Tiểu luận Ai kiểm soát thông tin nước Mỹ

MỤC LỤC

 

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN BÁO CHÍ HOA KÌ 1

1. Phân cấp chính quyền của nền cộng hoà Hoa Kỳ 1

2. Luật pháp về báo chí tại Hoa Kỳ 2

PHẦN 2. AI KIỂM SOÁT THÔNG TIN NƯỚC MỸ? 8

1. Thương mại hoá báo chí 8

2. Đằng sau báo chí Hoa kỳ là chính trường 11

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ai kiểm soát thông tin nước Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN BÁO CHÍ HOA KÌ 1. Phân cấp chính quyền của nền cộng hoà Hoa Kỳ Một cây bút giỏi của hãng thông tấn Associated Press (AP) đã có lần phát biểu rằng từ lúc chúng ta mở mắt vào ban sáng đến khi chúng ta nhắm mắt ngủ lúc tối, cuộc sống chúng ta được điều tiết bởi chính quyền. Các sắc lệnh, luật lệ và quy định chi phối cả tin tức truyền đi trên đài phát thanh có chương trình báo thức sang lẫn gói thức ăn dùng lót dạ lúc nửa đêm. Không gì ngạc nhiên khi người làm báo không sớm thì muộn cũng phải biết cách thức chính quyền làm việc, phục vụ hay điều tiết công việc của dân chúng và các nhà báo. Trong đời làm báo của một phóng viên, hiếm có bài báo nào không liên quan đến một hội đồng, một uỷ ban, một cơ quan nào đó của hệ thống chính quyền khổng lồ. Hệ thống kiểm soát và cân bằng trong chính quyền Hoa Kì phân thành những vai trò khác nhau cho các viên chức chính phủ. Chính quyền thành phố, hạt, tiểu bang…tất cả đều được phân chia quyền lực và thẩm quyềnthực hiện ba chức năng thiết yếu khác nhau: hành pháp ( quản lí), lập pháp ( luật sư) và tư pháp ( toà án). Ở mức độ liên bang, người đứng đầu hành pháp là Tổng thống Hoa Kỳ, và sự uỷ quyền của Tổng thống được đại diện bằng những nhân viên hành pháp chỉ định có mặt ở mọi thành phố bên ngoài thủ đô Oashington. Ngành lập pháp liên bang - Quốc hội, cũng hiện diện ở từng đại phương qua văn phòng của nghị sĩ Quốc hội. Ngành tư pháp liên bang được lãnh đạo bởi chín vị thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, khắp nước có những toà án liên bang thấp cấp hơn: toà án thẩm liên bang, Toà sơ thẩm liên bang, thấp nhất là Toà dự thẩm. Ở mức độ Tiểu bang, ngành hành pháp đứng đầu là Thống đốc, người được bổ nhiệm chỉ huy cơ quan cầm quyền tiểu bang. Ngành lập pháp có cơ quan lập pháp tiểu bang, thu nhận hàng trăm nhân viên tiểu bang có trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan lập pháp. Hệ thống toà án tiểu bang đứng đầu là Toà án tối cao tiểu bang, và bên dưới là những cấp toà phúc thẩm, toà án hình sự và toà án dân sự. Ở mức độ huyện ( country), ngành hành pháp và lập pháp thường kết hợp với nhau thành Hội đồng huyện ( country commission), đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng. Tuy thế, trong vài khu vực được phép, tổ chức hành pháp huyện được hội đồng chỉ định hay được bầu cử để giữ nhiệm vụ cai trị hàng ngày của cơ quan hành pháp huyện. Dù được chỉ định hay bầu cử, tổ chức hành pháp huyện, một cách tổng quát, thực hiện chính sách lập pháp được đưa ra bởi những uỷ viên hội đồng. Ngành tư pháp được đại diện qua những toà án huyện. 2. Luật pháp về báo chí tại Hoa Kỳ Pháp luật và quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí thể hiện ở các yêu cầu đòi hỏi của quyền con người và xác định trách nhiệm của Nhà nước đối với việc đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực báo chí. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1791 đã khẳng định: “ Quốc Hội không được làm luật để ngăn cấm hoặc giảm bớt: tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp biểu tình trong ôn hoà” ( Tu chính án số 1). Hơn 200 năm qua, đây vẫn là tuyên ngôn cơ bản, quan trọng bậc nhất đối với hoạt động báo chí trong sự quản lí và pháp luật của nhà nước. Hiến pháp Hoa kỳ, nền tảng của hệ thống chính quyền Mỹ, chắc sẽ không được 13 tiểu bang sáng lập liên bang phê chuẩn nếu không có 10 điều tu chính, gọi là Đạo luật về Dân quyền, nhằm bảo vệ quyền tự do cá nhân. Không phải là một điều ngẫu nhiên mà quyền tự do phát biểu của báo chí đã đứng hàng đầu trong số các khoản tu chính này. Đối với các nhà Lập quốc, tức là những người soạn thảo Hiến pháp và Đạo luật về Dân quyền, những tài liệu in - thường là nhật báo và tập sách nhỏ - lúc đó là các phương tiện truyền thông. Vì vậy trong khoản Tu chính Thứ nhất đã dùng từ "press" (máy in). Trong suốt lịch sử Hoa kỳ, tự do ngôn luận và báo chí, vì đã được đề cập tới cùng với nhau trong khoản Tu chính Thứ nhất, đã luôn luôn liên hệ mật thiết với nhau trong tâm trí của công chúng cũng như của các thẩm phán khi phải xét xử những vụ liên hệ tới vấn đề phổ biến các điều phát biểu. Nền báo chí Hoa Kỳ là một nền báo chí phức tạp, đa dạng phản ánh chủ nghĩa đa nguyên của chính đất nước. Vì vậy, người ta vừa có thể đưa ra một số nhận định về đặc điểm của nền báo chí Hoa Kỳ nhưng rồi lại cũng nghi ngờ chính một số nhận định này: - Ngành công nghiệp tin tức Hoa Kì là một ngành kinh doanh - Ngành này tự coi là sự đại diện của công chúng - Ngành công nghiệp tin tức hầu như không chịu sự quản lí của nhà nước - Không có định nghĩa chung nào về tin tức - Báo chí chủ đạo nhìn chung không mang tính ý thức hệ - Truyền thống báo chí Hoa Kỳ là dựa vào cộng đồng Có thể thấy rằng, Chính phủ Hoa Kỳ luôn cố gắng tạo ra một thế “độc lập với chính phủ” cho báo chí, hoặc ít nhất là tạo dư luận về điều đó. Báo chí Hoa Kỳ ra đời vào thế kỉ XVIII. Một ấn bản nghiêm túc và nổi tiếng như tờ NewYork Times hay một tờ báo lá cải được bày bán ở siêu thị đều tự coi là những tờ báo. Không có đạo luật hay cơ quan chính phủ nào bỏ giấy phép hoạt động, không có cá nhân nào phản đối chuyện đó, bởi vì không có yêu cầu nào về việc xin phép hoạt động đối với các tờ báo và cũng không có một định nghĩa hay quy định nào về một ấn bản cung cấp tin tức chính thống. Báo chí không đòi hỏi một chuẩn mực tối thiểu nào về tư cách thành viên, không cấp hay huỷ bỏ giấy phép hoạt động, không quy định các tiêu chuẩn về nghiệp. Mỗi hãng tin hay hiệp hội nhà báo đều tự đề ra cho mình bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực riêng. Việc quyết định liệu một người có đủ tư cách và khả năng để trở thành một nhà báo hay không cũng chỉ phụ thuộc vào người thuê anh ta…Đây có thể là những yếu tố mà chính phủ Hoa Kỳ luôn muốn thế giới nhìn nhận sự “dân chủ”, “tự do ngôn luận, tự do báo chí” của mình. Sự thật không phải như vậy. Không thể có sự “độc lập với chính phủ”, hay “ không mang tính ý thức hệ” của báo chí dù trong bất kì một xã hội có giai cấp nào. Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực báo chí. Năm 1966, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Tự do thông tin ( FOIA). Từ đó các phóng viên có một cách thức mới để lấy thông tin về các hoạt động của Chính phủ. Họ có thể yêu cầu xem các hồ sơ của Chính phủ, trong đó có cả những hồ sơ phát sinh từ hoạt động của Chính phủ. Năm 1978, khi Chính phủ liên bang vừa thành lập, các Bộ trưởng được giao trách nhiệm quy định sử dụng những hồ sơ này, họ đã đề ra Thuyết Cần - được - biết, đến nay vẫn còn tồn tại. Trong trường hợp một cá nhân yêu cầu được biết nội dung của một tài liệu hoặc báo cáo cụ thể, quan chức chính quyền sẽ quyết định có cho phép tiếp cận hay không. Và không có chuyện xem xét lại quyết định từ chối cho tiếp cận hồ sơ của các quan chức. Công việc lấy tin trước khi phổ biến tin đôi khi cũng được đưa ra cứu xét tại các toà Hoa kỳ. Năm 1972 toà Tối cao phán rằng các phóng viên có thể bắt buộc phải tiết lộ các nguồn cung cấp tin kín cho bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, năm 1991, Toà lại quyết định là tự do báo chí không ngăn cấm nhà nước truy tố những phóng viên không tôn trọng lời hứa là không tiết lộ nguồn cung cấp tin kín. Các toà Hoa Kỳ thường chủ trương các vụ xét xử phải được công khai cho dân chúng và báo chí tham dự trừ phi có lý do rất cần thiết, như bảo vệ quyền của bị cáo được xử một cách công bằng, và quyền này chỉ có thể được bảo đảm bằng cách xử kín. Mặc dù không có sự quản lý chính thức nào đối với báo chí, song vẫn có cơ chế “kiềm chế” và “đối trọng” chống lại sự thái quá của nhà báo ở cả trong và ngoài ngành. Sự kiềm chế từ bên ngoài bao gồm các Đạo luật về chống bôi nhọ danh tiếng và sự giám sát của các tổ chức giám sát do báo giới thành lập. Sự kiềm chế từ bên trong và một số tờ báo chỉ định ra một “thanh tra viên” có nhiệm vụ điều tra những ý kiến phàn nàn của công chúng, xuất bản các bài tự phê bình và thi hành những chuẩn mực nội bộ. Nhìn chung, với những tờ báo nghiêm túc vẫn đề ra các nguyên tắc nghề nghiệp: - Sự tự do của báo chí: phải được bảo vệ như một quyền sống còn của con người. Đó là một quyền mặc nhiên khi ta muốn thảo luận về bất kì điều gì mà luật pháp không cấm đoán một cách rõ ràng, kể cả tính đúng đắn của các luật lệ quy định. - Tính trọng luật: Một tờ báo không được công bố những lời tố cáo không chính thức ảnh hưởng đến uy tín và đạo đức mà không tạo cơ hội cho kẻ bị cáo buộc được dịp phát biểu; cách làm đúng đắn đòi hỏi phải tạo được cơ hội như thế trong mọi vụ tố cáo nghiêm trọng nằm ngoài các thủ tục pháp lý. Một tờ báo không được xâm phạm vào tâm tình hoặc quyền lọi riêng tư mà không chứng minh được việc làm đó là vì lợi ích công chúng, chứ không phải vì tính tò mò của công chúng. Quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của một tờ báo là phải đính chính đầy đủ và kịp thời các sai lầm lớn của mình về sự kiện hay ý kiến, cho dù nguyên nhân sai lầm đó là gì. Chính quyền sẵn sàng can thiệp, trừng phạt nếu báo chí vi phạm vào các lĩnh vực sau: - Đăng bài viết phương hại đến nền an ninh quốc gia - Đăng bài gián tiếp xúi giục bạo động, gây bất ổn xã hội - Đăng bài miệt thị và kỳ thị tôn giáo, chủng tộc - Đăng bài bôi nhọ cá nhân hay tập thể - Đăng bài xâm phạm đời tư cá nhân - Đăng bài viết có ảnh hưởng xấu đến xã hội - Đăng bài viết gây nguy hiểm rõ ràng và tức thời cho cộng đồng - Đăng bài viết có ngôn ngữ thô tục - Đăng bài viết gây công phẫn dư luận. Tuy khoản Tu chính Thứ nhất bảo đảm rất nhiều quyền tự do báo chí, nhưng chính nền tư pháp Hoa Kỳ mới là hệ thống định rõ một cách chính xác quan niệm đó có ý nghĩa như thế nào trên thực tế khi các thế lực này này cảm thấy khó chịu vì báo chí có quá nhiều tự do. Năm 1798, sợ rằng các tư tưởng cực đoan của cuộc cách mạnh Pháp có thể lan tràn qua Đại Tây dương, Quốc hội Mỹ đã thông qua bằng đa số phiếu Đạo luật Phản loạn quy định "việc viết, in, phát biểu hay phổ biến ... mọi văn bản sai sự thực, có tính cách xúc phạm hay ác ý" chống chính quyền đều là tội. Một số cá nhân và toà báo đã bị kết tội theo đạo luật này. Năm 1800, một chủ bút báo là James Thomson Callender, bị truy tố về tội phỉ báng có tính cách hình sự vì mô tả tổng thống John Adams "là tên đầu bạc hét ra lửa... có bàn tay đẫm máu." Callender, vốn đã là một người ít được ưa thích vì hay có những luận điệu được coi là có tính cách thô lỗ ngay cả trong cái thời đại lúc đó thường có những luận điệu đả kích chính trị khá mạnh, bị kết tội và bị tù nhiều năm. Về sau ông được Thomas Jefferson ân xá sau khi Jefferson lên chức tổng thống năm 1801…. Cho đến nay, có hàng trăm vụ việc xét xử các tờ báo, chủ bút, phóng viên về tội phỉ báng. Có lẽ cách hay nhất để nhận rõ được sự tiến hóa và phức tạp của vai trò của tự do báo chí tại Hoa kỳ là bằng cách khảo sát sự phát triển lịch sử của quan niệm này qua các phán quyết của các tòa án Mỹ. PHẦN 2. AI KIỂM SOÁT THÔNG TIN NƯỚC MỸ? "Khi người ta nhận ra rằng thời gian đã làm đảo lộn nhiều niềm tin mà vì nó họ đã từng tận tình tranh đấu, thì lúc đó họ sẽ tin rằng . . . điều tốt đẹp tối hậu mà họ mong muốn có lẽ chỉ có thể đạt được một cách tốt hơn bằng sự tự do trao đổi tư tưởng; và sự thử thách tốt nhất của sự thật chính là sức mạnh của tư tưởng đã được chấp nhận sau khi trải qua một cuộc gạn lọc với các tư tưởng khác trên thị trường [tư tưởng]. . . Dù sao thì quan điểm đó cũng là lý thuyết cho Hiến pháp của chúng ta. Nó chỉ là một cuộc thí nghiệm vì chính cả cuộc sống cũng chỉ là một thí nghiệm”. (Thẩm phán Toà tối cao Hoa Kỳ Oliver Wendell Holmes, 1919). Trải nghiệm trong làng báo chí Hoa Kỳ, người làm báo càng thấm thía hơn điều đó. Nhà báo Eric Alterman viết trên tờ Boston Globe số ra ngày 30/3/2003 rằng: “Trong thực tế, phương tiện truyền thông đại chúng Mỹ không có tự do và điều này xảy ra từ nhiều thập niên nay”. 1. Thương mại hoá báo chí Trên nguyên tắc,công nghiệp truyền thông Hoa Kỳ nằm trong tay các tập đoàn tư nhân. Tạo ra thông tin chứ không chỉ truyền bá thông tin là một ngành kinh doanh tăng trưởng nhanh tại Hoa Kỳ. Và các ông chủ tập đoàn tư nhân có toàn quyền định đoạt nội dung thông tin. Đó là lí do người ta thấy báo chí Hoa Kỳ công khai chỉ trích Nhà Trắng và cả các đời Tổng thống. Năm 1842, Mác viết: “Điều tự do đầu tiên của báo chí là tính không thương mại”. Tuy thế, khi báo chí chứng minh tính hiệu quả của nó như là một người đưa tin cho xã hội, các mục tiêu thương mại đã được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. Ở Mỹ, phong trào “Các nhà báo có trách nhiệm” đã tuyên bố rằng nền báo chí tồi đang làm tổn hại truyền thống đảm bảo tự do diễn đạt của Mỹ, thay thế tin tức mang tính độc lập với cái gọi là thông tin của chủ nghĩa thương mại vì lợi ích cá nhân. Thực tế của vấn đề có thể được xem xét rõ ràng hơn qua nghiên cứu của Robert. G Picart về thương mại và chất lượng báo chí. Ông cho rằng sức ép kinh tế đang trở thành những lực lượng cơ bản hình thành cách ứng xử của các công ty báo chí Mỹ và có một sự xung đột ngày càng lớn giữa vai trò của các tờ báo như là người phục vụ độc giả và việc khai thác độc giả để tìm kiếm lợi ích thương mại. Khi các cơ quan báo chí đang đối mặt với cạnh tranh dữ dội từ các phương tiện truyền thông khác để thu hút nhiều độc giả hơn, trước những thay đổi trong việc các nhà quảng cáo lựa chọn phương tiện truyền thông, họ phải tìm cách vượt qua những thách thức này, và kết qủa là, như Picart nói, nhiều nhà xuất bản đã tiến hành hàng loạt chiến lược để thương mại hóa sâu xa hơn ngành công nghiệp này, khiến cho các mối quan tâm về thương mại ngang với, hay trong một vài trường hợp, quan trọng hơn chất lượng của xã luận, hay trách nhiệm xã hội. Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập tăng từ 12.2 tỉ USD vào năm 1975 lên 54.9 tỉ USD năm 2000. Nói cách khác, báo in đã thu nhập tăng gấp 2.5 lần từ quảng cáo ở năm 2000 so với năm 1950. Trong vòng 30 năm qua, lượng nội dung quảng cáo báo in Mỹ đã vượt quá 60%. Những con số trên phản ánh điều mà những nhà nghiên cứu báo chí lo ngại là nội dung ban đầu của báo in ngày nay là tin tức thương mại hoá hướng đến việc thu hút nhiều bạn đọc hơn, để giải trí, giảm giá thành và duy trì độc giả nhằm “bán” sự chú ý của độc giả cho các nhà quảng cáo. Đây cũng là cơ sở để một số người thích dùng những khái niệm mới để nói về tính thương mại trong báo chí như “informercial”, “news-mercial” (tin thương mại), “advertising feature” (tin quảng cáo) hay xã luận quảng cáo “advertorial”. Thực tế ngày nay, rất khó chỉ ra giá trị thông tin của loại tin tức này. Rõ ràng khi báo chí phụ thuộc vào quảng cáo để tăng thu nhập, rất khó thuyết phục bạn đọc tin rằng họ đang được hưởng một nền báo chí chất lượng tốt. Do đó, tính đáng tin cậy của nhà báo với độc giả cũng bị tổn hại nhiều. Trong bối cảnh thương mại hóa báo chí, Lynette Sheridan Burns cho rằng các nhà báo ngày nay luôn phải tìm cách dung hoà giữa cạnh tranh nghề nghiệp, quan tâm thương mại và trách nhiệm đạo đức liên quan đến việc khai thác thông tin và thể hiện thông tin. Bà cho rằng “làm báo là một công việc phức tạp - cố gắng làm hài lòng tổng biên tập, ông chủ của bạn, bản thân bạn và toàn bộ độc giả.” Vì các cơ quan báo chí là các doanh nghiệp, các nhà báo phải làm hài lòng ông chủ mình và để làm điều đó, họ phải tuân thủ những quy tắc riêng của của phòng tin. Quy tắc này có thể là nhà báo phải hiểu cơ quan mình sẽ chọn cái gì đưa tin và cái gì thì không. Họ phải học cách giữ việc, phân tích thị trường tin, cái gì được in, cái gì thì không. Những yếu tố này không thể nói là không làm khó xử cho họ và họ sẽ quen với việc được bảo là làm gì, hơn là làm điều mình muốn. Trong bối cảnh của Hoa Kỳ, khi mỗi cơ quan báo chí là một doanh nghiệp, nó phải nghĩ trước tiên đến việc làm làm sao để sống còn, rồi mới đến việc truyền tải thông tin đến độc giả của mình. Nghịch lí thay, nhu cầu cao về thắng lợi kinh tế khó có thể đảm bảo một nền báo chí công bằng và trách nhiệm. Điều đáng lo ngại nhất là quan tâm về lợi ích kinh tế đã không chỉ là do sức ép bên ngoài, mà nó có thể đã phát sinh từ bên trong, ngay ở “tim” của mỗi cơ quan báo chí. Vậy cái hứa hẹn nền báo chí tốt, vì lợi ích xã hội thực sự lại đặt lên chính các nhà báo, với hệ thống giá trị nhân bản và nhận thức riêng, nằm trong phạm vi đạo đức nghề nghiệp. 2. Đằng sau báo chí Hoa kỳ là chính trường Điều đáng chú ý hơn hết là mối quan hệ gần gũi giữa giới truyền thông và chính trường Hoa Kỳ. Mối quan hệ ràng buộc này không phải xuất phát từ Tu chính án thứ nhất mà là từ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Fox News Channel của ông trùm thông tin Rupert Murdoch quy tụ nhiều nhà bình luận thiên kiến diều hâu. Roger Alles - Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành FN có thời gian dài làm cố vấn chính trị cho đảng Cộng hoà. Nhà bình luận CNN Bill Schneider có chân trong Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ ( American Enterprise Institute), nơi quy tụ nhiều gương mặt cấp cao. Người ngồi ghế Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Liên bang ( Federal Communications Commission - FCC) không ai khác là Michael Powell-con trai cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell. Trong tổng đóng góp chính trị của AOL/Time Warner ( nơi sở hữu hãng CNN và các báo Time, Fortune, People…) có 74% là cho đảng Dân chủ và 26% cho đảng Cộng hoà… Với những ràng buộc như trên, không mấy ngạc nhiên khi thấy hầu hết báo chí Hoa Kỳ bày tỏ tinh thần “ái quốc” và ủng hộ Nhà Trắng trong cuộc chiến Iraq cũng như nhiều vấn đề ngoại giao khác. Hơn nữa, giới truyền thông Hoa Kỳ cũng áp dụng nghiêm khắc chính sách tự kiểm duyệt và hạn chế làm phật lòng những vị lãnh đạo cấp cao của Lầu Năm Góc. Peter Arnett nói năng “lộn xộn” lập tức bị NBC sa thải, Philip Smucker- phóng viên tờ Christian Science Monitor và The Daily Telegraph, bị Lầu Năm Góc trục xuất khỏi Iraq, và Joel Campagna thuộc Uỷ ban Bảo vệ nhà báo đã từng nói “ Chúng tôi được gián tiếp yêu cầu chống lại Al-Jezeera” ( Boston Globe ngày 8/4/2003). Báo New York Times khẳng định trên website của họ hôm 20/4 rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ George W. Bush đã thao túng các nhà phân tích quân sự đang làm việc cho các đài truyền hình nước này nhằm tạo ra những tin bài có lợi cho chính phủ về cuộc chiến Irắc và những vấn đề khác. Theo tờ báo, để đạt mục tiêu của mình, chính quyền không chỉ lợi dụng lòng trung thành của quân đội và về tư tưởng mà cả về vấn đề kinh tế của họ - ví dụ như việc nhiều nhà phân tích có quan hệ với các nhà thầu quân sự có lợi ích to lớn từ những chính sách chiến tranh mà họ được yêu cầu nêu ý kiến trên truyền hình. Nhiều nhà phân tích quân sự xuất hiện trên truyền hình và bình luận về các cuộc chiến ở Irắc và Afghanistan là các sĩ quan quân đội cấp cao về hưu. Nhưng theo New York Times, khán giả không bao giờ biết rằng những nhà phân tích này đại diện cho "hơn 150 nhà thầu quân sự." Bài báo nói trong số các công ty đó có cả những tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn cho đến những công ty nhỏ, nhăm nhe kiếm hàng trăm tỷ USD từ hoạt động kinh doanh quân sự béo bở từ cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền. Theo bài báo, chính quyền Bush đã sử dụng thực tế này để biến các nhà phân tích thành công cụ hình thành "hoạt động đưa tin chống khủng bố" có lợi cho chính phủ từ bên trong các đài phát thanh truyền hình lớn.  Jack Anderson là nhà báo có thâm niên 40 năm nghề nghiệp, từng đoạt giải Pulitzer, những tư liệu riêng của ông được chất chứa trong 188 ngăn hồ sơ. Một trong những tư liệu nhà báo lừng danh này từng qua mặt FBI là tiết lộ những kế hoạch tuyệt mật CIA chuẩn bị mưu sát Chủ tịch Cuba Fidel Castro, những động thái đáng ngờ của vụ Iran-contra và những hành vi sai trái của nhiều thế hệ nghị sĩ Mỹ. Ông Anderson phát bệnh Parkinson và rất ít viết cho chuyên mục Washington Merry-Go-Round (do ông phụ trách trước đó) trong vòng 15 năm trước khi ông từ trần hồi tháng 12/2005, thọ 83 tuổi. Trong một buổi phỏng vấn với tờ Washington Post, luật sư Kevin Anderson ( con trai nhà báo Jack Anderson, hiện làm việc tại thành phố Salt Lake) khẳng định gia đình anh rất căm phẫn về cái gọi là hành động quá trớn của Chính phủ Mỹ và về sự xâm phạm nghiêm trọng quyền bảo vệ thông tin báo chí (có nêu trong Tu Chính án Thứ Nhất) của một cố nhà báo. Jack tin rằng nếu cha anh còn sống “ông cũng sẽ chống đối đến cùng những động thái nguy hiểm của Chính phủ Mỹ” dưới thời của Tổng thống George W.Bush. “Danh sách đen” là tựa một quyển sách phát hành tại Pháp. 15 nhà báo có tên trong danh sách là những người đã từng đoạt giải thưởng báo chí danh giá như Pulizer, Emmy, Peabody. Họ làm việc cho những tờ báo, những đài truyền hình lừng danh ở Mỹ. Nét đặc trưng ở họ là dám nói sự thật, phanh phui những chuyện bê bối của những thế lực đang ngự trị trong chính trường và kinh tế Mỹ. Họ bị đưa vào “Danh sách đen” của chính quyền, chịu đủ mọi áp lực, khủng bố tinh thần, buổi việc, ra toà…Kinh nghiệm của các nhà báo là: có hai lỗ đen lớn trong thế giới thông tin Mỹ - những đề tài đụng chạm tới quân đội và tới các tập đoàn kinh tế lớn. Trên đây là một số ví dụ về sự can thiệp của chính quyền Hoa Kỳ tới hoạt động của báo chí. Có thể thấy rằng đó là “pháp luật về quản lí nhà nước trong lĩnh vực báo chí” theo đặc trưng của Hoa Kỳ. Nó khiến cho báo chí Hoa Kỳ không những không mang bản chất của một nền báo chí tự do mà còn là một nền báo chí chịu sự tác động hà khắc, phức tạp và khó lường của chính quyền. Tất cả sự quản lí và trừng phạt đều được núp bóng dưới nhiều hình thức, nhiều luận điệu không có lợi và đi ngược lại với quyền tự do báo chí. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 5.doc
Tài liệu liên quan