Thực trạng và định hướng phát triển du lịch đường biển tại Đà Nẵng

Top 10 thị trường tàu biển từ năm 2008 - 2012

Các đơn vị khai thác khách du lịch tàu biển xây

dựng nhiều chương trình du lịch hấp dẫn, đặc sắc và

đã thu hút khách tàu biển như:

+ Tại Đà Nẵng: Các điểm tham quan mua sắm giải

trí được du khách lựa chọn trong chương trình du lịch

tại Đà Nẵng gồm Bảo tàng Chăm, Ngũ Hành Sơn, làng

đá Non Nước, đá Tiến Hiếu, bãi biển Non Nước, biển

Mỹ Khê, chùa Linh Ứng, đi City tour bằng xích lô, mua

sắm tại trung tâm thành phố (chợ Hàn, Big C), tranh

thêu XQ, xem diễn tuồng tại nhà hát Nguyễn Hiển

Dĩnh, sân golf

+ Tại Hội An: tham quan, mua sắm tại khu phố cổ,

đến khách sạn Hội An sử dụng dịch vụ Spa Imperial

Jade - làng gốm Thanh Hà - đi thuyền trên sông Thu

Bồn - xem múa Chăm tại sân khấu trung tâm phố cổ.

+ Tại Mỹ Sơn: tham quan thánh địa Mỹ Sơn -

thưởng thức ca nhạc múa truyền thống tại thánh địa.

+ Tại Huế: Lăng Minh Mạng - Chùa Thiên Mụ - Đi

thuyền trên Sông Hương - Ăn trưa Cung Đình - Đại

nội Huế.

Đặc biệt, thành phố đã đưa vào khai thác loại hình

sản phẩm du lịch mới: show diễn tại nhà hát tuồng

Nguyễn Hiển Dĩnh vào tối thứ 4, thứ 7 để phục vụ

khách du lịch tàu biển lưu trú qua đêm tại Đà Nẵng

đã thu hút được nhiều du khách (1.000 lượt khách

năm 2012).

pdf6 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển du lịch đường biển tại Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 30 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Điều kiện để phát triển du lịch đường biển tại Đà Nẵng Trong chiến lược phát triển kinh tế của Đà Nẵng, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì thế nhiều năm trở lại đây các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã quan tâm rất nhiều đến quy hoạch cũng như các chính sách hỗ trợ các dự án du lịch. Điều này đã và đang là động lực to lớn cho các công ty lữ hành phát triển hoạt động kinh doanh của mình, và tạo điều kiện cho du khách quốc tế có thể đến Đà Nẵng một cách dễ dàng hơn. Ngoài những doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động khá mạnh trên thị trường du lịch tàu biển như Công ty Saigontourist, công ty du lịch Tân Hồng,... còn có một số công ty lữ hành cũng đang nghiên cứu gia THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG BIỂN TẠI ĐÀ NẴNG ? TRầN cHÍ cườNG* * Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng. đà nẵng bước vào năm 2013 với nhiều sự kiện nổi bậT, đó là khánh Thành 03 cây cầu lớn bắc qua sông hàn, các đường bay mới được ThiếT lập, khu du lịch bà nà hills khai Trương Tuyến cáp Treo đạT 04 kỷ lục Thế giới, nhiều khách sạn chấT lượng cao khai Trương đi vào hoạT động, và đặc biệT là sự Tăng mạnh Từ khách du lịch Tàu biển. sự gia Tăng khách du lịch Từ Tàu biển Trong những năm gần đây và những Tháng đầu năm 2013 đưa đến hy vọng về mộT Thị phần đầy hứa hẹn và có đóng góp lớn về kinh Tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều bấT cập mà ngành du lịch đà nẵng cần điều chỉnh để Tạo ra môi Trường Thuận lợi hơn cho việc Thu húT Thị phần khách du lịch cao cấp này Trong Tương lai. nhập và phục vụ mảng thị trường đầy tiềm năng này. Cảng Tiên Sa - cảng Đà Nẵng nằm ở vịnh Đà Nẵng, phía đông bắc thành phố Đà Nẵng, rộng 12 km2, độ sâu từ 10 - 17 m, được bao bọc bởi núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà, kín gió cùng với đê chắn sóng dài 450 m, vịnh tương đối bằng phẳng, quanh năm chịu ảnh hưởng của sóng gió không lớn. Ngoài ra, từ đây có các tuyến đường biển đi hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và thế giới (đến Hồng Kông 550 hải lý, Đài Bắc (Đài Loan) 1.030 hải lý, Manila (Philippines) 720 hải lý, Singapore 960 hải lý, Malaysia 1.400 hải lý, Hải Nam (Trung Quốc) 2.045 hải lý, Yokohama (Nhật Bản) 2.340 hải lý). Đây là những điều kiện rất thuận lợi phát triển mạnh du lịch tàu biển tại Đà Nẵng. Cảng biển Đà Nẵng ngày càng được đầu tư nâng cấp, hướng đến sẽ có điểm đậu riêng biệt cho tàu du lịch; hệ thống đường sá tại cảng được nâng cấp khang trang, tại đây có bố trí các hoạt động phục vụ khách: như bán hàng lưu niệm, quầy thông tin, khu vực bán cafe, giải khát,... đặc biệt là công tác làm thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách nhanh gọn và thuận lợi. Hệ thống các cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng đang dần được hoàn thiện với chất lượng cao và đội ngũ nhân viên phục vụ ngày càng chuyên nghiệp; đây sẽ là điều Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 31Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng kiện để khách du lịch tàu biển đi sâu vào đất liền, lưu lại lâu hơn và có sử dụng dịch vụ lưu trú. Đặc biệt, Đà Nẵng có bờ biển được Tạp chí Fobers bình chọn là một trong 06 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh, nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà - Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn... Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng Chăm, thành cổ Điện Hải, Nghĩa trũng Khuê Trung, Nghĩa địa Y Pha Nho, lễ hội văn hóa của đồng bào Cơ Tu... Đà Nẵng còn là trung điểm của 05 di sản văn hóa thế giới bao gồm Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch tàu biển đến với Đà Nẵng tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu văn hóa. Đà Nẵng có chuỗi du lịch làng quê với nhiều loại hình ngành nghề truyền thống như đan lát, làm vườn, đánh bắt hải sản, người dân Đà Nẵng vốn thân thiện, mến khách, năng động là điều kiện cho loại hình du lịch homestay mà khách du lịch tàu biển châu Á hay quan tâm. Môi trường du lịch đảm bảo, an toàn cho du khách và đặc biệt, Đà Nẵng đang thực hiện đề án ”Đà Nẵng - Thành phố môi trường” sẽ tạo cho du khách yên tâm khi đến với thành phố. Thành phố Đà Nẵng hiện nay là thành phố có môi trường du lịch an toàn, thân thiện - thành phố xanh, sạch, đẹp và đã được nhân dân và du khách trong, ngoài nước đánh giá cao về hoạt động này. Hệ thống các điểm mua sắm, ẩm thực với những mặt hàng mang tính địa phương cũng là điểm đến hấp dẫn du khách, nhưng du khách đến Đà Nẵng cũng sẽ được mua những mặt hàng của bất kỳ địa phương nào trong và ngoài nước đều có. Mạng lưới taxi ở Đà Nẵng hiện có 07 hãng đang hoạt động với khoảng 1.000 chiếc, giá cả thống nhất, nhân viên chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ du khách khi có nhu cầu. Tóm lại, với những điều kiện trên, Đà Nẵng hội tụ đủ điều kiện để đón khách du lịch, hy vọng trong các năm tới, khách du lịch bằng tàu biển sẽ đến với Đà Nẵng ngày càng tăng cao. Thực trạng du lịch tàu biển Đà Nẵng từ năm 2008 - 2012: Có thể nói rằng, giai đoạn 2008 - 2012 là giai đoạn rất thành công đối với du lịch tàu biển Đà Nẵng. Điều này không chỉ được thể hiện qua số lượng khách, doanh thu mà còn nhiều thành quả đáng chú ý khác. Hiện nay, ở Đà Nẵng có khoảng 3 công ty đón khách tàu biển, trong đó có 2 công ty chiếm phần lớn lượng khách là Saigontourist và Tân Hồng. Tính riêng Saigontourist từ năm 2008 - 2012 đón 125/238 chuyến với 126.490 lượt khách. Công ty đang khai thác một số tàu sau: Costa Classica, Pacific Venus, Princess Daphne, Astor, Bremen, SuperStar Aquarius từ các thị trường Úc, Anh, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Nhật, Trung Quốc Sự quay trở lại của tàu biển cao cấp 5 sao quốc tế Super Star Aquarius theo định tuyến Hải Nam - Hạ Long - Đà Nẵng đã đưa một lượng lớn khách Trung Quốc đến với thành phố Đà Nẵng, năm 2011 với tầng suất là 01 chuyến/tuần, đến cuối năm 2012 và đầu năm 2013 tần suất tăng lên 02 chuyến/tuần. Thị trường khách du lịch này tuy mức chi tiêu không cao nhưng số lượng lớn và thường xuyên, đó là một điều Bảng 1. Số chuyến tàu và lượt khách đến cảng Đà Nẵng từ năm 2008 - 2012 chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dự kiến năm 2013 Số lượng tàu Chuyến 47 44 49 42 56 63 Số lượng khách Lượng khách 29.565 30.097 33.150 27.500 53.620 69.831 Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 32 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng kiện quan trọng để Đà Nẵng cần duy trì tuyến đường biển này. Sự thành công của du lịch tàu biển không chỉ được đánh dấu bằng sự kiện lượng khách tăng lên, cũng như việc nhiều hãng tàu lớn nối lại quan hệ làm ăn, nhận đưa khách trở lại Đà Nẵng. Các du thuyền này mang theo những đoàn khách sang trọng từ Anh, Pháp, Đức, Australia, Mỹ, Nga, Ý,... đã làm thay đổi cơ cấu khách. Top 10 thị trường tàu biển từ năm 2008 - 2012 Các đơn vị khai thác khách du lịch tàu biển xây dựng nhiều chương trình du lịch hấp dẫn, đặc sắc và đã thu hút khách tàu biển như: + Tại Đà Nẵng: Các điểm tham quan mua sắm giải trí được du khách lựa chọn trong chương trình du lịch tại Đà Nẵng gồm Bảo tàng Chăm, Ngũ Hành Sơn, làng đá Non Nước, đá Tiến Hiếu, bãi biển Non Nước, biển Mỹ Khê, chùa Linh Ứng, đi City tour bằng xích lô, mua sắm tại trung tâm thành phố (chợ Hàn, Big C), tranh thêu XQ, xem diễn tuồng tại nhà hát Nguyễn Hiển Dĩnh, sân golf + Tại Hội An: tham quan, mua sắm tại khu phố cổ, đến khách sạn Hội An sử dụng dịch vụ Spa Imperial Jade - làng gốm Thanh Hà - đi thuyền trên sông Thu Bồn - xem múa Chăm tại sân khấu trung tâm phố cổ. + Tại Mỹ Sơn: tham quan thánh địa Mỹ Sơn - thưởng thức ca nhạc múa truyền thống tại thánh địa. + Tại Huế: Lăng Minh Mạng - Chùa Thiên Mụ - Đi thuyền trên Sông Hương - Ăn trưa Cung Đình - Đại nội Huế. Đặc biệt, thành phố đã đưa vào khai thác loại hình sản phẩm du lịch mới: show diễn tại nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vào tối thứ 4, thứ 7 để phục vụ khách du lịch tàu biển lưu trú qua đêm tại Đà Nẵng đã thu hút được nhiều du khách (1.000 lượt khách năm 2012). Trong các chương trình tour cho khách du lịch tàu biển tại Đà Nẵng, ngoài các chương trình trên, Công ty Du lịch Ích Lợi khai thác tour đưa khách tàu biển tham quan làng Hòa Tiến - Hòa Vang phục vụ tàu Oceanic với đối tượng khách là thanh niên Nhật Bản TT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quốc tịch lượng khách Quốc tịch lượng khách Quốc tịch lượng khách Quốc tịch lượng khách Quốc tịch lượng khách 1 Anh 4.196 Anh 5.417 Anh 5.457 Mỹ 2.578 Trung Quốc 5.808 2 Úc 4.097 Úc 4.634 Mỹ 3.626 Anh 2.224 Mỹ 2.266 3 Mỹ 3.457 Mỹ 3.160 Đức 3.165 Úc 1.845 Đức 1.847 4 Đức 2.812 Trung Quốc 2.618 Úc 3.106 Đức 1.735 Anh 1.455 5 Nhật 2.657 Pháp 2.287 Nhật 2.632 Nhật 1.243 Nhật 1.314 6 Trung Quốc 2.420 Đức 2.257 Pháp 1.629 Pháp 956 Úc 1.031 7 Pháp 1.707 Nhật 1.835 Ý 1.505 Canada 725 Pháp 971 8 Tây Ban Nha 1.565 Ý 1.173 Thụy Sĩ 1.038 Ý 442 Canada 730 9 Ý 1.353 Tây Ban Nha 872 Canada 931 Thụy Sĩ 358 Hồng Kông 602 10 Hồng Kông 929 Hồng Kông 569 Thổ Nhĩ Kỳ 874 Bỉ 258 Ý 368 Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 33Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng có nhu cầu giao lưu, tìm hiểu đời sống của người dân địa phương (chương trình homestay). Hiện nay, ngành du lịch Đà Nẵng tiếp tục nghiên cứu để có thêm các hoạt động giải trí về đêm để tăng lượng khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng đồng thời góp phần phong phú về loại hình du lịch để du khách có thể lựa chọn. Trong những ngày đón khách du lịch tàu biển, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành, lực lượng có liên quan đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm đậu đỗ xe trung chuyển, điểm tham quan, mua sắm Hiện nay, tình trạng bu bám, chèo kéo khách đã có phần cải thiện. Trong tương lai, Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch, thành phố an ninh trật tự và không cần sự hỗ trợ của các đơn vị phối hợp này khi tàu biển đến. Một số hạn chế trong sự phát triển du lịch tàu biển Đà Nẵng 1. Cơ sở hạ tầng Hạn chế lớn nhất phải nói đến là Đà Nẵng vẫn chưa có cảng biển chuyên dụng để phục vụ đón khách du lịch tàu biển. Hiện nay các tàu biển dù lớn hay nhỏ khi cập cảng Tiên Sa - cảng Đà Nẵng đều phải neo đậu nhờ cảng hàng hóa. Cảng du lịch khác hẳn cảng hàng hóa, vì cảng du lịch ngoài chỗ neo đậu cho tàu còn là nơi khách tạm dừng chân lấy lại sức sau chuyến hành trình dài trên biển, là nơi khách làm thủ tục nhập cảnh, mua sắm, thậm chí cả việc tìm hiểu thông tin về điểm đến,... Việc đậu nhờ cảng hàng hóa gây rất nhiều bất cập, không chỉ cho các hãng tàu mà cho cả du khách và chủ nhà khi tiếp đón. Đối với khách du lịch: Họ là người bỏ tiền ra để “mua sự thoải mái, an toàn, tiện nghi”. Vậy mà với một cảng biển hàng hóa thì họ nhận được gì? Nhà vệ sinh, nhà chờ, điện thoại, kiosk cung cấp thông tin,... vẫn chưa tốt, không đem lại sự tiện lợi cho khách. Những điều đó sẽ gây ấn tượng không tốt trong lòng du khách khi đặt những bước chân đầu tiên. Đó còn chưa kể tới việc neo đậu nhờ cảng hàng hóa là đồng nghĩa với việc không có những cầu cảng nối từ thuyền vào đất liền, rất có thể đó lại là nguyên nhân làm khách “ngại” không muốn lên bờ, hoặc bực mình khi phải chờ lâu. Và đó sẽ là một thiệt hại không nhỏ cho du lịch Đà Nẵng. Không những thế việc khách phải di chuyển trên cảng hàng hóa sẽ không đảm bảo an toàn cho khách vì những container hàng thường có trọng tải lớn di chuyển trên biển, trên không trung qua những chiếc cần cẩu. 2. Sản phẩm du lịch Cho đến nay, mặc dù đã có khá nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng những sản phẩm mang đậm dấu ấn dân tộc còn chưa nhiều, nếu không muốn nói là chưa phổ biến. Phải nhận thấy một điểm rất riêng của khách tàu biển là: mặc dù rất ít sử dụng dịch vụ lưu trú, tàu xe, song nhu cầu mua sắm, thưởng thức văn hóa của họ lại rất lớn. Trong khi đó Đà Nẵng vẫn còn thiếu những trung tâm, siêu thị mua sắm thuộc dạng lớn, tầm quốc tế. Ngoài ra, việc đi nhiều nơi trên tuyến hành trình sẽ làm du khách nhanh chóng quên đi một vài điểm du lịch, khi đó một món quà đặc trưng của Đà Nẵng và chỉ có được khi họ đặt chân đến Đà Nẵng sẽ làm họ nhớ đến Đà Nẵng lâu hơn. Cho đến nay du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch tàu biển nói riêng đã và đang rất phát triển thế nhưng sản phẩm du lịch vẫn chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Đối với kinh doanh du lịch nói chung, việc thu hút được ngày càng nhiều khách là điều rất quan trọng, song quan trọng hơn nữa đó là làm thế nào để giữ chân khách ở lại càng lâu càng tốt, và số lượng khách quay trở lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khách đến. Tuy nhiên hiện nay thời gian lưu trú của khách du lịch tàu biển chưa dài, bình quân chỉ khoảng 01 ngày/1 lần cập cảng, thậm chí có những tàu chỉ dừng lại vài tiếng đồng hồ. Tất nhiên việc dừng lại trong thời gian bao lâu cũng còn phụ thuộc vào lịch trình của tàu. Nhưng điều này cho thấy sản phẩm Đà Nẵng chưa thực sự thu hút và hấp dẫn được du khách. Các hãng tàu biển cũng xây dựng lịch trình dựa trên nhu cầu, mong muốn của khách hàng và thực tế khảo sát tại các điểm dừng. Đây là một vấn đề cần được điều tra, xem xét kỹ nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Đà Nẵng. 3. Một số vấn đề khác Nhìn nhận thẳng vào thực tế ta có thể thấy rằng, du lịch tàu biển phát triển mạnh như vậy, nhưng lại chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý Nhà nước. Thành phố vẫn chưa có quy hoạch, định hướng cụ thể cho phát triển du lịch tàu biển. Do vậy, nhiều vấn đề bức xúc của du lịch tàu biển vẫn chưa được giải quyết, như vấn đề về thời gian lưu trú, vấn đề về cảng biển, các sản phẩm du lịch phục vụ Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 34 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng du khách... Mặc dù còn thiếu kinh nghiệm trong marketing du lịch, song ít ra những mảng thị trường truyền thống cũng đã có website riêng, chương trình quảng cáo, tuyên truyền, được tham gia các hội nghị, hội thảo du lịch,... còn du lịch tàu biển thì vẫn dậm chân tại chỗ, chưa tham gia vào một hội nghị, hội chợ nào. Do vậy, hình ảnh du lịch biển Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng vẫn còn rất mờ nhạt trên thị trường quốc tế. Đây là công tác rất quan trọng, bởi sản phẩm du lịch không thể đưa ra thị trường quốc tế, đến tay người tiêu dùng để tiếp thị, để chào hàng, lại càng không thể đóng gói xuất khẩu ra nước ngoài. Vì thế muốn bán được sản phẩm thì không có cách nào khác, ngành du lịch buộc phải lôi kéo khách đến để tiêu dùng. Cho nên, các công ty cũng như các cơ quan, ban ngành cần tận dụng mọi cơ hội để quảng bá, giới thiệu bằng hình ảnh, lời nói,... đến khách hàng, và nhất là đại diện các hãng tàu. Tất nhiên, đây là công việc chính của các công ty lữ hành, và thực tế họ cũng đã làm khá tốt vai trò của mình trong thời gian qua. Chính vì thế lượng khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng tăng lên không ngừng. Nhưng du lịch đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ cả phía doanh nghiệp và Nhà nước. Qua những vấn đề trên ta thấy được thành phố Đà Nẵng là địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tàu biển, thu hút du khách đến với thành phố. Tuy nhiên, trong những năm qua du lịch tàu biển vẫn chưa được đầu tư đúng mức và vẫn còn phát triển chậm, khách đến Đà Nẵng chủ yếu đi tham quan Huế và Hội An. Vì vậy, thành phố cần có những giải pháp cụ thể về nhiều mặt để phát triển du lịch tàu biển trong thời gian tới. Giải pháp để phát triển du lịch đường biển tại Đà Nẵng Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp du lịch tàu biển đã và đang làm khá tốt công việc của mình. Nhưng các cấp quản lý Nhà nước về du lịch lại chưa có nhiều thay đổi. Điều làm du lịch tàu biển chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của mình đó là vì thiếu sự chỉ đạo từ cấp trên. Sự thay đổi này là rất cần thiết và cần được tiến hành càng sớm thì du lịch tàu biển càng nhanh chóng tiến xa. 1. Cảng biển Trong khi một số quốc gia châu Á đã và đang xây dựng cảng biển du lịch đạt chuẩn quốc tế (như Trung Quốc, Singapore...) thì ở Việt Nam vấn đề này mới được đưa ra cân nhắc xem xét xây xựng trong hội nghị du lịch tàu biển cuối năm 2007 và mới nhất là tháng 4 năm 2012. Việc xây dựng cảng mới sẽ tốn kém chi phí ban đầu và mất nhiều thời gian. Nó không những phụ thuộc vào cư dân sở tại, chính quyền địa phương, mà Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 35Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng còn phụ thuộc nhiều vào đặc tính của vùng biển đó như: vùng đá ngầm, độ sâu của nước biển,... Để phục vụ tốt nhất khách du lịch tàu biển khi đến Đà Nẵng thì cần phải có quy hoạch rõ ràng, cụ thể kết hợp giữa cảng hàng hóa và cảng du lịch, đảm bảo môi trường an toàn cho du khách. Tuy nhiên, việc này còn gặp nhiều khó khăn do cảng Đà Nẵng thuộc quản lý của cấp Trung ương chứ không phải cấp thành phố. Vì vậy, sự can thiệp trong công tác quy hoạch, mở rộng hay phí cập cảng cũng gặp nhiều trở ngại. Hiện nay, cảng Đà Nẵng đang chuẩn bị và đầu tư xây dựng thêm một cầu cảng dài 500 m, độ sâu 14 m để phục vụ các tàu du lịch 5 sao cỡ lớn và dự kiến năm 2015 - 2016 sẽ đưa vào sử dụng. Nhu cầu và đòi hỏi của khách du lịch tàu biển rất cao vì vậy tại cảng Đà Nẵng đã đầu tư các quầy thông tin du lịch, địa điểm bán hàng lưu niệm, khu vệ sinh công cộng chỉ giành riêng cho du khách. Tuy nhiên cần đa dạng thêm một số sản phẩm du lịch, quầy thông tin với nhiều thông tin du lịch Đà Nẵng và các tỉnh lân cận để phục vụ du khách tốt nhất. Đồng thời xe vận chuyển khách du lịch khi ra vào cảng phải đảm bảo an toàn cho khách và có trật tự theo các quy định tại cảng Đà Nẵng. Biên phòng cảng cần đảm bảo thực hiện nhanh chóng các thủ tục nhập cảnh, tình hình an ninh trật tự tại cảng Tiên Sa, không để diễn ra các hiện tượng cò mồi, ”chặt chém” đối với khách du lịch tàu biển, làm mất đi hình ảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng thân thiện. 2. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch cũng cần có những thay đổi đáng kể và một chiến lược đúng đắn. Trước hết cần quan tâm thay đổi đó là việc cần có quy hoạch xây dựng phát triển sản phẩm du lịch thành phố. Tiềm năng du lịch của Đà Nẵng rất lớn, song chúng ta lại chưa khai thác được nhiều, chưa có những sản phẩm tạo sự khác biệt đặc trưng. Với những làng nghề: Cần khôi phục một số làng nghề truyền thống như làng chiếu Cẩm Nê, và phát triển những làng nghề hiện đang làm ăn hiệu quả như làng nghề đá Non Nước. Vì ngoài việc bán những sản phẩm làng nghề, thì việc giới thiệu làng nghề bằng hình ảnh cũng rất quan trọng nhằm thu hút khách về tận nơi để trải nghiệm và thăm làng. Với loại hình văn hóa nghệ thuật như tuồng, dân ca bài chòi, múa Chăm... là sản phẩm mới được khai thác và phục vụ khách du lịch tại Đà Nẵng. Cần mở thêm loại hình múa rối nước, một loại hình đặc sắc riêng của văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, việc phát triển bán những trang phục, nhạc cụ, mô hình, đĩa hát,... (như mô hình nhà múa rối nước, mô hình ca sỹ,...) liên quan đến các loại hình đó cũng cần được chú trọng đẩy mạnh. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là những loại hình này đang có nguy cơ bị mai một. Do vậy đòi hỏi cần phải tìm biện pháp giữ gìn, khôi phục các loại hình này. 3. Các loại hình dịch vụ Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang triển khai xây dựng một số trung tâm mua sắm, giải trí có quy mô lớn tại trung tâm thành phố. Đây là một điều kiện thuận lợi để thu hút khách đến với Đà Nẵng, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch nói chung và khách du lịch tàu biển nói riêng. Hơn nữa những trung tâm mua sắm đó cũng có thể bán những đồ lưu niệm độc nhất của Việt Nam, những sản phẩm của các làng nghề,... nét riêng của mỗi miền quê Việt mà họ chưa có dịp đến. Ngoài ra ở những trung tâm này ta cũng có thể bán những ấn phẩm, băng hình,... hoặc có những không gian riêng để giới thiệu về Việt Nam, về Đà Nẵng, đây sẽ là những thước phim hình ảnh quảng cáo cũng không kém phần hiệu quả. Vì vậy, cần có những kiến nghị, đề xuất UBND thành phố Đà Nẵng tác động đến các công trình của các trung tâm mua sắm triển khai và hoàn thiện sớm để phục vụ khách du lịch trong thời gian tới. 4. Tuyên truyền, quảng bá Để thu hút đông đảo khách du lịch đến với Đà Nẵng thì ngành du lịch cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch tàu biển Đà Nẵng. Việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch tàu biển trên thị trường quốc tế là rất quan trọng, nhưng hiện nay công việc này chưa được quan tâm, phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp chuyên khai thác đón tàu biển. Chính vì thế ngành du lịch cần có nhiều hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp trong quảng bá hình ảnh du lịch tàu biển Đà Nẵng trên thị trường quốc tế, tham dự các hội thảo, hội chợ, triển lãm, sản xuất các ấn phẩm,... về du lịch tàu biển. Thực hiện nghiên cứu, khảo sát thị trường nhằm đưa ra những chiến lược và bước đi đúng đắn, định hướng cho các doanh nghiệp thực hiện theo. T.c.c.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_dinh_huong_phat_trien_du_lich_duong_bien_tai_d.pdf
Tài liệu liên quan