Tiểu luận Bao bì kim loại

Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân (như trường hợp ghép mí nắp lon ba mảnh). Lon hai mảnh chỉ có một đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mền dẻo, đó chính là nhôm(Al) cũng có thể dùng vật liệu thép có độ mềm dẻo cao hơn. Hộp, lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân rất mỏng so với bề dày đáy, nên có thể bị đâm thủng, hoặc dễ bị biến dạng do va chạm. Lon hai mảnh là loại thích hợp chứa các loại thực phẩm có tạo áp suất đối kháng bên trong như là sản phẩm nước giải khát có ga (khí CO2). Bao bì lon hai mảnh có thể có chiều cao đến 110 mm, lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất thấp vì thép không có tính mềm dẻo, không thể kéo vuốt đến chiều cao như lon Al.

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 15144 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bao bì kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi xuất hiện sự bổ sung những kĩ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì một ngành công nghiệp mới ra đời_ công nghiệp thực phẩm. Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã được con người áp dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh vật...Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín. Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ. Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ với chức năng đơn thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thànhcông cụ chiến lược trong quảng bá sản phẩm và gây dựng một thương hiệu. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí, chất dẻo, công nghệ vật liệu… bao bì kim loại ra đời. Với ưu thế vượt bậc về thời gian bảo quản, trong thời gian ngắn bao bì kim loại đã tạo nên bước đột phá cho công nghệ bảo quản thực phẩm. Tại sao bao bì kim loại lại có thể làm được điều đó? Câu trả lời sẽ có trong bài tiểu luận này. CHƯƠNG I SƠ LƯỢC VỀ BAO BÌ KIM LOẠI 1.1. Lịch sử phát triển của bao bì kim loại Bao bì kim loại được phát triển thành một ngành công nghệ vào thế kỷ XIX và phát triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ XX. Bao bì kim loại chứa đựng bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian rất dài nhằm phục vụ nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi không thể cung cấp, thực phẩm tươi sống hoặc đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng do điều kiện sống và điều kiện công tác không có thời gian chế biến. Bao bì kim koại chứa đựng thực phẩm ăn liền để đáp ứng được yêu cầu trên, có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài 2-3 năm, thuận tiện cho viêc chuyên chở phân phối nơi xa. Ngành kỹ thuật bao bì ra đời và phát triển mạnh nhờ vào sự phát triển của ngành luyện kim và cơ khí chế tạo máy, đã chế tạo ra vật liệu kim loại tính năng cao và thiết bị đóng bao bì để cho ra các loại bao bì thích hợp. 1.2. Phân loại bao bì kim loại 1.2.1. Phân loại theo hình dạng - Lá kim loại (giấy nhôm) - Hình trụ tròn: phổ biến nhất - Các dạng khác: đáy vuông, đáy oval 1.2.2. Theo vật liệu làm bao bì - Bao bì thép, sắt - Bao bì nhôm 1.2.3. Theo công nghệ chế tạo - Lon 2 mảnh - Lon 3 mảnh 1.3. Đặc điểm của bao bì kim loại 1.3.1. Ưu điểm - Không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt nên có thể gia nhiệt, làm lạnh nhanh trong mức có thể. - Độ bền cơ học cao. - Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển. - Đảm bảo độ kín vì thân, nắp, đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì không bị lão hoá theo thời gian. - Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm. - Bao bì kim loại có tính chất chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao, do đó thực phẩm các loại có thể đóng hộp, thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh . - Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và tráng lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy sước. - Chịu va chạm cơ học. - Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hoá hoàn toàn. 1.3.2. Nhược điểm - Độ bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn. - Không thể nhìn được sản phẩm bên trong. - Đắt hơn bao bì có thể thay thế nó là plastic. - Tái sử dụng hạn chế. 1.4. Yêu cầu bao bì kim loại Phải đáp ứng các yêu cầu: - Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm. - Bền đối với tác dụng của thực phẩm. - Chịu được nhiệt độ và áp suất cao. - Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ. - Dễ gia công , rẻ tiền. - Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm. - Sử dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi. Bảng 1: Quy cách các loại lon phổ biến STT KÍCH CỠ TRÁNG VECNI PHẠM VI SỬ DỤNG Mm Trọng lượng Trong Ngoài 1 153 x 178 108oz Không Không Dứa, rau quả màu nhẹ. 2 153 x 178 108oz Vàng 1 lớp Không Nấm, rau quả màu đậm, măng. 3 153 x 178 108oz Vàng 2 lớp Không Rau quả ăn mòn cao 4 153 x 178 108oz Xám 1 lớp Không Cá, đạm 5 99 x 199 30oz Không Không Dứa, Thưc phẩm khô: sữa bột, café bột. 6 50 x 132 250ml Vàng 2 lớp Clear 1 lớp Nước yến, nước trái cây 7 57 x 91 250ml Vàng 2 lớp Clear 1 lớp Nước tăng lực, nước trái cây CHƯƠNG II CẤU TẠO CỦA BAO BÌ KIM LOẠI 2.1. Theo vật liệu làm bao bì 2.1.1.Bao bì thép (sắt) Thành phần chính: Fe, các kim loại hoặc phi kim khác như C, Mn, Si, S, P...có tỷ lệ < 3%. Chiều dày: 0,14 – 0,49 mm thành phần thép lá C < 0,05 – 0,12 % Mn < 0,6 % P < 0,02 % Si < 0,02 % S < 0,05 % Cu < 0,2 % * Một vài loại thép lá đặc biệt L : Low Metaloid MR : Medium Resistance  Bảng 2 Thành phần và tính chất một số loại thép Loại Thành phần các kim loại khác (%) Tính chất Ứng dụng C Mn P S Si Cu L 0.13 0.6 0.015 0.05 0.01 0.06 Độ tinh sạch cao, hàm lượng kim loại tạp thấp Bao bì chứa thực phẩm có tính ăn mòn cao(Táo, Mận, Sỏi, đồ dầm giấm...) MR 0.13 0.6 0.02 0.05 0.01 0.2 Độ tinh sạch khá cao, Cu và P tăng, dùng chế tạo thép tấm tráng thiếc Bao bì đựng rau quả, thực phẩm có tính ăn mòn trung bình (mơ, đào, bưởi) tính ăn mòn thấp (đào, ngô, thịt, cá...) N 0.13 0.6 0.015 0.05 0.01 0.2 Độ tinh sạch cao, thành phần N cao nên độ cứng cao Thùng chứa có thể tích lớn, cần cứng vững. D 0.12 0.6 0.02 0.05 0.02 0.2 C giảm, P và Cu tăng nên có độ bền cơ, độ dẻo cao. Dùng để kéo sợi chế tạo lon 2 mảnh. 2.1.1.1. Bao bì thép tráng thiếc. - Bao bì kim loại thép tráng thiếc (sắt tây, từ này được dùng tứ thời pháp thuộc): thép tráng thiếc có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác như cacbon hàm lượng ≤ 2,14%; Mn≤ 0,8%; Si ≤ 0,4%; P≤ 0,05%; S ≤ 0,05%. Có những kim loại thép có tỉ lệ cacbon nhỏ 0,15% - 0,5%. Hàm lượng cacbon lớn thì không đảm bảo tính dẻo dai mà có tính dòn (điển hình như gang). Để làm bao bì thực phẩm, thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏng thành tấm có bề dày 0,15 - 0,5 mm. Do đó, yêu cầu tỷ lệ cacbon trong thép vào khoảng 0,2%. Lớp thiếc: Phủ bên ngoài 2 mặt lớp thép. Lớp thiếc có tác dụng chống ăn mòn. Chiều dày: 0,1 –0,3 mm, tùy thuộc vào loại thực phẩm đóng hộp. Mặt trong có thể dày hơn, có phủ sơn. Thép có màu xám đen không có độ dày bóng bề mặt, có thể bị ăn mòn trong môi trường axit, kiềm. Khi được tráng thiếc thì thiếc có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên thiếc là kim loại lưỡng tính (giống Al) nên dễ tác dụng với axit, kiềm, do đó ta cần tráng lớp sơn vecni, lớp sơn vecni có những tác dụng sau: - Ngăn ngừa phản ứng hóa học giữa sản phẩm và bao bì làm hỏng sản phẩm. - Ngăn ngừa sự biến mùi, biến màu của thực phẩm. - Ngăn sự biến màu bên trong hộp đối với sản phẩm giàu sunphua. - Dẫn điện tốt trong quá trình hàn. - Chất bôi trơn trong quá trình tạo thành hộp của hộp 2 mảnh. - Bảo vệ lớp sơn mặt ngoài bao bì khỏi trầy xước. Ngoài những tác dụng trên thì sơn vecni cần phải có những yêu cầu sau: - Không được gây mùi lạ cho thực phẩm, không gây biến màu thực phẩm. - Không bong tróc khi va chạm cơ học. - Không bị phá hủy khi dun nóng, thanh trùng. - Có độ mềm dẻo cao để trải đề khắp bề mặt được phủ, độ dày của lớp vecni phải đồng đều, không để lộ thiếc. Bảng 3 Một số loại vecni bảo vệ lớp thiếc TT Loại và các thành phần phụ của sơn Độ bám dính Chống tác động của lưu huỳnh Công dụng (thích hợp với từng loại thực phẩm) Ghi chú 1 Oleo resine (nhựa tổng hợp + dầu khô). Tốt Xấu Thực phẩm có loại axit cao Sử dụng khá phổ biến, giá thấp. 2 Oleo resine chống tác động của S có thêm ZnO Tốt Tốt Các loại rau quả, làm lớp bảo vệ ngoài vecni apoxyt phenolic Không dùng với thực phẩm có hàm lượng axit cao. 3 Phonolic Khá tốt Rất tốt Thịt, cá, súp, rau quả, nước giả khát, bia. Giá thấp, tính dẻo và bám dính không cao. 4 Epoxit phenilic Tốt Xấu Thịt, cá, rau quả, nước giả khát, làm lớp phủ bên ngoài cho một lớp vecni khác. Được sử dụng phổ biến. 5 Epoxyl phenolic (Có ZnO) Tốt Tốt Phủ bao bì chứa rau quả, súp, tráng đáy nắp lon cho sản phẩm thịt cá. Thực phẩm có tính axit thấp, chịu kiềm kém, có thể làm biến màu rau quả xanh. 6 Epoxyl phenolic + bột Al. Tốt Rất tốt Sản phẩm thịt Lớp vecni có dính hơi đục. 7 Vinyl Rất tốt Không thích hợp Bia, nước giải khát, làm lớp phủ ngoài cho lớp vecni khác. Không mùi, không chịu nhiệt độ cao hàn thân lon do đó không phủ trực tiếp, chỉ phủ bên ngoài. 8 Vinyl organosol Tốt Ít áp dụng Phủ ngoài cho lớp vecnia khác trong bao bì bia, nước giải khát, lon nhôm. Giống vinyl nhưng dày và cứng chắc hơn. 9 Acrylic Tốt Tốt với thực phẩm có màu Thực phẩm có chứa hoặc sót SO2 từ quá trình xử lý. Cho vẻ sáng đẹp khi mở hộp. 10 Polybutadien Hydro cacbon. Khá xấu Tốt nếu có Zn Lớp tráng cho hộp đựng bia, nước giải khát. Nếu có ZnO có thể làm lớp phủ cho rau quả. 2.1.1.2. Bao bì thép tráng crôm Gần đây do giá thiếc cao đã tạo ra nhu cầu sản xuất thép không có thiếc trong đó lớp thiếc và oxyt thiếc thông thường được thay thế bằng lớp crom và oxyt crom. Bao bì thép tráng Crôm bao gồm một lớp thép nền, trên mỗi bề mặt theo thứ tự là một lớp crom, một lớp oxyt crom và một lớp dầu bôi trơn cuối cùng là một lớp sơn vecni. 2.1.2 Bao bì nhôm. - Bao bì kim loại Al: Al làm bao bì có độ tinh khiết đến 99% và những thành phần kim loại khác có lẫn trong Al như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti. - Bao bì nhôm chủ yếu dùng trong công nghệ chế tạo lon 2 mảnh với lớp trong được phủ sơn hữu cơ. Thép và nhôm là 2 loại vật liệu chủ yếu và phổ biến được sử dụng trong chế tạo bao bì tuy nhiên mỗi loại đều có ưu, nhược điểm nhất định. Bảng 4 So sánh một số tính chất của bao bì thép và bao bì nhôm TT Bao bì thép Bao bì nhôm Ưu điểm - Tính dẻo cao: cán thành tấm, màng 1,5 – 0,1 mm sau đó gia công thành hộp, can, thùng phi. - Tính chống thấm cao: Khả năng bảo vệ tốt ở độ dày 1,5 – 0,1mm. - Khả năng chịu tác động trong giới hạn cho phép. - Khả năng chế tác tốt, có thể cơ giới và tự động hóa hoàn toàn. - Giá thành rẻ hơn bao bì Al. - Tính dẻo cao hơn sắt nhiều, có thể cán thành màng rất mỏng 2mm – 10 μm. - Tính chống thấm tốt với màng có độ dày ≥ 25 μm. Màng mỏng hơn có hiện tượng rạn bề mặt nên vi sinh vật và khí có thể thấm qua. - Khả năng chịu tác động cơ học tốt nhưng kém Fe. - Khả năng chế tác tốt. Nhẹ, thuận tiện cho vận chuyển Nhược điểm - Dễ han rỉ: Fe + O2 + H2O → Fe(OH)2, Fe(OH)3 → Fe2O3, FeO Do đó cần mạ lên Fe một lớp chống ăn mòn (Sn, Cr); sau đó phủ lên một lớp Vecni, (Nhất là khi đựng các thực phẩm có PH thấp, nhiều chất điện ly, nhiều S) - Mối ghép mí của bao bì chắc chắn. Thuy nhiên mối ghép hàn co nguy cơ gây nhiễm độc thực phẩm (có Pb) - Có khối lượng riêng lớn nên bao bì Fe nặng hơn bao bì Al. - Khả năng chống ăn mòn thấp: không bị han rỉ bề mặt do có lớp Al2O3 bao phủ. Khi đựng thực phẩm có PH thấp cần phủ Vecni (do Al2O3 vẫn có thể bị ăn mòn) - Mối ghép mí của bao bì không chắc nên cần là dày phần ghép mí để tăng độ cứng. - Giá thành cao hơn bao bì Fe. 2.2. Theo công nghệ chế tạo lon 2.2.1. Lon 3 mảnh (lon ghép). Công nghệ chế tạo lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép. Lon ba mảnh gồm: - thân - đáy - nắp Thân: Được chế tạo từ một miếng thép chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được làm mí thân. Nắp và đáy: Được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp có khóa được ghép với thân sau khi rót thực phẩm). Thân, đáy, nắp có độ dày như nhau vì thép rất cứng vững không mềm dẻo như nhôm, không thể nong vuốt tạo lon có chiều cao như nhôm, mà có thể chỉ nong vuốt được những lon có chiều cao nhỏ. Quy trình chế tác lon 3 mảnh: Phủ vecni Cắt thân, nắp Cuộn, hàn mí thân In nhãn hiệu Sản phẩm hộp có đáy + nắp rời Sấy Tấm thép Phủ vecni Loe miệng, tạo thân hộp Ghép mí đáy và thân 2.2.2. Lon 2 mảnh Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân (như trường hợp ghép mí nắp lon ba mảnh). Lon hai mảnh chỉ có một đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mền dẻo, đó chính là nhôm(Al) cũng có thể dùng vật liệu thép có độ mềm dẻo cao hơn. Hộp, lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân rất mỏng so với bề dày đáy, nên có thể bị đâm thủng, hoặc dễ bị biến dạng do va chạm. Lon hai mảnh là loại thích hợp chứa các loại thực phẩm có tạo áp suất đối kháng bên trong như là sản phẩm nước giải khát có ga (khí CO2). Bao bì lon hai mảnh có thể có chiều cao đến 110 mm, lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất thấp vì thép không có tính mềm dẻo, không thể kéo vuốt đến chiều cao như lon Al. Quy trình chế tạo lon 2 mảnh: Cuộn nhôm lá Duỗi, trải thẳng Gán khóa vào tâm nắp Bôi trơn để giảm ma sát Cắt thành hình tròn nắp Cắt thành hình tròn Dập tạo hình nắp, tạo móc nắp Dập tạo hình thân trụ sơ bộ Sấy thân lon Mang vuốt tạo thân trụ có chiều cao yêu cầu và tạo dạng đáy lon Rửa sạch chất bôi trơn Cắt phần thừa ở miệng lon Rửa sạch chất bôi trơn In mặt ngoài than lon Phủ vecni bảo vệ lon, nắp Sấy khô lớp vecni Tạo khóa nắp Lon thành phẩm Nắp thành phẩm Sấy khô nắp Tạo hình lon nhôm 2 mảnh: Nhôm tấm được cắt thành phôi tròn Dập tạo hình thân và đáy Dập lại để giảm kích thước đáy Vuốt mỏng thân lon Chế tác lon thép 2 mảnh: Thép tấm được cắt thành phôi tròn Dập tạo hình thân và đáy Loe miệng Một số thân lon thép 2 mảnh: A B C D Dạng A, B: Thường dùng đựng đồ ăn Dạng C, D: Thường dùng đựng đồ uống Bảng 5 So sánh lon 2 mảnh và 3 mảnh TT Lon 2 mảnh Lon 3 mảnh Ưu điểm - Có ít mối ghép → Thích hợp cho các sản phẩm có áp suất đối kháng bên trong (nước có ga) → Giảm nguy cơ nhiễm độc từ mối hàn - Tốn ít thép hơn, nhẹ hơn. - Đỡ tốn chi phí vận chuyển bao bì (có thể giảm thể tích chứa bao bì) - Chế tác từ thép nên thân cứng vững. Nhược điểm - Chế tạo theo công nghệ kéo vuốt nên thân lon mỏng, mềm, dễ bị biến dạng, đâm thủng - Công nghệ sản xuất tốn kém hơn - Chế tạo phức tạp do có nhiều mối ghép - Nguy cơ nhiễm độc do mối hàn có chì, han rỉ từ mối hàn. 2.2.3. Cấu tạo mí ghép đôi và thủ tục kiểm tra mí ghép Mí ghép đôi là một mí kín được tạo ra bằng cách nối kết thân hộp và nắp hộp qua 2 giai đoạn cuộn ép. Giai đoạn đầu cuộn móc nắp với móc thân lại với nhau và gập chúng thành dạng kẹp giấy (có 7 lớp tại mí bên) đồng thời ép lớp hợp chất đệm sát với mép của móc thân. Trong suốt giai đoạn này chu vi của móc nắp giảm làm gia tăng lượng kim loại dẫn đến nhăn mí. Giai đoạn 2 ép dẹp và làm chặt mí kết quả mí ghép kín được hình thành. Giai đoạn này làm cho các nếp nhăn (đã bắt đầu hình thành ở giai đoạn 1) được là phẳng và hợp chất đệm kín được ép vào điền kín các khoảng trống giữa các bề mặt kim loại. Móc nắp Pasta cao su đệm kín Thân hộp Đĩa ép Nắp Mép Uốn Hình 7: Mặt cắt biểu diễn vị trí tương đối giữa móc nắp và móc thân khi mí ghép đôi chuẩn bị được hình thành Đĩa ép Giai đoạn 1-Ghép sơ cấp Pasta cao su đệm Hình 8: Mặt cắt biểu diễn mí ghép đôi sau khi thực hiện giai đoạn 1 Giai đoạn ghép sơ bộ Đĩa ép Giai đoạn 2 - ghép thứ cấp Pasta cao su đệm Hình 9: Mặt cắt của mí ghép đôi sau khi ghép giai đoạn 2 Giai đoạn ghép thứ cấp Thân hộp Khoảng trống mí Pasta cao su đệm Mí thứ cấp Móc thân Móc nắp Mí sơ cấp Góc lượn mí nắp Vách đĩa ép Góc lượn vách đĩa ép Nắp Đường hằn mí Hình 10: Mặt cắt mí ghép đôi Độ dày mí Chiều sâu nắp Chiều dài mí Chiều dài mí trong Chiều dài móc thân Độ chồng mí Chiều dày vật liệu làm thân Chiều dày vật liệu làm nắp Hình 11: Mặt cắt mí ghép đôi biểu diễn các thông số của mí ghép Góc cạnh Trượt mí Mí bên Mí võng Hình 12: Mí ghép đôi có góc cạnh, vết lõm tại chỗ nối và vùng cuộn không chặt - được gọi là trượt mí Mí bên Mí bị trượt Hình 13: Vị trí 1,2 và 3 là nơi cần thực hiện đo các thông số của mí ghép đôi. Đồng thời biểu diễn vị trí mí bị trượt do mí cuộn không chặt Mí bị gập Mí bị dứt Mí bị gãy Hình14: Mặt cắt của mí ghép bị gập mí, gãy mí và đứt mí Hình 7,8,9 biểu diễn các giai đoạn của quá trình hình thành mí ghép đôi; hình 10 và 11 là hình biểu diễn mặt cắt ngang của mí ghép đôi và các thông số quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng mí ghép. Vì độ an toàn của sản phẩm phụ thuộc vào mí ghép kín, nên quá trình ghép mí cần phải được thường xuyên kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất, sau khi có sự cố xảy ra với máy ghép mí, sau khi điều chỉnh máy ghép mí và sau khi máy ghép mí được khởi động lại sau 1 thời gian dừng máy lâu. Hướng dẫn về qui phạm sản xuất chỉ ra rằng mí ghép phải được kiểm tra bằng mắt ít nhất 30 phút/lần, trong khi kiểm tra tổng thể bằng xé mí cần thực hiện trên tất cả các đầu ghép mỗi giờ. Nhà sản xuất hộp và nhà cung cấp máy ghép mí thường cung cấp các hướng dẫn và các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của mí ghép đôi. Các tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá chất lượng của mí ghép được tóm tắt như sau: a. Kiểm tra bên ngoài: Có nhiều thông tin phản ánh chất lượng của mí ghép có thể thu được nhờ kiểm tra bằng mắt và và sờ tay lên mí. Đối với người vận hành có kinh nghiệm thường không cần phải xé mí và đo đạc các thành phần để đánh giá máy ghép mí hoạt động có tuân thủ các yêu cầu của qui phạm sản xuất hay không. Ngược lại, một người vận hành thiếu kinh nghiệm có thể tạo ra độ lệch so với các thông số của mí ghép chuẩn. Trong quá trình ghép mí cần kiểm tra các lỗi sau: Mí bị võng tại nơi tiếp giáp và bị trượt (xem hình 12 và 13) Mí bị gập, bị đứt gãy và bị cắt (xem hình 14) Mí bị lỏng, bị tuột (khi móc thân và móc nắp không móc với nhau) Có dấu hiệu hư hỏng ở mí ghép đôi hoặc thân hộp Các ví trí cần xé mí để đo đạc các thông số đối với các hộp có tiết diện tròn được biểu diễn ở Hình 13, và hình 15 biểu diễn các vị trí cần kiểm tra đối với hộp có tiết diện hình chữ nhật. b. Kiểm tra bằng xé mí: là 1 phân tích toàn diện về kích thước và hình dạng của mí, cần được thực hiện ít nhất 4 tiếng/lần trong suốt quá trình sản xuất cho mỗi đầu ghép. Đối với các trường hợp quá trình ghép mí có nhiều khó khăn, cần kiểm tra thường xuyên cho đến khi đạt được mí ghép hoàn hảo. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra cho mí ghép đôi gồm: Độ móc thân ( >70%), Tỉ lệ chồng mí ( >45%), Độ chặt mí ( >70%) , Mức độ nhảy mí ( >50%), Chiều sâu nắp ( > Chiều cao mí tại cùng vị trí), Đường hằn mí (Liên tục và rõ) 2.2.4. Nắp, Đáy lon: Vật liệu chế tạo nắp, đáy lon - Nhôm phủ sơn hữu cơ - Sắt không tráng thiếc, phủ sơn - Sắt tráng thiếc (phủ sơn hay không tùy thuộc từng loại sản phẩm thực phẩm) Đáy lon Thường là đáy bằng Nắp lon Hộp đựng thực phẩm: - Nắp bằng - Nắp có rãnh khía tròn, có khóa mở Đồ uống: - Nắp có lỗ rót, có vòng kéo Gân nắp Các vòng tròn đồng tâm Tăng tính co giãn linh hoạt cho đồ hộp nhằm cân bằng áp suất Thường áp dụng cho đồ hộp thực phẩm Đồ hộp cho bia và đồ uống có ga không cần Quy trình tạo hình nắp, đáy bằng: Thép tấm được cắt định hình Dập tạo gân, móc Tạo viền nắp Phun keo Sấy khô Nắp có khóa mở Nắp có rãnh khía tròn Nắp có lỗ rót Rãnh khía xung quanh tâm Nắp mở Đinh tán gắn khóa kéo vòng Điểm đặt đòn bẩy của khóa tại tâm vòng tròn nắp Đường dập phần sẽ được tách rời khỏi nắp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận về bao bì kim loại dùng trong công nghiệp thực phẩm.doc
Tài liệu liên quan