Tiểu luận Biện chứng của quá trình nhận thức và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC 2

1. Quan niệm về nhận thức của các trào lưu triết học trước Mác 2

2. Quan niệm về bản chất nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng 2

II. BIỆN CHỨNG CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 3

1. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng 3

2. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn 6

III. THỰC TIỄN VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM 7

1. Kinh tế Việt Nam thời kì 10 năm đầu sau khi đất nước được thống nhất (1976 – 1985) 7

2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Biện chứng của quá trình nhận thức và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thực khách quan, muốn biết kết quả của nhận thức đúng hay sai lầm buộc phải trở về thực tiễn để kiểm nghiệm, đồng thời áp dụng vào thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Do đó, thực tiễn chính là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Bởi vì, thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức. Nó luôn luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó mà thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn. C.Mác đã viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý” . Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý mà thực tiễn là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc của một quá trình. Như thế, sự kết thúc này lại là sự bắt đầu của một quá trình mới và cứ thế vận động mãi mãi, làm cho nhận thức của con người ngày càng sâu sắc hơn, nắm bắt được bản chất và các quy luật của thế giới khách quan, phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người III. THỰC TIỄN VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM 1. Kinh tế Việt Nam thời kì 10 năm đầu sau khi đất nước được thống nhất (1976 – 1985) Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta bắt đầu tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Giữa thập niên 70, với nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, Việt Nam đặt mục tiêu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa trong hoàn cảnh đất nước vừa mới hoà bình thống nhất. Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển, Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa cộng sản. Hoàn cảnh đó tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tại đại hội IV (12/1976) của Đảng đã xác định đường lối chung và đường lối xây dựng nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới ở nước ta. Đường lối xây dựng nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa do đại hội IV đề ra như sau: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển công nghiệp và nông nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế Trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng” . Đường lối đó được cụ thể hoá bằng việc xác định miền Bắc trên cơ sở đẩy mạnh công nhiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tiép tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, xây dựng và cải tiến chế độ quản lý, mở rộng và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh về mọi mặt. Việc các hợp tác xã nhanh chóng mở rộng quy mô, tổ chức lại thành quy mô lớn trên địa bàn cấp huyện đã trở thành một phong trào rầm rộ và rộng khắp. Ở miền Nam, phấn đấu đến năm 1980 về cơ bản đã hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa. Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các tư bản tư doanh thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và tiểu thương được tiến hành mạnh mẽ, ồ ạt trong hai năm 1977 và 1978. Mô hình hợp tác xã quy mô lớn ở miền Bắc được áp dụng rộng rãi vào các tỉnh miền Nam, nên đến năm 1980, việc đưa nông dân vào hợp tác xã đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên với một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chủ yếu bằng việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tổ chức lại sản xuất và mở rộng quy mô hợp tác xã, áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với hy vọng có nhiều chủ nghĩa xã hội hơn, chúng ta đã bộc lộ tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí cả trong lý luận lẫn chỉ đạo thực tiễn. Điều đó đã dẫn đến kết quả thực tế trái với ý định và dự kiến tốt đẹp ban đầu. Các mục tiêu đại hội IV đề ra đều không đạt được. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất chậm chạp, thậm chí đến cuối những năm 70 đã bước vào khủng hoảng, sản xuất trì trệ, giá cả tăng nhanh, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 6 khoá IV năm 1979 đã đánh giá lại tình hình, chỉ ra những sai lầm trong lãnh đạo kinh tế, chủ yếu là trong viêc xây dựng kế hoạch mang tính tập trung quan liêu, chưa kết hợp kế hoạch với thị trường, chưa sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế cá thể và tư sản dân tộc ở miền Nam, chậm khắc phục sự trì trệ, bảo thủ trong việc xây dựng các chính sách cụ thể về kinh tế, tài chính để khuyến khích sản xuất, có biểu hiện giản đơn trong công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. Vì vậy, tháng 3 năm 1982, tại đại hội lần V của Đảng đã xác định những chủ trương lớn, đề ra đường lối kinh tế trong chặng đường trước mắt bao gồm thời kì 5 năm 1981 - 1985 và kéo dài đến năm 1990: “trong 5 năm 1981 - 1985 và những năm 80, cần tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số nghành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Quyết tâm đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, hoàn thành về cơ bản hợp tác hoá nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam với hình thức phổ biến là tập đoàn sản xuất. Phấn đấu hoàn thành về cơ bản cải tạo thương nghiệp, vận tải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các tỉnh phía Nam bằng cách làm và hình thức thích hợp trong một thời gian nhất định, ở miền Nam vẫn còn 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân)” . Trong thời kì này, tuy có nhiều khó khăn trở ngại, nhưng nước ta cũng đã đạt được một số thành tựu quan trọng, một số chỉ báo có mức tăng trưởng khá hơn so với thời kì 1976 - 1980. So với năm 1976, tổng sản phẩm xã hội năm 1980 chỉ tăng 4,2% thì trong giai đoạn 1981 - 1985 tổng sản phẩm xã hội đã tăng 42,3%, bình quân tăng 7,3%/ năm, riêng năm 1985 tăng 50,5%. Hàng trăm công trình xây dựng tương đối lớn trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, văn hoá xã hội… đã được xây dựng trên khắp các miền của đất nước, góp phần phát triển thêm một bước lực lượng sản xuất. Tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân cũng đã được tăng lên đáng kể, so với năm 1976 thì năm 1980 là 129,2% nhưng đến năm 1985 đã tăng 205,3% (tính theo giá năm 1982). Sau khi thực hiện chủ trương tập trung cao độ cho sản xuất nông nghiệp, coi “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” do Đại hội lần V đề ra cùng với chế độ “khoán 100”, chúng ta đã ngăn chặn được tình hình giảm sút của những năm trước. Nông dân nhiệt tình và đầu tư nhiều hơn cho sản xuất. Đầu tư của Nhà nước cho ngành nông nghiệp cũng được tăng cao. Trong thời kì này, Nhà nước đã thực hiện chủ trương khai hoang, phục hoá, tăng vụ, diện tích gieo trồng đã được tăng thêm 1,5 triệu ha, đã cung ứng thêm cho nông nghiệp gần 10.000 máy kéo các loại, đưa tỉ lệ cơ giới hoá làm đất lên 25% diện tích gieo trồng. Do vậy, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1981 - 1985 đã đạt một bước phát triển quan trọng. Năm 1985, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 126,9% so với năm 1980, bình quân hàng năm tăng 4,9%. Sản lượng lương thực tăng 27%, đạt 18,2 triện tấn, bình quân đầu người đạt 304 kg (so với mức 268 kg năm 1980). Nhờ những cố gắng trên mặt trận nông nghiệp mà lương thực, thực phẩm và những yêu cầu bức thiết của đời sống nhân dân cơ bản đã được đảm bảo. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề phát triển công nghiệp, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Để tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư vào các ngành công nghiệp gần 65 tỉ đồng (tính theo giá năm 1982), chiếm trên 40% tổng số vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất, có tốc độ tăng cao hơn mức tăng bình quân của toàn bộ khu vực vật chất. Trong đó chúng ta đã đầu tư vào nhóm A trên 70% và nhóm B dưới 30%. Trong giai đoạn này, nhiều công trình tương đối lớn đã được xây dựng như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Hoà Bình, khu dầu khí Vũng Tàu… Do đó, giá trị tài sản cố định của toàn ngành công nghiệp đã tăng lên đáng kể, đạt 18,6 tỉ đồng, bằng 40% tổng giá trị tài sản cố định mới tăng thuộc khu vực này. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 57,4%, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 9,5%. Kết quả một mặt là do những cải tiến quản lí trong công nghiệp quốc doanh theo tinh thần quyết định 25/CP, làm cho các xí nghiệp quốc doanh trở nên năng động, sản xuất công nghiệp được “bung ra”, cơ cấu công nghiệp điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh hơn các ngành công nghiệp nhẹ, nên năm 1985 tỷ trọng của công nghiệp nhẹ trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp chiếm 67,3% (so với 56,9% năm 1980). Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong giai đoạn này, nhưng nhìn chung công nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé, năm 1985 mới thu hút được 10,7% tổng số lao động xã hội, chủ yếu là lao động thủ công với năng suất thấp. Tuy chiếm 41% giá trị tài sản cố định của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhưng công nghiệp chỉ tạo ra được 28,2% thu nhập quốc dân, hiệu quả sản xuất trên một đồng vốn đầu tư rất thấp. Công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, nền kinh tế nước ta trong thời kì này cũng bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: Kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai và thứ ba không đạt được. Tất cả 15 chỉ tiêu kế hoạch đặt ra thì chỉ có 7 chỉ tiêu đạt 50 - 80% so với kế hoạch, còn 8 chỉ tiêu khác chỉ đạt 25 - 48%. Điều đó đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân lao động. Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có của nền kinh tế quốc dân còn yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ kĩ thuật nói chung còn lạc hậu (phổ biến là trình độ kĩ thuật của những năm 1960 trở về trước); công nghiệp nặng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu; công nghiệp nhẹ bị phụ thuộc 70 - 80% nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, đại bộ phận lao động xã hội vẫn đang còn là lao động thủ công. Nền kinh tế chủ yếu vẫn còn là sản xuất nhỏ. Phân công lao động xã hội kém phát triển. Năng xuất lao động xã hội rất thấp. Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Sản xuất phát triển chậm, không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. Sản xuất không đủ tiêu dùng, làm không đủ ăn, phải dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn. Năm 1985, dân số cả nước là gần 59,9 triệu người, tăng bình quân 2,3%/ năm trong 10 năm. Để đảm bảo việc làm và thu nhập của dân cư không giảm thì ít nhất nền kinh tế phải tăng bình quân 7%/ năm. Nhưng thực tế nền kinh tế không đạt được như vậy, nên sản xuất trong nước luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư. Trong 10 năm này, thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc dân sử dụng. Toàn bộ quỹ tích luỹ lớn ( rất nhỏ bé) và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài (riêng lương thực đã phải nhập 5,6 triệu tấn trong thời gian 1976 - 1980). Năm 1985, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ rúp - USD. Các hố ngăn cách giữa nhu cầu và năng lực sản xuất ngày càng sâu. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhất là đối với cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang và một bộ phận nông dân. Tiền lương thực tế bình quân hàng tháng của cán bộ công nhân viên chức so với năm 1975 thì năm 1980 chỉ bằng 51,1%; năm 1984 bằng 32,7%. Do đó, tiêu cực và bất công xã hội tăng lên. Trật tự xã hội bị giảm sút. Những điều đó chứng tỏ trong thời gian này nước ta bị khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Sở dĩ nền kinh tế nước ta còn có những hạn chế yếu kém như trên, một phần là do chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lại bị 30 năm chiến tranh tàn phá nặng nề với hậu quả rất nghiêm trọng. Mặt khác, trong công tác xây dựng và quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm như sau: +)Về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi Sau khi nước nhà được thống nhất, việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu xót. Do đó, trong 10 năm qua đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý (có tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết…Trong 5 năm 1976 - 1980, trên thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết). +) Về bố trí cơ cấu kinh tế Ta có sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh không tính tới điều kiện và khả năng thực tế. Trong các kế hoạch 5 năm đã thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. +) Về cải tạo xã hội chủ nghĩa Trong lĩnh vực này cũng có sai lầm biểu hiện ở chỗ nóng vội, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh. Trong cải tạo, cách làm thường gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả, sau những đợt làm nóng vội lại buông lỏng quản lý. Do đó, không ít tổ chức được gọi là công tư hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất chỉ là hình thức, không có thực chất của quan hệ sản xuất mới. +) Về cơ chế quản lí kinh tế Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp được duy trì quá lâu, đã gây tác hại trong nhiều năm, nhưng chưa bị xoá bỏ. Nhiều chính sách thể chế đã lỗi thời chưa được thay đổi. Trong thời gian này tuy có một số cải tiến quản lý nhưng còn chắp vá, thiếu đồng bộ, không ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau. Về cơ chế mới, chúng ta chỉ mới đưa ra được phương hướng, còn nội dung, hình thức, bước đi, cách làm cụ thể còn chưa rõ. Đặc biệt khi lĩnh vực phân phối lưu thông căng thẳng và rối ren, thâm hụt ngân sách nặng nề dẫn đến lạm phát trầm trọng, dẫn đến cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năn 1985, nhưng đã phạm sai lầm về các giải pháp cụ thể trong việc định giá, định mức lương, đổi tiền, xác định bước đi trong điều chỉnh giá - lương - tiền thiếu chuẩn bị chu đáo. Do chậm đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý, lại điều hành không nhạy bén, nên từ trên xuống dưới hành động không thống nhất. Một số người và cơ sở lợi dụng sơ hở của cơ chế mới để mưu lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ (đục nước béo cò). Rõ ràng về mặt quản lý, ta còn thiếu hiểu biết và ít kinh nghiệm quản lý, lại chưa chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và học tập kinh nghiệm của các nước anh em. +) Về thực hiện quản lý Quản lý bị buông lỏng, pháp luật và kỉ cương của Nhà nước bị vi phạm ngày càng phổ biến. Ngoài ra chúng ta còn thấy rằng: “Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân” . Như vậy thời kì 1976 - 1985, trên phạm vi cả nước đã áp dụng mở rộng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp mà miền Bắc đã xây dựng trước đây. Những nhược điểm của mô hình kinh tế này đã trở thành sức cản lớn đối với sự phát triển đất nước, làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc sống đòi hỏi cấp thiết phải thay đổi mô hình cũ bằng mô hình mới, phù hợp để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Đổi mới trước hết trên lĩnh vực kinh tế đã trở thành vấn đề sống còn của dân tộc. 2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đã nghiêm khắc tự phê bình những chủ trương, chính sách sai lầm vừa qua, mang tính giáo điều, bảo thủ, lại vừa chủ quan, duy ý chí trong việc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đó. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Đường lối đổi mới của chúng ta dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, những sáng tạo của nhân dân và trên cơ sở nghiên cứu lý luận, từ bỏ những ảo tưởng đã từng có trong cán bộ và nhân dân về một mô hình có sẵn, cũng như những ảo tưởng chủ quan, duy ý chí, cần phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan, “lấy dân làm gốc”, và được tiến hành từng bước phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Đại hội VI của Đảng (1986) là một điểm mốc đặc biệt quan trọng của quá trình đổi mới, bởi ở đó lần đầu tiên hình thành một cách toàn diện nhất mục tiêu, nội dung, con đường và các biện pháp tiến hành đổi mới. Có thể diễn đạt một số nội dung cơ bản của đổi mới đã và đang được thực hiện kể từ Đại hội VI cho đến nay như sau: a. Đổi mới quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tính cách là mục tiêu đi tới của dân tộc Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Mục tiêu đó thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc”, được chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa từ truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc và phát triển với những nội dung mới trong thời đại ngày nay. Chính vì vậy, việc kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa đã được toàn thể nhân dân Việt Nam ủng hộ tích cực. b. Chuyển nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. c. Kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, sự bình đẳng giữa các dân tộc trong nước. Mở rộng dân chủ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo dựng một xã hội văn minh. d. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Từng bước xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Con người được đặt ở vị trí trung tâm của mọi chính sách của Đảng và Nhà nước. e. Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương, mở cửa, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế với tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất các các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đổi mới là đường lối sáng tạo, độc đáo, độc lập, tự chủ của Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, trong khi cải tổ, cải cách, sửa chữa sai lầm ở các nước gặp thất bại thì đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu cơ bản, to lớn và có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện. Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân. Ở nước ta, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo. Từ những mục tiêu đề ra ở trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm vừa qua đã có nhiều bước chuyển biến mới. Vượt qua những khó khăn, thử thách do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh ở trong nước và những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, năm 2006 nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,1%, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong đó, khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng 3,4%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,37%, khu vực dịch vụ tăng 8,29%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 40,97% năm 2005 tăng lên 41,52% năm 2006, khu vực dịch vụ từ 38,01% tăng lên 38,08% và khu vực nông - lâm - thuỷ sản từ 21,02% giảm xuống còn 20,40% trong thời gian tương ứng. Nhìn chung các ngành, các lĩnh vực đều duy trì được đà tăng trưởng khá. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2006, sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng khá cao. So với năm 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp ước tính tăng 3,1% trong đó trồng trọt tăng 1,9%; chăn nuôi tăng 7,7%; lâm nghiệp tăng 1,2% và dịch vụ tăng 2,7%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,16 tỉ USD, tăng 19,7% so với năm 2005. Dù bị thiên tai, sâu bệnh phá hoại nặng nề nhưng sản lượng lương thực có hạt vẫn đạt 39,65 triệu tấn, không những đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu được 4,7 triệu tấn gạo. Sản xuất lúa đang chuyển dần theo hướng ổn định và giảm dần diện tích, đồng thời chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích lúa đông xuân, giảm diện tích lúa mùa năng suất không ổn định, tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất và tăng sản lượng, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, theo tổng cục thống kê, năm 2006 ngành công nghiệp trong nước cũng tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,1% kim ngạch xuất khẩu, đạt hơn 30 tỉ USD, chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 22,4% so với năm 2005. Ngành cũng đã đạt kỉ lục về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 490 dự án và số vốn trên 5 tỉ USD. Trong đó, khu vực Nhà nước tăng 9,1% (trung ương tăng 11,9%, địa phương tăng 2%), khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8%. Trong ba ngành công nghiệp cấp một, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chiếm 7,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tăng 1,1% so với năm trước. Sản xuất phân phối điện, ga và nước chiếm 5,7%; tăng 13%. Công nghệ chế biến chiếm 86,4%; tăng gần 19%, là lĩnh vực đóng góp chính vào tăng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước năm 2006. Nghị quyết Đại hội Đảng đã được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách hinh tế vĩ mô nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của chính sách đổi mới là tổng mức lưu thông hàng xuất - nhập khẩu đạt 84 tỉ USD, tăng 22,5% so với năm 2005. Trong đó xuất khẩu tăng đột biến, giá trị kim ngạch ước đạt 39,6 tỉ USD, tăng 22,1%, vuợt xa mục tiêu đề ra đầu năm là tăng 16,4%. Đáng chú ý trong số các mặt hàng xuất khẩu đã có tới 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Hiện nay trong khối ASEAN, chúng ta đứng thứ 6 sau Philipine, kim ngạch chiếm 0,3% so với tổng xuất khẩu của thế giới. Những thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước cũng dần tạo thế chủ động trong điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị chủ thể. Việc tham gia trực tiếp của người sản xuất vào quá trình tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và ngoài nước đã gắn bó chặt chẽ sản xuất với tiêu dùng, chất lượng sản phẩm nâng lên rõ rệt, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu và tinh, giảm tỉ trọng hàng thô hay mới sơ chế. Tuy hàng thô hay mới sơ chế còn khá cao nhưng có thể nói xu hướng tăng tỉ trọng hàng chế biến là rõ nét. Đây là một hướng đi đúng đắn, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đang diễn ra quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, vì vậy việc mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kĩ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo kiểu rút ngắn. Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào đầu những năm 90 đã đặt nền ngoại thương nước ta trước thách thức “đa phương hoá quan hệ thương mại, tích cực thâm nhập tạo chỗ đứng ở các thị trường mới” để phát triển. Trong thời gian qua đã diễn ra những thay đổi quan trọng về chính sách ngoại thương mở cửa của nước ta bằng việc tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - 1995), diễn đàn kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APEC - 1998), nối lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kì (1995), trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO… Vào năm 1986, Việt Nam có quan hệ xuất khẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35931.doc
Tài liệu liên quan