Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1

I. Nguồn nhân lực . 1

1.1 Khái niệm. 1

1.2 Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực: 2

1.3 Phân loại nguồn nhân lực: 4

1.4 Vai trò nguồn nhân lực: 7

2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 11

2.1 Khái niệm. 11

2.2 Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực 11

2.2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm quốc gia: 11

2.2.1.1 Đầu tư cho hoạt động giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phạm vi toàn quốc. 11

2.2.1.2 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. 12

2.2.1.3 Đầu tư vào công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế con người. 13

2.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 15

2.2.2.1 Đầu tư cho hoạt động tuyển dụng. 15

2.2.2.2. Đầu tư cho hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp: 16

2.2.2.3. Đẩu tư cải thiện môi trường đầu tư trong doanh nghiệp. 18

2.2.2.4. Trả công người lao động. 19

PHẦN 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM. 21

I.Đặc điểm và tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam 21

1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực: 21

1.1.1 Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào 21

1.1.2 Nguồn nhân lực của Việt Nam đa phần được đào tạo nhưng chất lượng lao động chưa cao, kỹ năng và tác phong thiếu chuyên nghiệp. 21

1.1.3 Nguồn nhân lực phân bổ không đều, cơ cấu chưa hợp lý và đa phần nguồn lao động làm trái ngành nghề. 22

1.2 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực 23

1.1.1 Sự kết hợp cung cầu về số lượng và chất lượng cho thấy khả năng cung không đáp ứng được cầu. 23

1.1.2 Sử dụng nguồn lực không hợp lý và gây ra tình trạng lãng phí trong các doanh nghiệp 23

1.1.3 Các doanh nghiệp chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. 23

II Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 23

2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm Vĩ mô 23

2.1.1 Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo 23

2.1.2 Đầu tư cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. 24

2.1.3 Đầu tư trong công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế con người 24

2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vi mô 24

2.2.1 Đầu tư trong công tác tuyển dụng 24

2.2.2 Đầu tư trong công tác giáo dục đào tạo trong doanh nghiệp 24

2.2.3 Đầu tư cải thiện môi trường trong doanh nghiệp 24

2.2.4 Trả công người lao động 24

PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 25

3.1. Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nguồn nhân lực: 25

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 28

3.2.2. Các giải pháp ở tầm vi mô (ở tầm doanh nghiệp): 33

KẾT LUẬN 36

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển nguồn nhân lực tầm quốc gia: 2.2.1.1 Đầu tư cho hoạt động giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phạm vi toàn quốc. Giáo dục , đào tạo và phát triển năng lực con người lao động có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển kinh tế ,xã hội của một quốc gia và có khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp .Giáo dục , đào tạo là cơ sở nền tảng trong sức mạnh của Anh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ;là nguồn gốc thành công của mỹ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 vầ là ưu thế của nhật bản trong cuộc cách mạng kỹ thuật cao cấp lần thứ ba .Nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực trong các tổ chức tăng nhanh cùng với sụ phát triển hợp tác và cạnh tranh quốc tế ,công nghệ tiên tiến và các áp lực kinh tế xã hội . Đào tạo được xem như là yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức .Gìơ đây chất lượng nhân viên đã chở thành một trong những lợi thế cạnh trong quan trong nhất của các doanh nghiệp trên thế giới ,thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với đầu tư kỹ thuật công nghệ và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh . Đó là lý do vì sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ Nhật đều chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo ,phát triển nguồn nhân lực . Trong các tổ chức vấn đề đào tạo và phát triển được áp dụng nhằm ,trực tiếp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn , đặc biệt là khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu ,hoặc khi nhân viên nhận công việc mới . -Cập nhập các kỹ năng mới cho nhân viên ,giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ ,kỹ thuật trong doanh nghiệp . - Giải quyết các vấn đề tổ chức đào tạo và phát triển có thể giúp nhà quản trị giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn ,xung đột giữa các cá nhân ,giữa công đoàn với các nhà quản trị , đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả . - Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới ,nhân viên mới gặp nhiều khó khăn ,bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức ,doanh nghiệp và các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích ứng vóí môi trường lam việc mới của doanh nghiệp . - Chuẩn bị độ ngũ cán bộ quản lý ,chuyên môn kế cận , đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý ,chuyên môn khi cần thiết . -Thoã mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên , đựoc trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiên công việc tốt hơn , đạt được nhiều thành tích tốt hơn ,muốn được trao những nhiệm vụ có thách thức cao hơn . 2.2.1.2 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Khái niệm: Điều kiện lao động là tổng hợp của các yếu tố trong môi trường có tác động lên con người trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt của mình. Ý nghĩa: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải thiện điều kiện làm việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và làm việc của mỗi con người. Khi cơ sở hạ tầng phát triển, cuộc sống và công việc của con người sẽ diễn ra nhịp nhàng hơn điều độ hơn con người tiếp cận với công việc dễ dàng hơn. Hoạt động đầu tư này gián tiếp thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Nội dung: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải thiện điều kiện làm việc bao gồm những nội dung sau: Đầu tư xây dựng trường học cho các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc ít người mua sắm trang thiết bị học tập tốt, phù hợp với điều kiện của các vùng. Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp an toàn, sạch sẽ, hiện đai. Đầu tư vào hệ thống giao thông, đường xá. Đầu tư xây dựng các khu nhà ở chỗ người dân, người lao động. 2.2.1.3 Đầu tư vào công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế con người. Đầu tư và công tác xã hội: Để phát triển nguồn nhân lực, mỗi quốc gia cần quan tâm đầu tư tới các nội dung xã hội sau: Bảo hiểm xã hội: bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho mỗi người dân nói chung và người lao động nói riêng. Nó là sự bảo đảm về mặt thu nhập cho người lao động thông qua các chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm góp phần ổn định của người lao động và gia đình họ. Bảo hiểm xã hội là một nhu cầu của nhân dân lao động trong xã hội cần được đảm bảo an toàn trong cuộc sống và làm việc. Nhà nước với vai trò là quản lý tài chính và tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội có trách nhiệm tổ chức hoạt động trên phạm vi toàn xã hội để thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng của các tầng lớp lao động trong xã hội. Cứu trợ xã hội: là sự gúp đỡ của nhà nước, xã hội và cộng đồng bằng tiền, hiện vật hoạc các điều kiện sinh sống khác với các hình thức khác nhau, cho thành viên của xã hội khi họ gặp khó khăn, rủi ro hoạc bất hạnh trong cuộc sống nhằm giúp họ tránh được những khó khăn quá mức, bảo đảm cuộc sống và sớm có cuộc sống bình thường như của cộng đồng. Ưu đãi xã hội: là sự đãi ngộ đặc biệt về vật chất, tinh thần của nhà nước, xã hội nhằm đền đáp công lao với những người có nhiều cống hiến xã hội làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội. Điều này thể hiện trách nhiệm của nhà nước là xây dựng những hệ thống biện pháp cụ thể về sự ưu tiên và cơ chế thực hiện sự ưu tiên đó. Mục tiêu của chính sách này là đầu tư xã hội, nhằm tái sản xuất những giá trị cao đẹp của dân tộc, duy trì tinh thần yêu nước của con người Việt Nam, ổn định nếp sống, văn hóa và tình hình kinh tế xã hội của đất nước hiện nay và trong tương lai. Xóa đói giảm nghèo: đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có đủ những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, ở Xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của nhà nước của các cấp cấc nghành, các tổ chức xã hội và của mọi người dân. Nhà nước thực hiện đầu tư xóa đói giảm nghèo qua các chương trình hỗ trợ cho các đối tượng thuộc chính sách ưu đãi, những người ở vùng núi cao, đồng bào dân tộc ít người, khu căn cứ cách mạng cũ, người tàn tật Tạo việc làm cho người lao động: đầu tư mở rộng sản xuất nhằm tạo mở việc làm, sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn nhân lực. Đầu tư vào vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc, cho vay vốn từ quỹ quốc gia cho giải quyết việc làm. Đầu tư chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp không chỉ nhằm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho người lao động mà còn đóng một vai trò rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Môi trường sạch sức khỏe người lao động được nâng cao là vần đề then chốt để pháp triển sản xuất, tái tạo sức lao động và kéo dài tuổi thọ của người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đầu tư chăm sóc sức khỏe người lao động bao gồm những nội dung sau: Xây dựng hệ thống các trung tâm y tế, bệnh viện với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ sức khỏe của mọi người. Đầu tư vào công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp, chắm sóc sức khỏe thường xuyên Đầu tư vào việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em, giúp cho thế hệ trẻ phát triển tốt về thể lực, lành mạnh và tinh thần và do đó cũng giúp cho trẻ có đủ năng lực để nhanh chóng tiếp thu kiến thức, kỹ năng qua giáo dục ở nhà trường. 2.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 2.2.2.1 Đầu tư cho hoạt động tuyển dụng. Khái niệm: tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và khuyến khích những cá nhân có đủ tiêu chuẩn thích hợp cả ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tham gia ứng thí vào các chức danh cần người trong doanh nghiệp. Những ứng viên hội đủ những tiêu chuẩn của công việc có thể sẽ được tuyển dụng. Ý nghĩa đầu tư cho hoạt động tuyển dụng: Đầu tư cho hoạt động tuyển dụng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, là yếu tố chủ yếu của chính sách quản lý nguồn lực, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng nhân lực của doanh nghiệp. Qua tuyển dụng nhân viên mới, một mặt đội ngũ nhân lực được trẻ hoá, mặt khác trình độ trung bình cũng được nâng lên. Do vậy người ta có thể nói rằng: “tuyển dụng nhân viên là một sự đầu tư phi vật chất - đầu tư về con người”. Một chính sách tuyển dụng nhân viên đúng đắn, được chuẩn bị chu đáo, tiến hành nghiêm túc và có tiêu chuẩn xác đáng theo một quy trình khoa học sẽ đảm bao cho doanh nghiệp tuyển chọn được những người có năng lực thực sự góp phần đem lại thành công cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu tiến hành tuỳ tiện, thiếu nghiêm túc, không có tiêu chuẩn chẳng những không đem lai lợi ích mà đôi khi còn là trung tâm gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, xáo trộn đơn vị và thậm trí tới mức xa thải người này và để rồi lại phải tuyển người mới. Điều này không nhưng không mang lại thành công cho doanh nghiệp mà còn gây lãng phí nhiều lần cho doanh nghiệp. Nội dung của đầu tư tuyển dụng trong doanh nghiệp: Đầu tử cho tuyển dụng bao gồm hai nội dung cơ bản, đó là đầu tư để thu hút, tìm kiếm nhân tài vào doanh nghiệp và đầu tư để sắp xếp, phân bổ nhân lực vào các vị trí thích hợp trong doanh nghiệp. Đầu tư để thu hút, tìm kiếm nhân tài bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường lao động, nghiêm cứu đặc điểm, yêu cầu công việc của các vị trí cần tuyển dụng, và các hoạt động quảng cáo nhằm thông tin rộng rãi đến người lao động để nhiều người biết đến việc tuyển dụng. Đầu tư để sắp xếp, phân bổ nhân lực vào các vị trí thích hợp trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như xem xét năng lực, trình độ chuyên môn và năng khiếu của nhân viên, sắp xếp vào các vị trí thích hợp nhằm khai thác tối đa khả năng làm việc của người lao động. 2.2.2.2. Đầu tư cho hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp: Khái niệm: Đào tạo nguồn nhân lực cho tổ chức là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho người lao động trong việc đóng góp vào hoạt động của tổ chức. Ý Nghĩa của việc đầu tư vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực: Trong một doanh nghiệp, không phai ai cũng có điều kiện để học tập, nghiên cứu và không phải ai cũng thông thạo các kỹ năng công việc của bản thân mình. Bởi vậy việc đầu tư cho hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Nó sẽ tạo điều kiện giúp cho người lao động có cơ hội học tập, có điều kiện để bồi dưỡng, cải thiện kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng của bản thân, từ đó nhận thức tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp, có khả năng thực hiên tốt hơn nhiệm vụ của họ cũng như của doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của đầu tư cho hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp Đẩu tư cho đào tạo nghề cho công nhân: Đầu tư tại chỗ: Đối với những công việ đơn giản, có thể đào tạo bằng cách thuê ngoài hoặc phân công những chuyên gia, những cán bộ, những công nhân giỏi để hướng dẫn các thợ học nghề. Tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho việc dạy và học. Đầu tư mở rộng các lớp cạnh doanh nghiệp: Các lớp cạnh doanh nghiệp là những lớp dạy nghề quy mô nhỏ, chỉ đào tạo các ngành nghề mang tính riêng biệt của doanh nghiệp và những nghề này đòi hỏi trình độ lành nghề cao, tương đối phức tạp. Cử công nhân viên đi học các trường lớp dạy nghề, các trường lớp chính quy để nâng cao trình độ. Đầu tư cho đào tạo cán bộ, công nhân viên chức: Với những nội dung đào tạo cơ bản như: Đào tạo vệ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo nhiều chức năng, đào tạo hoạt động theo nhóm và đào tạo tính sáng tạo. Đầu tư cho đào tạo cấp quản lý: Đào tạo cho các cấp quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp về các nội dung sao: Đào tạo kỹ năng tư duy, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức lãnh đạo. Để thực hiện tốt các nội dung đào tạo này cần có sự đầu tư theo chiều sâu, như mở các lớp quy mô nhỏ nhưng chất lượng cao, đào tạo chuyên sâu 2.2.2.3. Đẩu tư cải thiện môi trường đầu tư trong doanh nghiệp. Khái niệm: Cải thiện điều kiện lao động là đưa nhân tố đó đạt trạng thái tối ưu để một mặt chúng không ảnh hưởng xấu tới hoạt động sống của con người, và mặt kia có tác động thúc đẩy và củng cố khả năng làm việc của con người. Nội dung: Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động bao gồm những nội dung sau: Đầu tư cải thiện môi trường làm việc để có được đầy đủ các điều kiện vật chất kỹ thuật an toàn, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cho người lao động: Đảm bảo tốt các điều kiện về an toàn lao động và vệ sinh lao động như luật lao động ban hành. Thay thế các thiết bị các quy trình công nghệ phát sinh các yếu tố độc hại. Tách công nhân ra khỏi môi trường độc hại bằng cách cơ khí hoá, tự động hoá sản xuất. Sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân để giảm bớt mức độ tác động của các nhân tố đến cơ thể con người. Đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ và tâm lý lao động. Hạn chế tác hại bằng cách tăng cường sức khỏe cho người lao động: Cải thiện điều kiện lao động là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng xuất lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động cũng như góp phần nâng cao hứng thú trong lao động của người lao động. Đầu tư bố trí không gian sản xuất và làm việc phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp. Sắp xếp vị trí, lựa chọn kiểu dáng của các trang thiết bị có tính hợp lý và thẩm mỹ cao. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là sự luân phiên một cách hợp lý giữa các kỳ làm việc và điều kiện lao động của người lao động. Chế độ này phải do các nhà Tâm – Sinh lý lao động, các nhà Vệ sinh lao động và các chuyên gia về Tổ chức lao động khoa học phối hợp nghiên cứu và xây dựng. Làm hoà nhập người lao động: là quá trình được thiết kế để giúp đỡ các nhân viên mới thích nghi với bộ phận hay tổ chức mà họ làm việc. 2.2.2.4. Trả công người lao động. Khái niệm: Trong thực tế sản xuất và xã hội, khái niệm tiền công, tiền lương và thành phần của chúng được quan niệm rất đa dạng. Có nhiều tên gọi và khái niệm để diễn đạt sự trả công trong lao động như: tiền công tiền lương, thù lao lao động, thu nhập lao động Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính như thế nào mà có thể được biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động bằng hợp đồng viết hay bằng miệng. Tiền công theo nghĩa rộng bao hàm tất cả các hình thức bù đắp mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Nó bao gồm tiền lương, tiền thưởng và các hình thức trả tiền khác. Nhưng theo cách dùng phổ biến hiện nay thì thuật ngữ “tiền công” chỉ được xem là để trả thù lao cho người lao động theo giờ cho những người lao động mà không có giám sát quá trình lao động đó. Còn tiền lương là số tiền trả cho người lao động theo một thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, năm). Hiện nay theo quan điểm của cải cách tiền lương năm 1993 (theo nghị định 25,26 CP ban hành ngày 23/05/1993) , khi công nhận sức lao động là một hàng hoá thì “tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức mua lao động trong nền kinh tế thị trường”. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển ở trình độ cao, thì cuộc sống của con người đã và đang được cải thiện một cách rõ rệt, trình độ chuyên môn, văn hoá của người lao động được nâng cao không ngừng, thì ngoài tiền lương cơ bản, thưởng, phụ cấp và phúc lợi, người lao động còn muốn được thăng tiến trong nghề nghiệp, được sự kính trọng và làm chủ trong công việcthì tiền lương có ý nghĩa như một khoản tiền đầu tư cho người lao động để không ngừng phát triển một cách toàn diện. Vai trò và ý nghĩa của việc trả công người lao động. Trả công người lao động cũng là một hoạt động đầu tư hết sức cần thiết để phát triển nguồn nhân lực về mọi mặt. Trả công người lao động có vai trod thúc đẩy quá trình tái sản xuất sức lao động. Sau mỗi quá trình sản xuất lao động bị hao phí, do đó phải cần có sự bù đắp hao phí sức lao động đã tiêu hao.Trả công cho người lao động là cơ sở để họ mua sắm một lượng hàng hoá sinh hoạt và dịch vụ nhất định (bao gồm các hàng hoá thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men, đi lại, học hành, giả trí) đảm bao cho tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động của người lao động. Trả công cho người lao động có vai trò điều tiết và kích thích. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc co tính chất phức tạp về kỹ thuật khác nhau, do đó người lao động có trình độ lành nghề hơn, làm các công việc phức tạp hơn, trong điều kiện khó khăn, nặng nhọc hơn thì phải được trả công cao hơn. Rồì các công việc khẩn cấp và khó khăn, cũng như các công việc cần động viên sức lao động nhiều hơn, nhanh hơn thì tiền lương và tiền thưởng có tác dụng kính thích khá hiệu quả Trả lương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút lao động có tay nghề cao và tạo ra sự trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM. Đặc điểm và tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam Đặc điểm nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào Với dân số gần 85 triệu người và có mức tăng hàng năm khoảng 1,35% trong thời gian gần đây, có thể nói rằng Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn và tốc độ tăng dân số nhanh. Dân số Việt Nam chủ yếu là thế hệ sinh ra sau chiến tranh nên có đến gần 70% dân số có độ tuổi dưới 30, rất trẻ, và số người trong độ tuổi lao động trong dân số chiếm tỉ lệ lớn. Lao động trẻ tuổi chiếm tỉ lệ lớn trong nguồn nhân lực, đây là bộ phân quan trọng của nguồn nhân lực quốc gia, có vai trò gánh vác nhiệm vụ xung kích trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2004, trong lực lượng lao động cả nước lao động 15- 34 tuổi chiếm tỷ lệ 47,6% là thế mạnh của nguồn nhân lực nước ta. Nguồn nhân lực của Việt Nam đa phần được đào tạo nhưng chất lượng lao động chưa cao, kỹ năng và tác phong thiếu chuyên nghiệp. Sau 20 năm đổi mới nước ta đã có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển liên tục với mức tăng trưởng trung bình là 7,5%. Năm 2007 – năm đầu tiên là thành viên của WTO , chỉ số tăng tổng GDP là 8,5% của xuất khẩu là 20,5%, thu hút FDI tăng 1%. Để đạt được những thành tựu đó thì không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của nguồn nhân lực nước ta. Hiện nay nhình chung chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao hơn trước thể hiện rõ nhất ở năng suốt lao động của toàn xã hội đã thay đổi hẳn cục diện phát triển kinh tế của nước ta từ khi tiến hành công cuộc đổi mới. Trình độ giáo dục phổ cập và lực lượng lao động có đào tạo, số người tốt nghiệp các bậc học tăng nhanh so với nhiều nước. Nhưng bên cạnh đó chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực Việt Nam chưa cao. Tính đến cuối năm 2006 Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động trong có ¾ là lao động ở nông thôn, số người được đào tạo nghề và chuyên môn vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Trong năm 2002 chỉ chiếm 17,1% số người lao động và đào tạo, tỉ lệ này vào năm 2006 là 32% và ước tính đến năm 2010 là 40%. Như vậy ở nước ta sẽ vẫn còn một bộ phận lớn lao động chưa qua đào tạo làm việc với năng suất thấp. Đây có thể coi là một sự lãng phí lớn trong sử dụng nguồn nhân lực hiện nay. Nguồn nhân lực phân bổ không đều, cơ cấu chưa hợp lý và đa phần nguồn lao động làm trái ngành nghề. Hiện nay nước ta được chia ra làm 8 vùng lãnh thổ là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sự phân bố nguồn nhân lực giữa các vùng không đồng đều, thể hiện: Khu vực Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có nguồn nhân lực lớn hơn so với các vùng khác. Năm 2004, trong tổng nguồn nhân lực hoạt động trong kinh tế của cả nước thì ở hai khu vực này chiếm tỷ lệ lớn nhất với 22,5% ở đồng bằng sông Hồng và 21,3% ở đồng bằng sông Cửu Long do đây là châu thổ của hai con sống lớn, nơi đất đai mầu mỡ, điều kiện canh tác thuận lợi mặc dù đất đai chỉ chiếm gần 17% đất đai cả nước. Sự phân bổ nguồn nhân lực giữa khu vực thành thị và nông thôn cũng không đồng đều, người lao động đang có xu hướng đổ về các thành phố để tìm việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ Tình hình sử dụng nguồn nhân lực Sự kết hợp cung cầu về số lượng và chất lượng cho thấy khả năng cung không đáp ứng được cầu. Sử dụng nguồn lực không hợp lý và gây ra tình trạng lãng phí trong các doanh nghiệp Các doanh nghiệp chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. II Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 2.1 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm Vĩ mô 2.1.1 Đầu tư cho hoạt động giáo dục đào tạo Việt Nam là nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới khoản 8%GDP/năm, gần đây còn nhiều quyết sách khác về tài chính – kể cả cho sinh viên vay tiền ngân hàng để chi cho học tập – hỗ trợ phát triển giáo dục. Nghĩa là cả nước nỗ lực rất lớn cho phát triển giáo dục nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung Đầu tư cho giáo dục phổ thông: Giáo dục phổ thông là nền tảng bên dưới và đào tạo chuyên nghiệp là công trình bên trên của nhân cách con người. Xã hội loài người càng phát triển theo thời gian, kiến thức con người càng được mở rộng và nâng tầm. Nhưng dù phát triển đến mức nào chăng nữa thì đối với bậc học này, những hiểu biết mang tính phổ thông cần trang bị cho mỗi con người về mặt xã hội học thuộc các phạm trù cội nguồn dân tộc, ngôn ngữ, tính nhân bản, nhân văn, văn thể mĩ. Đầu tư vào giáo dục phổ thông ở Việt Nam đến nay mới có 3 cuộc cải cách giáo dục. Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc Hội đề ra mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giao khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn thế hệ trẻ. Đầu tư cho Đại học: thời gian qua chúng ta xây dựng hệ thông các trường đại học trên toàn quốc với đủ các nghành nghề, tập chung đầu tư xây dựng một số trường học trọng điểm quốc gia với chất lượng đào tạo ngày càng cải thiện, đầu tư phát triển nhiền hình thức đào tạo như giáo dục thường xuyên và đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ và cử đi học ở nước ngoài. Nhà nước đã dùng một lượng ngân sách lớn để đưa một đội ngũ sinh viên xuất sắc đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài tiếp thu những kiến thức mới mẻ bổ xung nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Đầu tư vào mạng lưới cơ sở dạy nghề: tính đến ngày 30/06/2004 mạng lưới cơ sở dạy nghề trong cả nước có 226 trường dạy nghề, số lượng giáo viên trong các trường dạy nghề cũng lên đến 7056 người. Tuy nhiên so với tốc độ tăng quy mô đào tạo thì tốc độ tăng số lượng giáo viên chưa tương ứng. 2.1.2 Đầu tư cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. 2.1.3 Đầu tư trong công tác xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế con người 2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tầm vi mô 2.2.1 Đầu tư trong công tác tuyển dụng 2.2.2 Đầu tư trong công tác giáo dục đào tạo trong doanh nghiệp 2.2.3 Đầu tư cải thiện môi trường trong doanh nghiệp 2.2.4 Trả công người lao động PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 3.1. Các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nguồn nhân lực: Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn đầu tư đã và đang là một trong những vấn đề bức thiết ở nước ta hiện nay. Nhằm giúp giải quyết tốt mục tiêu này, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: Đầu tiên việc cần làm là cải thiện môi trường đầu tư, làm cho môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn, đứng đầu trong khu vực. Muốn làm được điều này Việt Nam cần sớm hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đầu Tư, Luật Doanh Nghiệp để các nhà đầu tư có thể tìm hiều, áp dụng. Mặt khác Việt Nam cần phải tập chung hoàn thiện tốt cơ chế một cửa ở các cơ quan cấp phép và quản lý đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đầu tư phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Ngay ở ba vùng kinh tế trọng điểm đang thu hút phần lớn các nhà đầu tư hiện nay cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế , thu hút đầu tư nước ngoài. Kể cả Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh , vấn đề tắc nghẽn giao thông chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng vẫn yếu kém. Cơ sở hà tầng là vấn đề hàng đầu hiện nay thu hút cả đầu tư trong và ngoài nước mà nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế sự huy động các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và cho phát triển nguồn nhân lực nói riêng, làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu, không đồng bộ làm tăng chi phí đội giá thành sản phẩm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới quyết tâm của nhà đầu tư. Do vậy cần có các phương án đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong số các phương án đầu tư vào công nghiệp, xây dựng chưa kể các dự án phát triển đường sắt, đã có những dự án với quy mô rất lớn về giao thông vận tải để giải quyết những yếu kém về cơ sở hạ tầng, trong đó có những tuyến đường, sân bay lên tới hàng tỷ USD, xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đầu tư vào các khu vui chơi giải trí và các cơ sở y tế để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Ngoài ra, Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ, đông dân nhưng chất lượng, trình độ tay nghề của người lao động còn yếu và không đồng đều ở các ngành, lĩnh vực và địa phương điều này ảnh hưởng khá lớn tới quyết định của các nhà đầu tư. Vì vậy để phát huy lợi thế về nguồn lực,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6207.doc
Tài liệu liên quan