Thực tế công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THCS Tứ Liên

Lời nói đầu 1

Chương I : Các vấn đề chung về Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp 3

1.1 . Khái niệm, nhiệm vụ Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp 3

1.2. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị Hành Chính Sự Nghiệp 4

1.3. Tổ chức bộ máy kế toán 11

1.4. Nội dung các phần hành kế toán 12

Chương II : Thực tế công tác kế toán tại trường THCS Tứ Liên 22

1. Tổng quan về trường THCS Tứ Liên 22

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường THCS Tứ Liên 22

1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của trường 26

1.3. Hình thức kế toán của đơn vị 27

2. Công tác lập dự toán thu chi tại trường THCS Tứ Liên 28

2.1 Công tác lập dự toán thu, chi năm tại đơn vị 28

2.2. Công tác lập dự toán thu, chi quý tại đơn vị 30

3. Công tác kế toán tại trường THCS Tứ Liên 31

3.1. Kế toán vốn bằng tiền 31

3.2. Kế toán tài sản cố định 42

3.3. Kế toán các khoản thanh toán . 43

3.4. Kế toán nguồn kinh phí 46

3.5. Kế toán các khoản chi .50

3.6. Báo cáo tài chính .53

Chương III: Kết luận chung về tình hình thực hiện công tác kế toán tại trường THCS Tứ Liên 54

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tế công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại Trường THCS Tứ Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời, tránh tình trạng khê đọng làm tổn thất kinh phí của Nhà nước. - Trường hợp trong cùng một đơn vị vừa có quan hệ phải thu, vừa có quan hệ phải trả, sau khi hai bên đối chiếu xác nhận nợ có thể lập chứng từ để thanh toán bù trừ. - Các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải được kế toán chi tiết cho từng khách nợ và chủ nợ theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. * Tài khoản kế toán sử dụng. TK 311 – Các khoản phải thu. TK 312 – Tạm ứng. TK 331 – Các khoản phải trả. TK 332 – Các khoản phải nộp theo lương. TK 333 – Các khoản phải nộp Nhà nước. TK 334 – Phải trả viên chức. TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới. TK 342 – Thanh toán nội bộ. * Sổ kế toán liên quan. - Sổ cái. 1.4.4. Kế toán nguồn kinh phí. * Nội dung. Theo mục đích sử dụng, nguồn kinh phí trong các đơn vị HCSN được chia thành các nguồn sau: Nguồn vốn kinh doanh. Nguồn kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí dự án. Nguồn kinh phí đầu tư XDCB. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. * Một số qui định về kế toán nguồn kinh phí. Kế toán nguồn kinh phí phải chấp hành các quy định sau: - Các đơn vị HCSN được tiếp nhân kinh phí theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiênhnhiệm vụ chính trị của mình. Kinh phí của đơn vị HCSN được hình thành từ các nguồn: + Ngân sách nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên cấp theo dự toán được duyệt. + Các khoản đóng góp hội phí của các hội viên thành viên. + Thu sự nghiệp được sử dụng và bổ sung từ kết quả hoạt động có thu theo chế độ tài chính hiện hành. Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Các đơn vị phải hạch toán đầy đủ, rành mạch, rõ ràng từng loại kinh phí vốn, quỹ và phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn, kinh phí. - Việc kết chuyển từng nguồn kinh phí quỹ này sang nguồn KP khác phải chấp hành theo đúng chế độ và làm các thủ tục cần thiết. - Đối với các khoản thu tại đơn vị được phép bổ sung nguồn KP, khi phát sinh được hạch toán phản ánh các khoản thu, sau đó được kết chuyển sang tài khoản nguồn KP liên quan theo quy định hoặc theo phê duyệt của cấp trên có thẩm quyền. - KP phải được sử dụng đúng mục đích, nội dung dự toán, phê duyệt đúng tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước. Cuối niên độ kế toán, KP sử dụng không hết phải hoàn trả ngân sách hoặc cấp trên, đơn vị chỉ được kết chuyển qua năm sau khi được phép của cơ quan tài chính. - Cuối mỗi kỳ kế toán, đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu thanh quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng từng loại kinh phí với cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, cơ quan chủ trì thực hiện các chương trình, dự án… theo đúng quy định của chế độ hiện hành. * Tài khoản kế toán sử dụng. TK 411- Nguồn vốn kinh doanh. TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động. TK 462- Nguồn kinh phí dự án. TK 441- Nguồn kinh phí ĐTXDCB. TK 466- Nguồn kinh phí đã HTTSCĐ. TK 431- Quỹ cơ quan. TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý. TK 413- Chênh lệch tỷ giá. * Sổ kế toán liên quan. - Giấy phân phối HMKP; - Sổ theo dõi HMKP; - Sổ cái. 1.4.5. Kế toán các khoản thu. * Nội dung các khoản thu: Các khoản thu ở các đơn vị HCSN bao gồm: - Các khoản thu phí, lệ phí như: lệ phí cầu, đường, án phí, lệ phí công chứng. - Các khoản thu sự nghiệp: Sự nghiệp VH, GD, YT, sự nghiệp kinh tế. - Các khoản thu khác như: Thu lãi tiền gửi, thu mua kỳ phiếu, trái phiếu, thu nhượng bán thanh lý TSCĐ, vật tư… * Nguyên tắc: Các khoản thu phí, lệ phí là do Nhà nước quy định cụ thể cho từng loại. Đơn vị phải lập dự toán thu, tổ chức quá trình thu và quản lý chặt chẽ các khoản thu theo chức năng của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thu, phân phối và sử dụng của từng khoản thu. * Tài khoản kế toán sử dụng. TK 511- Các khoản thu. * Sổ kế toán liên quan. - Sổ cái. 1.4.6. Kế toán các khoản chi. * Nội dung của các khoản chi HCSN. Nội dung của các khoản chi HCSN bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: - Chi tiền lương chính. - Chi phụ cấp lương. - Chi trả tiền làm đêm, làm thêm giờ. - Chi cho nghiệp vụ chuyên môn. - Chi quản lý hành chính: công tác phí, phụ cấp lưu trú, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc… - Chi sửa chữa, mua sắm TSCĐ. - Chi phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài. - Chi phí thanh lý, nhượng bán vật tư, TSCĐ… * Một số nguyên tắc kế toán các khoản chi HCSN. Kế toán HCSN phải tôn trọng một số nguyên tắc sau: - Phải tổ chức hạch toán chi tiết từng loại chi phù hợp với thời gian cấp KP, theo từng nguồn KP được cấp và từng nội dung chi theo quy định của mục lục ngân sách (đối với KP ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách); hoặc theo từng khoản mục chi đối với các chương trình, dự án, để tài… - Phải đảm bảo thống nhất giữa hạch toán với việclập dự toán về nội dung chi, phương pháp tính toán… - Phải hạch toán chi tiết theo từng năm (năm trước, năm nay, năm sau). - Các đơn vị cấp trên ngoài việc phải theo dõi tập hợp các khoản chi của đơn vị mình còn phải tổng hợp chi trong toàn ngành. * Tài khoản kế toán sử dụng. TK 661- Chi hoạt động. TK 662- Chi dự án. * Sổ kế toán liên quan. - Sổ cái. 1.4.7. Báo cáo tài chính. * Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản của đơn vị; tình hình và kết quả cấp phát, tiếp nhận vốn, kinh phí; các khoản thu (thu phí, lệ phí, thu SN và các khoản thu khác); tình hình quản lý, sử dụng các tài sản, KP và quyết toán KP trong một thời kỳ nhất định. * Nội dung báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính qui định cho các đơn vị HCSN bao gồm các biểu mẫu sau: - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01 – H). - Tổng hợp tình hình KP và quyết toán KP đã sử dụng (Mẫu B02 – H). - Báo cáo tình hình sử dụng số KP quyết toán năm trước chuyển sang. - Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Mẫu B03 – H). - Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu (Mẫu B04 – H). - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B05 – H). - Báo cáo tình hình KP năm trước chuyển sang. Ngoài ra, để phục vụ việc quyết toán KP đã sử dụng theo từng nguồn cấp phát và nội dung ch, đơn vị phải lập các biểu chi tiết cho biểu (Mẫu B02 – H) sau: - Chi tiết KP hoạt động đề nghị quyết toán (F02 – 1H); - Chi tiết thực chi dự án đề nghị quyết toán (F02 – 2H); - Bảng đối chiếu HMKP (F02 – 3H). Chương II: Thực tế công tác kế toán tại trường thcs tứ liên. 1.Tổng quan về trường THCS Tứ Liên. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường THCS Tứ Liên. Trong những năm đầu xây dựng đất nước, dưới ánh sáng nghị quyết TW 2 Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa VIII) soi đường chỉ lối về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một nền giáo dục ổn định và phát triển qui mô chất lượng hiệu quả phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật …Giáo dục ổn định và phát triển sẽ tạo nên những lớp tri thức có đầy đủ năng lực và trí tuệ để xây dựng và phát triển đất nước. Trước tình hình đó, những con người đứng trong hàng ngũ của Đảng đã nhạy bén và nhận thức rõ nhu cầu đào tạo con người đã chủ chương xây dựng nhiều trường học mới. Chính vì vậy, chỉ 5 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ khoảng năm 1959 “Trường cấp II Tứ Liên” của Huyện Từ Liêm đã được thành lập theo nguyện vọng của nhân dân mong muốn con em mình hay chữ và hơn hết là được nâng cao hiểu biết và nhận thức, phát huy tinh thần học hỏi say mê sáng tạo có sẵn trong bản thân các em. Trong những năm đầu mới thành lập, nhà trường đã gặp rất nhiều khó khăn. Là một trường ở ngoại thành đang xây dựng toàn cấp phải lo chống bão lũ lụt mưa dột, nắng xiên. Khi mùa nước lên to thầy trò phải chống mảng vào trường kê tài liệu lên cao để bảo quản mà vẫn không tránh khỏi hư hại. Tuy thế, thầy trò vẫn hăng say học tập, lao động gian khổ xây dựng trường sở bằng công sức của mình. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, nhà trường còn phải kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn của thầy trò Trường cấp II Tứ Liên, vừa phải lo làm hầm hào phòng chống địch oanh tạc vừa phân tán đảm bảo việc học hành trong hoàn cảnh Đế Quốc Mĩ luôn tìm cách phá hoại. Trường được sơ tán bớt về các thôn xóm ngoài bãi và nhà dân lớp ở lại thì đào hạ thấp bàn ghế, đào hào thông ra sân. Mỗi khi có báo động thầy trò lậi đầu đội mũ rơm dầy, vai đeo túi thuốc cá nhân, nhanh chóng bỏ sách bút theo hào thoát ta ngoài vào các hầm. Thế mà thầy và trò vẫn đảm bảo chương trình học. Tối tối, các thầy còn đi kiểm tra các nhóm học dưới ánh đèn dầu. Các giáo viên cón dạy bổ túc văn hoá cho dân vào ban đêm đảm bảo một hội đồng hai nhiệm vụ. Trong giai đoạn này, dù thầy và trò của trường đã gặp muôn vàn khó khăn nhưng họ vẫn hăng hái thi đua xây dựng trường lớp vì bên cạnh họ luôn có các vị lãnh đạo, các bí thư Đảng uỷ và chủ tịch Huyện tới các lớp động viên thăm hỏi khích lệ thầy và trò. Trong đó có cô hiệu trưởng miền Nam: Mai Ngọc ánh đã tích cực xây dựng nhiều phong trào thi đua. Đây là thời gian đáng tự hào vì trường vẫn bám trụ thầy và trò sống chết có nhau, chan hoà thân ái trong sự đùm bọc của dân. Chiến thắng 30-4-1975 mở ra một trang sử vinh quanh mới. Từ năm học 1975-1976 trở đi, trường bước vào giai đoạn phấn đấu xây dựng thành đơn vị tiến tiến ở Huyện Từ Liêm. Các cô hiệu trưởng Phạm Thị Ngọ (công tác 1974-1979), Trần Quỳnh Như (công tác 1980-1999), cùng tập thể giáo viên ra sức thi đua dạy tốt học tốt. Các thầy cô giáo trong trường không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức va một vài người trong tập thể giáo viên của trường đã có bài viết trên báo, viết sách hướng dẫn giảng dạy cải cách giáo dục cho Bộ giáo dục. Nhà trường bắt đầu có học sinh được bồi dưỡng để đi thi học sinh giỏi ở Huyện. Từ năm 1977-1978, trường được công nhận là trường tiên tiến liên tục từ trước đến nay. Trong thời gian đầu, trường mới thành lập chưa đi vào ổn định trường có tên là trường cấp I,II (hệ 7năm) rồi PTCS (hệ 9 năm). Nhưng kể từ năm 1990-1991 trường chuyển hẳn thành trường THCS (hệ 4 năm). Từ đó trở đi thầy và trò Trường THCS Tứ Liên đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Trong trường tập thể giáo viên cùng toàn thể các em học sinh luôn luôn phấn đấu tích cực thi đua xây dựng trường lớp. Năm 1997-1998 trường được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc về hoạt động TDTT. Và cũng trong những năm học này đã có nhiều thầy giáo, cô giáo được công nhận là chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi như thầy Cù Đình Hải, cô Trần Quỳnh Như, thầy Trần Đồng Quang, cô Nguyễn Thu Hương… Từ khi nhập về Quận Tây Hồ, Trường THCS Tứ Liên có thêm nhiều giáo viên giỏi cấp thành và cấp quận: cô Phan Thị Huyền, cô Nguyễn Ngọc Tú, thầy Nguyễn Chí Dũng, thầy Nguyễn Văn Hoạch… Trường THCS Tứ Liên hoạt động dưới sự quản lý của Quận Tây Hồ hàng năm được sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo các bí thư Đảng uỷ và chủ tịch Quận về kinh phí nhà trường đã xây dựng được ngôi trường mới hai tầng khang trang sạch đẹp và từ năm 1993 trường càng có nhiều tiến bộ vững chắc. Sân trường được tôn cao láng xi măng trong sân được trồng nhiều loại cây như phượng vĩ, bằng lăng, bàng để tạo ra nhiều bóng mát giúp các em học sinh ôn bài và vui chơi dưới tán cây dâm mát. Trường còn cho xây dựng bục sân khấu để phục vụ các ngày kỷ niêm đất nước, ngày nhà giáo Việt Nam, cùng với các ngày chào cờ đầu tuần, sơ kết thi đua. Với kinh phí hàng năm do Quận Tây Hồ cấp cho trường cụ thể trong năm 2003: 385.975.000(đ). Trường đã đầu tư đổi mới cơ sở vật chất như xây dựng hẳn một phòng máy vi tính nhằm phục vụ các em học sinh câng cao hiểu biết cập nhập các thông tin mới, kiến thức mới về tin học, về những ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới …trên toàn thế giới. Đồng thời, trường còn mua sắm nhiều máy móc phục vụ giảng dạy cho giáo viên và học sinh như máy đèn chiếu hiện đại, nhiều bàn ghế mới nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, được nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho học tập giảng dạy khiến cho thầy và trò phấn khởi, vui mừng tích cực thi đua học tập rèn luyện trở thành những học sinh giỏi xuất sắc của nhà trường. Và chính nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ, UBND, cùng các vị cha mẹ học sinh và được sự chỉ đạo của Quận trong 10 năm đổi mới trường đã trở thành một trường tiên tiến vững chắc của Quận Tây Hồ. Trường THCS Tứ Liên do Quận Tây Hồ quản lý hoạt động ngày càng ổn định và phát triển. Do đó số lượng giáo viên qua mỗi năm đều tăng thêm 2 đến 3 người như năm 1997 số giáo viên của trường là 20 giáo viên nhưng cho đến nay đã là 25 giáo viên. Bên cạnh đó, số lượng học sinh thi vào trường cũng biến động khoảng 450 đến 500 học sinh. Các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề và hết lòng yêu quý học sinh như con. Đặc biệt nhà trường và các giáo viên luôn luôn quan tâm phát hiện ra những em có khả năng đặc biệt ở môn học nào đó và có niềm say mê ham thích, ham học hỏi môn học như: Toán, Vật lý,Văn… Từ đó nhằm bồi dưỡng các em, giúp các em phát triển khả năng, lòng say mê đối với môn học đó để tương lai có thể trở thành những tiến sĩ, kỹ sư, hay vận động viên …đem tài năng của mình phục vụ cho đất nước. Nhiều học sinh cũ của trường đã thành đạt trên mọi lĩnh vực, tiêu biểu là thầy Trần Ngọc Dũng – phó tiến sĩ chủ nhiệm khoa đại học trường Đại học Luật, Nguyễn Thị Chuy – Cựu thanh niên xung phong hiện là cán bộ TW Đoàn và theo nghề giáo là cô Lê Thị Bích. Ngoài những cựu học sinh của trường đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực thì những học sinh đang học tại trường cũng đã gặt hái được rất nhiều phần thưởng, giấy khen của Quận từ các phong trào thi học sinh giỏi cấp Quận, các cuộc thi diễn văn nghệ và các cuộc thi Đoàn viên giỏi cấp Trường. Bên cạnh đó nhà trường luôn đặt ra các mục tiêu năm học để thầy và trò cùng nhau phấn đấu thi đua đạt kết quả cao xứng đáng là trường tiên tiến của Quận Tây Hồ. Trong đó, cụ thể chỉ tiêu năm học 2002-2003 mà thầy và trò Trường THCS Tứ Liên đã đề ra: Giáo dục - Đạo đức: Xếp loại: Tốt 36%, Khá 60%, Trung bình 4%, Yếu 0. Lớp tiên tiến: 50%. Chi đội mạnh: 50%. Không có học sinh vi phạm tệ nạn XH. Không có học sinh bỏ học. Văn hoá: Chất lượng môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ 65% Khá, các môn khác 95% trên trung bình. Lên lớp 100%. Tốt nghiệp THCS 100%. Có 100% giáo viên dạy giỏi cấp trường, 6 giáo viên thi dạy giỏi cấp Quận và có 2 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận. Học sinh giỏi cấp Quận 15 học sinh. Có 100% học sinh được học nghề và 98% được cấp chứng chỉ. Danh hiệu thi đua: Trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp Quận. Công đoàn, liên đội vững mạnh cấp Quận. Đoàn viên lao động giỏi cấp Quận. Tất cả những chỉ tiêu để ra trên nhiều lĩnh vực luôn được thầy và trò Trường THCS Tứ Liên phấn đấu và hoàn thành xuất sắc. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trường. * Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của trường: Phòng hiệu trưởng Phòng bảo vệ Phòng kế toán-tài vụ Phòng xã hội Phòng tự nhiên Phòng hiệu trưởng: + Hiệu trưởng. + Hiệu phó. Phòng tự nhiên bao gồm giáo viên các môn học như: + Môn toán. + Môn lý. + Môn hoá. Phòng xã hội bao gồm giáo viên các môn học như: + Môn văn. + Môn anh văn. + Môn sinh học. + Môn sử. + Môn địa. Phòng kế toán-tài vụ gồm có: + 1 kế toán. + 1 văn thư. + 1 thủ quỹ. Phòng bảo vệ gồm có: + 2 bảo vệ. + 1 lao công. * Sơ đồ phòng kế toán-tài vụ. Phòng kế toán-tài vụ Thủ quỹ Văn thư Kế toán - Kế toán có nhiệm vụ: Thu nhận, xử lý thông tin và cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các tài liệu, thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế-tài chính tại đơn vị mình. - Thủ quỹ có nhiệm vụ: quản lý quỹ tiền mặt thông qua các hoạt động thu, chi tài chính phát sinh tại đơn vị mình. - Văn thư có nhiệm vụ: cung cấp mọi sổ sách, tài liệu kế toán…để phục vụ cho công tác kế toán tại đơn vị. 1.3. Hình thức kế toán tại đơn vị. Đây là một đơn vị hành chính sự nghiệp nhỏ, có qui mô hoạt động không lớn, sử dụng ít tài khoản kế toán nên đơn vị phải lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với đơn vị mình nhằm đảm bảo cho kế toán có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thu nhận xử lý và cung cấp đầy đủ chính xác kịp thời các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế-tài chính. * Hình thức kế toán đơn vị lựa chọn là: Kế toán Nhật ký – Sổ cái. Sơ đồ trình tự kế toán của hình thức nhật ký-sổ cái. Sổ quỹ Sổ, thẻ KT chi tiết Chứng từ gốc (1) (3) Bảng tổng hợp chứng từ gốc (1) (5) (1) (4) Nhật ký-sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết (2) (6) Báo cáo tài chính (7) (7) Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Quan hệ đối chiếu. 2. Công tác lập dự toán thu, chi tại trường THCS Tứ Liên . 2.1. Công tác lập dự toán thu, chi năm tại đơn vị. 2.1.1. Công tác lập dự toán thu năm tại đơn vị. * Căn cứ để lập dự toán thu năm. - Nhiệm vụ được giao năm kế hoạch. - Chính sách, chế độ thu hiện hành. - Tình hình thực hiện dự toán thu của năm trước. * Phương pháp lập dự toán thu năm. Lập từng mục thu (chi tiết theo từng tiểu mục mà đơn vị có phát sinh các nguồn thu đó). 2.1.2. Công tác lập dự toán chi năm tại đơn vị. *Căn cứ lập dự toán chi năm. - Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong năm kế hoạch. - Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành và của đơn vị trong năm kế hoạch. - Căn cứ vào chính sách chế độ tiểu chuẩn định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước. - Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán chi năm trước báo cáo của đơn vị. * Công tác chuẩn bị lập dự toán chi năm. - Xin ý kiến của thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ công tác của đơn vị trong năm kế hoạch. - Trưng cầu ý kiến của các phòng ban, tổ công tác để nắm nhu cầu chi tiêu cần thiết của các bộ phận đó trong năm kế hoạch. - Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi của năm trước. - Tính toán sơ bộ nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm kế hoạch. * Trình tự lập dự toán chi năm. - Thông qua thủ trưởng đơn vị, giao trách nhiệm cho các tổ công tác các phòng ban, lập dự trù chi tiêu của bộ phận mình. - Bộ phận TC-KT lập dự toán chi quỹ tiền lương,… và tổng hợp dự toán của các bộ phận thành dự toán chung của đơn vị trình lãnh đạo xét duyệt và gửi cơ quan quản lý cấp trên. * Phương pháp lập dự toán chi năm. - Đối với các khoản chi thường xuyên dựa vào chính sách chế độ chi tiêu, tiêu chuẩn định mức để lập từng mục (có chi tiết từng tiểu mục) - Đối với các khoản chi không thường xuyên thì dựa vào nhu cầu thực tế để lập các mục (có chi tiết từng tiểu mục) nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm. UBND Quận Tây Hồ Trường THCS Tứ Liên Dự Toán Chi Năm 2003 Chương 022 Loại 14. Khoản 03 Đ/v tính:1000đồng STT Mục Nội Dung Dự Toán Chi Năm 2003 Tổng số Chi NSNN Chi từ CK cấp thu khác 1 100 Tiền lương 265.5 245.125 20.375 2 102 Phụ cấp lương 75.3 75.3 3 106 Các khoản đóng góp 40 40 4 109 Thanh toán d/v công cộng 9.5 6 3.5 5 110 Vật tư, văn phòng 4.3 1.3 3 6 111 Thông tin, TT, liên lạc 5.85 5.85 7 113 Công tác phí 3.4 3.4 8 117 Sửa chữa TX TSCĐ 14.565 14.565 9 119 CF nghiệp vụ chuyên môn 43.08 9 34.08 10 134 Các khoản chi khác 120.67 120.67 11 145 Mua sắm TSCĐ 26.5 26.5 Tổng số 608.665 385.975 222.69 12 Chuyển PGD 18.75 18.75 Tổng cộng 627.415 385.975 241.44 2.2. Công tác lập dự toán thu, chi quý tại đơn vị. 2.2.1. Căn cứ để lập dự toán thu, chi quý tại đơnvị. - Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đã được xét duyệt. - Căn cứ vào khối lượng công tác và đặc điểm hoạt động của từng quý. - Căn cứ vào chính sách, chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu của Nhà nước. - Căn cứ vào ước thực hiện dự toán quý trước và tình hình thực hiện dự toán quý này năm trước. 2.2.2. Phương pháp lập dự toán thu, chi quý tại đơn vị. Tính toán thu, chi từng tháng cho từng mục (chi tiết tiểu mục). Sau đó tổng hợp kế hoạch của 3 tháng thành dự toán quý. phòng gd - đt quận tây hồ trường thcs tứ liên dự toán chi quý I năm 2003 đơn vị tính:đồng STT Mục Tiểu Nội dung Chia ra mục Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 1 100 Tiền lương 21.500.000 21.500.000 21.500.000 2 1 Lương ngạch bậc 20.000.000 20.000.000 20.000.000 3 3 Lương tập sự 1.500.000 1.500.000 1.500.000 4 102 Phụ cấp lương 6.250.000 6.250.000 6.250.000 5 1 Phụ cấp chức vụ 200 200 200 6 8 Phụ cấp ưu đãi 6.050.000 6.050.000 6.050.000 7 106 Các khoản đóng góp 4.500.000 4.500.000 4.500.000 8 1 BHXH 3.000.000 3.000.000 3.000.000 9 2 BHYT 1.500.000 1.500.000 1.500.000 10 109 Thanh toán d/v công cộng 700 700 700 11 1 Thanh toán tiền điện 500 450 500 12 2 Thanh toán tiền nước 200 250 200 13 110 Vật tư, văn phòng 600 600 600 14 1 Văn phòng phẩm 350 400 300 15 2 Sách TL chế độ dùng CT 250 200 300 16 119 Chi phí n/v chuyên môn 600 600 600 17 3 In ấn 400 400 400 18 5 Bảo hộ lao động 200 200 200 19 134 Các khoản chi khác 4.500.000 4.500.000 4.500.000 20 145 Mua sắm TSCĐ 7.000.000 7.000.000 7.000.000 21 7 Máy tính, phô tô, máy fax 7.000.000 7.000.000 7.000.000 Tổng cộng 38.650.000 38.650.000 38.650.000 3. Công tác kế toán tại trường THCS Tứ Liên. 3.1. Kế toán vốn bằng tiền. * Tài khoản kế toán sử dụng. TK 111 – Tiền mặt. TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc. 3.1.1. Kế toán tiền mặt. * Tài khoản kế toán sử dụng. TK 111 – Tiền mặt. TK 111 có 4 TK cấp II: TK 1111 – Tiền Việt Nam. TK 1112 – Ngoại tệ. TK 1113 – Vàng bạc, kim khí, đá quý. TK 1114 – Chứng chỉ có giá. * Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị. - Kế toán tổng hợp các khoản thu. + Khi nhận được phiếu thu, rút HMKP hoạt động về nhập quỹ tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111- Tiền mặt. Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động. Đồng thời ghi: Có TK 008 - HMKP. + Khi rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111- Tiền mặt. Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng. + Khi thu các khoản thu về sự nghiệp, thu khác về tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111- Tiền mặt. Có TK 511- Các khoản thu. * VD: Trích số liệu phát sinh tháng 1/2003 tại đơn vị. 1. Phiếu thu số 01, ngày 2/1, rút HMKP hoạt động về nhập quỹ tiền mặt, số tiền: 23.000.000đ Kế toán ghi: Nợ TK 111: 23.000.000đ Có TK 461: 23.000.000đ Đồng thời ghi: Có TK 008: 23.000.000đ. 2. Phiếu thu số 02, ngày 3/1, rút TGKB về nhập quỹ tiền mặt, số tiền: 27.000.000đ Kế toán ghi: Nợ TK 111: 27.000.000đ Có TK 112: 27.000.000đ 3. Phiếu thu số 03, ngày 25/1 về thu học phí tháng 1 và các khoản thu khác, bao gồm: Thu học phí: 10.000.000đ Thu tiền học 2 buổi tháng 1: 16.000.000đ Kế toán ghi: Nợ TK 111: 27.000.000đ Có TK 511: 27.000.000đ 4. Phiếu thu số 04, ngày 7/1 rút HMKP về nhập quỹ TM, số tiền: 5.019.279d Kế toán ghi: Nợ TK 111: 5.019.279đ Có TK 461: 5.019.279đ Đồng thời ghi: Có TK 008: 5.019.279đ - Kế toán tổng hợp các khoản chi. + Khi chi các khoản chi hoạt động bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 661- Chi hoạt động. Có TK 111- Tiền mặt. * VD: Trích số liệu tháng 1/2003. 1. Nhận giấy phân phối HMKP quý I, số tiền: 96.000.000đ Kế toán ghi: Nợ TK 008: 96.000.000 2. Phiếu chi số 01, 02, ngày 3/1, chi tết dương lịch: 780.000đ, chi mua bóng đèn: 80.000đ Kế toán ghi: Nợ TK 661: 860.000đ Có TK 111: 860.000đ 3. PC 03, 04, ngày 5/1 chi mua VPP: 200.000 chi mua SGK: 600.000 Kế toán ghi: Nợ TK 661: 800.000 Có TK 111: 800.000 4. PC 05, 06, ngày 15/1 chi mua báo quýI: 560.000 chi sơ kết học kỳ I: 150.000 Kế toán ghi: Nợ TK 661: 710.000 Có TK 111: 710.000 5. PC 07, 08, ngày 22/1 chi in phong bì giấy khen: 650.000 chi phô tô: 30.000 Kế toán ghi: Nợ TK 661: 680.000 Có TK 111: 680.000 6. PC 09, chi mua máy vi tính bằng tiền mặt: 18.000.000 Kế toán ghi: Nợ TK 211: 18.000.000 Có TK 111: 18.000.000 Đồng thời ghi tăng nguồn KPHTTSCĐ: Nợ TK 661:18.000.000 Có TK 466: 18.000.000 7. PC số10, 11,12,13, ngày 27/1 chi tiền điện: 600.000 chi tiền vệ sinh: 200.000 chi tết nguyên đán cho GV: 3.000.000 chi thưởng thi đua học kỳ I: 1.200.000 chi mua sổ sách kế toán: 250.000 Kế toán ghi: Nợ TK 661: 5.250.000 Có TK 111: 5.250.000 8. PC 14, ngày 27/1 nộp tiền lên kho bạc: 27.000.000 Kế toán ghi: Nợ TK 211: 27.000.000 Có TK 111: 27.000.000 9. Tính tiền lương, phụ cấp lương phải trả GV, số tiền: 24.121.829 Tiền lương: 18.613.190 Phụ cấp lương: 5.508.639 Kế toán ghi: Nợ TK 661: 24.121.829 Có TK 334: 24.121.829 10. PC 15, ngày 31/1 chi lương và phụ cấp lương cho GV, số tiền: 23.083.380 Kế toán ghi: Nợ TK 334: 23.083.380 Có TK 111: 23.083.380 11. Trích BHXH, BHYT phải trả vào chi hoạt động, số tiền: 2.942.272 (BHXH 15%, BHYT 2%) Kế toán ghi: Nợ TK 661: 2.942.272 Có TK 332: 2.942.272 12. Tính BHXH, BHYT trừ lương GV, số tiền : 1.038.449 (BHXH 5%, BHYT 1%) Kế toán ghi: Nợ TK 334: 1.038.449 Có TK 332: 1.038.449 13. Rút HMKP bằng chuyển số 05, ngày 31/1 thanh toán BHXH, BHYT cho GV (BHXH 5%, BHYT 1%), số tiền:1.038.449 Kế toán ghi: Nợ TK 332: 1.038.449 Có TK 461: 1.038.449 Đồng thời ghi: Có TK 008: 1.038.449 14. Rút HMKP bằng chuyển số 06, ngày 31/1 nộp BHXH, BHYT, số tiền: 2.942.272 Kế toán ghi: Nợ TK 332: 2.942.272 Có TK 461: 2.942.272 Đồng thời ghi: Có TK 008: 2.942.272 Sau khi định khoản, kế toán căn cứ vào đó để lập: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ cái TK 111-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0189.doc
Tài liệu liên quan