Tiểu luận Bình luận: Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của người chủ gia tộc tất cả được hài hoà trong một dáng dấp tự nhiên

Năm 1929, khi Việt Nam có 3 tô chức cộng sản song song hoạt đông, cùng ảnh hưởng tới quần chúng lao động, Quốc tế cộng sản đã có thư yêu cầu sáp nhập và yêu cầu thành lập chung cho cả 3 nước Dông Dương, nhưng Người đã thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam thay vì Đảng Cộng Sản Đong Dương. Vì Người cho rằng mỗi nước có một haonf cảnh khác nhau nên phải có đường lối cách mạng khác nhau. Đây là một luận điểm vô cùng sáng tạo của Người. Những thắng lợi to lớn về sau của cách mạng Việt Nam đồng thới với tháng lợi của cách mạng Lào và Campuchia đã góp phần chứng minh điều này.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận: Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của người chủ gia tộc tất cả được hài hoà trong một dáng dấp tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Nhà nghiên cứu Hêlen Tuốcmêrơ đánh giá: "Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của người chủ gia tộc tất cả được hài hoà trong một dáng dấp tự nhiên". Anh (chị) hãy bình luận nhận xét trên Tóm tắt Giới thiệu vấn đề Giải quyết vấn đề 1. Hồ Chí Minh có sự khôn ngoan của Đức Phật. 2. Hồ Chí Minh có lòng bác ái của Chúa. 3.Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác, thiên tài cách mạng của Lê-nin. 4. sự ung dung của người chủ gia tộc. Kết luận. 1, Đặt vấn đề Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những bài học quý báu về tinh thần cách mạng, về đạo đức. Người là tấm gương lớn cho thế hệ trẻ, là người giương cao ngọn cờ cách mạng, ngọn cờ giải phóng dân tộc. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã giành nhiều thời gian và tâm sức để nghiên cứu về cuộc đời hoạt động của Bác. Trong tác phẩm " Trở thành người bác như thế nào", nhà sử học Ba Lan Hêlen Tuốcmêrơ đã viết: " Hồ Chí Minh là hình ảnh hoàn chỉnh của sự kết hợp: đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của C.Mác, thiên tài cách mạng của Lê-nin và tình cảm của người chủ gia tộc - tất cả đều hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên". Lời nhận xét đó đã thay cho những lời nhận xét của bao người về Bác, một con người đại nhân , đại trí, đại dũng 2, giải quyết vấn đề A, Hồ Chí Minh có sự khôn ngoan của đức Phật Phật giáo là tôn giáo tồn tại lâu đời ở Việt Nam, đã ăn sâu bám rễ vào đời sống nhân dân. Đó là tư tưởng bác ai, vị tha, tinh thần bình đẳng, nếp sống có đạo đức. Người ta kể nhiều về sự thông minh sáng suốt của Đức Phật khi người còn tại thế. Điều đó thể hiện khi người cảm hóa được một đảng cướp hay người từ bỏ đẳng cấp của mình để đi tìm cho chúng sinh sự bình đẳng. Nhưng ta không nói nhiều về Đức Phật. Khi tìm hiểu về Bác, chúng ta gặp một vị Phật thật sáng suốt.Điều này thể hiện rõ ngay sau khi nước ta giành được độc lập. Về đối nội, đất nước chúng ta vừa trải qua 80 năm nô lệ. Thực dân Pháp đã để lại hậu quả nặng nề: hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói trong nạn đói năm 1945, hơn 90% dân số mù chữ. Thêm vào đớ, ở phía bắc, Tưởng Giới Thạch đưa 20 vạn quân tàu tràn vào nước ta, ở miền nam, quân Pháp núp bóng quân Anh với ý đồ xâm chiếm nước ta 1 lần nữa. Về đối ngoại, nước ta gần như không nhận được sự ủng hộ của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, cũng không phải thành viên của Liên hiệp quốc. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ đọng nhường cho quân Tưởng 70 ghế trong quốc hội mà không qua tổng tuyển cử, đồng thời cho phép chúng sử dụng tiền "quan kim" tại miền bắc. Chính sự sáng tại này đã giúp nhà nước non trẻ của chúng ta tồn tại trước một thế lực lớn, vào Việt Nam để nhắm dè bẹp tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.Nhưng có lẽ một quyết đinh đúng đắn hơn, đó là kí hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, gạt 20 vạn quân Tưởng về nước, đồng thời có 1 thời gian hòa bình để chuẩn bị kháng chiến chống Pháp. Người cũng kêu gọi toàn bộ nhân dân cùng nhau chống giắc đói' giặc dốt. Đay là lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, việc cứu đói không còn là của chính quyền nữa, mà là của toàn dân. Đồng thời , để tranh thủ sợ ủng hộ của nhân dân về nhà nước mới, Bác đã kêu gọi tuần lễ vàng để giúp ngân khố đang trống rỗng ( khi đó, ngân khố chỉ còn được hơn 1000 đồng tiền đông dương rách nát). kết quả, chúng ta quyên góp được hơn 270kg vàng cho nhà nước. Có lẽ, đây cũng là lần đầu tiên một nhà nước non trẻ được nhân dân ủng hộ đến như vậy. Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn gian khổ và ác liệt. Lúc này, chúng ta có được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Bác đã đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa, kêu gọi được sự ủng hộ vật chất nhưng khéo léo từ chối viện trợ về quân cũng như các cố vấn quân sự.Cũng trong thời gian đó, Người đã khéo léo kêu gọi các nhà yêu nước về phục vụ tổ quốc. Những nhà trí thức theo Bác về nước bấy giờ phải kể đến Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của. Nhưng trí thức này đã góp phần to lớn vào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ và về sau là chống Pháp của ta. Chúng ta có thể viết nhiều về tài năng của Bác nhưng không thể không kể đến nhân cách của Bác, một người toàn đức toàn tài. B, Lòng nhân từ của Chúa "Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng bác ái". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như vậy và cũng chính người là biểu tượng, là tinh hoa của khoan dung, nhan ái Việt Nam. Khoan dung nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thương mênh mông, sâu sắc đôi s với con người, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, dù nhất thời họ lầm lạc. Từ đó người nhắc nhở" đối với đồng bào lầm lạc ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ" Chính sách đại đoàn kết và tấm lòng khoan dung đọ lượng của Bác làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, đã cảm hóa được nhiều nhân sĩ trí thức tên tuổi , kể cả quan lại của chế độ cũ như Phạm Khắc Hòe, Huỳnh Thúc Kháng... Hồ Chí Minh cũng xa lạ với mọi thói kì thị văn hóa.Trong kháng chiến chống Pháp, Người vẫn yêu mến và đề cao văn hóa Pháp, chống Mỹ vẫn ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho tự do của nhân dân Mỹ.Bản thân Người là hình ảnh kết tinh của văn hóa nhân loại. Người đã viết" tuy phong tục mỗi dân tộc mỗi khác nhưng có 1 điều thì dân nào cũng giống nhau, đấy là dân nào cũng ghét sự dữ, ưa sự lành" Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh được xây dựng trên nguyên tắc công lý, chính nghĩa, tự do, bình đẳng,không chấp nhận thỏa hiệp vô nguyên tắc với tội ác bát công xã hội và tất cả cái gì chà đạp lên" quyền sông, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"của mỗi người và mỗi dân tộc. Người nói: " nhân là thật thà thương yêu hết lòng giúp đỡ đồng bào đồng chí. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người có hại đến Đảng đến nhân dân" Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 không đạt được mục tiêu đề ra. Nhan dân ta buộc phải cầm súng kháng chiến chống Pháp. Người đã nói: " chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ 1 lần nữa". Nhưng Người cũng tìm mọi cách để hạn chế đến mức thấp nhất thương vong trên chiến trường, cho cả quân ta và quân địch. Vì thế Người nhắc nhở" đánh mà thắng là giỏi, nhưng không đánh mà thắng còn giỏi hơn". Đói với tù binh Pháp sau thất bại Điên Biên Phủ, Người kêu gọi đồng bào và chiến sĩ nêu cao lí tưởng nhân nghĩa, phải đối xử khoan hồng với họ để " cho thế giới thấy rằng ta dân tộc văn minh, vắn minh hơn bọn đi giết người cướp nước".Người chỉ thị cho Bộ tài chính ta cấp cho tù binh pháp 200d/tháng trong khi quân ta chỉ có 150d, vì" ta có thể chịu kham khổ được, nhưng với họ cần phải rộng rãi 1 chút". Tuy vậy, lòng nhân ái của Bác không có nghĩa là chấp nhận hành động làm hại đến uy tín của Đảng, làm phương hại lợi ích của quân và dân. Những hành động đó phải bị trừng trị một cách nghiêm khắc. Đó là vào năm 1950, đại tá Trần Dụ Châu- cục trưởng cục quân nhu bị phát hiện lợi dụng chức quyền tham ô ăn chơi, bị kết án tử hình.. Trước ngày thi hành án, Trần Dụ Châu gửi đơn lên Bác xin khoan hồng. Nhưng Bác đã nói" với loài sâu bọ đục khoét nhân dân, phải giết đi 1 con mà cứu cả rừng cây cũng là việc cần thiết, hơn nữa là nhân đạo" Qua đó, có thể thấy rằng lòng khoan dung nhân từ của Bác xuất phát từ con người cách mạng chân chính, là kết tinh của quần chúng nhân dân lao động, được nhân dân ủng hộ và đi theo C, Vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác, kế thừa thiên tài cách mạng của lê-nin Năm 1929, khi Việt Nam có 3 tôt chức cộng sản song song hoạt đông, cùng ảnh hưởng tới quần chúng lao động, Quốc tế cộng sản đã có thư yêu cầu sáp nhập và yêu cầu thành lập chung cho cả 3 nước Dông Dương, nhưng Người đã thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam thay vì Đảng Cộng Sản Đong Dương. Vì Người cho rằng mỗi nước có một haonf cảnh khác nhau nên phải có đường lối cách mạng khác nhau. Đây là một luận điểm vô cùng sáng tạo của Người. Những thắng lợi to lớn về sau của cách mạng Việt Nam đồng thới với tháng lợi của cách mạng Lào và Campuchia đã góp phần chứng minh điều này. Thiên tài cách mạng của Lê-nin được thể hiện khi Người phát triển học thuyết của Mác, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Người lãnh đạo nước Nga Xô viết chống đỡ sự bao vây của 14 nước đế quốc, đồng thơid đưa ra chính sách phát triển kinh tế, giúp đỡ giải phóng dân tộc. Ở Bác cũng toát lên điều đó. Người kế thừa học thuyết của Mác Lê-nin để bồi dưỡng đội ngũ đảng cần kiệm liêm chính, xây dựng thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên. Con đường cách mạng mà Người lựa chọn là vô cùng sáng suốt. Nhưng không phải Người vận dụng một cách giáo điều và máy móc. Người luôn tìm những điểm phù hợp với cách mạng Việt Nam. Phong trào Cần Vương của tầng lớp sĩ phu yêu nước thất bại, phong trào nông dân Yên Thế không thu được kết quả,khởi nghĩa Yên Bái của Viêt Nam quốc dân đảng bị dìm trong biển máu. Điều này báo hiệu ngọn cờ đân tộc sẽ được chuyển qua tay giai cấp công nhân. Nhưng khác với Liên Xô và Trung Quốc, bỏ qua sự ủng hộ và giúp đỡ của tầng lớp sĩ phu yêu nước, trí thức và tư sản, Người đã chủ động lên kết họ lại để cùng tham gia chống Pháp. Con đường cách mạng của Hồ Chí Minh vạch ra " lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh công nông với đội ngũ trí thức". Trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận giai cấp nông và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất, lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nôngđi vào phe vô sản. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ ặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Nếu như không có sự sáng tạo của Người trong việc phát huy học thuyết của Mác thì có lẽ nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã không tồn tại được sau khi cách mạng tháng 8 thành công. Đảng ta đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp địa chủ yêu nước trong tuần lễ vàng. Chúng ta cũng nhận được sự ủng hộ của đội ngũ trí thức trong phong trào diệt giặc dốt. Nếu như không có các nhà trí thức như Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm... thì chắc rằng cúng ta không thể có đội ngũ trí thức phục vụ cho công tác nghiên cứu, chế tạo vũ khí. Trong lần kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người còn chỉ rõ" bất cứ đàn ông đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia đảng phái dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp để cứu quốc...". Chính sự vận dụng sáng tạo và khéo léo chủ nghĩa Mác Lê-nin đã góp phần giúp ta toàn thắng trong 2 cuộc kháng chiến trường kì gian khổ. Nhưng nếu như chỉ vận dụng tư tưởng của Mác và Lê-nin thôi thì Bác của chúng ta có lẽ không được vinh danh. Người còn có một lòng nhiệt thành cách mạng sâu sắc. Những tư liệu của chúng ta cho thấy, khi Quốc tế cộng sản chỉ trích Bác là " chủ nghĩa dân tộc ích kỉ", không chịu thành lập đảng cộng sản cho 3 nước Đông Dương, chỉ có 2 đồng chí là tin tưởng ở Bác thì Người vẫn 1 lòng với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong những điều kiện khó khăn nhất, Người vẫn hướng về tổ quốc, về nhân dân lao động. Đọc Nhật kí trong tù, ta có tể thấy nỗi khổ của Người khi bị chính quyền Tưởng bắt giam " lủng lẳng chân treo tựa giảo hình" hay " ngồi trên hố xí đợi ngày mai" nhưng vẫn tin vào 1 tương lai phía trước " người đi thi hứng bỗng thêm nồng" Sau này, khi về nước, khi hoạt động ở hang Pác Bó, dù điều kiện khó khăn, Người vẫn tìm thấy niềm vui khi làm nhiệm vụ cách mạng " Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử đảng Cuộc đời cánh mạng thật là sang" Với Người, lòng nhiệt thành cách mạng luôn luôn đầy đủ. không bao giờ thiếu thốn. C, Sự ung dung của người chủ gia tộc. Người chủ gia tộc phải luôn luôn ung dung, phải là người " đứng mũi chịu sào" phải vững vàng trước mọi thử thách. Bác Hồ không chỉ là một người chủ gia tộc mà là người lèo lái tài tình, đưa con đường cách mạng Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một ví dụ điển hình về phong thía của Bác. Năm 1946, đô đốc thủy quân Đác-giăng-li-ơ mời bác ra duyệt thủy quân để thị uy nhằm đè bẹp tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhưng Bác vẫn ra tiếp và còn trả lời khi được hỏi về sức mạnh thủy quân Pháp, Bác đã cười và nói rằng" một cái khung tranh chỉ tô điểm thêm cho bức tranh mà thôi".Phong thái này còn được thể hiện rõ khi Bác đối đáp với các nhà báo nước ngoài. Chúng ta hẳn cũng biết việc bác trả lời các nhà báo nước ngoài về việc phong đại tướng cho Võ Nguyên Giáp hay việc không phong hàm đại tướng cho tướng Nguyễn Sơn. Cuộc kháng chiến gian khổ không hề làm mất sự ung dung hay làm chai sạn con người bác. Những năm chống Pháp, Người đã trả lời nhà báo Pháp khi được hỏi rằng Người mong muốn gì " tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là dân tôi ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mắc, đồng bào ai cũng được đi học". Câu nói này không chỉ thể hiện một con người đại nhân mà còn thể hiện một dáng dấp ung dung tự tại. Nhưng có lẽ phong thái ung dung của Bác được thể hiện rõ hơn khi Người hoạt động ở nước ngoài hay khi mới ra tù. Ta thấy rằng " lòng sông gương sáng bụi không mờ bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh trông lại trời nam nhớ bạn xưa" Nhưng tất cả: sự khôn ngoan của Đức Phật, nhân từ của Chúa, Lòng nhiệt thành cách mạng của Lê-nin sự ung dung của người chủ gia tộc không phải đứng riêng mà tất cả hài hòa với nhau trong một dáng dấp tự nhiên. Nó được hài hòa trong một con người đại nhân, đại trí, đại dũng. đó là một con người mà nhà thơ Nga Man-dem-xtam đã nói:" ở Hồ Chí Minh tỏa ra một nền văn hóa không phải của phương đông, không phải của phương tây mà là 1 nền văn hoa của tương lai" 3, Kết luận. Bác Hồ là một tấm gương vĩ đại cho thế hệ trẻ chúng ta noi theo. Người là tấm gương về lòng nhiệt thành cách mạng, của tinh thần tự học, của lòng vị tha nhưng không nhân nhượng trước kẻ thù. Tuy Người đã đi xa nhưng những bài học của Người về con đường đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xa hội không bao giờ cũ. Học tập theo tấm gương của Người là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của thế hệ trẻ chúng ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25402.doc
Tài liệu liên quan