Tiểu luận Bàn về thị trường ngoại hối Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương I : KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 3

1. Khái niệm về thị trường ngoại hối: 3

2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối: 3

3. Các chức năng cơ bản cơ bản của thị trường ngoại hối 3

4. Các thành phần tham gia thị trường ngoại hối: 4

Chương II. Thị trường ngoại hối Việt nam 5

1. Lịch sử hình thành 5

2. Thực trạng thị trường ngoại hối Việt nam 8

Chương III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 10

1. HƯỚNG TỚI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CÂN BẰNG CUNG CẦU 10

2. HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG 10

3. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 11

4. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP CÔNG BỐ TỶ GIÁ 12

5. CHUYỂN BIỆN PHÁP KẾT HỐI SANG CÔNG CỤ TỶ GÍA THỊ TRƯỜNG 13

6. HOÀN THIỆN VÀ MỚ RỘNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ 14

6.1. Về nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi: 14

6.2. Mở rộng nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ (Currency Options): 15

6.3. Về nghiệp vụ tương lai (Currency Futures). 15

7. CHUẨN HOÁ TỔ CHỨC KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở NHTM 16

8. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁP KHÁC 16

8.1. HÌNH THÀNH CÁC CÔNG TY MÔI GIỚI NGOẠI HỐI 16

8.2. ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀ TRANG BỊ KỸ THUẬT HIỆN ĐẠI 17

8.3. HƯỚNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI HỘI NHẬP VỚI THẾ GIỚI 18

KẾT LUẬN 19

 

 

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bàn về thị trường ngoại hối Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại tệ Liên Ngân hàng là các Hội sở chính của các tổ chức tín dụng, đó là các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng TMCP, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (gọi tắt là các tổ chức tín dụng thành viên) và NHNN TW. Các công ty xuất nhập khẩu không phải là thành viên của thị trường nhưng khi họ có nhu cầu mua bán ngoại tệ thì giao dịch với các tổ chức tín dụng. Đồng tiền quy định sử dụng trong giao dịch: các giao dịch trên thị trường ngoại tệ với VND và giữa ngoại tệ với ngoại tệ, được NHNN cho phép trong từng thời kỳ giao dịch. Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng là thành viên của thị trường được phép quy định các loại ngoại tệ thuộc đối tượng kinh doanh của đơn vị mình trong khuôn khổ các ngoại tệ được NHNN cho phép. Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng làm việc tất cả các ngày trong tuần theo biểu thời gian như sau: sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 13h30 đến 15h30. Các loại giao dịch trên Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng gồm có: giao dịch giao ngay (Spot), giao dịch kỳ hạn (Forward) và giao dịch hoán đổi (Swap). Yết giá trên Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng bao gồm cả yết giá bán và giá mua. Tỷ giá giao dịch giữa các thành viên được xác định trên cơ sở cung cầu về ngoại tệ trong phạm vi quy định về tỷ giá và biên độ giao dịch của Thống đốc NHNN. Đối với những ngoại tệ khác (không phải là USD) với VND, các thành viên được tính tỷ giá chéo trên cơ sở tỷ giá USD với VND và tỷ giá USD với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế vào ngày giao dịch. Tỷ giá giao dịch giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng thành viên quyết định trên cơ sở tỷ giá thị trường quốc tế tại ngày giao dịch. Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng có quy mô lớn hơn và mang tính thị trường khách quan, linh hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành của NHNN cũng ngày càng sát với thực tế hơn. Đồng thời qua Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng, NHNN có thể nắm bắt được tình hình cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế và điều tiết kịp thời tỷ giá hối đoái trong từng thời kỳ. Cũng qua hoạt động của Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng, NHNN đã nắm bắt được tín hiệu thị trường của tỷ giá hối đoái, sử dụng tỷ giá bình quân trên Thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng hàng ngày và biên độ quy định tỷ giá cho các Ngân hàng thương mại làm công cụ hỗ trợ can thiệp điều hòa và hướng tỷ giá thị trường theo hướng mục tiêu của chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ. Thực tế, tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh ngày một linh hoạt, theo sát thực tế và biên độ giao dịch cho các Ngân hàng thương mại đã thay đổi liên tục. 2. Thực trạng thị trường ngoại hối Việt nam 2.1 Về doanh số hoạt động Sau 13 năm (từ 1995 đến 2008) doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối ước tính tăng gấp 4,34 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 20,14%. Đối với một nước có xuất phát điểm thấp và đang trong quá trình mở cửa và hội nhập, thì tốc độ tăng như trên là thấp. So với thế giới vào những năm 1970, thì cứ hai năm doanh số giao dịch lại được nhân lên gấp đôi, nghĩa là tốc độ tăng bình quân đạt tới 41,4%/năm. Trong tất cả các năm, doanh số mua vào thường thấp hơn doanh số bán ra, điều này nói lên rằng thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển thưo hướng một chiều và luôn chịu áp lực cầu lớn hơn cung. Hay nói cách khác, thị trường thường ở tình trạng khan hiếm hàng hoá. Do doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào, điều này nói lên rằng, các NHTM thường duy trì trạng thái ngoại tệ đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi tăng tỷ giá Tốc độ tăng doanh số giao dịch ngoại hối là không đều giữa cá năm 2.2. Về vai trò của thị trường ngoại hối với hoạt động XNK Tổng doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM mới chỉ chiếm trung bình khoảng 58% tổng doanh số XNK của cả nền kinh tế Các tổ chức XNK thường xuyên duy trì số dư ngoại tệ cho hoạt động của mình theo phương thức “tự cung tự cấp” với một tỷ lệ lên tới 42% (=100%-58%) Cụ thể là các khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu,các đơn vị không bán toàn bộ cho NHTM, mà duy trì ở dạng tiền gửi để chi cho nhu cầu nhập khẩu của mình. Trên thế giới, doanh số hoạt động trên thị trường ngoại hối thường lớn hơn gấp nhiều lần doanh thu từ hoạt động XNK, qua đó cho thấy trình độ phát triển của thị trường ngoại hối VN đang còn rất sơ khai, yếu kém, chưa tạo được môi trường thanh khoản về ngoại tệ, cũng như môi trường chu chuyển vốn nhanh chóng và hiệu quả 2.3. Về tập quán kinh doanh và sự phân đoạn thị trường a) Về tập quán kinh doanh Ở Việt Nam, các giao dịch giao ngay được thanh toán ngay trong ngày không phải là hiếm và có thể trở thành tập quán, nhưng đấy không phải là tập quán quốc tế. Ở các nước, ngày giá trị trong giao dịch giao ngay là sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng. Hai ngày làm việc là cần thiết để các bên đối tác tiến hành xác nhận giao dịch, hoàn tất thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho nhau và tính tới yếu tố chênh lệch múi giờ. b) Về sự phân đoạn thị trường: Có thể nói thị trường ngoại hối VN trong một số ít trường hợp bị phân đoạn là dễ nhận thấy, điều này được thể hiện thông qua tỷ giá kinh doanh của các NHTM tại các địa bàn kahcs nhau có thể có một độ lệch nhất định. Nguyên nhân là do hệ thống thông tin cũng như hệ thống thanh toán bù trừ của VN còn chưa hoàn hảo, cùng với việc thanh toán một số các giao dịch giao ngay ngay trong ngày đã làm cho thị trường ngoại hối trở nên phân đoạn 2.4 Những trở ngại trong giao dịch kỳ hạn Các hợp đồng kỳ hạn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngoại thương, bởi vì chúng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá và bảo đảm thu nhập cho nhà XNK bằng nội tệ; nhưng theo quy định hiện hành thì còn một số hạn chế trong việc phát triển nghiệp vụ này, đó là: Hạn chế thời hạn hợp đồng tối đa chỉ là 6 tháng và tối thiểu là 7 ngày (trước là 30 ngày) Tỷ lệ % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn theo từng kỳ hạn là cố định trong khi các biến số xác định nó lại biến động hàng ngày theo diễn biến thị trường Hạn chế đối tượng tham gia hợp đồng kỳ hạn, như các cá nhân và các tổ chức không hoạt động XNK thì không được phép tiếp cận các hợp đồng kỳ hạn Việc quy định thời hạn tối thiểu đối với các hợp đồng kỳ hạn là một trong những trở ngại làm cho thị trường kỳ hạn trở nên kém linh hoạt và kém hấp dẫn đối với các hoạt động ngoại thương. Điểm kỳ hạn được quy định không được vượt quá một tỷ lệ % nhất định của tỷ giá giao ngay dẫn đến nếu có thay đổi trong chênh lệch mức lãi suất giữa 2 đồng tiền mà NHNN không thay đổi kịp thời điểm kỳ hạn cho phù hợp thì ngân hàng sẽ không tiến hành giao dịch cá hợp đồng kỳ hạn, làm giảm tính thanh khoản của thị trường nói chung và làm cho các doanh nghiệp XNK trở nên bất lợi. Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng: Thị trường ngoại hối Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả Chính sách điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam chưa hoàn toàn căn cứ vào các thông số thị trường Chương III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 1. HƯỚNG TỚI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CÂN BẰNG CUNG CẦU Một số giải pháp: giải pháp lâu dài và căn bản để hạn chế và tiến tới xoá bỏ thị trường ngoại tệ ngầm, cũng như hạn chế các mặt trái của việc định giá cao nội tệ là hướng tới một tỷ giá thị trường, linh hoạt và tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thả nổi tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những hiệu ứng “sốc” khốc liệt cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế - xã hội. Với vai trò là NHTW, hiện nay NHNN quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối. Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này còn cần thiết, nhưng cẩn phải nới lỏng từng bước, vì các biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả, đôi khi lại trở thành lúc cần cho sự phát triển thị trường ngoại hối. 2. HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: nhân tố tỷ giá đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả. Tỷ giá là giá cả ngoại tệ được hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá được hình thành theo hai cấp, đó là tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ. Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, còn tỷ giá bán lẻ được hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với phí bán lẻ của ngân hàng. Đối với các nền kinh tế phát triển, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả doanh số giao dịch trên thị trường này chiếm tới 85%, do đó, tỷ giá liên ngân hàng luôn là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho quan hệ cung cầu ngoai tệ của cả nền kinh tế. Đối với Việt Nam, do trình độ thị trường còn sơ khai, ngoài yêu tố tỷ giá, còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên thị trường ngoai tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm tỷ lệ vào khoảng 15 - 20%; chính vì vậy, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ đóng vai trò thứ yếu, do đó tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường này chưa thể là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho cả nền kinh tế. Để có một thị trường ngoại tệ liên hàng hoạt đông hiệu quả ở Việt Nam ngoài yếu tố tỷ giá như đã nêu ở trên, còn phải đề cập đến một số các nhân tố như. - Thực hiện Vai trò của NHTW là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại hối: hiện tại, do tỷ giá chưa thực sự làm được chức năng điều tiết cung cầu thì vai trò hướng dẫn điều tiết của NHTW cần được thể hiện thông qua việc mua bán ngoai tệ cuối cùng trên thị trường ngoại hối; ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. - Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời với quy mô thích hợp, có như vậy thì thị trường hoạt động mới thông suốt. Một khi NHNN không tiến hành can thiệp hoặc can thiệp diễn ra chậm hoặc quy nô can thiệp không thích hợp sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè ngóng đợi, khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá. Điều cần lưu ý rằng, sự can thiệp của NHNN ảnh hưởng lên thị trường ngoại hối lớn hơn nhiều so với quy mô can thiệp của chính nó. Như vây, chỉ cần một động thái khôn ngoan thích hợp của NHNN cũng đủ để thị trường tiếp tục hoạt động thông suốt và hiện quả. - Tiến hành thiết lập thị trường ngoại tệ liên hàng theo mô hình tổ chức kép, bao gồm thị trường ngoại tê liên ngân hàng trực tiếp giữa các ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới. - Hiện nay, có 60 tổ chức được công nhận là thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng số thành viên tham gia tích cực thì rất hạn chế, điều này khiến cho thị trường hoạt động trầm lắng. Hơn nữa, giao dịch trên thị trường thường diễn ra một chiều, nghĩa là một số ngân hàng thì chuyên đi bán, số khác thì chuyên đi mua, điều này khiến cho thị trường mất đi tính đặc thù của nó. Để khắc phục hạn chế này, một mặt cần mở rộng số lượng thành viên, mặt khác cần tạo ra môi trường và điều kiện để các thành viên tham gia thị trường được tích cực hơn. - Ngoài những vấn đề căn bản nên trên, thì việc hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đai hoá khâu thanh toán, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ cũng cần được xem xét thực hiện. - Nghiên cứu hình thành Hiệp hội những nhà kinh doanh ngoại hối Việt Nam. 3. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Với vai trò là NHTW, Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tư cách vừa là thành viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này. Do Vtnaforex còn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ, cho nên sự can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động được thông suốt. Ngoài chức năng tổ chức và quản lý hoạt động thị trường, NHNN còn thực hiện chức năng người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, do dư trữ ngoai tệ của NHNN mỏng, không ổn định, lại qua nhiều tầng nấc quản lý, do đó, NHNN chưa thể làm tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nên tình trạng căng thẳng về ngoại tệ thường xảy ra. Một thực tế là, các NHTM cổ phần thường trông chờ vào các NHTM Nhà nước, đến một mình các NHTM Nhà nước lại trông chờ vào NHNN tung ngoại tệ ra để can thiệp thị trường. Nhưng không phải mọi sự trông đợi đều trở thành hiện thực. Bên canh cơ chế tỷ giá cứng nhắc cùng với sự can thiệp của NHNN trên thị trường còn hạn chế, cho nên chưa khuyến khích được các NHTM đẩy nhanh tự do luân chuyển ngoai tệ, tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ đối với các NHTM cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để NHNN thực hiện tốt vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, cần có một số giải pháp sau: - Hướng tới một tỷ giá thị trường cân bằng, nhằm biến tỷ giá thành công cụ chủ yếu và hữu hiệu trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. - Tăng cường dự trữ ngoại tệ vào NHNN, đảm bảo mức dự trữ cần thiết tối thiểu (3-6 tuần nhập khẩu), nhằm tạo đủ nguồn để NHNN can thiệp kịp thời, đủ liều lượng thông qua các biện pháp thị trường, giúp cho hoạt động của thị trường ngoại hối được ổn định và thông suốt. - Tập trung dự trữ ngoại hối nhà nước về một đầu mối là NHNN. - Hoạt động can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của NHNN trên thị trường mở nhằm triệt tiêu hiệu ứng phụ nảy sinh. Cơ chế phối hợp giữa hai thị trường có thể mô tả như sau: Khi NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ ra, nghĩa là đồng thời NHNN đã hút tim một lượng nôi tệ từ lưu thông: để tránh hiện tượng thiểu phát hoặc NHNN phải sử dụng thêm một nghiệp vụ trên thị trường mở là mua chứng khoán vào để bơm thêm tiền vào lưu thông. Ngược lại, khi NHNN mua ngoại tệ, nghĩa là đồng thời NHNN đã bơm thêm nội tệ vào lưu thông. Để tránh hiện tượng lạm phát buộc NHNN phải sử dụng thêm một nghiệp vụ trên thị trường mà là bán chứng khoán ra để hút bớt tiền từ lưu thông. Tuy nhiên, do thị trường tiền tệ Việt Nam còn kém phát triển, đặc biệt là sự nghèo nàn về công cụ, do đó, hoạt động của thị trường mở còn trầm lắng. Chính vì vậy, để can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đạt được hiệu quả thì cần có hệ thống giải pháp hoàn thiện thị trường tiền tệ để NHNN có thể can thiệp khi cần bơm thêm hoặc hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực lên lạm phát khi cung cầu ngoai tệ căng thẳng. 4.. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP CÔNG BỐ TỶ GIÁ Thực tế hiện nay tỷ giá của VNĐ mới chỉ gắn định với USD mà chưa có sư gắn định với các ngoại tệ khác điều này được thể hiện trên hai phương diện: - Xét về phương diện tập quán thị trường: Khối lượng giao dịch (bao gồm cả giao dịch vãng lai và giao dịch vốn) được tính bằng USD chiếm một tỷ trọng rất lớn, ước tính trên 70%. Đặc biệt, trong các giao dịch thương mại quốc tế, tỷ trọng này lên tới 95%. - Xét về phương pháp xác định và công bố tỷ giá: Hiện nay tỷ giá VND/USD được xác định và công bố dường như độc lập hoàn toàn với quan hệ tỷ giá của USD với các ngoại tệ khác, nghĩa là tỷ giá của VND được gắn định phát chế với USD. Thưc tế cho thấy, đồng đola Mỹ luôn có giá trị ồn định, được thể hiện ở tỷ lệ lạm phát thấp, trong khi đó, đồng Việt Nam có giá trị bấp bênh, tiềm ẩn lạm phát cao; chính vì vậy, việc gắn định tỷ giá của VND với USD là điều bất hợp lý, bời vì nó làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, hậu quả của chế độ tỷ giá gắn định còn thể hiện ở chỗ, nếu USD lên giá với các ngoại tệ khác, nghĩa là VND cũng lên giá theo. Việc VNĐ lên giá so với các ngoại tệ sẽ kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu của Việt Nam. Với tập quán thị trường, phương pháp xác định và công bố tỷ giá như trên, rõ ràng hoạt động kinh tế đối ngoại và hoạt động của Vinaforex có chứa đựng rủi ro tiềm ẩn khi mà giá trị của USD đột ngột thay đổi lớn so với các ngoại tệ khác. Nhằm hạn chế sự gắn định vào USD: - Một mặt, đa dạng hoá các ngoại tệ trong các giao dịch quốc tế; đưa một số ngoai tệ manh, chiếm tỷ trọng nhất định trong thanh toán quốc tế của Việt Nam vào cơ cấu đối tượng mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; hạn chế các biện pháp can thiệp trực tiếp lên tỷ giá và ngoại hối; khơi thông và tiến tới đưa thị trường ngoại hối quốc gia hội nhập với thị trường ngoại hối quốc tế. Mặt khác, trong phương pháp xác định và công bố tỷ giá, NHNN nên xác định cơ cấu "rổ" ngoại tệ để xác định tỷ giá của VNĐ, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào USD, đồng thời tỷ giá của VND với các ngoại tệ khác sẽ được khách quan hơn. Trong từng thời kỳ, các đồng tiền trong “rổ” cũng có sự biến động, có đồng tiền lên giá và có đồng tiền giảm giá trên thị trường ngoại hối quốc tế nhưng giá trị của VND đối với cả “rổ” là không thay đổi, do đó, tránh được sư lệ thuộc vào một ngoại tệ nào đó. Ngoài ra NHNN cũng cần tiến tới xác định và công bố tỷ giá trung bình của l VND với cả "rổ" ngoại tệ (Effecllve Exchange Rale). Một số đề xuất: Thứ nhất: tỷ giá là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhanh và mạnh đến trạng thái cán cân thương mại, chính vì vậy khi phân tích diễn biến và xu hướng vận động của cán cân thương mại, không thể không đề cập đến nhân tố tỷ giá. Tuy nhiên. nếu căn cứ vào diễn biến của tỷ giá danh nghĩa (song biên hay đa biên) để phân tích ảnh hưởng lên cán cân thương mai là không chuẩn xác, mà phải sử đến tỷ thực và chủ yếu là tỷ giá thực đa biên. Chính vì vậy, cũng như các nước, Việt Nam cũng cần phải tính và công bố chính thức tỷ giá thực đa biên của VND với các ngoại tệ càng sớm càng tốt. Thứ hai:. để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn thì tỷ giá thực không thể quá thấp như ở Việt Nam trong suốt thời gian qua. Vấn đề điều chỉnh tỷ giá không phải là ở chỗ điều chỉnh "tăng mấy đồng", mà phải là tỷ giá thực đạt mức bao nhiêu là hợp lý. Để điều chỉnh tỷ giá thực đạt được hiệu quả theo mong muốn, thì công việc khó khăn và quan trọng nhất là việc duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định trong thời gian dài. Thứ ba: trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển khá ổn định, lạm phát tuy không thật ổn định, nhưng có tỷ lệ bình quân thấp đồng thời trạng thái tỷ giá thực đang ở mức ngang 1 đơn vị, tôi cho rằng đây là thời cơ tốt để Việt Nam thực thi chính sách tỷ giá khuyến khích xuất khẩu thông qua một cuộc "phá giá tích cực VND" đế tỷ giá thực tăng đột biến đạt tới trị số khoảng từ 1.20 dấn 1.3 giống như Trung Quốc đã từng làm trong năm 1994. CHUYỂN BIỆN PHÁP KẾT HỐI SANG CÔNG CỤ TỶ GÍA THỊ TRƯỜNG Do tác động của cuộc khủng hoảng Tài chính - Tiền tệ khu vực năm 1997, nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều găm giữ ngoại tệ trên tài khoản làm cho cung cầu ngoại tệ bị sai lệch, cầu USD tăng lên một cách giả tạo. Trong khi nhiều doanh nghiệp có một lượng lớn ngoai tệ chưa dùng tới nhưng không muốn bán, thì các doanh nghiệp khác lại rất cần ngoai tệ nhưng không thể mua được. Để hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK, khắc phục căng thẳng giả tạo trong quan hệ cung cầu về ngoại tệ, ngày 12/9/1998, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoai tệ của người cư trú là tổ chức với tỷ lệ kết hối bắt buộc là 80%. Kết hối ngoại tệ là biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có nguồn thu về ngoại tệ phải bán ngay một phần cho NHTM. Trong những thời điểm cụ thể, biện pháp này đã có tác dụng nhất định trong việc han chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là biện pháp mang nặng tính hành chính, chỉ là giải pháp tình thế tạm thời để giảm bới căng thẳng khi cầu ngoại tệ quá cao nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối trong thời gian trước mắt. Việc áp dụng biện pháp này là đi ngược với xu thế giảm thiểu các biện pháp can thiệp trực tiếp, tăng cường các biện pháp kinh tế trong công tác điều hành quản lý ngoại hối. Và tinh thần đó, cùng với việc giảm bớt một phần bất hợp lý cho doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá khi buộc phải bán ngoại tệ với giá thấp và sau đó khi mua lại phải chịu giá cao, 30/08/1999. Chính phủ đã có Quyết định số 180/1999/QĐ-TTg điều chỉnh tỷ lệ kết hối từ 80% xuống 50%. xuống 40% và hiện nay là 0%. Như vây, vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để vừa đảm bảo được tính tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh, vừa khuyến khích họ luôn sẵn sàng bán ngoại tệ cho NHTM để quay vòng sản xuất chứ không ‘‘bắt ép’’ bằng biện pháp kết hối? Để thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển, chính sách quản lý ngoại hối phải dược đổi mới theo hướng tự do hoá, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng sử dụng các biện pháp kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối, đặc biệt là sử dụng công cụ tỷ giá, đống thời tạo quyền chủ động trong việc mua, bán và sử dung ngoai tệ của các doanh nghiệp và các NHTM Chính vì vậy, biện pháp kết hối cần được xoá bỏ, chứ không chỉ giảm xuống 0%, thay vào đó là sử dụng công cụ tỷ giá để điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. 6. HOÀN THIỆN VÀ MỚ RỘNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ 6.1. Về nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi: Các nhân tố xác định và ảnh hưởng lên tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá hoán đổi bao gồm tỷ giá giao ngay, mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong giao dịch và thời hạn của hợp đồng. Như đã nêu ở trên, để thị trường ngoại hối nói chung và các nghiệp vụ kỳ han và hoán đổi nói riêng có thể phát triển xa hơn thì cơ chế xác định tỷ giá và lãi suất đóng vai trò quyết định. Có thể thấy rằng, mục đích chính sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là phòng chống rủi ro tỷ giá. Bởi vì trong cơ chế thị trường, tỷ giá là đại lượng nhạy cảm với nhiều biến số, do đó biến động khôn lường. Hay nói cách khác, nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi chỉ có thể phát triển theo đúng nghĩa của nó khi tỷ giá được thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Rõ ràng là, với chính sách tỷ giá cố định trong một biên độ hẹp sẽ không tạo ra môi trường để phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi. Điều này nói lèn rằng, định hướng trong chính sách tỷ giá của NHNN cần phải tăng dần hàm lượng các biến số thị trường trong việc xác định tỷ giá, có như vậy tỷ giá mà phản ánh thực chất quan hệ cung cầu trên thị trường ngoai hối. Để thúc đẩy nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, trước mặt nên cho phép các ngân hàng thực hiện các hợp đồng với các kỳ hạn linh hoạt mà không bị khống chế như quy định trong Quyết định số 1198/2001/QĐ-NHNN, ngày 18 tháng 9 năm 2001 của Thống đốc NHNN. Bên cạnh đó, từng bước nới rộng tỷ lệ % gia tăng cho phép để các ngân hàng có thể yết giá cạnh tranh tạo cho thị trường có độ thanh khoản cao hơn và sôi động hơn. Tuy nhiên, về lâu dài thì biện pháp quy định tỷ lệ % gia tăng cho phép cũng cần được dỡ bỏ. 6.2. Mở rộng nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ (Currency Options): Để phù hợp với trình độ thị trường là nhu cầu thực tiễn, trước mắt NHNN có thể cho phép và hướng dẫn các NHTM tiến hành thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ: Vì quyền chọn rất phức tạp về nội dung nghiệp vụ, do đó cần triển khai từng bước, từ đơn giản đến phức tạp, cu thể là: - Trước tiên, chỉ thực hiện quyền chọn giữa VND và USD.Sau khi thị trường đã quen thì có thể mở rộng quyền chọn giữa VND và các ngoại tệ khác. Khi Vinafurex phát triển đạt tới trình độ quốc tế thì mới tiến hành quyền chọn giữa ngoại tệ/ngoại tệ. - Bước đầu, quyền chọn chỉ nên tiến hành theo phương thức giao dịch qua quầy (OTC), vì phương thức giao dịch trên sở giao dịch chỉ khả thi khi thị trường phát triển đạt trình độ cao, hơn nữa quyền chọn trên sở giao dịch mang tính đầu cơ là chủ yếu. - Chỉ nên áp dụng quyền chọn kiểu châu Âu, nghĩa là việc thực hiên quyền chọn chỉ xảy ra tại thời điểm hợp đồng đáo hạn Vì hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép tiến hành thực hiện quyền chọn tại bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, do đó mang nặng tính đầu cơ nên chưa phù hợp với ta ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi thị trường đã phát triền ở trình độ cao thì cũng cần xem xét triển khai nghiệp vụ này. - Về mặt thời hạn hợp đồng để có thể kiềm soát được và tránh tâm lý đầu cơ, thì thời hạn hợp đồng nên quy định ngắ từ 3 tháng trở xuống. Khi thị trường đã phát triển thì thời hạn hợp đồng do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận. - Ở các thị trường phát triển, hợp đồng quyền chọn nhằm hai mục đích là phòng chống rủi ro tỷ giá và thực hiện hành vì đầu cơ. Đối với Việt nam, do tính thanh khoản của thị trường ngoai hối chưa cao, do đó việc mua bán ngay một lượng ngoại tệ nhất định không phải lúc nào cũng thực hiện được, do đó ngoài mục đích phòng chống rủi ro tỷ giá, thì thông qua hợp đồng quyền chọn phải bảo đảm cho khách hàng quyền được mua ngoại tệ. 6.3. Về nghiệp vụ tương lai (Currency Futures). Về ý nghĩa, giao dịch tương lai thực chất chỉ là một trò chơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBàn về thị trường ngoại hối Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan