Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Giới hạn nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Lịch sử nghiên cứu 5

7 Những đóng góp của luận văn 6

8 Cấu trúc luận văn 6

NỘI DUNG 7

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của v iệc tích hợp kiến 7

thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT

1.1. Kiến th ức địa lý địa ph ương trong ch ương trình địa lý trường 7 phổ thông các nước trên thế giới

1.1.1. Vai trò của kiến thức địa lý địa phương trong dạy học địa lý 7

1.1.2. Một số kiểu cấu tạo chương trình địa lý trường phổ thông ở các 8

nước trên thế giới

1.2. Kiến th ức địa lý địa ph ương trong ch ương trình địa lý trường 9 phổ thông ở nước ta

1.2.1. Vị trí của kiến th ức địa lý địa ph ương trong phân phối chương 9 trình địa lý trường phổ thông

1.2.2. Thực trạng kiến thức địa lý địa phương của giáo viên và học sinh 13 phổ thông hiện nay, lấy thí dụ ở tỉnh Thái Nguyên

1.3. Vai trò của kiến thức địa lý địa phương đối với việc dạy học địa 17 lý lớp 10 THPT

1.4. Tình hình sử dụng các kiến thức địa lý địa phương vào dạy học 21

địa lý lớp 10 ở tỉnh Thái Nguyên

Chương 2: Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học 29

Địa lý lớp 10 THPT. Lấy ví dụ ở tỉnh Thái Nguyên

2.1. Hệ thống kiến thức Địa lý lớp 10 29

2.2. Hình thành khái niệm địa lý chung cho học sinh lớp 10 THPT 33

2.2.1. Khái niệm và vai trò của khái niệm đối với quá trình nhận thức 33 của học sinh

2.2.2. Con đường hình thành khái niệm chung Địa lý lớp 10 35

2.3. Tích hợp kiến th ức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10 39

THPT

 

2.3.1. Khái quát về tích hợp và tích hợp kiến thức địa lý địa phương 39 vào dạy học Địa lý lớp 10

2.3.2. Các nguồn tài liệu thu thập kiến th ức địa lý địa ph ương để tích 43 hợp vào dạy học địa lý 10

2.3.3. Định hướng một số nguyên tắc chung để tích hợp kiến thức địa 45

lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10

2.3.4. Các phương pháp dạy học cụ thể để tích hợp kiến thức địa lý địa 51

phương vào dạy học Địa lý lớp 10

2.4. Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên và vệic tích hợp 60 vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh

2.4.1. Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên: nội dung và 60 nguồn tài liệu thu thập

2.4.2. Định hướng một số nội dung và phương pháp dạy học để tích 73 hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái Nguyên vào dạy học địa lý lớp 10

2.4.3. Thí dụ về tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái Nguyên vào dạy 84 học địa lý lớp 10

2.4.4. Giới thiệu một số giáo án tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái 87

Nguyên vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 88

3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc của thực nghiệm sư phạm 88

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 88

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 88

3.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 89

3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 89

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 89

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 91

3.3. Căn cứ và tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91

3.3.1 Căn cứ đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91

3.3.2 Tiêu chí đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91

3.3.3 Cách xử lý kết quả thực nghiệm 92

3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 93

3.5. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 105

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC

 

doc142 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3991 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhất định nhằm tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề đã được thừa nhận và có thật. Câu trả lời không phải được lấy từ một cuốn sách có sẵn, mà do chính học sinh rút ra được d ựa trên k ết q uả tìm tòi của b ản thân nh ư: sưu tầm các n guồn thông tin, phân tích các tài ệliu, số liệu, biểu, bảng… để đ ưa ra k ết luận và qu yết định phương án giải quyết hợp lý nhất; còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện. Trong quá trình ấy, học sinh hình thành được kỹ năng học tập, óc phê phán được phát triển. Phương pháp điều tra, sưu tầm là phương pháp dùng khá phổ biến ở các lớp bậc THPT vì học sinh đã có trình độ kiến thức, kỹ năng nhất định và nhất là đã nắm vững các biện pháp hoạt động nhận thức. Để phục vụ cho các bài học địa lý lớp 10 cũn g như để tích hợp kiến thức địa lý địa phương , giáo viên có thể yêu cầu học sinh điều tra, sưu tầm các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương, song chỉ nên cho các em thực hiện các bài tập đơn giản như: Sưu tầm các h iện tượn g, sự vật tương tự v ới các ví dụ trong sách giáo khoa có ở địa phương. Thí dụ: khi dạy bài 17 “Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng”, giáo viên yêu cầu học sinh lấy mẫu các loại đất có ở địa phương và tìm hiểu đặc điểm của các loại đất đó (hình thành từ loại đá mẹ nào, tính chất ra sao, phân bố ở đâu). Hầu hết các tỉnh trung du miền núi phía bắc, loại đất chủ yếu là đất feralit được hình thành trên đá phiến, đá macma, đá vôi, với tính chất điển hình là có màu đỏ vàng (hoặc vàng đỏ) do chứa nhiều Fe và Al, đất chua, tỷ lệ mùn thấp, phân tầng rõ rệt, hay bị ong hoá. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, đất bazan hình thành trên đá macma là đặc điểm thổ nhưỡng của vùng này. Các đồng bằng (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long… ), đ ất phù sa trên n ền đá trầm tích là loại đất chính ở đây… Ngoài các loại đất chính đặc trưng cho từng vùng, thì mỗi địa phương (tỉnh, huyện, xã) lại có thêm những loại đất khác. Đây là một cách để giáo viên khắc sâu kiến thức bài giảng cho học sinh qua thực tế địa phương. Hoặc là, yêu cầu học sinh giải thích các sự vật, hiện tượng của địa phương trên cơ sở kiến thức bài học. Thí dụ: khi dạy bài 13 “Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng trong một tỉnh, một huyện, thậm chí ở một xã lại có nơi mưa nhềi u, có nơi mưa ít. Học sinh phải dựa vào các nhân tố gây mưa để tìm ra lời giải đáp vấn đề này. Ở Thái Nguyên, sự phân hoá mưa trên lãnh thổ khá rõ rệt: phía tây của tỉnh mưa nhiều hơn phía đông, bởi phía tây mưa nhiều là do ảnh hưởng lớn của dãy Tam Đảo. Dãy này cao dốc ngăn gió mùa đông bắc và frông lạnh, gây mưa lớn vào đầu và cuối mùa mưa. Nên học sinh phải tìm ra được 3 nguyên nhân quan trọng của sự khác biệt về lượng mưa trong tỉnh đó là địa hình, gió và frông. Còn ở Quảng Ninh, học sinh cần nắm được: nơi mưa nhiều là sườn nam, đông nam của cánh cung Đông Triều và vùng duyên hải do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam thổi từ biển vào gặp địa hình núi cao nên gây mưa lớn, mưa ít là sườn bắc của cánh cung Đông Triều, Ba Chẽ. Khi sử dụng phương p háp này, điều quan trọng là giáo viên phải nắ m vững kiến thức, kỹ năng, nhất là kiến thức địa lý địa phương, phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch hướng dẫn học sinh trong từng bước của quá trình điều tra, sưu tầm, phải dành cho học sinh một khoảng thời gian nhất định để các em có thể tìm kiếm, thu thập các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê và tiến hành điều tra, quan sát thực tế… Ngoài các phương pháp nêu trên, giáo viên có thể tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 bằng các phương pháp khác như thảo luận, nêu vấn đề, quan sát ngoài thực địa… Tuy nhiên, những phương pháp này ít được dùng trong bài tích hợp bởi chú ng đòi hỏi nhiều thời gian và giải quyết những nội dung kiến thức có tính chất chuyên sâu. Do mục đích chính của đề tài này là dựa vào kiến thức địa lý địa phương để giải thích, minh hoạ cho kiến thức bài học, trên cơ sở đó thì bổ sung, làm giàu kiến thức địa lý địa phương (quê hương) cho học sinh. 2.4. Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên và việc tích hợp vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh. Như phần mở đầu đã trình bày, do những hạn chế về thời gian, kinh phí… tác giả không thể tiến hành thực nghiệm đề tài trong phạm vi rộng nên chỉ có thể tiến hành thực nghiệm ở tỉnh Thái Nguyên. Nhưng do đặc điểm của tỉnh, kết quả thực nghiệm là đáng tin cậy. 2.4.1. Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên: nội dung và nguồn tài liệu thu thập *Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên phong phú và đa dạng Qua các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, người ta thấy rằng kiến thức địa lý tỉnh Thái Nguyên hết sức phong phú và đa dạng nên rất thuận tiện cho giáo viên tích hợp vào các bài giảng địa lý ở trường phổ thông. I. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Thái Nguyên là một tỉnh trung du - miền núi, nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc, có giới hạn từ 20 020’B đến 22 003’B và 105028’Đ đến 106 014’Đ. Phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Tây giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3532,6 km2, dân số 1127,1 nghìn người. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên *Địa hình: có nhiều dạng địa hình song địa hình chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh) chạy theo hướng Bắc - Nam, với mức độ thấp dần từ Bắc xuống Nam. Núi không cao lắm, đều là phần nam của cánh cung Đông Bắc như Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Tuy nhiên, chúng đều là các dãy núi hình cánh cung nên khi gió mùaềvkết hợp với địa hình đón gió gây ra mưa lớn. Vùng đồi thấp ở phía Nam và Tây Nam (độ cao <100m), xen kẽ với đồng bằng phù sa của sông Cầu và sông Công, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghệip và xây dựng các công trình công nghiệp. Địa hình Thái Nguyên được cấu tạo bằng nhiều loại nham thạch , chúng có lịch sử hình thành khác nhau: vùng đồi thấp cấu tạo bằng s a phiến thạch, địa hình đ ược cấu tạo bằng các đá mắc ma ở dãy Tam Đảo, Núi Chúa, Núi Pháo…, địa hình được cấu tạo bằng đá vôi ở huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, địa hình cấu tạo bởi phù sa cổ và đệ tứ ở khu vực ven sông Cầu, sông Công. Hình 2.8. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên *Khoáng sản: Thái Nguyên rất giàu khoáng sản, có thể liệt kê một số nhóm khoáng sản chính sau đây: - Than đá: tập trung nhiều ở Đại Từ, Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Đặc biệt có các mỏ than mỡ chất lượng tốt, chuyên dùng để luyện gang thép, đó là các mỏ Làng Cẩm, Phấn Mễ, Âm Hồn. - Khoáng sản kim loại: Kim loại đen tiêu biểu có quặng sắt, gồm 41 mỏ và điểm quặng, lớn nhất là mỏ sắt Trại Cau. Ngoài ra, còn có titan (Phú Lương), mangan (Định Hoá). Kim loại màu có: thiếc, vonf ram (Đại T ừ); chì, kẽm (Đại Từ), nhôm, đồng (Võ Nhai), vàng (Võ Nhai)… - Khoáng sản vật liệu xây dựng có: sét xi măng, đá vôi (Võ Nhai, Đồng Hỷ); cát, sỏi (sông Cầu, sông Công). *Khí hậu: chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đ ến tháng IV năm sau, nhiệt độ trung bình năm là 200C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng VI (28,90C), tháng lạnh nhất là tháng I (15,20C). Tổng số giờ nắng trong năm do động từ 1.300 - 1.750 giờ, phân bố tương đối đồng đều các tháng trong năm. Lư ợng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.500mm, khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa lũ (từ tháng V đến tháng X). Do đặc điểm địa hình thấp dần từ vùng núi xuống trung du và đồng bằng nên có sự phân hoá khí hậu theo độ cao. *Thuỷ văn: mạng lưới sông ngòi t ương đối dày đặc, mật độ trung bình 0,93km/km2, hướng chảy của các sông theo hướng địa hình Tây Bắc - Đông Nam. Sông Cầu là sông ớl n nhất chảy qua địa phận tỉnh. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình, với diện tích lưu vực 3.480k m2, bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Phụ lưu của sông Cầu, hữu ngạn có sông Chợ Chu, sông Đu, sông Cầu, sông Công; tả ngạn có sông Nghinh Tường, sông Huống Thượng. Trong số các phụ lưu của sông Cầu, sông Công là phụ lưu lớn nhất, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá - Thái Nguyên), chảy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, sâu từ 25 - 30m, chứa được 175 triệu m3 nước. Ngoài hồ Núi Cốc, Thái Nguyên hiện có một số hồ lớn (nguồn gốc nhân tạo) như hồ Bảo Linh, hồ Quán Chẽ, hồ Phú Xuyên… *Thổ nhưỡng: có nhiều loại đất khác nhau được hình thành bởi quá trình feralit hoá. - Đất feralit núi: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hoá trên các loại đá mắcma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất có màu đỏ vàn g, chưa phân tầng do địa h ình dốc, còn lớp phủ thực vật hoặc mới bị tàn phá. - Đất feralit đồi: chiếm một phần không nhỏ diện tích tự nhiên của tỉnh, chủ yếu hình thành trên đá cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đất có màu vàng đỏ nghèo kiệt, bị rửa trôi mạnh, phân hoá tầng rõ rệt, nhiều chỗ xuất hiện đá ong. - Đất đá vôi (terarôtxa): đất được hình thành ở khu vực núi đá vôi, là loại đất tốt, có màu đỏ sẫm, cấu tượng tốt, lượng mùn cao. - Đất đầm lầy: được hình thành ở trong các thung lũng núi khó thoát nước, đất thiếu oxy, thừa nước, xuất hiện quá trình glây. - Đất ruộng lúa: có nguồn gốc từ feralit, đất đá vôi hoặc đất phù sa các sông Cầu, sông Công, sông Chợ Chu… Đặc điểm chung của đất ruộng lúa là có tầng canh tác dày 20 - 30 cm, dưới tầng canh tác là tầng dế cầy gồm những hạt sét mịn, có tác dụng không cho nước ngấm xuống sâu. *Sinh vật : Ở độ cao dưới 600m, có rừng chí tuyến chân núi với các kiểu điển hình sau đây: - Rừng chân núi ưa nhiệt ẩm: tập trung ở phía tây bắc tỉnh (Tam Đảo, Định Hoá). Rừng rậm rạp, có nhiều loại cây quý như chò nâu, chò xanh, táu mật… Động vật có nhiều loài giống với vùng Vân Nam - Trung Quốc, có các loài đặc hữu như vẹc mũi hếch, trĩ đỏ rất quý hiếm. - Rừng đồi núi thấp: rừng còn ít, phần lớn là rừng thứ sinh phục hồi. Trong rừng có nhiều cây họ vang như lim xanh (chiếm ưu thế), thành ngạnh, sau sau, lộng bàng. Động vật nghèo hơn khu tây bắc tỉnh, có ít thú quý, loại đặc hữu có hươu xạ, chó sói. - Rừng núi đá vôi: rừng có nhiều gỗ quý như trai, nghiến nhưng rất khó phục hồi. Loại rừng này có nhiều ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, song do địa hình hiểm trở và giao thông trở ngại nên việc khai thác, bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Ở độ cao trên 600m, cây rừng phát triển mạnh. Từ 700 - 800m có rừng táu, 1.000 - 1.600m có rừng sồi, dẻ mọc xen với một số cây lá kim như pơ mu, kim giao, vân sam. Đ ộng vật tự nhiên cũng phong phú, nhất là thú và chim. III. Dân cư và lao động *Dân số và kết cấu dân số Thái Nguyên là tỉnh có dân số tương đối đông. Hiện nay, số dân của Thái Nguyên đã là 1.127,1 nghìn người, với tốc độ gia tăng là 1,5%. Kết cấu dân số trẻ nên nguồn lao động rất dồi dào. Nhóm tuổi 0 - 14 chiếm 27%; nhóm tuổi 15 - 59 chiếm 66% và trên 60 tuổi chỉ chiếm 6%. Tỷ lệ nam giới chiếm 50,04% dân số, còn lại là nữ giới. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 9 dân tộc chủ yếu: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chỉ, H’Mông, Hoa. Người Kinh chiếm số đông (75,47%), sống tập trung ở thành phố, thị xã và miền trung du, các dân tộc khác sống ở miền trung du và núi cao của tỉnh. Dân cư Thái Nguyên có trình độ văn hoá tương đối cao, với 98,7% số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc và biết viết. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ 19,12%. Trong đó, trình độ cao đẳng , đại học chiếm 3,4%, trình độ trung cấp chiếm 5,36%, trình độ công nhân kỹ thuật 5,8%. *Phân bố dân cư và lao động Mật độ dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên là 319 người/km2 (năm 2006). Dân cư phân bố không đều. Mật độ dân cư thấp nhất là ở huyện Võ Nhai (76 người/km2), cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1366 người/km2. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm 79,5% số người trong độ tuổi lao động. Cơ cấu sử dụng lao động có s ự chuyển dịch theo hướng phát triển dịch vụ (21,5%) công nghiệp và xây dựng (13,4%), giảm dần tỷ trọng trong nông lâm ngư nghiệp (65,1%). *Đô thị hoá Hình 2.11. Khung cảnh thành phố Thái Nguyên trong đêm Nguồn: www.thainguyen.gov.vn Mạng lưới đô thị ở Thái Nguyên phân bố tương đối đều trên khắp lãnh thổ của tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có các đô thị sau: 1 t hành phố, 1 thị xã , 18 thị trấn và hàng chục thị tứ nằm trong các huyện. Tuy nhiên, hệ thống đô thị của tỉnh quy mô còn nhỏ, cơ sở hạ tầng ch ưa phát triển. Thái Ngu yên có 77% dân số sống ở nông thôn, 23% dân số sống ở thành thị. *Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế Thái Nguyên vừa là cái nôi, vừa là điểm hội tụ văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc, tạo cho tỉnh có một nền văn hoá phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn cả nước (chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây có Đại học Thái Nguyên và hàng chục trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Một năm đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư, bác sĩ, giáo viên và công nhân lành nghề cho vùng Đông Bắc. Mạng lưới y tế được chú ý đầu tư xây dựng và nâng cấp, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Toàn tỉnh có 218 cơ ởs  y tế với 3.353 giường bệnh. Máy móc khám chữa bệnh được trang bị đầy đủ, hiện đại. IV. Hiện trạng phát triển kinh tế *Đặc điểm chung Nền kinh tế Thái Nguyên có mức tăng trưởng kinh tế khá. Năm 2006, GDP của tỉnh là 7.809,8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 8,5%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 6,6 triệu đồng. Cơ cấu tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rõ nét. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng, còn nông lâm ngư nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh. [xem bảng 2.1] Bảng 2.1. Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên qua các năm (đơn vị:%) Năm 1998 2002 2006 Nông nghiệp 40,4 35,2 24,7 Công nghiệp 29,2 32,7 38,7 Dịch vụ 30,4 32,1 36,6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006 *Công nghiệp Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2006) là 9.998,1 ỷt  đồng; trong đó khu vực công nghiệp trong nước chiếm 93,71% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,29%. Trong khu vực công nghiệp trong nước, công nghiệp quốc doanh c hiếm 65,71%, còn lại là khu vực ngoài quốc doanh. Trên địa bàn tỉnh có 8.768 cơ s ở sản xuất công nghiệp, thì có tới 8.760 cơ sở thuộc khu vực kinh tế trong nước. Trong số đó có 8 nhà máy xí nghệip công nghiệp lớn do TW quản lý. Ngành công nghiệp của tỉnh đ ã có một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh với sự có mặt hầu hết các ngành công nghiệp. Các ngành công nghệi p chủ yếu của tỉnh là luyện kim đen, luyện kim màu, khai thác than, chế tạo máy, vật liệu xây dựng. - Công nghiệp luyện kim đen, sản xuất thép xây dựng và phôi thép là ngành công nghiệp quan trọng nhất của Thái Nguyên. Được xây dựng từ năm 1958, khu công nghệip gang thép Thái Nguyên được coi như là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho ngành công nghiệp cơ khí cả nước, cũng như cho ngành công nghệip của tỉnh. Hiện nay, mỗi năm công ty sản xuất được 11.500 tấn gang và 250.000 tấn thép. - Công nghiệp luyện kim màu: gồm khai thác và chế biến các kim loại màu như: đồng , chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc… nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, sản lượng còn thấp, trung bình năm ở mức 1.100 - 1.300 tấn. - Công nghiệp khai thác than: Thái Ngu yên có 2 lo ại than ch ính là than Angtraxit và than ỡm, trong đó than mỡ là lo ại than rất cần th iết cho ngành luyện gang thép. Than tập trung nhiều ở huyệ n Đại Từ và Phú Lương. - Công nghiệ p cơ khí: Ngành cơ khí Thái Nguyên đa dạng với đầy đủ cả hai nhánh: cơ khí sửa chữa và cơ khí chế tạo, gồm các nhà máy cơ khí của khu công nghiệp G ang thép, Sông Công, Phổ Yên và các nhà máy Z quân đội. - Công nghiệp vật liệu xây dựng: T hái Nguyên có nhềi u nhà máy, xí nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất đá hoa, tấm lợp, gạch ngói, gốm sứ, đặc biệt là sản xuất xi măng ở La Hiên, Quang Sơn... Ngoài các ngành công ngệhpi nêu trên, Thái Nguyên còn một số ngành công nghệi p như chế biến nô ng lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, hoá chất. Tuy nhiên các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều, 85% tập trung ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. *Nông, lâm, ngư nghiệp Đặc điểm khí hậu, đất đai của Thái Nguyên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Với ưu thế đó, những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều sản phẩm nổi tiếng được tiêu thụ khắp cả nước, nhất là sản phẩm chè. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3.063,1 tỷ (năm 200 6), tốc độ tăng trưởng của ngành trong thời gian qua ở mức 4 - 5%/năm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tính theo sản phẩm như sau: chăn nuôi 31,36%, trồng trọt 64,99% và dịch vụ nông nghiệp 3,65%. - Trồng trọt: Diện tích cây lương thực của tỉnh hàng năm đều tăng, năm 2006 là 85.435 ha, ậtp trung chủ yếu ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ. Sản lượng cây lương thực quy thóc đạt 380.501 tấn. Bình quân lương thực đầu người ở mức 390 kg/người. Ngoài cây lương thực còn một số cây công nghiệp. Quan trọng hơn cả là cây chè, có thị trường khá ổn định và là một trong những nông sản xuất khẩu chủ yếu của Thái Nguyên. Diện tích chè của tỉnh ch iếm 13 ,6% diện tích chè cả n ước, cho sản lượng chè búp tươi là 129.913 tấn. Bên cạnh cây chè, một số loại cây ăn quả và cây công n ghiệp ngắn ngày cũng đem lại thu nhập kinh tế cao. Chăn nuôi: các vật nuôi chủ yếu là các gia súc lớn dùng làm sức kéo: trâu, bò ngựa. Năm 2006, trên địa bàn tỉnh, đàn trâu có 110.279 con, đàn bò có 56.531 con, đàn lợn có 498.473 con. - Lâm nghệi p: Tổng di ện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là 165 nghìn ha (trongđó rừng tự nhiên là 101,7 nghìn ha), độ che phủ rừng thấp chỉ đạt 46% (năm 2006). Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 73.521 triệu đồng. - Ngư nghiệp: Sản lượng thuỷ sản phát triển nhanh từ 3.374 tấn nă m 2002 lên 3772 tấn năm 2006, chủ yếu là nuôi trồng trên cơ sở tận dụng diện tích ít ỏi các ao, hồ, sông, suối cho nên quy mô còn nhỏ. *Dịch vụ - Thương mại: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh, ngoài ra mạng lưới chợ phát triển tương đối đồng đều ở các huyện, thị xã. Về ngoại thương, xuất nhập khẩu của Thái Nguyên quy mô còn nhỏ bé, giá trị xuất khẩu năm 2006 là 51,8 triệu đôla. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thiếc, kẽm, bạc, nhôm, giấy, chè búp và một số sản phẩm may mặc. Giá trị nhập khẩu là 164,9 triệu đôla. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm chế biến, phụ liệu hàng may mặc, phôi thép, ô tô, xe máy các loại. - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Năm 2006, đầu tư nước ngoài có 30 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 232,56 triệu đôla Mỹ, trong đó vốn pháp định là 84,45 triệu đôla Mỹ. Các dự án này chủ yếu tập trung vào sản xuất công nghiệp thép xây dựng, cốp pha thép, kim tiêm y tế, nước khoáng. Xếp hạng theo tổng số vốn đăng ký thì Canađa, Malaysia, Singapo, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản là những quốc gia đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên nhiều nhất. - Giao thông vận tải: Hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh. Quốc lộ 3 nối với thủ đô Hà Nội, quốc lộ 1B nối với Lạng Sơn, quốc lộ 13 A nối với Tuyên Quang, quốc lộ 16 và 19 nối với Bắc Giang. Các tuyến đường huyện xuất phát từ các tỉnh lộ hoặc quốc lộ toả đi các hướng tạo thành hình nan quạt nối liền các khu vực kinh tế, các điểm dân cư và đi đến các vùng sâu, vùng xa. Ngoài đường bộ, Thái Nguyên còn cóđường sắt (Thái Nguyên - Hà Nội, Thái Nguyên - Núi Hồng (Đại Từ), Thái Nguyên - Kép) và đường sông (Đa Phúc - Hải Phòng, Đa Phúc - Hạ Long) khá phát triển, nhằm hỗ trợ cho đường bộ. - Thông tin liên lạc: Tỉnh Thái Nguyên đã có bước tiến vượt bậc trong sự tăng trưởng ngành thông tin liên lạc, nhằm phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tổng số điện thoại của tỉnh (năm 2006) là 158.017 cái, trong đó điện thoại di động là 73.527 cái. Số thuê bao điện thoại của Thái Nguyên đứng thứ ba so với các tỉnh vùng Đông Bắc (sau Quảng Ninh và Bắc Giang), tương đương 14 máy/100 dân. - Du lịch: Thái Nguyên có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như khu du lịch hồ Núi Cốc (Đại Từ), khu di tích lịch sử ATK (Định Hoá); khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa (Võ Nhai); khu b ảo tàng văn hoá các d ân tộc Việt Nam, công viên sông Cầu tại trung tâm thành phố; các đền chùa , miếu mạo như đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ)… với nhiều lễ hội vui nhộn, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, ngành d u lịch Thái Nguyê n vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Hình 2.12. Phát triển du lịch ở Khu di tích lịch sử ATK - Định Hoá Nguồn: www.thainguyentourist.vn V. Bảo vệ môi trường Mức độ ô nhiễm nước mặt và ô nhiễm không khí ở tỉnh Thái Nguyên chưa đến mức nghiêm trọng như các tỉnh va thành phố khác trong cả nước. Tuy vậy, có sự ô nhiễm cục bộ có nơi tới mức báo động, nhất là 2 cụm công nghiệp phía bắc và phía nam thành phố Thái Nguyên với nồng độ ô nhiễm gấp 5 - 10 lần so với các khu vực khác (ô nhiễm nước , ô nhiễm không khí ở các khu vực sản x uất xi măng, giấy, gang thép…). Hiện tượng du canh du cư, phát rừng làm rẫy của các đồng bào thiểu số gây ra sự suy thoái nhanh chóng tài nguyên đất và rừng ở các huyện miền núi. Bên cạnh đó, việc khai thác và chế biến khoáng sản bừa bãi ở một số mỏ trong tỉnh đã và đang góp một phần không nhỏ vào việc cạn kiệt loại tài nguyên quý giá này, mà còn gây ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái . Để cải thiện môi trường và phát triển bền vững, Thái Nguyên bước đầu đã có những nỗ lực bằng việc thực hiện các dự án như phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ lưu vực các dòng sông, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, quy hoạch dân cư. Quan trọng nhất là phải giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường ở các cấp học và trong nhân dân. Đáng chú ý là trong tháng 3/2008, ạt i thành phố Thái Nguyên đã diễn ra lễ ký kết “Dự án sông Cầu” giữa các tỉnh có dòng sông này chảy qua, nhằm hợp tác sử dụng hợp lý và bảo vệ sự trong sạch của dòng sông tưrớc nguy cơ ô nhiễm nặng như hiện nay. *Các nguồn tài liệu thu thập kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên để tích hợp vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh Ngoài các nguồn tài liệu viết về địa lý địa phương có thể dùng chung cho các tỉnh (thành) trong cả nước như đã nêu ở mục 2.3.2 . Mỗi tỉnh (thành) đều có nhiều nguồn tài liệu địa lý địa phương chỉ dành riêng cho tỉnh (thành) đó, nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của địa phương như để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội… Đối với mục đích giáo dục, chúng ta sẽ tìm thấy kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên từ những nguồn tài liệu sau: - Thông qua tài liệu sách, báo Đầu tiên phải kể đến cuốn sách “Địa lý tỉnh Thái Nguyên” do hai nhà giáo địa lý lão làng của tỉnh là Trịnh Trúc Lâm và Nguyễn Quận chủ biên. Cấu trúc và nội dung cuốn sách mang tính chất của một công trình khoa học địa lý tổng hợp, đề cập lần lượt và đầy đủ, sâu sắc trên các lĩnh vực: địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên. Đây là cuốn sách có một khối lượng kiến thức phong phú, được tổng hợp biên soạn bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học địa lý có độ tin cậy cao; nguồn số liệu, tài liệu đảm bảo được tính hệ thống, khoa học, chính xác. Mặc dù được xuất bản năm 1998 nhưng cho đến nay cuốn sách này vẫn là một tài liệu quý giá được sử dụng chính thức trong các trường phổ thông trong tỉnh để dạy học địa lý địa phương cho các thế hệ học sinh. Các cuốn sách khác như: “Thái Nguyên - Đất và người” do Sở văn hoá thông tin Thái Nguyê n biên soạn năm 2006, nó là một tập hợp những bài viết của nhiều tác giả về miền đất Thái Nguyên xưa và nay. Nếu ai đã từng một lần đọc cuốn sách này, người ta không khỏi ngỡ ngàng trước một vùng đất phía bắc kinh đô Thăng Long, có địa hình hiểm trở nhưng thiên nhiên lại vô cùng tươi đẹp. Qua thời kỳ dựng nước và giữ nước, từng mảnh đất, ngọn núi, con sông nơi đây đều đi vào lịch sử, gắn với những chiến công oanh liệt dân tộc ta bao đời nay. “Thái Nguyên, Di tích danh thắng & Triển vọng tương lai” do Công ty văn hoá trí tuệ Việt Nam phối hợp với nxb VHTT thực hiện, nhân dịp n ăm du lịch Thái Nguyên 2007 . Trong cuốn sách này, n gười ta giới thiệu lần lượt theo trình tự thời gian các địa danh tự nhiên và nhân tạo nổi tiếng của tỉnh, những nơi còn lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử văn hoá dân tộc và sau này trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn. Vì vậy, hai cuốn sách này được coi như là một quyển từ điển tra cứu địa danh rất tốt khi giáo viên và học sinh dạy và học phần kiến th ức địa lý địa ph ươn g. Một cuốn sách nữa cũng hết sức quan trọng mà giáo viên có thể sử dụng là “Niên giám thống kê” được Cục thống kê Thái Nguyên xuất bản hàng năm, bao gồm những số liệu thống kê cơ b ản phản ánh khái quát thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh qua các năm. Giáo viên nên ấly các số liệu thống kê về địa phương để giải thích, minh hoạ cho các bài học địa lý và cung cấp thêm những kiến thức địa lý địa phương cho học sinh dưới dạng số liệu. Ngoài cácấn phẩm là sác h, có thể tìm kiếm nội dung địa lý địa phương trên các ờt báo hay tạp chí của tỉnh. “Báo Thái Nguyên” - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên, là diễn đàn của nhân dân các dân tộc tỉn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT.doc
Tài liệu liên quan