm ảnh hưởng tới các di tích lịch sử. Việc khai thác than tại khu vực mỏ Núi Béo nằm khuất tầm nhìn từ vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long vào, do đó không làm ảnh hưởng đến vịnh Hạ Long về tầm nhìn. 6.2. Tác động đến môi trường nước. * Công tác thoát nước mỏ Đối với nước thải rửa trôi bề mặt: Lượng nước ma rơi xuống diện tích khai thác mở trên mức thoát nước tự nhiên được thoát theo hệ thống mượng, rành tại từng tầng khai thác mức 60. Đối với nước thải ở moong khai thác: Lượng nước mưa rơi xuống diện tích khai thác mỏ dưới mức thoát nước tự nhiên và nước ngầm chảy vào mỏ được lắng đọng tự nhiên tại đáy moong, sau đó được thải ra ngoài bằng hệ thống bơm. Theo thực tế lượng nước chảy vào mỏ như sau: Khu Tây vỉa 11: 4.500m3/ng.đ Khu Đông vỉa 11: 3.500m3/ng.đ Vỉa 14: 1.300m3/ng.đ Để thoát nước dưới moong khai trường, mỏ dùng hệ thống bơm đặt trên hệ thống phao nổi. *Tác động của nước thải mỏ Than là hợp chất hữu cơ có nhiều các thành phần hoá học, nước ở các mỏ than phân huỷ nhiều các chất có trong than và đất đá ở mỏ vì vậy thành phần hoá học của nước mỏ là rất phức tạp. Một trong những vấn đề cần quan tâm là hàm lượng lưu huỳnh ở trong than. Khi than chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, nước thải từ mỏ than hay nước chảy qua các bãi than sẽ có tính axit cao, gây nhiều tác hại khó phục hồi như làm "chết" đất, huỷ diệt cả thực vật và thuỷ sinh vật khi tiếp xúc. Than Núi Béo là than antraxít nói chung có chất lượng tốt, hàm lượng lưu huỳnh thấp (thấp hơn 0,5%), vì vậy tính axit của nước mỏ không cao lắm, nhưng những ảnh hưởng của nó đối với môi trường và con người cũng rất cần được quan tâm. - Quá trình tạo axit của nước thải mỏ Nghiên cứu bản chất quá trình tạo axit của nước mỏ than có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp khả thi xử lý nước thải mỏ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo kết quả khảo sát, phân tích chất lượng nước thì nước thải tại moong mỏ Núi Béo vượt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường xung quanh. Nước thải mỏ ảnh hưởng đến môi trường như sau: Trong mùa khô nước moong vỉa 11,14 có tính axit khá mạnh pH = 3,5 Nước moong khi thải ra hệ thống nước mặt sẽ làm nước nhiễm axit. Nước có tính axit và nồng độ CO2 tự do trong nước cao gây ăn mòn kim loại. ăn mòn bê tông. Như vậy sẽ làm giảm bớt tuổi thọ của các thiết bị đang hoạt động dưới đáy moong. Các máy bơm nước thải và phao bơm tại moong mỏ dễ bị gỉ và ăn mòn, chỉ trong thời gian ngắn đã bị hư hỏng, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất do thời gian ngừng làm việc để sửa chữa các thiết bị cao. Chi phí mua sắm thiết bị mới hay phụ tùng thay thế tăng, làm giảm hiệu quả kinh tế mỏ. Trong mùa mưa nước moong đã được pha loãng trong quá trình vận chuyển ở suối và nước mưa nên không ảnh hưởng đến nguồn nước ở Hạ lưu nhưng nguy cơ về nước suối Hà Tu bị nhiễm axit vẫn còn nhất là vào mùa cạn. Mẫu nước ở mương thoát nước vỉa 11 được lấy khi đang bơm xả nước moong vỉa 11 vào mương, cách điểm xả khoảng 50m, có độ pH = 3,5, tương đương với độ pH của nước moong. Nước thải mỏ vào mùa mưa chứa nhiều bùn đất, làm bồi đắp lòng suối, ảnh hưởng dòng chảy... Về mùa khô, lưu lượng nước suối nhỏ nên ảnh hưởng của tính axit của nước thải đến môi trường sẽ tăng. - Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân nồng độ chất hữu cơ là do mùn than có trong nước thải. Nước thải mỏ khi thải ra suối Hà Tu, tích lại trong Khe Cá trước khi đổ ra biển sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước tại khu vực. Nồng độ chất hữu cơ cao làm giảm độ oxy hoà tan trong nước dẫn đến giảm khả năng hô hấp của những loài động vật thuỷ sinh. Như vậy sẽ tác động đến sự phát triển của các loài sinh vật nước, giảm năng suất của hệ sinh thái nước. Hiện nay hồ Khe Cá có rất ít các loài động vật thủy sinh, sinh sống. Nước hồ chỉ dùng vào mục đích tưới tiêu cho các ruộng lúa xung quanh và sẽ được cấp nước cho nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng. - Nồng độ cặn lơ lửng trong nước cao gây tác động xấu đến các loài đồng, thực vật thuỷ sinh. Sự tồn tại của các chất rắn lơ lửng làm giảm mức độ truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và giảm khả năng bắt mồi của động vật thủy sinh. Như vậy năng suất sinh học của hệ sinh thái nước sẽ giảm. Về mùa mưa, lưu lượng nước suối Hà Tu khá lớn nên khả năng pha loãng cao. Vì vậy, nước thải mỏ sẽ ít tác động xấu đến môi trường. Nhưng về mùa khô, lưu lượng nước suối nhỏ nên các tác động xấu của nước thải đến môi trường nước sẽ tăng. Kết quả phân tích chất lượng nước tại hồ Khe Cá cho thấy nước hồ đạt tiêu chuẩn, chất lượng nước mặt. TCVN 5942: 1995. Nước hồ đang được dùng cho mục đích tưới tiêu trong khu vực. Với mức độ khai thác như hiện nay thì mỏ chưa cần áp dụng biện pháp xử lý nước thải. Khi mỏ phát triển mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn nên lượng nước thải sẽ tăng. Để đảm bảo chất lượng môi trường nước trong khu vực không bị ảnh hưởng, mỏ cần đào thêm một đập lọc nước trung chuyển trong khoảng giữa mỏ và hồ Khe Cá với dung tích bằng một phần ba hồ Khe Cá (khoảng 30.000 - 50.000m3), xây dựng hệ thống đập nước từ thượng nguồn hồ Khe Cá. *Tác động của nước rửa trôi bề mặt khu vực chứa than tại cảng làm cho nước ven biển bị ô nhiễm. * Nước thải vệ sinh công nghiệp của nhà máy cơ khí Hòn Gai. Nhà máy cơ khí Hòn Gai đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được phê duyệt theo Quyết định số 432 , ngày 23/3/1998 của UBND tỉnh Quảng Ninh, nhà máy này di chuyển từ vị trí bên đường Lê Thánh Tông, cách bờ biển Hòn Gai khoảng 50m, tới vị trí khu vực Nam Cầu Trắng cách bờ biển khoảng 50m. Do đó việc thay đổi này chỉ khác về vị trí địa lý và không khác về môi trường sản xuất. 6.3. Tác động môi trường của bãi thải, chất thải rắn. Bãi thải đất đá là một trong những nguyên nhân gây biến đổi mạnh mẽ các thành phần, điều kiện địa lý tự nhiên, nghiêm trọng nhất là làm biến dạng bề mặt địa hình, phá vỡ sự ổn định của một cảnh quan thiên nhiên trên một diện tích rộng lớn. Sau các khâu nổ mìn, xúc bốc, vận tải, đất đá được nổ ra bãi thải. Quy trình công nghệ khai thác đã phá vỡ cấu trúc nguyên thủy của đất đá, làm thay đổi cơ bản tính chất cơ lý của chúng, đặc biệt là sự thay đổi về tỷ trọng, lực kháng cắt và mức độ thấm, ngậm nước. Đất đá ở bãi thải là môi trường hoàn toàn khác so với đất đá khi còn nằm trong nguyên khối. Khi đổ đất đá ra bãi thải, đất đá bắt đầu dịch chuyển và bề mặt bãi thải bị biến dạng. Quá trình xảy ra mạnh mẽ và liên tục trong thời gian đầu, sau một năm tốc độ dịch chuyển bắt đầu chậm dần. Nhưng thậm chí sau 10 - 15 năm quá trình đổ thải đã bắt đầu kết thúc, thực tế vẫn ghi nhận được các trị số dịch chuyển. Việc khai thác mở rộng mỏ than Núi Béo sẽ phải sử dụng tăng khoảng 103ha diện tích bề mặt đất để làm bãi thải. Trong khai trường đất đá được làm tơi bằng khoan nổ mìn, sau đó được xúc bốc lên thiết bị vận tải và đổ ra bãi thải. Với những điều kiện địa chất phức tạp, mặt bằng không gian hẹp... nên ở mỏ hiện tại vẫn áp dụng công nghệ đổ thải ngoài là chính. Chỉ riêng trong vòng 7 năm (1985 - 9/2004) mỏ than Núi Béo đã bốc và đổ thải 36.292.483m3 đất đá. Theo thiết kế mở rộng sản xuất, mỏ sẽ phải bốc và đổ thải 129.798.000m3. Hiện nay mỏ than Núi Béo chủ yếu đang đổ thải tại bãi thải phụ Bắc và Tây Nam vỉa 11.Sau khi khai thác mở rộng các bãi thải được sử dụng để đổ thải gồm có: Bãi thải phụ Bắc Núi Béo, bãi thải Tây Nam vỉa 11, hồ Hà Tu, bãi thải trong vỉa 11 và vỉa 14.Việc ảnh hưởng đến môi trường gây ra do việc đổ thải đất đá tại các bãi thải trên có thể tóm tắt như sau: * Mặt đất Diện tích mỏ hiện đang quản lý là 650ha trong đó: - Diện tích khai thác trực tiếp 186,5ha (vỉa 11: 112ha, V14b: 74,5ha) - Diện tích chiếm đất làm bãi thải 103ha (không kể diện tích đổ thải bãi thải trong). Trong đó: Bãi thải phụ Bắc Núi Béo 62ha Bải thải Tây Nam vỉa 11: 30ha Bãi thải hồ Hà Tu: 11ha Diện tích chiếm đất cho các công trình phục vụ sản xuất là 78,15ha. * Làm mất cảnh quan môi trường Trên bề mặt bãi thải do mưa nắng xói mòn đã trơ ra các loại đá hòn, đá tảng và các vết rãnh xói mòn làm mất mỹ quan khu vực. * Bùn thải Sau khi bơm cạn hồ Hà Tu, đáy hồ có khoảng 1 triệu m3 bùn thải, với 1ượng bùn này công tác xử lý không tốt cũng làm ảnh hưởng tới khu vực vận chuyển và đổ thải do bùn chảy trong quá trình vận chuyển và không ổn định tại bãi thải. * Sụt lở, trôi đất đá: Trong những trận mưa lớn đất đá trôi theo dòng nước tràn xuống suối, lấp đầy lòng suối và lái dòng chảy. Để khắc phục mỏ đã thực hiện những biện pháp như xây dựng hệ thống đê quanh chân bãi thải phần giáp với làng Sạc Lồ nhằm ngăn chặn sự trôi lấp đất đá vào khu vực nhà ở và vườn. Hàng năm tổ chức nạo vét lòng suối và xây đập chắn đầu nguồn tại khu mương thoát nước vỉa 14 để hạn chế đất đá trôi lấp dòng suối Hà Tu. Trồng cây xanh và tạo điều kiện để thảm thực vật phát triển tự nhiên trên mặt, sườn các bãi thải cũ, ngăn ngừa sự sói mòn và sụt lở sườn bãi thải. 6.4. Tác động đến cơ sở hạ tầng * Hệ thống giao thông thuỷ bộ Mỏ Núi Béo nằm cách đường quốc lộ 18A 3km về phía Nam. Trong khu vực mỏ hệ thống giao thủy, bộ, đường xá cầu cống hiện nay chưa xây dựng hoàn thiện, còn mang tính chất tạm thời. Tại mương vỉa 11 Núi Béo, khu vực đang khai thác hiện nay, mỏ mới chỉ san gạt đường đất cho xe cơ giới hoạt động. Đường giao thông trong mỏ được nối với quốc lộ 18A để vận chuyển than và một tuyến đường dẫn đến bãi thải phụ Bắc cho mục đích đổ thải. Mỏ đang có kế hoạch san gạt; mở các tuyến đường vận tải mới để hoạt động mở rộng khai thác và đổ thải trong khu vực. Trong phạm vi ranh giới mỏ không có các tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng cắt qua. Vì thế các hoạt động mỏ không ảnh hưởng nhiều đến đường xá, cầu cống, giao thông thủy bộ của khu vực mà chỉ ảnh hưởng trong nội bộ ranh giới mỏ. Tuy nhiên than sau khi khai thác được sàng tuyển bán cơ giới tại khu vực sàng tuyển trong ranh giới mở, rồi vận tải bằng ô tô đến nơi tiêu thụ hay đến nhà sàng Nam Cầu Trắng. Chính vì thế các xe ô tô vận tải của mỏ có tác động làm tăng mật độ xe trên các tuyến giao thông. Mật độ xe tăng sẽ kéo theo một loạt tác động như: Làm hư hỏng đường xá, cầu cống và tăng rủi ro trên tuyến vận tải. Đây cũng là một yếu tố tác động đến hệ thống giao thông trong khu vực. Hiện tại mỏ đã có tuyến đường nội bộ vận chuyển than song song với đường 18B do đó việc tăng lưu lượng xe không ảnh hưởng tới giao thông của đường 18B. * Các công trình trong khu vực Trước đây khu Núi Béo là vùng đồi thấp, tuy nằm cách quốc lộ 18A 3km về phía Bắc và cách Hòn Gai 10km về phía Tây nhưng khu vực này cũng không có các hoạt động kinh tế xã hội phát triển. Trong khu vực chỉ có cụm dân cư sinh sống từ nhiều năm nay. Khi đi vào mở rộng khai thác, các cụm dân cư trong phạm vi ranh giới mỏ sẽ được đền bù và di chuyển đi. Mỏ Núi Béo đã xây dựng hệ thống văn phòng tại các khai trường, các xưởng cơ điện, xưởng sửa chữa ô tô, xe cơ giới, đoàn xe phục vụ công nhân đi làm ca. * Mạng lưới thủy nông Hoạt động khai thác than hàng năm ở mỏ thải ra môi trường một lượng nước thải có tính axit. Vào mùa mưa, nước thải mỏ được pha loãng với nguồn nước mặt khác nên ít ảnh hưởng đến mạng lưới thủy nông trong khu vực. Tuy nhiên nước thải mỏ cuốn theo lượng lớn đất đá, làm hệ thống giữ nước bị thu hẹp, bị thay đổi hình dạng. Lòng sông bị nâng cao, nước ứ đọng tràn qua cả bờ gây lụt lội. Trong khu vực mỏ Núi Béo, mạng lưới thuỷ văn gồm hai con suối là suối Hà Tu và suối Lộ Phong và 2 hồ lớn: hồ Hà Tu, hồ Khe Cá. Nước thải từ moong vỉa 11 Hà Tu được bơm ra suối Hà Tu rồi tập trung trong hồ Khe Cá trước khi đổ ra biển. Nước hồ Khe Cá hiện đang sử dụng làm nguồn nước tưới tiêu. Theo các kết quả phân tích thì chất lượng nước thải ở hồ Khe Cá đạt tiêu chuẩn làm nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu nông nghiệp. 7. Đánh giá tác động đến chất lượng cuộc sống. 7.1. Chất lượng cuộc sống công nhân Mỏ than Núi Béo mở rộng sẽ đem lại công ăn việc làm cho hơn 2333 lao động và đảm bảo đời sống cho một bộ phận lớn lao động có hoạt động dịch vụ đối với các công nhân mỏ. Bộ mặt dân cư đô thị cũng được thay đổi cùng với các hoạt động của mỏ. Hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt và hệ thống cống rãnh thoát nước được cải thiện. Đường xá, giao thông đi lại thuận tiện hơn. Đời sống văn hoá công cộng cũng từng bước được nâng lên. * Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân ở mỏ than Núi Béo ở mức khá so với với các mỏ khác trong khu vực - Năm 1996 thu nhập bì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo.docx
Tài liệu liên quan