Thực trạng tổ chức quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 5

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) 5

1. Bảo hiểm xã hội trong đời sống người lao động. 5

2. Khái niệm, đối tượng và chức năng của Bảo hiểm xã hội 7

a, Khái niệm 7

b, Đối tượng của bảo hiểm xã hội 7

c, Chức năng của Bảo hiểm xã hội 7

3.Tính chất của Bảo hiểm xã hội 8

4. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội 9

5. Những quan điểm cơ bản về bảo hiểm xã hội 10

a, Mọi người lao động đứng trước nguy cơ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc

 mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội 10

b, Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm xã hội đối với

 người lao động, người lao động phải có trách nhiệm tự bảo hiểm xã hội cho mình 11

c, Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ

 bảo hiểm xã hội độc lập, tập trung 11

d, Phải lấy số đông bù số ít 12

e, Phải kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu bảo

 hiểm xã hội 12

f, Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm, nhưng thấp

 nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu 12

g, Chính sách bảo hiểm xã hội là bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất

 trong chính sách xã hội đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước 12

h, Bảo hiểm xã hội phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện

 kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể 13

II. BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 13

1. Giai đoạn 1945- 1959 13

a, Văn bản pháp quy quy định 13

b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội 14

2. Giai đoạn 1960-1994 14

a, Văn bản pháp quy quy định. 14

b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội. 14

3. Giai đoạn 1995 đến nay 15

a, Văn bản pháp quy quy định 15

b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội 15

II. TỔNG QUAN VỀ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 16

1. Khái niệm, đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội 16

a, Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội 16

b, Đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội 16

2. Phân loại quỹ bảo hiểm xã hội 17

a, Theo tính chất sử dụng quỹ 17

b, Theo các trường hợp được BHXH 17

c, Theo đối tượng quản lý, có: 18

3. Tạo nguồn 18

a, Đối tượng tham gia và đóng góp. 18

b, Phương thức đóng góp 19

c, Xác định mức đóng góp. 20

4. Sử dụng nguồn 22

a, Điều kiện hưởng trợ cấp 22

b, Xác định mức trợ cấp 24

c, Phương thức chi trả trợ cấp BHXH 25

5. Cơ quan tổ chức thực hiện. 25

6. Mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của quỹ bảo hiểm xã hội 27

a, Chu trình quỹ của một hệ thống bảo hiểm xã hội 27

b, Các biện pháp giải quyết khi quỹ mất cân đối 28

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30

I. TẠO NGUỒN 30

1. Đối tượng tham gia 30

2. Mức và phương thức đóng góp 31

II. SỬ DỤNG NGUỒN (CHI TRẢ TRỢ CẤP CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI) 32

1. Chế độ ốm đau 32

a, Các trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau 32

b, Điều kiện được hưởng trợ cấp 32

c, Thời hạn và mức trợ cấp 32

2. Chế độ thai sản 33

a, Các trường hợp được hưởng 33

b, Điều kiện 33

c, Thời hạn và mức hưởng bảo hiểm xã hội 33

3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 34

a, Các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 34

b, Điều kiện hưởng trợ cấp 34

c, Các loại trợ cấp 34

4. Chế độ hưu trí 35

a, Điều kiện 35

b, Mức trợ cấp 35

c, Sự thay đổi chế độ hưu trí 36

5. Chế độ tử tuất 36

a, Các trường hợp 36

b, Điều kiện hưởng 37

c, Các loại trợ cấp 37

 

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 37

1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội 38

2. Công tác chi trả trợ cấp 41

3. Công tác đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội 46

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THU-CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 48

1. Sự mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bằng cả hình thức bắt buộc

 và tự nguyện 48

2. Mở rộng hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội -Thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp 49

3. Dự báo quỹ bảo hiểm xã hội 50

a, Dự báo thu bảo hiểm xã hội 50

b, Dự báo chi quỹ BHXH 51

c, Cân đối quỹ BHXH 52

 

CHƯƠNG III: THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 53

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 53

1. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm xã hội là một xu thế tất yếu của

 mỗi hệ thống bảo hiểm xã hội. 53

2. Quỹ bảo hiểm xã hội là hạt nhân của tổ chức bảo hiểm xã hội 53

3. Từ những bất cập trong tổ chức quản lý và thực hiện 54

4. Các chế độ có mục đích sử dụng và cơ chế đóng góp khác nhau 54

5. Đáp ứng được chiến lược đầu tư dài hạn và ngắn hạn 55

6. Phù hợp với nguyên tắc đổi mới của bảo hiểm xã hội 56

II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 56

1. Thuận lợi 56

2. Khó khăn 57

III. THÀNH LẬP QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHẦN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 57

1. Quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn 57

a, Các chế độ ngắn hạn 57

b, Xác định mức đóng góp BHXH 58

2. Quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn 59

a, Các chế độ dài hạn 59

b, Xác định mức đóng góp BHXH 60

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 64

1. Sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và thực hiện 64

2. Nguồn quỹ BHXH ban đầu và vấn đề kinh phí hoạt động 67

3. Chiến lược đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội 70

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tổ chức quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm đời sống người lao động cũng như ổn định tình hình kinh tế- chính trị và xã hội của đất nước. 6. Mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của quỹ bảo hiểm xã hội a, Chu trình quỹ của một hệ thống bảo hiểm xã hội Người LĐ đóng góp Người SDLĐ đóng góp Thu nhập từ đầ tư Hỗ trợ của Nhà nước Phạt Cơ quan BHXH Phí quản lý Chi trả trợ cấp Phí đầu tư Trợ cấp ngắn hạn Trợ cấp dài hạn Trợ cấp TNLĐ Trợ cấp thất nghiệp ... *Chăm sóc y tế *ốm đau *Thai sản *Mai táng ... *Mất sức lao động *Tuổi già *Tử tuất *Chăm sóc y tế *Mất sức tạm thời *Mất sức vĩnh viễn *Trợ cấp người ăn theo *Thất nghiệp *Trợ cấp bổ xung cho người ăn theo ... ... b, Các biện pháp giải quyết khi quỹ mất cân đối Một cách đơn giản nhất, công thức cơ bản đối với cân đối tài chính của một hệ thống BHXH được viết: Thu = Chi ( hoặc thu nhập = chi tiêu ) Và, với tỷ lệ đóng góp được xác định trước, công thức được biểu thị: Thu có thể xảy ra = Chi phí có thể xảy ra Và, đó là điều mà các nhà làm công tác BHXH mong muốn nhất. Tuy nhiên điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra, do những sai lệch trong tính toán hay những thay đổi trong tương lai mà nhiều khi quỹ BHXH có thể bội thu hay bội chi (mà thường là bội chi), vậy thì biện pháp để đối phó với tình trạng này là gì ? Thông thường, khi xảy ra mất cân đối giữa thu và chi, một cách đơn giản nhất, người ta tìm ra những nguyên nhân gây ra sai lệch đó và tác động vào chúng. Chẳng hạn như với chế độ TNLĐ-BNN, khi có một sự gia tăng về tỷ lệ TNLĐ -BNN dẫn đến bội chi BHXH thì người ta sẽ tìm cách giảm tỷ lệ này bằng các biện pháp tăng cường công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động hay chăm lo đến sức khoẻ của người lao động hơn. Tuy nhiên cách làm này hết sức thụ động vì an toàn lao động và vệ sinh lao động không phải là nhiệm vụ của BHXH. Hơn nữa, đối với một vài chế độ, biện pháp này dường như không hợp lý, chúng ta không thể làm giảm tỷ lệ sinh đẻ khi chính sách dân số của quốc gia là khuyến khích tăng dân số. Hay với chế độ hưu trí, khi tuổi thọ tăng lên dẫn đến bội chi BHXH thì chúng ta cũng không thể tìm cách nào đó để làm giảm tuổi thọ vì tăng tuổi thọ là mối quan tâm của các nhà khoa học, là mong muốn của mỗi xã hội và là mục đích của toàn nhân loại. Vậy thì biện pháp nào là thích hợp ? Cân đối lại giữa mức đóng và mức hưởng BHXH: Khi quỹ BHXH bị thâm hụt, có thể buộc các đối tượng đóng góp phải đóng góp thêm một khoản đủ để bù đắp sự thiếu hụt đó. Giảm mức hưởng trợ cấp BHXH cũng là cách cân đối quỹ và cũng có thể sử dụng cả hai biện pháp trên ( vừa tăng mức đóng góp và vừa giảm mức hưởng). Khi tăng mức đóng góp phải xem xét đến khả năng tham gia của người lao động và khi giảm mức hưởng phải xem xét ảnh hưởng của quyết định đó đến việc ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Đánh giá lại hiệu quả hoạt động BHXH: Các chi phí cho hoạt động sự nghiệp đôi khi lớn quá mức cần thiết, hoặc chi phí với mức không tương xứng cũng sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến quỹ BHXH. Tuy nhiên đó không thường là nhân tố mang tính quyết định đến sự thâm hụt quá lớn quỹ BHXH song cũng cần đưa vào đánh giá để tăng cường hiệu quả hoạt động quỹ BHXH. Khía cạnh khác cần quan tâm là vấn đề đầu tư quỹ BHXH. Đôi khi thâm hụt quỹ BHXH không phải do bội chi hay do sự đóng góp quá ít của đối tượng tham gia vì chúng ta biết rằng theo thời gian quỹ BHXH sẽ bị giảm giá trị và nếu như không có các biện pháp bảo toàn giá trị cho quỹ thì thâm hụt quỹ là điều không thể tránh khỏi. Trách nhiệm này thuộc về các nhà làm công tác BHXH. Sự tài trợ của Ngân sách nhà nước: Với nhiều quốc gia, mức đóng góp tối đa và mức hưởng trợ cấp tối thiểu được ấn định bởi những quy định của nhà nước và nếu như đó là nguyên nhân thâm hụt quỹ BHXH thì sự tài trợ của Ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết. Và nếu như không phải vì điều đó thì, vì mục đích an toàn xã hội chung, nhà nước cũng nên hỗ trợ một phần. Một điển hình Đối với chế độ ốm đau, thai sản ở Mông cổ. Theo luật 1994, tỷ lệ hưởng tối đa đã giảm xuống từ 80% xuống còn 70% và tỷ lệ hưởng tối thiểu đã giảm xuống từ 60% xuống 45%. Các mức hưởng này được giảm xuống nhằm (i) Cắt giảm chi phí, (ii) Tin tưởng rằng sự chênh lệch lớn giữa lương và mức hưởng trợ cấp sẽ ngăn cản được tình trạng nghỉ việc. Cũng tại Mông cổ, Luật chế độ dài hạn năm 1997 đã đưa ra những thay đổi nhằm gảm mức hưởng như sau: - Tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu cho nam lên 55 và nữ lên 50 đối với những người làm việc ở hầm lò hoặc trong các điều kiện nóng bức, độc hại; - Tăng mức độ tàn tật tối thiểu cho phép hưởng trợ cấp MSLĐ dài hạn ở mức 50%; - Ngừng chi trả chế độ dài hạn cho những người dưới tuổi hưu quy định nếu họ vẫn làm việc. Chương II Thực trạng tổ chức quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay I. Tạo nguồn 1. Đối tượng tham gia Theo Điều lệ bảo hiểm xã hội ( ban hành kèm Nghị định 12/ CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ) thì những người lao động sau đây thuộc đối tượng áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên. Người lao động Việt nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; Trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động. Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội, có quyền hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại điều lệ này. Quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động có thể bị đình chỉ, cắt giảm hoặc huỷ bỏ khi người lao động vi phạm pháp luật. 2. Mức và phương thức đóng góp Theo điều 36 Điều lệ bảo hiểm xã hội Việt nam. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây: Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiềnlương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị; trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí và tử tuất. Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm hực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Các nguồn khác. Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 điều 36 và trích từ tiền lương của từng người lao động theo quy định tại khoản 2 điều 36 Điều lệ bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu ( nếu có ). Hàng tháng, Bộ tài chính trích từ ngân sách Nhà nước chuyển vào quỹ bảo hiểm xã hội đủ chi các chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, bảo hiểm y tế của những người đang hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và hỗ trợ để chi lương hưu cho người lao động thuộc khu vực Nhà nước về hưu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Việc tổ chức thu bảo hiểm xã hội do tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt nam thực hiện. II. Sử dụng nguồn (chi trả trợ cấp các chế độ bảo hiểm xã hội) Nguồn quỹ BHXH được sử dụng để chi: + Hoạt động sự nghiệp: Chính phủ cho phép Bảo hiểm xã hội Việt nam được sử dụng 4% số thu BHXH để chi cho các hoạt động của ngành. + Chi trợ cấp: Nội dung về điều kiện và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với từng chế độ đã được thể hiện rất chi tiết tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm Nghị định 12/CP của Chính phủ ngày 26.01.1995; Nghị định 93/1998/CP ngày 12.11.1998 của chính phủ về việc sử đổi, bổ xung một số điều lệ của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm Nghị định 12/CP và các văn bản pháp quy liên quan. ở đây chỉ xin được nêu ra những vấn đề hết sức cơ bản trong các văn bản pháp quy đó. 1. Chế độ ốm đau a, Các trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau Bản thân người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm. Người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm. Người lao động được thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số. b, Điều kiện được hưởng trợ cấp Phải có đóng bảo hiểm xã hội, thời hạn hưởng trợ cấp phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Có giấy xác nhận của tổ chức y tế (do Bộ y tế quy định). c, Thời hạn và mức trợ cấp Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường 30 ngày trong 1 năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm 40 ngày trong 1 năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 dến 30 năm 50 ngày trong một năm nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên Đối với người lao động làm việc trong các ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực nơi có hệ số 0,7 trở lên được nghỉ dài hơn 10 ngày so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường có thời gian đóng BHXH tương ứng nhu trên. Người lao động bị mắc các loại bệnh cần điều trị dài ngày (theo quy định của Bộ y tế ) thì thời gian hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày không phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH. Trường hợp hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp trợ cấp nhưng với mức thấp hơn. Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số thì được nghỉ việc từ 7 đến 20 ngày tuỳ từng trường hợp cụ thể. Người lao động được nghỉ chăm sóc con ốm 20 ngày trong năm đối với con dưới 3 tuổi và 15 ngày trong năm đối với con từ 3 đến 7 tuổi. Trong thời hạn nghỉ theo quy định người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 75% mức tiền luơng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc. Đối với những người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì sau thời hạn 80 ngày, được nghỉ và hưởng trợ cấp bằng 70% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ ốm, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 30 năm. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm lương theo cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có )... 2. Chế độ thai sản a, Các trường hợp được hưởng Lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai Lao động nữ nuôi con sơ sinh b, Điều kiện Có tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội c, Thời hạn và mức hưởng bảo hiểm xã hội Thời hạn: Khi có thai được nghỉ việc khám thai 3 lần, mỗi lần một ngày Sảy thai được nghỉ từ 20 đến 30 ngày tuỳ theo tháng thai Sinh một lần nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con sinh thêm mẹ được nghỉ thêm 30 ngày Trường hợp sau khi sinh con chết, người mẹ được nghỉ 75 ngày kể từ ngày sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì người mẹ được nghỉ thêm 15 ngày kể từ khi con bị chết nhưng không quá thời hạn nghỉ sinh con theo quy định chung Nếu nuôi con sơ sinh thì người nuôi được nghỉ cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức trợ cấp: Được hưởng trợ cấp bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưởng trợ cấp. Được trợ cấp thêm một tháng tiền lương. 3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp a, Các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. Bị các bệnh nghề nghiệp do môi trường và điều kiện lao động. Danh mục BNN do Bộ y tế và Bộ lao động- Thương binh và xã hội quy định. b, Điều kiện hưởng trợ cấp Có tham gia đóng bảo hiểm xã hội Có giám định thương tật, bệnh tật theo quy định của pháp luật hiện hành. c, Các loại trợ cấp Khi bị TNLĐ-BNN trong thời gian điều trị người lao động vẫn được hưởng lương và các chi phí điều trị do chủ sử dụng lao động chi trả ( không thuộc trợ cấp BHXH ) Khi đã ổn định thương tật, được giám định thương tật thì được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội tính từ khi ra viện, gồm: + Trợ cấp 1 lần ( nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% bằng từ 4-12 tháng tiền lương tối thiểu ). + Trợ cấp hàng tháng ( nếu bị suy giảm từ 31% trở lên ) bằng 0,4 - 1,6 lần mức tiền lương tối thiểu tuỳ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. + Được phụ cấp cho người phục vụ bằng 0,8 lần mức tiền lương tối thiểu đối với những người mất khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng. + Nếu bị TNLĐ-BNN mà chết thì gia đình được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng trợ cấp trước, không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội. + Người bị TNLĐ-BNN có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí. 4. Chế độ hưu trí a, Điều kiện Trong chế độ hưu trí điều kiện hưởng trợ cấp gồm tuổi đời và số năm đóng bảo hiểm xã hội. Để được hưởng trợ cấp lương hưu đầy đủ thì về tuổi đời: + Nam đủ 60 tuổi trong điều kiện lao động bình thường và đủ 55 tuổi nếu làm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, hoặc công tác ở chiến trường B,C,K. + Nữ đủ 55 tuổi trong điều kiện lao động bình thường hoặc đủ 50 tuổi nếu làm việc ở các công việc và khu vực nêu trên như nam giới. Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải có đủ 20 năm đóng đối với các loại lao động và đối với các trường hợp giảm tiền thì trong đó phải có 15 năm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc công tác ở các chiến trường B,C,K. Những người nghỉ hưu nhưng hưởng trợ cấp thấp hơn với các điều kiện sau: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm. + Nam đủ 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. + Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không phụ thuộc tuổi đời. b, Mức trợ cấp Những người có đủ các điều kiện nêu trên được hưởng trợ cấp hàng tháng: Mức trợ cấp được tính dao động từ 45-75% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Đối với những người được hưởng hưu nhưng với mức trợ cấp thấp hơn thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì trừ đi 2% trợ cấp nhưng thấp nhất cũng phải bằng mức lương tối thiểu. Đối với những người có từ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, người trợ cấp hàng tháng được trợ cấp 1 lần trước khi nghỉ hưu, từ năm thứ 31 trở đi cứ mỗi năm đóng thêm, người lao động được nhận thêm 0,5 của mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 5 tháng. Những người có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi đời thì chờ (hưu chờ) cho đến khi đủ tuổi để hưởng hưu hàng tháng. Người không có đủ các điều kiện hưởng hưu hàng tháng hoặc hưu chờ thì được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1 tháng mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội. c, Sự thay đổi chế độ hưu trí Ngày 12/11/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 93/CP sửa đổi một số quy định đối với chế độ hưu trí như sau: Đối với những người có đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ mà có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng đủ 75% tiền lương bình quân của 5 năm cuối mà không bị trừ tỷ lệ % như trước. Còn đối với những người không đủ điều kiện được hưởng hưu đầy đủ thay vì trừ đi 2% nay chỉ trừ 1%. Đối với những người đã từng có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại mà sau đó chuyển sang làm công việc khác có mức tiền công thấp hơn thì khi tính tiền lương bình quân, được tính bình quân của 5 năm liền kề có mức tiền lương cao nhất. 5. Chế độ tử tuất a, Các trường hợp Người lao động đang làm việc bị ốm, bệnh tật hoặc bị tai nạn chết Người lao động nghỉ chờ hưu bị chết Người đang được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ( hưu, MSLĐ,TNLĐ-BNN) bị chết. Những trường hợp này thân nhân được hưởng chế độ trả trước. b, Điều kiện hưởng Tham gia BHXH dưới 15 năm mà chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần. Tham gia BHXH từ 15 năm trở lên mà chết thì được hưởng trợ cấp hàng tháng kèm theo các điều kiện của thân nhân c, Các loại trợ cấp Mai táng phí: chung cho tất cả mọi người chết bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. Trợ cấp 1 lần: người lao động chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc thân nhân chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp là mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1 tháng mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng không quá 12 tháng. Đối với người đang hưởng hưu chết mà thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì nếu chết trong năm hưởng hưu thứ nhất thì được hưởng 12 tháng lương hưu. Nếu chết từ năm hưởng hưu thứ hai trở đi, mỗi năm đã hưởng bảo hiểm xã hội giảm đi 1 tháng lương, nhưng tối thiểu cũng bằng 3 tháng lương hưu. Trợ cấp tuất hàng tháng: khi thân nhân của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng ở vào một trong các điều kiện sau: + Con chưa đủ 15 tuổi hoặc đến 15 tuổi nếu đang đi học., + Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi). Mức trợ cấp được hưởng đối với mỗi thân nhân bằng 40% tiền lương tối thiểu nhưng không quá 4 suất. Những người cô đơn, không người nuôi dưỡng thì được trợ cấp bằng 70% tiền lương tối thiểu. III. Đánh giá hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội Nói chung, chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu cũng như những chuẩn mực phản ánh hiệu quả hoạt động quỹ BHXH (có chăng cũng chỉ một vài chỉ tiêu). Do đó đánh giá hiệu quả quỹ BHXH thông qua công tác tạo nguồn và sử dụng nguồn. 1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội Việt nam được thành lập theo NĐ 19/CP ngày 16/2/1995 cho đến nay đã trải qua chặng đường hơn 6 năm với những khó khăn và thử thách mà BHXH Việt nam đã vượt qua, tự khẳng định mình và không ngừng lớn mạnh. Hoạt động BHXH đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, khẳng định sự ra đời của BHXH Việt nam là hoàn toàn đúng đắn theo chủ trương, đường lối của Đảng. Trên cơ sở, nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH đã đặt ra yêu cầu rất quyết định đối với công tác thu nộp BHXH vì nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động khi quỹ BHXH được hạch toán độc lập để giảm bớt gánh nặng của NSNN. Thấm nhuần nguyên tắc trên, ngay từ khi mới thành lập, BHXH Việt nam đã rất coi trọng công tác thu, luôn đặt công tác thu ở vị trí hàng đầu. Nhờ vậy, công tác thu nộp BHXH luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra, cụ thể: Bảng 03: Tình hình thu BHXH. Năm ĐV 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Số đơn vị tham gia 18.566 30.789 34.815 49.628 59.404 61.404 Tổng số lao động Người 2.275.998 2.821.444 3.162.352 3.355.389 3.579.427 3.842.680 Số lao động BQ Người/đv 123 92 91 68 61 63 Số thu BHXH Tr.đ 788.486 2.569.733 3.445.611 3.875.856 4.186.054 5.215.233 Tốcđộ PT % 100 134,08 112,49 108 124,58 Nguồn: BHXH. Bảng số liệu trên cho thấy, số thu BHXH qua các năm đều gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. So với số thu năm 1994 (là năm trước khi đổi mới chính sách BHXH ) thì số thu từ năm 1998 đến nay đều tăng hơn 10 lần. Với kết quả trên, BHXH Việt nam đã góp phần quan trọng vào việc hình thành được quỹ BHXH tập trung, hạch toán độc lập và từng bước giảm nhẹ cho NSNN trong việc chi trả các chế độ BHXH để có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước. Số thu hàng năm tăng lên bởi một mặt, do ảnh hưởng của nhân tố chính sách ( Nghị định 06/CP ngày 21/1/1997 điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 120000đ/tháng lên 144000đ/tháng, tiếp đó là Nghị định 175/CP ngày 1/1/2000 nâng mức lương tối thiểu lên 180000 theo đó số thu BHXH cũng được tăng lên) mặt khác do sự tăng đối tượng tham gia BHXH: Biện pháp quan trọng để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH là không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH vì quỹ BHXH được hình thành trên cở sở mức chênh lệch giữa dòng tiền chảy vào quỹ (thu) và dòng tiền chảy ra khỏi quỹ (chi). Nếu chênh lệch này dương thì quỹ sẽ lớn lên về số tuyệt đối, đồng thời khi mở rộng đối tượng tham gia đóng BHXH cũng có nghĩa là tăng dần tích luỹ (về mặt giá trị tuyệt đối) của phần quỹ tạm thời nhàn rỗi nhất là đối với quỹ BHXH dài hạn. Nếu như đầu năm 1995 toàn quốc có 3174197 lao động tham gia BHXH thì đến nay con số đó đã tăng gấp đôi. Bảng 04: Thu BHXH Tỉnh Sơn La 1996-2000. Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Số ĐV t/gia BHXH Tốc độ PT ĐV % 462 100 584 126,4 680 116,43 689 101,32 701 101,74 Số LĐ t/gia BHXH Tốc độ PT Người % 26434 100 28848 109,13 33760 117,03 34857 103,25 34950 100,26 Số thu BHXH Tốc độ PT Tr.đồng % 19391 100 24766 127,72 28961 116,94 30492 105,29 38821 128,58 Nguồn: BHXH Tỉnh Sơn La. Các đơn vị tham gia BHXH đa số nhận thức tốt, có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội và thu nộp đầy đủ. Trong tổng số các đơn vị tham gia BHXH thì các đơn vị thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động tham gia tăng nhanh: Năm 1995 có 30.063 người, năm 1996 có 56.280 người, năm 1997 có 84.058 người, năm 1998 có 122.685 người tham gia BHXH, bình quân tăng 60%/năm. Năm 2000 tăng thêm 200.000 lao động tham gia BHXH so với năm 1999, điển hình: + Thành phố Hồ Chí Minh: Có 616.549 lao động tham gia BHXH , tăng so với năm 1999 là 43.158 lao động (tăng 8%), trong đó có 95.849 lao động ngoài quốc doanh, tăng 27% so với năm 1999. + Tỉnh Bình Dương: 90.809 lao động, tăng so với năm 1999 là 12.797 lao động (tăng 16%), trong đó 20.000 lao động ngoài quốc doanh, tăng 78% so với năm 1999. + Tỉnh Đồng Nai: 175.500 lao động, tăng so với năm 1999 là 14.088 lao động (tăng 9%), trong đó có 10.520 lao động ngoài quốc doanh, tăng 19% so với năm 1999. Để đạt được những kết quả trên, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã: Luôn chú trọng công tác thu nộp BHXH, coi công tác thu là nhiệm vụ hàng đầu cho việc tăng trưởng và phát triển nguồn quỹ. Hội đồng thi đua các cấp đã đưa chỉ tiêu thu nộp BHXH là một trong các chỉ tiêu để xét công nhận danh hiệu thi đua đơn vị hoặc cá nhân. Tích cực rà soát, tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với những đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia BHXH. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra, đối chiếu thường xuyên để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền BHXH phát sinh theo quỹ lương hàng tháng, hàng năm. Bên cạnh đó là công tác truy thu nợ đọng để ngăn chặn không để công nợ phát sinh thêm, nhất là cố gắng tối đa hạn chế hiện tượng chây ì để nợ đọng lưu cữu, chồng chất đến mức không còn khả năng trả nợ. Công tác thu BHXH đã dần đi vào ổn định, ngành BHXH đã phối hợp tốt với các ngành chức năng cũng như tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong công các thu BHXH. Bên cạnh đó là công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, từng bước ứng dụng công nghệ tin học vào việc quản lý thu BHXH. Bên cạnh đó, công tác thu BHXH vẫn còn một số tồn đọng sau: Tình hình nợ tiền BHXH ở các đơn vị tham gia BHXH còn khá lớn làm ảnh hưởng đến nguồn thu BHXH, số tiền nợ BHXH của các đơn vị tham gia BHXH bình quân trên 10 tỷ đồng/năm, nguyên nhân một phần do các đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động (đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh) mặt khác là do ý thức của chủ sử dụng lao động, nợ tiền BHXH để dùng số tiền đó quay vòng kinh doanh, đỡ phải vay vốn. Trong khi đó người lao động do không hiểu rõ về BHXH lại mang sẵn tâm lý sợ mất việc nên đã không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Bảng 05: Thu BHXH từ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đơn vị 1997 1998 Số đơn vị Đơn vị 2358 3147 Số lao động Người 84058 122685 Số đã thu Tr. đồng 72414 118902 Số nợ đọng Tr.đồng 6001 14716 Nguồn: Tạp chí Bảo hiểm xã hội. - Nhiều đơn vị thuộc diện phải tham gia BHXH cho người lao động nhưng đã lẩn tránh nghĩa vụ tham gia và nộp BHXH vì ảnh hưởng đến lợi nhuận, hoặc có tham gia cũng chỉ mang hình thức chiếu lệ, nhiều doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho những người làm công tác quản lý doanh nghiệp, nộp BHXH thì tìm cách khai giảm tiền lương, giảm số lao động làm việc hoặc thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ, ngắn hạn dưới 3 tháng để giảm số lao động không thuộc diện đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0103.doc
Tài liệu liên quan