Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vụ Bản

 

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

Chương 1: NHTM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM

 

1.1 NHTM và hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường 3

 1.1.1 Khái niệm về NHTM 3

 1.1.2 Sự ra đời và phát triển của NHTM 3

 1.1.3 Vai trò Của NHTM 5

 1.1.4 Chức năng của NHTM 7

 1.2 Vốn trong kinh doanh Ngân hàng 10

 1.2.1 Khái niệm về vốn 10

 1.2.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 10

 1.2.3 Kết cấu vốn của NHTM 13

 1.3 Huy động vốn của NHTM 15

 1.3.1 Các hình thức huy động vốn của NHTM 15

 1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 17

 1.3.3 Cách xác định nguồn vốn huy động 22

 

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN VỤ BẢN 24

 

 2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản 24

 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24

 2.1.2 Cơ cấu bộ máy hoạt động 25

 2.1.3 Đặc điểm hoạt động của chi nhánh 25

 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản 27

 2.2.1 Hoạt động huy động vốn 27

 2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 29

 2.3 Thực trạng công tác sử dụng vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản 31

 2.3.1 Những kết quả đã đạt được 31

 2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của nó 41

 

Chương 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN VỤ BẢN 45

 

3.1 Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản 45

 3.2 Giải pháp 47

 3.2.1 Giải pháp trực tiếp 47

 3.2.2 Giải pháp hỗ trợ 53

 3.3 Kiến nghị 57

 3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 58

 3.3.2 Kiến nghị với NHTƯ 59

 3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Nam Định 62

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vụ Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi mới, quy định người vay đến 10.000.000 đồng không phải thế chấp tài sản đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng. - Dưới sự lãnh đạo của NHNo&PTNT tỉnh, huyện uỷ, UBND huyện Vụ Bản để tiếp tục thực hiện quyết định 67/TTg của thủ tướng chính phủ, NHNo huyện Vụ Bản đã phối hợp với các xã triển khai sâu rộng chủ trương của Đảng và Nhà nước về vay vốn ngân hàng, tổ chức họp dân và thành lập được 224 tổ vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải ngân và đôn đốc hu nợ đến hạn, giảm nợ quá hạn, thu lãi. - Sau nhiều năm được mùa, giá cả ổn định nhân dân đã phấn khởi và chủ động vay vốn ngân hàng. - Lãi suất cho vay phù hợp đã khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề. - Phong cách tiếp khách của ngân hàng đã được đổi mới làm cho người đân gần gũi hơn với ngân hàng hơn kể cả người vay tiền và người gửi tiền - Là chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh duy nhất nên NHNo&PTNT Vụ Bản không phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.... 2.1.3.2 Khó khăn - Là một huyện thuần nông, kinh tế có phát triển xong chủ yếu là tự sản, tự tiêu, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ. Cụ thể như hiện nay ứ đọng khá nhiều vì vậy việc đầu tư cho người nông dân vay vốn cũng gặp không ít khó khăn. - Địa bàn nhỏ, diện tích đất tự nhiên có hạn, dân số ít, nghành nghề không phát triển nên thị trường cho vay và huy động vốn bị hạn chế. - Thiên tai, bệnh dịch thường xuyên xảy ra tuy chỉ ở mức cục bộ nhưng cũng gây khó khăn cho việc thu nợ và làm phát sinh nợ quá hạn. - Giá cả thực phẩm, nông sản thấp, ứ đọng nhiều không bán được làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của dân khiến họ không giám mạnh dạn vay vốn mở rộng nghành nghề . - Người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng, món vay nhỏ, lẻ tẻ làm cho chi phí giao dịch cao..... 2.2 Tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản 2.2..1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng Vụ Bản luôn xác định chức năng của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay vì thế ngân hàng Vụ Bản luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng các hình thức huy động phong phú phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động như : thành lập các ngân hàng cấp 4, đổi mới phong cách làm việc tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng. Đối với Vụ Bản là một huyện có dân số ít, kinh tế còn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân chưa khá giả. Song bản chất người dân Vụ Bản là cần cù, chịu khó, tiết kiệm. Mặt khác ở nước ta trong những năm gần đây đồng tiền khá ổn định, lạm phát ở mức thấp là nguyên nhân cơ bản góp phần vào sự thành công của kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản, năm sau cao hơn năm trước, tạo lập được nguồn vốn ổn định phục vụ cho quá trình tái đầu tư nền kinh tế địa phương. Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên những năm vừa qua ngân hàng Vụ Bản luôn đáp ứng đủ nhu câù vốn cho hoạt động của mình. Kết quả huy động vốn những năm gần đây như sau: Biểu 1 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 ST % ST % ST % ST % 1. Tiền gửi của TCKT 2. Tiền gửi của dân cư - không kỳ hạn - có kỳ hạn 3. Phát hành giấy tờ có giá 5914 23679 3487 20192 1091 19.3 77.2 3.5 22679 30339 5045 25294 3739 40 53.4 6.6 23085 36336 6336 30000 3508 36.7 57.7 5.6 36336 50707 9976 40731 2504 33.1 63.7 3.2 Tổng 30684 100 56847 100 62929 100 79544 100 Nhìn vào biểu 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 26163 triệu đồng tương đương với 85.5%, năm 2002 tăng 6055 triệu đồng so với năm 2001 tương đương với 10.6%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 16165 triệu đồng tương đương với 25.6%. Có được kết quả về huy động vốn trong những năm vừa qua là do ngân hàng đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng đã tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn như : tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, ở một số tuyến đường xã tập trung đông dân cư, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng. Có thể nói công tác huy động vốn trong những năm gần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tièn tệ trên địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thàng phần kinh tế trên địa bàn và tăng ttrưởng tín dụng 2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, ngân hàng Vụ Bản đặc biệt coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của nghành Ngân hàng Vụ Bản đã đưa ra chính sách hợp lý nhằm tăng dư nợ, đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Là một huyện nông nghiệp cho nên công tác tín dụng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất. Những năm trước cho vay trực tiếp kinh tế hộ năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước nhưng chủ yếu là thực hiện cho vay từ phía khách hàng. Từ khi có quyết định 67/TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn, được sự chỉ đạo của Ngân hàng tỉnh Ngân hàng Vụ Bản đã thực hiện triển khai có hiệu quả việc cho vay theo tổ, nhóm tới mọi hộ nhân dân trong huyện biết và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục, hồ sơ tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn nhanh chóng, thuận lợi. Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau: Biểu 2 ` Đơn vị: triệu đồng Năm 2000 2001 2002 2003 Dư nợ 43291 45558 55542 67402 Nhìn vào biểu 2 ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng những năm qua liên tục tăng: Năm 2001 tăng 2267 trđ so với năm 2000 tương đương với 5.2% Năm 2002 tăng 9984 trđ so với năm 2001 tương đương với 21.9% Năm 2003 tăng 11860 trđ so với năm 2002 tương đương với 17.5% Một số kết quả cho vay năm 2003: -Doanh số cho vay: 101687 trđ - Doanh số thu nợ : 34285 - Dư nợ cuối năm : 67402 trđ tăng so với năm 2002 là 9984 =17.5% Trong đó: + Dư nợ hộ sản xuất: 93552.04 trđ=92% + Cho vay tiêu dùng: 8134.96 trđ= 8% + Nợ quá hạn: 202.206 trđ =0.3% Năm 2003 hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển cả về quy mô, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng hàng tháng. Vòng quay vốn tín dụng đạt 0.9 vòng, đây là kết quả phản ánh hiệu quả đầu tư vốn cho vay và thu hồi vốn kịp thời, đúng thời hạn, quan hệ tín dụng lành mạnh. Nợ quá hạn ở tỷ lệ thấp các món nợ quá hạn phát sinh được sử lý kịp thời. Có được kết quả trên là do ngân hàng Vụ Bản đẫ đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp: - Ngân hàng kết hợp với hội phụ nữ , hội nông dân, hội cựu chiến binh thành lập các tổ vay vốn đạt hiệu quả cao. - Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn đến hộ sản xuất để nắm bắt được nhu cầu của họ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó. - Tiến hành phân loại khách hàng, phân tích chất lượng tín dụng, xử lý rủi ro , nâng cao chất lượng tín dụng..... 2.3 thực trạng công tác huy động vốn tại Nhno&ptnt huyện vụ bản. 2.3.1 Những kết quả đạt được. 2.3.1.1 Kết quả đạt được về các loại nguồn vốn Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao. Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có tuy rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng. Ngài ra các NHTM còn có một số nguồn vốn khác như : vốn đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư.... những nguồn vốn này cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nhận thức được điều này ngân hàng No&PTNT huyện Vụ Bản đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên trong những năm gần đây vốn huy động dã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại Ngân hàng Vụ Bản trong thời gian qua là: - Nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế - Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư - Phát hành giấy tờ có giá Trong những năm qua Ngân hàng huyện Vụ Bản luôn luôn chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng trưởng vốn huy động như: Mở rộng mạng lưới, tuyên truyền, quảng cáo, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong phạm vi cho phép... chính nhờ tăng cường công tác huy động vốn nên trong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn phát triển khá ổn định. Năm 2001 tổng nguồn vốn đạt 70542 trđ tăng 14124 trđ so với năm 2000= 17.8% Năm 2002 tổng nguồn vốn đạt 80648 trđ tăng 10106 trđ so với năm 2001=14.3% Năm 2003 tổng nguồn vốn đạt 95634 trđ tăng 14986trđ so với năm 2002 =18.6% Và tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn các năm là: - Năm 2000 nguồn vốn huy động chiếm 83% tổng nguồn vốn. - Năm 2001 nguồn vốn huy động chiếm 81% tổng nguồn vốn. - Năm 2002 nguồn vốn huy động chiếm 84% tổng nguồn vốn. - Năm 2003 nguồn vốn huy động chiếm 85.5% tổng nguồn vốn. Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúp ngân hàng Vụ Bản luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Để đánh giá chính xác về kết quả huy động vốn của ngân hàng Vụ Bản trong những năm gần đây chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động. Biểu 3 Đơn vi : triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 ST % ST % ST % ST % 1. Tiền gửi của TCKT 2. Tiền gửi của dân cư 3. Phát hành giấy tờ có giá 5914 23697 1091 19.3 77.2 3.5 22679 30339 3739 40 53.4 6.6 23085 36336 3508 36.7 57.7 5.6 26336 50707 2504 33.1 63.7 3.2 Tổng 30684 100 56874 100 62929 100 79544 100 Nhìn vào biểu 3 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng Vụ Bản gồm: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong nguồn tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn (95%), đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và không ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối. Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị chí quan trọng trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây tỷ trọng của nguồn vốn này lại có xu hướng giảm mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối. Ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của nguồn vốn này. Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng Vụ Bản chiếm tỷ trọng rất nhỏ mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng nó là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chủ động về lãi suất, số lượng, thời hạn, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này cho đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy ngân hàng nên chú trọng phát triển nguồn vốn này để có thể chủ động trong đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn tại địa phương. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chúng ta đi xem xét kỹ từng thành phần của vốn huy động: a) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tièn các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Tiền gửi của tỏ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đối với các NHTM do thời gian và khối lượng các khoản thanh toán không giống nhau là do luôn có những khoản tiền vào và ra ngân hàng nên luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn vay trong ngắn hạn. Như vậy các ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lý các tài khoản của khách hàng. Và việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn tăng . Điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng có nhiều quan hệ với các tổ chức kinh tế, mở ra cho ngân hàng nguồn huy động dồi dào trong tương lai. Biểu 4 đơn vị: triêụ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 1. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế 5914 22769 23085 23336 2. So sánh thời điểm sau với thời điểm trước - Số tuyệt đối - Số tương đối 16855 285% 316 1.4% 3251 14.1% Nhìn vào biểu 4 ta thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong những năm gần đây tăng đáng kể. Năm 2000 nguồn vốn này chỉ có 5914 trđ nhưng đến năm 2001 nguồn vốn này đã tăng lên gần gấp 3 lần đạt 22769 trđ. Nguyên nhân là do cuối năm 2000 đầu năm 2001 có nhiều doanh ngiệp mới được thành lập và đặt quan hệ với ngân hàng. Từ năm 2001 nguồn vốn này tăng chậm và khá ổn định. Năm 2001 đạt 23508 trđ tăng 316 trđ đạt 1.4%. Năm 2003 đạt 26336 tăng 3251 trđ tương đương với 14.1%. Qua số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn từ tổ chức kinh tế trong những năm gần đây tăng không ổn định . Trong nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng không ổn định, nếu ngân hàng có kế hoạch sử dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Có được kết quả trên là do Ngân hàng Vụ Bản đã rất cố gắng trong công việc thu hút nguồn vốn này. Điều này cho ta thấy ngân hàng đã xây dựng kế hoạch huy động vốn và chính sách khách hàng rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho ngân hàng trong quá trình thanh toán. Mặc dù trong những năm qua số vốn của tổ chức kinh tế có phát triển nhưng vẫn chưa cao . Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có các biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơn để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng có hiệu quả cao hơn. b) Tiền gửi của dân cư Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhát trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiên đầu tư. Trong những năm vừa qua Ngân hàng Vụ Bản luôn luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch ... Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Kết quả về huy động vốn từ tiền gửi của dân cư như sau: Biểu 5 Đơn vị: trđ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 20003 ST % ST % ST % ST % 1. Tiền gửi bằng VND 1.1 Không kỳ hạn 1.2 Có kỳ hạn 2 Tiền gửi ngoại tệ 23679 3487 20192 0 100 14.7 85.3 0 30339 5045 52294 0 100 16.6 83.4 0 36336 6336 30000 0 100 17.4 83.6 0 50707 9976 40731 0 100 19.7 80.3 0 Từ năm 2000 nguồn vốn tiền gửi của dân cư của ngân hàng tăng tương đối đều: - Năm 2001 tăng 6660 trđ tương đương với 28% so với năm 2000 đạt 30339 trđ - Năm 2002 tăng 5997 trđ tương đương với 19.8% so với năm 2001 đạt 36336 trđ - Năm 2003 tăng 14731 trđ tương đương với 39.5% so với năm 2002 đạt 50707 trđ. Là một chi nhánh ngân hàng nằm trên địa bàn một huyện nông nghiệp nên tiền gửi của dân cư hoàn toàn là tiền gửi bằng VND, không có tiền gửi bằng ngoại tệ. Tỷ trọng của tiền gửi của dân cư tuy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động nhưng tỷ trọng này vẫn chưa cao. Do đó ngân hàng cần tăng tỷ trọng của nguồn vốn này vì đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư: Năm 2000 tiền gửi dân cư chiếm 77.2% tổng nguồn vốn huy động, năm 2001 chiếm 53.44%, năm 2002 chiếm 57.4%, năm 2003 chiếm 63.7%. Trong tổng nguồn tiền gửi của dân cư hầu hết là tiền gửi có kỳ hạn nhưng trong những năm gần đây mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm nhẹ, ngược lại tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lại tăng. Năm 2000 tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn chiếm 85.3%, năm 2001 chiếm 83.4%, năm 2002 chiếm 82.6% và năm 2003 chiếm 80.3%. Tỷ trọng của của tiền gửi có kỳ hạn trong tổng tiền gửi của dân cư giảm là xu hướng không tốt vì thế ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn vì nguồn vốn này sẽ giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. c) Phát hành giấy tờ có giá Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nền kinh tế đang phát triển nhu cầu về vốn trung và dài hạn ngày càng tăng để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ , hiện đại hoá sản xuất... Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn các ngân hàng cũng cần có hình thức huy động tương ứng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy các ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt giúp các NHTM có thể chủ động về khối lượng vốn, lãi suất và thời hạn.... Nhưng nguồn vốn này thường có chi phí cao hơn các nguồn vốn khác. Trong những năm qua Ngân hàng Vụ Bản đều phát hành giấy tờ có giá tuy tỷ trọng chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn tại địa phương. Năm 2001 ngân hàng Vụ Bản phát hành được 1091 trđ chiếm 3.5% tổng nguồn vốn huy động, năm 2001 phát hành được 3739 trđ chiếm 6.6% vốn huy động, năm 2002 phát hành 3508 trđ =5.6% vốn huy động, năm 2003 phát hành 2504 trđ =3.2% vốn huy động. Từ năm 2001 nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng Vụ Bản có xu hướng giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Nguyên nhân là do những năm gần đây ngân hàng luôn thừa vốn và hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay với hộ sản xuất nên nhu cầu đầu tư dài hạn còn thấp do đó ngân hàng chủ động giảm nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá để giảm bớt chi phí huy động từ đó đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Nhưng trong tương lai ngân hàng cần chú trọng phát triển nguồn vốn này vì nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn sẽ tăng lên đáng kể trong các năm tới. 2.3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản * Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn Để thực hiện nhiệm vụ là trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường các NHTM tổ chức các nghiệp vụ chuyên môn của mình với các phần cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn. Huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Ngân hàng không chỉ huy động thật nhiều vốn mà còn phải nơi đầu tư và cho vay có hiệu quả . Nếu ngân hàng chỉ chú trọng tới huy động vốn mà không cho vay hoặc đầu tư thì sẽ bị ứ động vốn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Còn nếu không huy động đủ vốn để cho vay thì sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện trước nhất để mở rộng đầu tư tín dụng, để chủ động đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sử dụng vốn là hoạt động nối tiếp quyết định hiệu quả của hoạt động huy động vốn, quyết địng hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đạt được mục tiêu sinh lời và an toàn, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp tương đối về quy mô, kết cấu thời hạn và lãi suất . Một cơ cấu thời hạn và lãi suất của nguồn vốn được xem là tích cực khi nó thoả mãn các các tiêu chuẩn sau: - Đảm bảo khả năng thanh toán cần thiết - Sự phù hợp về độ nhạy cảm với lãi suất của nguồn vốn và tài sản - Sự linh hoạt trong cơ cấu để điều chỉnh theo hướng có lợi cho kết quả kinh doanh bằng việc có thể khai thác cơ hội và tránh các rủi ro có thể có. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn có lợi cho kinh doanh nhưng khi lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng rất dễ dẫn đến rủi ro. Trong những năm qua, với những cố gắng trong công tác huy động vốn Ngân hàng Vụ Bản đã chủ động được nguồn vốn để cho vay, đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng góp phần quan trọng trong sự thành công về cho vay của ngân hàng. Biểu 6 Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản. Đơn vị: trđ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng nguồn vốn huy động 56847 62929 79554 Nguồn vốn được sử dụng 47584 56872 71554 Sử dụng vốn 45558 55542 67402 Thừa (+), thiếu (-) 2022 1330 4142 Nhìn vào biểu trên ta thấy từ năm 2001 năm nào ngân hàng cũng dư thừa về vốn: Năm 2001 chi nhánh thừa 2022 trđ =4.2% Năm 2002 chi nhánh dư thừa 1330 trđ =2.3% Năm 2003 chi nhánh dư thừa 4142 trđ =5.8% Có được kết quả trên là do ngân hàng đã rất quan tâm, chú trọng tới công tác huy động vốn nên từ chỗ không đủ vốn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng đẫ phấn đấu không những đủ vốn mà trong những năm gần đây còn dư thừa về vốn. Đây là một kết quả tốt giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở cơ cấu về kỳ hạn giữa nguồn vốn và việc sử dụng vốn của ngân hàng. Hiện nay theo quy định của thống đốc NHNN Việt Nam ,NHNo&PTNT có thể sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.Các NHTM không được phép sử dụng quá tỷ lệ này vì nó có thể dẫn đến rủi ro về lãi suất và rủi ro thanh khoản. Để xem xét cơ cấu vốn của NHNo&PTNT huyện có hợp ký không chúng ta đi sâu nghiên cứu cơ cấu về thơì hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Biểu 7 : Cơ cấu về thời hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản. Đơn vị: trđ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 1. Tiền gửi không kỳ hạn 2. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 3. Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 9410 12468 7706 27814 16685 8492 29421 19331 10669 36312 26748 13983 Nguồn vốn được cân đối để chung Trong đó nguồn vốn cho vay trung và dài hạn 28593 14274.8 53108 21778.7 59421 25294.6 77040 32820 Tổng dư nợ Trong đó dư nợ trung dài hạn 43291 17316.4 45558 23223.2 5542 26216.8 67402 32960.8 Thừa (+), thiếu (-) nguồn vốn trung và dài hạn. -3041.6 -555.5 -922.2 -140.8 Trong những năm vừa qua mặc dù Ngân hàng Vụ Bản đã rất chú ý đến việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nên cơ cấu nguồn vốn đã có những chuyển biến tích cực và hợp lý hơn. Nhưng ở ngân hàng vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu nguồn vốn trung và dài hạn . Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất thấp, mặc dù trong những năm vừa qua có tăng nhưng tăng chậm chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung, dài hạn. Vì vậy ngân hàng cần chú trọng tăng cường huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì nguồn vốn này giúp ngân hàng chủ động trong đàu tư trung và dài hạn, đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn này để đầu tư trung và dài hạn, giúp cho công tác sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. 2.3.2 Những tồn tại về công tác huy động vốn tại ngân hàng No&PTNT huyện Vụ Bản và nguyên nhân của những tồn tại này. Trong quá trình hoạt động, mặc dù ngân hàng vụ Bản có rất nhiều kêt quả đáng khích lệ nhưng hoạt động huy động vốn cũng không thể tránh khỏi nhưng hạn chế, tồn tại đó là: 2.3.2.1 Nguồn vốn huy động của ngân hàng Vụ Bản tăng trưởng chậm * Trong nhưng năm qua tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Vụ Bản luôn tăng nhưng tăng rất chậm. Năm 2002 nguồn vốn huy động tăng so với năm 2001 là 10,6%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 25,65. Mặc dù chi nhánh vẫn luôn thừa vốn nhưng nếu nguồn vốn huy động vẫn tăng chậm trong các năm tới thì chinhánh sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi lẽ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới vì kinh tế địa phương đang phát triển mạnh và nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển nghành nghề tăng rất nhanh do đó nếu không có chiến lược huy động vốn kịp thời thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh. * Nguyên nhân - Trong những năm qua kể từ năm 2001 chi nhánh Ngân hàng Vụ Bản không sử dụng hết nguồn vốn huy động nên chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến công tác huy động vốn. Các hình thức huy động vốn không được đổi mới, cải thiện, thời gian giao dịch của chi nhánh trùng với thời gian làm việc của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trên địa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0381.doc
Tài liệu liên quan