Tiểu luận Ảnh hưởng của pháp luật đối với thương mại điện tử

MỤC LỤC

 

DANH SÁCH NHÓM 6 2

Lời mở đầu 4

I. VÀI NÉT VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5

1. Khái niệm 5

2. Đặc điểm của các công ty kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam 5

3. Lợi ích của thương mại điện tử 7

II. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI KINH DOANNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TƯ 9

1. Sự cần thiết xây dựng luật thương mại điện tử 9

2. Các vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử 10

3. Bộ luật quy định về kinh doanh thương mại điện tử 15

4. Luật giao dịch điện tử của việt nam 19

5. Pháp luật của Việt Nam về an ninh và bảo mật thông tin về thương mại điện tử. 22

6. Pháp luật Việt nam về thanh toán điện tử, thuế và kê khai điện tử. 23

7. Luật sở hữu trí tuệ 24

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 24

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 25

V. KẾT LUẬN 26

 

 

docx27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5715 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ảnh hưởng của pháp luật đối với thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đích khác. Thường có những tập đoàn lớn dựa vào thu nhập từ việc bán thông tin cá nhân của khách hàng. Gần như mọi công ty hiện nay đều sử dụng các thông tin cá nhân ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, một số công ty phụ thuộc vào thu thập thông tin này nhiều hơn công ty khác. Các cá nhân coi thông tin riêng tư là tài sản của cá nhân mình và mọi việc sử dụng mà không có sự đồng ý của họ bị coi là ăn cắp thông tin cá nhân. Vì vậy một số học giả cho rằng các thông tin cá nhân phải có được quyền tài sản và được bảo vệ tương ứng. Hiện tại việc ăn cắp bí mật cá nhân được pháp luật qui định là một tội phạm. Một người xâm hại bí mật cá nhân của người khác có thể bị kiện. Nếu một công ty theo dõi khách hàng của mình bằng cách thiết lập chế độ cookies và nếu khách hàng cảm thấy bí mật cá nhân của họ bị xâm phạm, họ có thể kiện công ty đó. Vấn đề mâu thuẫn ở đây đó là một cơ chế quá nghiêm khắc về bảo vệ thông tin cá nhân có thể làm cản trở sự phát triển của thương mại. Một vấn đề nữa, những nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của việc tiết lộ gắn liền với một mối quan hệ đòi hỏi việc mở rộng bí mật thông tin cần phải bị ngăn cản. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra các hướng dẫn cơ bản cho việc xây dựng các qui tắc về sử dụng, xử lý các thông tin trực tuyến. Các hướng dẫn này bao gồm: Nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin: Thông tin cá nhân có thể dành được, bị tiết lộ và sư dụng chỉ theo những cách tôn trọng bí mật cá nhân. Nguyên tắc toàn vẹn thông tin: Thông tin cá nhân không bị thay đổi hoặc hủy đi một cách trái phép. Nguyên tắc chất lượng thông tin: Thông tin phải chính xác, đúng thời gian, hoàn thiện và liên quan tới mục đích mà nó được cung cấp hoặc sử dụng Nguyên tắc giới hạn thu thập: Dữ liệu cá nhân phải có được bằng phương tiện hợp pháp và trong trường hợp thích hợp với kiến thức và sự thống nhất về đối tượng dữ liệu. Nguyên tắc cụ thể mục đích: Dữ liệu cá nhân phải được bảo vệ một cách hợp lý chống lại các nguy cơ giống như mất hoặc việc truy cập trái phép, việc phá hủy, sử dụng, thay đổi hoặc tiết lộ dữ liệu. Nguyên tắc không che đậy: cần có chính sách cở mở phù hợp với sự phát triển, thực tiễn đồng thời cần có chính sách đối với dữ liệu cá nhân. Nguyên tắc trách nhiệm giải trình: Người kiểm soát dữ liệu có trách nhiệm tạo sự phù hợp với những biện pháp dựa trên các nguyên tắc được nêu. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Trong nền kinh tế hiện nay, việc sở hữu và bảo vệ các ý tưởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những ý tưởng tự bản thân chúng đã là hàng hóa. Ý tưởng cũng đem lại tính cạnh tranh hơn cho người sở hữu nó trong thời đại thông tin. Vì vậy, cần có chế độ pháp lý cho việc bảo vệ ý tưởng. Nếu thiếu một hệ thống pháp luật như vậy sẽ không chỉ kìm hãm sự phát triển mà còn ngăn cản sự thịnh vượng của nền kinh tế thông tin. Trong thực tế các ý tưởng bị đánh cắp và bán cho đối thủ cạnh tranh tạo cho người có được chúng những lợi thế cạnh tranh không nhỏ. Điều này đúng cả trong môi trường mạng. Hệ thống pháp luật truyền thống được xây dựng dựa trên các khái niệm về chủ quyền và lãnh thổ. Internet thường không bị giới hạn bởi biên giới lãnh thổ. Internet được coi là một chiếc máy sao chụp khổng lồ. Nhờ vào khả năng và đặc tính của công nghệ kỹ thuật số mà thương mại điện tử có thể có ảnh hưởng rất lớn đến quyền tác giả và các quyền liên quan. Nếu những qui định không được đưa ra và áp dụng một cách phù hợp, thì việc áp dụng những nguyên lý cơ bản của quyền tác giả và các quyền liên quan khó có thể thực hiện được. Trên Internet, một người có thể tạo ra một số lượng lớn các bản sao một bản nhạc, một bộ phim, một tác phẩm nghệ thuật, một chương trình máy tính, ... mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng. Thực tế là các loại sản phẩm này không có sự khác biệt về chất lượng giữa bản sao và bản gốc. Các bản sao có thể được truyền gửi đến các khu vực khác nhau trên thế giới chỉ trong vài phút. Kết quả là làm mất thị trường truyền thống của các sản phẩm đó. Tổ chức sở hữu trí tuệ WIPO với 179 nước thành viên chịu trách nhiệm hình thành khuôn khổ pháp luật và chính sách ở tầm quốc tế để tăng cường việc tạo ra và bảo vệ sở hữu trí tuệ. WIPO đã có 23 hiệp định quốc tế liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ. Các vấn đề về hợp đồng thương mại điện tử Theo quan niệm từ lâu của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫn hiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng. Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện tử sẽ không được tận dụng và phát huy. Chính vì vậy, việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử. Theo pháp luật, hợp đồng được lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện ghi trong hợp đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Vấn đề nảy sinh là việc xác định nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết khi có tranh chấp. Trong hầu hết các trường hợp thì quốc gia nơi đặt webserver không hề được quan tâm và không phải lúc nào vị trí của webserver cũng rõ ràng. Domain name cũng không phải là căn cứ để xác định nơi giao kết hợp đồng. Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán qua domain name nước ngoài và ngược lại. Hầu hết các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có một số loại hợp đồng theo quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng và đăng ký. Luật pháp các nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng dữ liệu (bản ghi điện tử). Có nhiều loại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá, dịch vụ và các dịch vụ số hoá. Hàng hoá khi chào bán trên mạng phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với mục đích sử dụng, an toàn và không có khuyết điểm nhỏ. Trường hợp không được coi là có khuyết điểm nhỏ nếu như người bán chỉ ra cho người mua trước khi ký kết hợp đồng. Cung cấp dịch vụ chính là cung cấp sức lao động, kỹ năng. Ví dụ: Việc mua một phần mềm tại cửa hàng thì phần mềm là hàng hoá, còn hợp đồng với một công ty tin học thuê viết một phần mềm thì đó là hợp đồng cung cấp dịch vụ. Còn dịch vụ số hoá là người bán có thể gửi cho người mua các loại sản phẩm như băng video, âm nhạc, sách báo, phần mềm… qua mạng Internet. Công ước về Sử dụng Chứng từ điện tử trong Hợp đồng quốc tế đã được phiên họp lần thứ 60 của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại Nghị quyết số A/RES/60/21 ngày 9/11/2005. Về nội dung chuyên môn, Công ước này do Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) xây dựng, nhằm đưa ra một khung quy định chung cho những vấn đề cơ bản nhất của giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua phương tiện điện tử. Việc áp dụng rộng rãi và đồng nhất những quy định này giữa các quốc gia sẽ góp phần xóa bỏ trở ngại đối với việc sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại quốc tế, nâng cao tính chắc chắn về phương diện pháp lý cũng như tính ổn định về phương diện thương mại của hợp đồng điện tử, và giúp doanh nghiệp tiếp cận được những phương thức tiến hành thương mại hiện đại, hiệu quả nhất. Bên cạnh Công ước về Sử dụng Chứng từ điện tử trong Hợp đồng thương mại Quốc tế, UNCITRAL cũng đã cho ra đời một loạt văn bản cốt lõi của hệ thống luật quốc tế liên quan đến thương mại điện tử như Luật mẫu về Thương mại điện tử năm 1996 và Luật mẫu về Chữ ký điện tử năm 2001. Những văn bản này đã đặt nền tảng chuyên môn cho việc xây dựng Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam cùng các nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó có Nghị định về Thương mại điện tử: Quy định về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (gọi là “chứng từ điện tử”) được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 9. 6. 2006. Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các loại giao dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao dịch mà pháp luật đòi hỏi hình thức văn bản phải là văn bản trên giấy sẽ không tiến hành qua mạng. Giống như các văn bản trên giấy, các giao dịch thương mại điện tử khi cần phải có chữ ký để ràng buộc chủ thể với nội dung tài liệu. Chữ ký điện tử sẽ được sử dụng trong những trường hợp như vậy. UNCITRAL đã nêu luật khung về chữ ký điện tử để các nước tham chiếu khi xây dựng luật của mình. Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tài liệu trong thương mại điện tử là một nhu cầu. Đối với những tài liệu về quyền sở hữu hay giấy tờ có giá (như vận đơn) khi quyền đi liền với việc chiếm hữu tài sản đó, thì điều cơ bản là đảm bảo rằng bản gốc phải ở trong tay người có quyền sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện. Trong thương mại điện tử con người có thể tạo được các bản sao giống hệt như bản gốc một cách dễ dàng. Điều quan trọng là tập dữ liệu do một người khởi tạo không bị thay đổi về nội dung, hay nói cách khác là đảm bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu. Vấn đề "bản gốc" có liên quan chặt chẽ đến vấn đề "chữ ký" và "văn bản" trong môi truờng kinh doanh điện tử. Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản. Trong môi trường giao dịch qua mạng thì vấn đề bản gốc được đặt gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử. Do đó chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hoá tài liệu được ký kết. Về mặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý. Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị chứng cứ của văn bản điện tử. Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các bên. Do các bên trong thương mại điện tử không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng nên xác định thời điểm giao kết thương mại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác nhau về thời điểm giao dịch. Điều đó dễ dẫn đến các tranh chấp. Người được chào hàng có thể chấp nhận lời chào hàng và theo đó tạo ra một hợp đồng trực tiếp. Sự phản hồi của khách hàng chấp nhận đơn chào hàng là sự trả giá. Trường hợp này người mua là người trả giá, người bán là người chấp nhận hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng không nhất thiết phải do con người thực hiện, mà có thể chấp nhận tự động bằng hệ thống máy móc. Ví dụ, khi người chủ đặt máy bán nước giải khát tự động, được coi là chấp nhận trả giá khi khách bỏ tiền vào máy. Khi tiến hành thương mại điện tử, người chào hàng có thể quy định thời gian gửi ý kiến chấp nhận, khi đó thời điểm chấp nhận hợp đồng là thời điểm thông tin chấp nhận của khách hàng nhập vào hệ thống của người chào hàng. Thời gian nhận được thông điệp điện tử được xác định theo nguyên tắc sau: Nếu người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thì thời gian nhận là khi thông điệp điện tử nhập vào hệ thống thông tin đó hoặc khi nhập vào hệ thống thông tin khác nhưng người nhận đang làm việc để truy lục thông điệp điện tử. Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm nhận là thời điểm thông điệp điện tử truy nhập vào hệ thống thông tin của người nhận. Bộ luật quy định về kinh doanh thương mại điện tử Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL Việc phát triển thương mại điện tử phải dựa trên một khung pháp lý vững chắc. Năm 1996, UNCITRAL đã soạn thảo một luật mẫu về thương mại điện tử, từ đó đã hình thành những quy định mẫu thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thương mại điện tử. Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của mình. Tinh thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng cường khả năng thi hành cho những giao dịch bằng phương tiện điện tử. Luật mẫu được soạn thảo dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định; Tự do thoả thuận hợp đồng; Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử; Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp đồng; Những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải được tôn trọng; Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung : luật chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thoả mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định; Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước. Nhiều quốc gia đã thể hiện các nguyên tắc và nội dung của luật mẫu UNCITRAL vào hệ thống pháp luật quốc gia của nước mình. Các nguyên tắc trong luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL - Nguyên tắc tương đương thuộc tính: Truyền thông điện tử đươc coi là có những thuộc tính tương đương trao đổi tài liệu ở dạng văn bản. Khi có những tiêu chuẩn xác định, tài liệu điện tử có thể coi là có giá trị pháp lý tương đương như tài liệu dạng văn bản. - Nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng: Các bên trong một hợp đồng có thể tự do thỏa thuận hình thức hợp đồng ở dạng thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên điều này không dẫn đến việc thay đổi những điều khoản cơ bản của hợp đồng. - Nguyên tắc tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử: Các bên có thể tự do lựa chọn việc tham gia một giao dịch điện tử hay không. Điều này không mang tính bắt buộc. - Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của giá trị của những qui định pháp lý về hình thức hợp đồng: Những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải đươc tôn trọng. - Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: Luật phải được áp dụng đối với hình thức hợp đồng mà không đề cập đến nội dung trên cơ sở phải thỏa mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định. -Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải hình thành trước Luật mẫu. Luật mẫu đưa ra sự bảo vệ đầy đủ về mặt pháp lý cho các tổ chức và cá nhân tham gia thương mại điện tử. Nó bảo đảm rằng những giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết sẽ có những hành động thích hợp được tiến hành để tăng cường khả năng thi hành cho những giao dịch được cam kết bằng phương tiện điện tử. Xét xử và xung đột pháp luật Các hoạt động trong môi trường Internet liên quan đến các tổ chức và cá nhân ở nhiều quốc gia khác nhau. Một số website có phạm vi toàn thế giới. Vấn đề đặt ra là khi các website này vi phạm thì ai sẽ bị kiện và sẽ khởi kiện ở đâu? Do bản chất quốc tế của Internet cần phải hình thành các qui định pháp luật điều chỉnh một hợp đồng được lập, thực hiện và tiến hành trực tuyến. Nhiều vấn đề phức tạp có thể nảy sinh khiến cho việc xác định pháp luật điều chỉnh trở lên khó khăn. Trong bối cảnh hiện tại nhà kinh doanh phải xác định được qui định pháp luật hiện hành nào áp dụng và đảm bảo rằng chúng được thể hiện ở địa phương nơi có trang web. Điều này loại bỏ được trường hợp không xác định được trách nhiệm cũng như khả năng khó thực thi của hợp đồng mà họ đã tham gia. Tốt hơn, khi tiến hành các giao dịch trực tuyến các bên phải thỏa thuận những cơ chế pháp luật được áp dụng. Có như vậy khi có một tranh chấp nảy sinh vấn đề về thẩm quyền xét xử mới được giải quyết. Luật thương mại điện tử của một số nước trên thế giới Xây dựng khung pháp lý cho thương mại điện tử là việc rất cấp thiết. Để hỗ trợ các hoạt động thương mại điện tử, nhiều nước trên thế giới đều đã xây dựng khung pháp lý riêng, dựa trên những khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của bộ luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL soạn thảo năm 1996. Bộ Luật mẫu này cung cấp các nguyên tắc có tính quốc tế, giải quyết một số trở ngại, nhằm tạo ra môi trường an toàn về pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử Khung pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử của một số nước trên thế giới Australia: Luật giao dịch điện tử năm 1999 (căn cứ trên luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL) quy định các nghĩa vụ pháp lý với việc phát hành đối với phương tiện điện tử. Nhật Bản: Hàng loạt luật liên quan đến công nghệ thông tin ban hành trong năm 2000 công nhận tính hiệu lực của việc chuyển các văn bản bằng phương tiện điện tử. Luật về chữ ký điện tử và tổ chức chứng thực điện tử của Nhật Bản cũng được ban hành ngày 25/5/2000. Trung Quốc: Luật hợp đồng thừa nhận tính hiệu lực của các hợp đồng điện tử. Đặc khu Hongkong: Ngày 7/1/2000, Hồng Kông đã ban hành Pháp lệnh Giao dịch điện tử. Văn bản này có quy định về chữ ký điện tử, bản ghi điện tử và được áp dụng rộng rãi cho mọi hoạt động truyền thông, công nhận tính pháp lý của các giao dịch điện tử. Hàn Quốc: Hàn Quốc có Luật Chữ ký điện tử vào năm 1999 và sửa đổi vào năm 2001 Mehico: Nghị định về TMĐT được thông qua năm 2000 New Zealand: Luật Giao dịch điện tử (căn cứ vào luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL) ban hành năm 1998, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào một giao dịch điện tử. Luật cũng quy định việc cấp phép qua thiết bị điện tử đối với khu vực công cộng và trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ thuộc bên thứ ba. Cơ chế giải quyết tranh chấp điện tử qua Internet được sử dụng để giải quyết tranh chấp Thái Lan: Luật Giao dịch điện tử của Thái Lan được thông qua vào tháng 10/2000 đã bao quát cả chữ ký điện tử. Mỹ: Áp dụng Luật thương mại chung. Áp dụng Luật Chuyển tiền điện tử đối với các sản phẩm lưu trữ giá trị dưới sự kiểm soát của Cục Dự trữ Liên bang. Luật Giao dịch điện tử thống nhất được thông qua năm 1999 thừa nhận tính bình đẳng của chữ ký điện tử và chữ ký viết tay. Các bang ban hành luật riêng dựa trên Luật Giao dịch điện tử thống nhất. Malaysia: Ngày 1/10/1998, Luật về chữ ký điện tử của Malaysia đã có hiệu lực. Singapore: Ngày 29/6/1998, Luật giao dịch điện tử của Singapore đã ra đời quy định về chữ ký điện tử, chữ ký số cũng như bản ghi điện tử. Philipines: Luật Thương mại điện tử của Philipines ban hành ngày 14/6/2000 đã điều chỉnh về chữ ký điện tử, giao dịch điện tử và tội phạm liên quan tới thương mại điện tử. Brunei: Luật Giao dịch điện tử của Brunei được ban hành tháng 11/2000 bao quát đến vấn đề hợp đồng điện tử cũng như chữ ký điện tử và chữ ký số. Ấn Độ: Luật về công nghệ thông tin của Ấn Độ được thi hành từ tháng 10/2000 quy định về chữ ký số và bản ghi điện tử. Áo: Thương mại điện tử được điều chỉnh tại Áo trước tiên là bằng Luật Thương mại điện tử (E-Commerce-Gesetz ECG), Luật bán hàng từ xa (Fernabsatzgesetz), Luật chữ ký (Signaturgesetz), Luật kiểm soát nhập hàng (Zugangskontrollgesetz) cũng như bằng Luật tiền điện tử (E-Geld-Gesetz), mà trong đó các quy định pháp luật về hợp đồng và bồi thường của bộ Luật Dân sự Áo (Allgemeine bürgerliche Gesetzbuch - ABGB), nếu như không được thay đổi bằng những quy định đặc biệt trên, vẫn có giá trị. Đức: Nằm trong các điều 312b và sau đó của bộ Luật dân sự (Bürgerliche Gesetzbuch – BGB) (trước đây là Luật bán hàng từ xa) là các quy định đặc biệt về các hợp đồng bán hàng từ xa. Ngoài những việc khác là quy định về trách nhiệm thông tin cho người bán và quyền bãi bỏ hợp đồng cho người tiêu dùng. Cũng trong quan hệ này, Luật dịch vụ từ xa (Teledienstgesetz) ấn định bên cạnh nguyên tắc nước xuất xứ (điều 4) là toàn bộ các thông tin mà những người điều hành các trang web có tính chất hành nghề, mặc dầu chỉ là doanh nghiệp nhỏ, có nhiệm vụ phải cung cấp (điều 6) và điều chỉnh các trách nhiệm này trong doanh nghiệp đó (điều 8 đến điều 11). Ở những hợp đồng được ký kết trực tuyến thường không rõ ràng là luật nào được sử dụng. Thí dụ như ở một hợp đồng mua được ký kết điện tử có thể là luật của nước mà người mua đang cư ngụ, của nước mà người bán đặt trụ sở hay là nước mà máy chủ được đặt. Luật pháp của kinh doanh điện tử vì thế còn được gọi là "luật cắt ngang". Thế nhưng những điều không rõ ràng về luật pháp này hoàn toàn không có nghĩa là lãnh vực kinh doanh điện tử là một vùng không có luật pháp. Hơn thế nữa, các quy định của Luật dân sự quốc tế (tiếng Anh: private intenational law) được áp dụng tại đây. Tại nước Đức các quy định luật lệ châu Âu về thương mại được tích hợp trong bộ Luật dân sự, trong phần đại cương và trong các quy định về bảo vệ người tiêu dùng. Mặt kỹ thuật của thương mại điện tử được điều chỉnh trong Hiệp định quốc gia về dịch vụ trong các phương tiện truyền thông của các tiểu bang và trong Luật dịch vụ từ xa của liên bang mà thật ra về nội dung thì hai bộ luật này không khác biệt nhau nhiều. Việt nam: Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Cuối năm 2005, Việt Nam mới có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 mới ra đời Nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính", số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số", số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng". Phương diện xuyên biên giới Để đơn giản hóa thương mại điện tử xuyên biên giới và để bảo vệ người tiêu dùng tham gia, Chỉ thị thương mại điện tử của EU (chỉ thị 2000/31/EG) được thỏa thuận như là cơ sở luật pháp và các tiêu chuẩn tối thiểu cho cộng đồng châu Âu. Để đơn giản hóa giao dịch, trong Liên minh châu Âu, ở những quan hệ nợ do hợp đồng mang lại, về cơ bản là có sự tự do chọn lựa luật lệ của các bên tham gia. Hợp đồng của người tiêu dùng, một trong những điều ngoại lệ, được quy định là không được phép thông qua việc lựa chọn luật lệ mà vô hiệu hóa việc bảo vệ người tiêu dùng xuát phát từ những quy định bắt buộc của quốc gia mà người tiêu dùng đó đang cư ngụ, nếu khi trước ký kết hợp đồng có chào mời rõ rệt hay một quảng cáo trong quốc gia người tiêu dùng đang cư ngụ và hoạt động. Trong lãnh vực B2B (bán hàng cho tổ chức) thường là luật của người bán được thỏa thuận để đơn giản hóa. Việc cùng đưa luật của quốc gia người mua vào sử dụng là phức tạp là vì nếu như thế người bán phải đối phó với 25 luật lệ khác nhau và phần lớn lại được viết bằng tiếng nước ngoài. Thế nhưng nguyên tắc quốc gia xuất xứ cũng không phải là hoàn hảo: Người mua thường không am hiểu luật lệ của nước khác và vì thế không dễ dàng đại diện được cho quyền lợi của mình. Ngoài ra việc hành luật của từng nước thường khác nhau và người bán từ một số quốc gia nhất định hay có nhiều lợi thế hơn so với những người khác. Trên lý thuyết, mỗi nước đều có khả năng thay đổi luật lệ một cách tương ứng để đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia. Tuy có những mặt bóng tối này, thương mại trong Internet xuyên quốc gia tất nhiên cũng có nhiều ưu thế. Nhiều món hàng chỉ được bán trong một số nước nhất định. Người muốn mua có thể tìm được sản phẩm cần dùng trong Internet với sự giúp đỡ của các công cụ tìm kiếm và cũng có thể so sánh giá của những người bán trong các nước khác nhau. Không những giá của từng nhóm sản phẩm khác nhau mà thuế giá trị gia tăng cũng khác nhau ở các nước khác nhau, do đó mặc dù là tiền gửi hàng cao hơn nhưng việc đặt mua ở nước ngoài có thể mang lại nhiều lợi ích hơn. Trong phạm vi của châu Âu EU người mua không phải đóng thuế nên phí tổn tổng cộng minh bạch cho người mua. Nói tóm lại, thương mại điện tử xuyên biên giới mặc dầu bị ghìm lại do còn có điều không chắc chắn trong pháp luật nhưng có tiềm năng phát triển lớn. Một bộ luật thống nhất cho châu Âu quan tâm nhiều hơn nữa đến lợi ích của người tiêu dùng về lâu dài chắc chắn sẽ mang lại thêm nhiều tăng trưởng. Luật giao dịch điện tử của việt nam Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội hóa XI ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 3 năm 2006. Luật có 54 điều. Ngoài các điều khoản chung, Luật Giao dịch điện tử tập trung vào các nội dung chủ yếu sau Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử: Điều 5 Luật Giao dịch điện tử quy định các bên tham gia giao dịch tự nguyện lựa chọn phương tiện, tự thỏa thuận về công nghệ để thực hiện giao dịch. Không có công nghệ nào được coi là duy nhất. Sự bình đẳng và an toàn được luật đảm bảo. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu Như chúng ta đã biết trong thương mại điện tử các thông điệp dữ liệu có thể tạo được nhiều bản, nhưng để xác định đâu là bản gốc, đâu là bản sao thì quả là một việc làm vô cùng khó khăn. Hiện nay, chưa có một khái niệm mang tính pháp lý nào về bản gốc trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng hiểu được vai trò quan trọng của bản gốc. Bản gốc dù ở phư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxẢnh hưởng của pháp luật đối với thương mại điện tử.docx
Tài liệu liên quan