Tiến sỹ-Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái

Biểu 2.2 cho thấy trong suốt thời kỳ 10 năm (1990-2000), cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ sản chuyển dịch với tốc độ không đáng kể. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây (giai đoạn 2000-2005), trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp không có sự thay đổi lớn thì tỷ trọng ngành thuỷ sản đã tăng lên từ 4,8 % năm 2000 đến 5,6% năm 2005 do tăng nhanh diện tích mặt nước và tăng số hộ nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng giống mới và công nghệ mới cho năng suất, chất lượng cao. Kết quả của việc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản đã góp phần tích cực vào điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan môi trường, đáp ứng yêu cầu thực phẩm chất lượng cao, phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái ở Thủ đô (như mô hình nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây xanh trên bờ làm du lịch sinh thái hoặc kết hợp dịch vụ câu cá giải trí ). Ngành lâm nghiệp mặc dù không tăng lên về tỷ trọng giá trị sản xuất do hạn chế về vốn và rừng chưa đến kỳ hạn khai thác nhưng cũng rất chú ý đến quản lýý và tu bổ các rừng du lịch sinh thái để kết hợp phát triển du lịch- dịch vụ từ tài nguyên rừng.

Như vậy, gần đây cơ cấu kinh tế ngành nông lâm thuỷ sản ngoại thành Hà Nội đã chuyển dịch nhanh hơn và theo hướng khai thác các tiềm năng thuỷ sản và lâm nghiệp để phát triển một cơ cấu ngành nông nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ, nhằm tạo lập lại thế cân bằng trong cấu trúc của hệ sinh thái nông nghiệp, đúng với vai trò và xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái ở Thủ đô.

 

docChia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiến sỹ-Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đan xen, kết hợp giữa các vùng chuyên canh, các khu công viên cây xanh, hồ nước với các khu dân cư và khu công nghiệp nhằm tạo cảnh quan môi trường (biểu 2.12). Tuy nhiên, ở một số vùng, do ảnh hưởng đặc thù của điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội và do những biến đổi nhanh chóng của quá trình đô thị hoá, nên việc quy hoạch và bố trí còn chưa hoàn thiện và thiếu tính hệ thống. Biểu 2.12: Bố trí không gian sinh thái của nông nghiệp Hà Nội Đơn vị: Số xã HUYỆN Vùng hoa Vùng rau sạch Vùng cây ăn quả- du lịch Vùng thuỷ sản-du lịch Khu công viên- hồ- cây xanh Khu công nghiệp- đô thị TỪ LIÊM 3 2 3 0 5 8 THANH TRÌ 0 3 0 6 2 7 GIA LÂM 0 4 5 0 0 8 ĐÔNG ANH 5 5 5 0 3 7 SÓC SƠN 4 2 8 1 4 5 Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH các huyện ngoại thành đến năm 2010 Mức độ đan xen mang tính sinh thái được xem xét cụ thể theo từng huyện: Huyện Từ Liêm: Từ Liêm nằm kề với nội thành ở phía Tây thành phố. Không gian nông nghiệp đã hình thành ba khu vực mang tính sinh thái rõ rệt đó là: (1) Khu vực phía Đông huyện Từ Liêm chạy từ Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, đến Mỹ Đình, Mễ Trì. Khu vực này đã có sự đan xen giữa khu công viên, cây xanh, hồ điều hoà với các khu đô thị mới và công trình công cộng (công viên quốc gia Mễ Trì, khu đô thị mới và thể thao quốc gia Mỹ Đình - Mễ Trì, khu ngoại giao đoàn Xuân Đỉnh, khu phố mới Đông Ngạc); (2) khu vực chuyên canh cây ăn quả sinh thái ở Tây và Tây Nam huyện với các xã Minh Khai, Phú Diễn và Xuân Phương gần khu công nghiệp và đô thị Cầu Diễn- Mai Dịch, Tây Mỗ; và (3) khu vực chuyên canh hoa phía Tây Bắc với các xã Tây Tựu, Liên Mạc và Thượng Cát là các điểm dân cư nông thôn cũng đóng góp hết sức quan trọng cho cảnh quan sinh thái của Thủ đô. Huyện Thanh Trì: Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hà Nội. Trước khi thành lập quận Hoàng Mai, không gian nông nghiệp của huyện được phân bố thành 4 vùng chính là: (1) Vùng ven đô với các xã tiếp giáp nội thành như Vĩnh Tuy, Định Công, Đại Kim, Tân Triều, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt. Vùng này tập trung khá nhiều khu đô thị mới như Định Công, Linh Đàm, Đại Kim, Pháp Vân và các khu công nghiệp vừa và nhỏ Cầu Bươu, Vĩnh Tuy nhưng đã có sự bố trí đan xen với các khu công viên hồ nước (công viên hồ Linh Đàm, công viên hồ điều hoà Yên Sở; (2) vùng thị trấn Văn Điển và các xã Tam Hiệp,Tứ Hiệp với khu công nghiệp vừa và nhỏ Văn Điển, nghĩa trang Văn Điển và khu đô thị mới Tứ Hiệp. Vùng này có độ ô nhiễm cao, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa, thiếu hệ thống cây xanh và không gian sinh thái; (3) Vùng nông nghiệp trung tâm với sản phẩm thế mạnh là thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái thuộc các xã phía Nam và Tây Nam huyện như Đông Mỹ, Đại áng, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Hữu Hoà, nhưng còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và xử lýý nước thải; và (4) Vùng bãi ven sông Hồng chuyên canh rau sạch bao gồm các xã Lĩnh Nam, Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc cũng cần phát triển kết hợp thêm cây ăn quả và hoa. Huyện Gia Lâm: Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông Bắc thành phố, ngăn cách với Hà Nội bởi sông Hồng. Không gian nông nghiệp sinh thái huyện Gia Lâm hiện tại (sau khi tách quận Long Biên) có hai vùng sản xuất tập trung chủ yếu là vùng rau sạch và vùng cây ăn quả đều bố trí chủ yếu ở Phía Nam sông Đuống với các xã Lệ Chi, Đặng Xá, Đông Dư, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵỵ, Kim Lan, Trâu Quỳ. Sau khi tách quận Long Biên, nông nghiệp trên địa bàn còn lại của huyện Gia Lâm ở xuất phát điểm thấp, bố trí không gian nhìn chung phân tán, manh mún. Vùng Bắc Đuống với các xã Dương Hà, Đình Xuyên, Phù Đổng, Ninh Hiệp đã hình thành các cụm công nghiệp tập trung nhưng thiếu hệ thống công viên cây xanh và cây ăn quả. Ngoài ra vùng bãi ven sông thuộc các xã Dương Hà, Phù Đổng,Trung Màu, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức cũng chưa có hệ thống cây xanh hoàn chỉnh để giải quyết vấn đề môi trường của cụm công nghiệp và du lịch làng nghề. Huyện Đông Anh: Đông Anh nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội ngăn cách với nội thành bởi sông Hồng và sông Đuống. Không gian nông nghiệp Đông Anh được chia làm 3 vùng là: (1) Vùng Miền Đông với các xã Dục Tú, Vân Hà, Liên Hà, Thụỵy Lâm, Việt Hùng không thuộc phạm vi mở rộng đô thị, các cây trồng chủ yếu là lúa đặc sản. Để đáp ứng yêu cầu nông nghiệp sinh thái, cần thực hiện sự chuyển đổi các chân ruộng trũng thành ao cá và trồng cây ăn quả; (2) Vùng trung tâm gồm Thị trấn Đông Anh và các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Uy Nỗ, Tiên Dương. Đây là vùng thuộc khu vực đô thị hoá, tập trung các đô thị mới và khu công nghiệp Đông Anh- Cổ Loa. Vùng này đã bố trí không gian xanh làm đẹp cảnh quan cho khu du lịch Cổ Loa và phát triển chuyên canh rau sạch và hoa để cung cấp thực phẩm và tạo cảnh quan; (3) Vùng trong phạm vi đô thị hoá Bắc Thăng Long- Vân Trì, bao gồm các xã còn lại, là trọng điểm công nghiệp sạch, kỹ thuật cao và các khu đô thị mới nên cũng được phát triển đan xen với các khu du lịch, công viên cây xanh (công viên Cầu Đôi, du lịch Đầm Vân Trì). Các vùng chuyên canh hoa, rau sạch, cây ăn quả và thuỷ sản sinh thái đã được chú trọng phát triển ở đây. Huyện Sóc Sơn: Sóc Sơn nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 35 km và ngăn cách với nội thành bởi huyện Đông Anh và Tỉnh Vĩnh Phúc. Phân bố không gian nông nghiệp huyện Sóc Sơn dựa trên 3 tiểu vùng kinh tế sinh thái là: (1) Vùng gò đồi với các xã phía Bắc và Tây Bắc của huyện. Đây là vùng rừng tập trung của thành phố và vùng cây ăn quả tập trung gắn du lịch sinh thái. Các điểm vui chơi, giải trí (sân golf Minh Trí, Hồ Đồng Quan, rừng Lâm Viên) được xen kẽ với các điểm dân cư và các khu công nghiệp tập trung tại các thị tứ của huyện; (2) Vùng giữa gồm thị trấn Sóc Sơn và các xã thuộc vùng đất bằng. Ở đây có khu chế xuất Sân Bay Nội Bài và sẽ có khu đô thị mới Sóc Sơn, do đó bên cạnh bố trí sản xuất cây ăn quả và hoa, đã phát triển các khu du lịch và công viên nhà nghỉ kết hợp nuôi trồng thuỷ sản gắn du lịch sinh thái (Đền Sóc, Núi Đôi và khu thuỷ sản gắn du lịch sinh thái Đông Bắc); (3) Vùng thứ ba là vùng bãi trũng ven sông Cầu và sông Cà Lồ với các xã tiếp giáp với huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Giang chủ yếu chuyên canh rau sạch và hoa. * Bố trí vùng sản xuất hoa tập trung Biểu 2.13: Phân bố diện tích các vùng sản xuất hoa tập trung Đơn vị: Ha, % Chỉ tiêu 1995 2000 2002 2003 2004 T.độ bq (%) SL % SL % SL % SL % SL % TỔNG 120 100 405 100 460 100 485 100 498 100 17,1 S. SƠN - - 5 0,1 10 2,2 15 3,1 18 3,6 37,7 Đ. ANH 50 41,6 80 19,8 100 21,7 110 22,7 120 24,1 10,2 T. LIÊM 70 58,4 320 79,1 350 76,1 360 74,2 360 72,3 20,0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra phòng Kế hoạch Kinh tế và PTNT các huyện ngoại thành Việc bố trí các vùng sản xuất hoa tập trung thể hiện rõ nét tính chất sinh thái và đô thị của một nền nông nghiệp đô thị hoá. Mười năm qua, vùng sản xuất hoa tập trung đã được bố trí lại một cách căn bản, từ chỗ diện tích trồng hoa tập trung chỉ có ở một số ít ở vài quận nội thành thì nay đã tăng lên đáng kể và phân bố trên diện rộng ở hầu khắp các huyện ngoại thành. Trong đó, đáng chú ýý là việc chuyển trọng điểm sản xuất hoa tập trung từ Nhật Tân, Tứ Liên (do mất đất) sang Từ Liêm, Đông Anh là những huyện nằm trong vùng trọng điểm đô thị hoá, cho thấy cơ cấu sản xuất đã chuyển dịch rõ nét theo hướng hình thành các vùng sinh thái hoa và cây cảnh đan xen trong các khu đô thị tạo nét đẹp cảnh quan môi trường. Biểu 2.13 cho thấy việc phân bố vùng hoa tập trung chủ yếu ở Từ Liêm, chiếm khoảng 70-80% trong tổng diện tích hoa tập trung, sau đó là ở Đông Anh, với tỷ trọng khoảng 20-25%. Ngoài ra một phần nhỏ diện tích vùng hoa được bố trí ở Sóc Sơn (3%). Vùng hoa Từ Liêm có tốc độ tăng diện tích bình quân năm là 20% qua các năm từ 1995 đến 2004, tập trung ở các xã Tây Tựu, Liên Mạc và Thượng Cát. Dự kiến đến năm 2008, sau khi hoàn thành, dự án xây dựng vùng sản xuất hoa tập trung (500 ha- với quy mô vốn đầu tư 80 tỷ đồng) ở Tây Tựu và một số xã lân cận như Liên Mạc, Thượng Cát (Từ Liêm) sẽ đóng góp hơn nữa vào sự phát triển quy mô diện tích và sản lượng của các vùng sản xuất hoa tập trung. * Bố trí vùng sản xuất rau sạch tập trung Sản xuất rau cũng được xác định là ngành mũi nhọn của nông nghiệp Thủ đô để cung cấp thực phẩm tươi sống, cao cấp và tạo màu xanh, do đó cũng được chú trọng phát triển trong thời gian qua. Mặc dù đô thị hoá đã lấy đi phần lớn diện tích trồng rau truyền thống tại các khu vực Từ Liêm, Thanh Trì, song sản xuất rau của Hà Nội vẫn tăng lên qua các năm cả về diện tích và sản lượng. Chương trình rau sạch của Thành phố đã được thực hiện từ năm 1996 nhưng tốc độ chưa nhanh. Năm 2004, diện tích rau sạch mới đạt 18,3% tổng diện tích rau toàn Thành phố (biểu 2.14), trong khi theo kế hoạch đến năm 2005 phải đạt 20-25%. Về mặt cơ cấu giữa các vùng, rau sạch được bố trí chủ yếu ở Gia Lâm bao gồm các xã như Đặng Xá, Đông Dư, Lệ Chi, Văn Đức, Đông Anh với các xã Vân Nội, Tiên Du, Nam Hồng, Từ Liêm bao gồm Liên Mạc, Minh Khai và Thanh Trì với các xã Vạn Phúc, Duyên Hà, Yên Mỹ. Cơ cấu này được đánh giá là phù hợp với quy hoạch các vùng rau an toàn của Thành phố trong giai đoạn đầu tập trung phát triển ở 4 huyện nói trên. Rõ ràng rằng sự tập trung bước đầu của diện tích rau an toàn tại các huyện này cũng cho thấy xu hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái được manh nha từ các trọng điểm đô thị hoá. Tuy nhiên, tỷ trọng rau sạch ở Sóc Sơn rất thấp (3-4%) và gần đây không còn nữa, trong khi đó Sóc Sơn là một huyện không nằm trong trọng điểm đô thị hoá, ít chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường. Hướng chuyển dịch hợp lý là cần đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm rau (là sản phẩm dễ ô nhiễm) ở Sóc Sơn trong giai đoạn tới. Biểu 2.14: Tỷ trọng diện tích các vùng rau sạch Đơn vị: % VÙNG 2000 2002 2003 2004 % rau sạch trong tổng DT rau Cơ cấu DT các vùng rau sạch % rau sạch trong tổng DT rau Cơ cấu DT các vùng rau sạch % rau sạch trong tổng DT rau Cơ cấu DT các vùng rau sạch % rau sạch trong tổng DT rau Cơ cấu DT các vùng rau sạch SÓC SƠN 0 0 3,7 3,4 0 0 0 0 ĐÔNG ANH 7,3 28,8 20,2 35,9 12,8 35,0 15,4 27,9 GIA LÂM 18,2 48,7 34,9 34,0 26,9 42,8 35,7 29,0 TỪ LIÊM 0 0 21,4 14,6 6,4 6,7 61,9 36,4 THANH TRÌ 9,7 22,5 12,0 12,1 9,5 15,5 8,3 5,6 CÁC QUẬN 0 0 0 0 0 0 2,4 0,9 TOÀN TP 7,9 100,0 18,0 100,0 13,0 100,0 18,3 100 Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội. * Bố trí vùng sản xuất cây ăn quả tập trung Về mặt hiệu quả kinh tế, cây ăn quả tuy không phải là sản phẩm mũi nhọn của nông nghiệp Thủ đô ở thời điểm hiện tại, nhưng lại có tác dụng rất quan trọng trong cải tạo cảnh quan môi trường, đặc biệt ở những vùng tiềm năng như Sóc Sơn và các vùng đô thị mở rộng của Hà Nội trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại ở các huyện sát nội thành cũng có nhiều tiềm năng cho phát triển các vườn cây ăn quả tập trung và các mô hình cây ăn quả kết hợp với du lịch, dịch vụ. Biểu 2.15 cho thấy Sóc Sơn và Đông Anh là hai huyện có tốc độ phát triển các vùng cây ăn quả tập trung nhanh nhất (14% và 18%), nhưng huyện có tỷ trọng diện tích cây ăn quả tập trung lớn nhất là Sóc Sơn (70-75%), tiếp theo là Từ Liêm (11-16%) rồi đến Đông Anh (10-13%). Điều này thể hiện xu hướng bố trí sản xuất, và hình thành các vùng chuyên môn hoá hợp lý nhằm khai thác tiềm năng của địa phương để phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái. Các vùng trọng điểm thế mạnh cây ăn quả là Từ Liêm và Sóc Sơn, trong đó Từ Liêm là vùng truyền thống, còn Sóc Sơn là vùng có nhiều tiềm năng do điều kiện đất đai, địa hình có thể phát triển các trang trại cây ăn quả kết hợp du lịch sinh thái. Biểu 2.15: Phân bố diện tích các vùng cây ăn quả tập trung Đơn vị: ha, % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 T.độ bq (%) SL % SL % SL % SL % SL % TỔNG 1373 100 2035 100 2207 100 2294 100 2324 100 14,1 S. SƠN 950 69,1 1542 75,7 1627 73,7 1627 70,9 1650 71,0 14,8 Đ. ANH 150 10,9 200 9,8 240 10,8 270 11,7 300 12,9 18,9 G. LÂM 56 4,2 60 2,9 60 2,8 60 2,7 60 2,4 1,7 T. LIÊM 217 15,8 237 11,6 280 12,7 337 14,7 320 13,7 10,2 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra phòng Kế hoạch kinh tế và PTNT các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, ở Từ Liêm đô thị hoá đã làm thu hẹp nhanh chóng một số loại cây ăn quả cao cấp truyền thống (như hồng xiêm Xuân Đỉnh) và chỉ còn lại chủ yếu là cam Canh, bưởi Diễn (phát triển được trên 40 ha). Mặc dù trong những năm gần đây bắt đầu xuất hiện một số trang trại trồng cây ăn quả trên vùng gò đồi Sóc Sơn, song cũng chưa hình thành các vùng tập trung phát triển theo hướng kết hợp với các hoạt động dịch vụ, du lịch. Nhìn chung, việc phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái trên vùng đồi Sóc Sơn vẫn ở mức tiềm năng là chính. Bên cạnh đó, một số vùng trũng ở khu vực phía Nam của Thanh Trì cũng là vùng có thể phát triển các mô hình kinh doanh tổng hợp như trồng cây ăn quả kết hợp nuôi thuỷ sản và kinh doanh du lịch dịch vụ. Tuy nhiên, diện tích trồng cây ăn quả ở khu vực Thanh Trì cũng chưa thực sự đi vào hoạt động kinh doanh. * Bố trí vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung Phát triển thuỷ sản cũng được xác định là một trong các sản phẩm mũi nhọn của nền nông nghiệp Thủ đô và là một hướng phát triển thế mạnh trong cơ cấu sản xuất của nền nông nghiệp sinh thái ven đô. Diện tích vùng thuỷ sản tập trung tập trung chủ yếu ở Thanh Trì, trong đó một phần diện tích được chuyển từ các chân ruộng trũng hai vụ lúa bấp bênh sang phát triển thuỷ sản. Phần lớn diện tích nuôi thả thuỷ sản ở khu vực huyện Thanh Trì hiện đang sử dụng các nguồn nước thải của Thành phố hoặc nước thải từ sông Nhuệ để chăn nuôi. Do nguồn nước ô nhiễm nên sản phẩm thuỷ sản của khu vực này không đảm bảo là sản phẩm thực phẩm an toàn. Mặc dù diện tích mặt nước rộng, tập trung gần nội thành nhưng không khai thác được các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch theo hướng nông nghiệp sinh thái ven đô thị. Ngoài Thanh Trì là vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, thuỷ sản cũng được phát triển một phần ở Đông Anh nhưng còn phân tán. Điều kiện chăn nuôi thuỷ sản ở khu vực Đông Anh có phần khá hơn về môi trường nước nên nhiều vùng hồ nuôi cá đã trở thành điểm kinh doanh du lịch dịch vụ kết hợp. Tuy nhiên, diện tích nuôi thuỷ sản nhỏ, không tập trung nên các hoạt động sản xuất kinh doanh này còn mang tính chất tự phát, không ổn định chỉ mới tạo ra tiền đề chứ chưa tiếp cận đến trình độ sản xuất của nông nghiệp sinh thái ven đô. Chủ trương khuyến khích và hỗ trợ chuyển một số chân ruộng trũng sang trồng lúa kết hợp thả cá và cây ăn quả của thành phố đã tạo ra các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung (ở Thanh Trì) theo phương thức thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chuyên canh thuỷ sản, chưa xuất hiện các mô hình kết hợp thuỷ sản với trồng cây ăn quả và kinh doanh dịch vụ theo hướng nông nghiệp sinh thái ở vùng ven đô thị. Khả năng hiện thực của các mô hình nông nghiệp đô thị này còn phụ thuộc vào chương trình cải tạo xử lý nguồn nước thải và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế xã hội khác thuộc khu vực phía Nam Thành phố. * Hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng sinh thái Biểu 2.16: Phát triển diện tích các vùng sản xuất tập trung Đơn vị: Ha, % VÙNG Số xã Phát triển diện tích qua các năm Tđộ bq (%) 2000 2001 2002 2003 2004 VÙNG LÚA ĐẶC SẢN 17 917,6 1162 3001 1514 2282 25,5 VÙNG THUỶ SẢN 7 16,3 48,3 79,8 82 82 49,8 VÙNG RAU SẠCH 16 590 740 965 1120 1163 18,5 VÙNG CÂY ĂN QUẢ 21 1373 2035 2207 2294 2324 14,1 VÙNG HOA, C. CẢNH 12 405 447 460 485 498 5,3 Nguồn: Số liệu điều tra phòng Kế hoạch Kinh tế & PTNTcác huyện ngoại thành Kết quả của bố trí sản xuất trên đây đã hình thành nên các vùng sản xuất tập trung theo hướng sinh thái. Về cơ bản, các vùng sản xuất tập trung được hình thành trên cơ sở chuyển đổi các diện tích trồng lúa và các cây trồng không hiệu quả khác thành các vùng chuyên môn hoá như hoa, rau, lúa đặc sản, các trang trại nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả và chăn nuôi... Hầu hết các vùng sản xuất tập trung bắt đầu được hình thành từ sau năm 2000 trở đi, trong đó rõ nét nhất là sự chuyển đổi và phát triển trong ngành nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất rau sạch. Xây dựng các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo hướng kết hợp du lịch, sinh thái được xác định là một trong các hướng phát triển thế mạnh của nền nông nghiệp sinh thái ven đô. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tập trung đã tăng bình quân 49,8%/năm, diện tích các vùng lúa đặc sản tập trung tăng bình quân 25,5%/năm, diện tích các vùng rau sạch tập trung tăng 18,5%/năm và vùng cây ăn quả tăng bình quân 14,1%/năm, vùng hoa 5,3%/năm (biểu 2.16). Một số vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, chăn nuôi lợn hướng nạc, bò sữa cũng đang bắt đầu được hình thành ở các huyện Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, tuy quy mô còn nhỏ, chủ yếu phát triển rải rác ở các hộ, chứ chưa rõ nét thành các trang trại tập trung và tốc độ phát triển chưa cao. Trong điều kiện diện tích đất canh tác giảm mạnh do đô thị hoá, nông nghiệp ngoại thành đã chuyển dịch cơ cấu theo hướng đi vào thâm canh, chuyên môn hoá, kết hợp kinh tế sinh thái là một hướng đi đúng đắn, cho phép tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường. Số liệu điều tra của chương trình “phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn” của Thành Uỷ Hà Nội cho thấy thu nhập bình quân đầu người ở ngoại thành tăng liên tục từ 100.000 đồng/tháng năm 1990 lên 220.000 đồng/tháng năm 1995 và 264.000 đồng/tháng năm 2000. Tương tự, tốc độ tăng hộ giàu và giảm hộ nghèo cũng khá nhanh từ năm 1995 đến năm 2000 [18]. Như vậy, việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cho thấy chuyển dịch cơ cấu vùng đã chú ý đến các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của nền nông nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, quá trình phát triển các cùng sản xuất tập trung cũng bộc lộ 2 hạn chế cơ bản. Thứ nhất là tốc độ chuyển dịch còn chậm. Cho đến năm 2004, tỷ trọng diện tích vùng hoa tập trung so với tổng diện tích sản xuất hoa của các huyện ngoại thành chiếm khoảng 31%, vùng rau sạch 18,3% trong tổng diện tích gieo trồng rau, vùng cây ăn quả 84,5% [26]. So với chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch thì đến năm 2010, các tỷ trọng này phải đạt 60-65% đối với hoa, 20-25% đối với rau sạch trong giai đoạn đầu (quy hoạch cũng xác định tổng diện tích canh tác rau sạch phải đạt 2000 ha năm 2005, nhưng thực tế mới chỉ đạt 1163 ha vào năm 2004), 60-75% đối với cây ăn quả. Để đảm bảo đạt các chỉ tiêu kế hoạch cho đến 2010, cần đẩy nhanh tiến độ hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung, ngành thuỷ sản cần phát triển mạnh mô hình thuỷ sản- du lịch sinh thái ở những vùng có tiềm năng nhưng chưa khai thác được như Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn. Hạn chế thứ hai là mặc dù thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhưng cũng kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa các hộ nông dân ngoại thành. Những hộ nông dân thuần nông hoặc không có lợi thế chuyên canh các sản phẩm có giá trị kinh tế cao thì thu nhập rất thấp. Theo số liệu điều tra năm 2000, có 24% số người được hỏi cho rằng đời sống khó khăn hơn [18]. Đây là những ảnh hưởng bất lợi đối với công bằng xã hội. 2.2.3.2 Xây dựng các mô hình sản xuất kết hợp theo hướng sinh thái Bên cạnh việc hình thành và bố trí các vùng chuyên canh trong một không gian sinh thái chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông nghiệp ở ngoại thành còn chú ý đến việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp tại mỗi vùng, hướng tới sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành và tạo cảnh quan môi trường. Các mô hình nông nghiệp kết hợp được hình thành từ hai nguồn đầu tư là đầu tư của nông hộ qua quá trình tích tụ, tập trung đất đai nguồn lực, và đầu tư từ ngân sách để xây dựng các khu nông nghiệp du lịch sinh thái hoặc khu vui chơi giải trí. * Tập trung hoá sản xuất và đầu tư của hộ Mức độ tập trung, chuyên môn hoá của các hộ sản xuất nông nghiệp được thể hiện ở quy mô và cơ cấu sản xuất của các hộ. Một số hộ sản xuất nông nghiệp đã tập trung các điều kiện nguồn lực vào sản xuất một số sản phẩm chủ yếu thể hiện thế mạnh của nông nghiệp ngoại thành, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời tạo ra một cơ cấu sản xuất bổ sung hỗ trợ nhau hướng tới sự cân bằng sinh thái. Quá trình chuyển dịch cơ cấu thời gian qua đã hình thành nên 4 nhóm hộ cơ bản (biểu 2.17), tương ứng với 4 mô hình chuyên môn hoá kết hợp phát triển tổng hợp, với các cơ cấu ngành hàng cụ thể là: - Mô hình sản xuất nhóm hộ trồng hoa, cây cảnh, với hoa là sản phẩm chính và kết hợp với chăn nuôi lợn và các cây trồng khác. Mô hình này có quy mô cơ cấu đất đai và nguồn lực ở mức độ nhỏ nhất (1.150 m2). Hình ảnh 2.1: Trang trại hoa tại xã Tây Tựu, Từ Liêm - Mô hình sản xuất nhóm hộ trồng rau, với rau là sản phẩm chính, kết hợp với chăn nuôi lợn và một số cây trồng khác. Mô hình này có quy mô cơ cấu đất đai và nguồn lực ở mức độ tương đối nhỏ (1350 m2). - Mô hình sản xuất nhóm hộ trồng cây ăn quả, với cây ăn quả là sản phẩm chính, kết hợp với chăn nuôi thuỷ sản, gà thả vườn, chăn nuôi lợn và một số cây trồng khác. Mô hình này có quy mô cơ cấu đất đai và nguồn lực ở mức độ tương đối lớn (3.925 m2) - Mô hình sản xuất nhóm hộ nuôi trồng thuỷ sản, với thuỷ sản là sản phẩm chính, kết hợp với chăn nuôi lợn, gia cầm và một số cây trồng khác. Mô hình này có quy mô cơ cấu đất đai và nguồn lực ở mức độ lớn nhất (7.500 m2). Các số liệu ở biểu 2.17 cho thấy việc hình thành 4 nhóm hộ trên đây có mục đích trước hết là nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có của nguồn lực, nhưng cũng có tác động khá quan trọng về tái tạo nguồn lực, bảo vệ đất, cải thiện môi trường nếu duy trì một tỷ lệ hợp lýý giữa Biểu 2.17: Quy mô, cơ cấu sản xuất của nhóm hộ chuyên môn hoá kết hợp đa dạng hoá CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHÍNH SỐ LƯỢNG GIÁ TRỊ (1000 Đ) CƠ CẤU (%) Đ.V SỐ LƯỢNG 1. NHÓM HỘ HOA, CÂY CẢNH 100,0 Hoa M2 1.150 57.500 87,4 Cây trồng khác M2 120 2.700 4,1 Lợn Con 5,7 5.600 8,5 2. NHÓM HỘ RAU 100,0 Rau M2 1.350 38.570 72,3 Cây trồng khác M2 1020 11.250 21,1 Lợn Con 3,5 3.500 6,6 3. NHÓM HỘ CÂY ĂN QUẢ 100,0 Cây ăn quả M2 3.925 21.800 44,8 Cây trồng khác M2 2.700 13.800 28,5 Thuỷ sản M2 615 4.950 10,2 Lợn Con 2,3 2.250 4,7 Gia cầm thả vườn Con 175 5.750 11,8 4. NHÓM HỘ THUỶ SẢN 100,0 Thuỷ sản M2 7.500 91.500 79,6 Cây trồng khác M2 1.250 10.250 8,9 Lợn Con 17 9.500 8,3 Gia cầm Con 135 3.750 3,2 Nguồn: Số liệu điều tra các hộ nông dân 5 huyện ngoại thành các ngành. Nếu xét về hiệu quả kinh tế thì nhóm hộ nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế lớn nhất, sau đó là nhóm hộ trồng hoa, cây cảnh. Tuy nhiên, nếu xét về tác động tài nguyên và môi trường thì cần chú ýý hơn nữa sự kết hợp hài hoà giữa các ngành, ví dụ như cần tăng cường phát triển hệ thống cây ăn quả và cây xanh cho các vùng thuỷ sản tập trung để đảm bảo nâng cao hơn nữa tỷ lệ sản phẩm cảnh quan cây xanh cho các vùng thuỷ sản (hiện tại mới chỉ chiếm 8,9%); đối với các vùng chuyên canh trồng trọt (cây ăn quả, hoa, rau) cũng cần nghiên cứu các chế độ luân canh, trồng xen, kết hợp sử dụng hợp lý các loại phân bón, hoá chất để chống lại sự ô nhiễm và nghèo kiệt dinh dưỡng của đất. Cùng với việc xuất hiện 4 nhóm hộ cơ bản đại diện cho việc lựa chọn ngành chính và ngành bổ sung, hướng vào hiệu quả kinh tế là chủ yếu đã xuất hiện các mô hình điển hình về nông nghiệp du lịch sinh thái có giá trị cảnh quan môi trường khá lớn, bao gồm: - Mô hình vườn quả du lịch Từ Liêm: Đây là mô hình kết hợp giữa vườn cây ăn quả cùng với một hệ thống các đường dạo chơi trong "vườn rừng" và các ao hồ thả cá kèm theo dịch vụ câu cá để tạo ra một môi trường tự nhiên hài hoà cho việc phát triển hoạt động du lịch nghỉ ngơi. Giá trị mang lại của mô hình này không chỉ dừng lại ở các giá trị vật chất từ sản phẩm quả và cá, mà lớn hơn là giá trị thu về từ du lịch, dịch vụ, và giá trị cảnh quan môi trường của một vùng sát nội thành. - Mô hình kết hợp nuôi thả cá, trồng cây ăn quả và kinh doanh dịch vụ câu cá giải trí ở Đông Anh: Điều kiện chăn nuôi thuỷ sản ở khu vực Đông Anh tương đối thuận lợi về môi trường nước nên nhiều vùng hồ nuôi cá kết hợp kinh doanh du lịch dịch vụ đã thu được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, diện tích nuôi thuỷ sản nhỏ, không tập trung nên các hoạt động sản xuất kinh doanh này còn mang tính chất tự phát và không ổn định - Mô hình kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả và dịch vụ du lịch giải trí ở khu vực hồ đầm, đồi núi Sóc Sơn và vùng chuyển đổi chân ruộng trũng Thanh Trì: Đây là những vị trí có nhiều tiềm năng cho phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng cây ăn quả và dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, khả năng hiện thực và hiệu quả của các mô hình này phụ thuộc rất lớn vào mức độ tập trung quy mô diện tích đất đai và chương trình cải tạo xử lý nguồn nước thải và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế xã hội khác của Thành phố. - Mô hình phát triển cây ăn quả, trồng cây lâu năm kết hợp chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp kết hợp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiến sỹ-Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.doc
Tài liệu liên quan