Tiểu luận Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cần thiết

Năm 1925 Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đường cách mạng" để huấn luyện cán bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Người tổ chức tại Quảng Châu Trung quốc và tuyên truyền giác ngộ thanh niên nước ta những vấn đề cơ bản của cách mạng, hướng tuổi trẻ đi theo con đường giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Từ việc tìm ra con đường cứu nước, Người hướng thanh niên vào con đường đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do, làm cho họ hiểu "có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết". Từ đó lý tưởng và con đường cách mạng của Người đã cuốn hút, cổ vũ lớp thanh niên Việt Nam không phân biệt ton giáo, giai cấp, nam, nữ. đến với cách mạng. Có thể khẳng định, Bác Hồ là ngọn đuốc sáng ngời dẫn dắt thế hệ tuổi trẻ nước ta phấn đấu thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình. Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, Người dành sự quan tâm chú ý nhièu nhất cho việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". Tư tưởng này là kết quả của sự tiếp thu và phát triển sáng tạo tinh hoa của dân tộc và nhân loại là một cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận giáo dục ở nước ta và thế giới. Khi cách mạng Tháng 8 thành công, trong buổi khai giảng năm học đầu tiên của chê sđộ mới hướng về những người chủ tương lai của nước nhà với niềm tin yêu vô hạn, Ngưới nói: "Non sông Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cần thiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cần thiết lời mở đầu Hồ Chí Minh, một vĩ nhân, vị lãnh tụ, người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất, chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người bạn thân thiết của các dân tộc đang đấu tranh vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, một chiến sĩ đấu tranh không biết mệt mỏi cho hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, một nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn đã kết tinh tinh hoa của dân tộc với trí tuệ của thời đại. Vì vậy nghiên cứu tư tưởng của Người là một công việc hết sức cần thiết trong mỗi sinh viên chúng ta. Nó là cơ sở hình thành đầy đủ tư duy lý luận, hình thành nhận thức khách quan về xã hội chủ nghĩa (XHCN). Phân tích, tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh thì rất rộng lớn và rất phức tạp, cho nên trong bài viết này chúng ta chỉ xem xét một tư tưởng của Người đó là "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cần thiết" Như chúng ta đã biết lịch sử là một quá trình vận động liên tục, xét trên bình diện xã hội thì đó là sự nối tiếp nhau giữa thê shệ già, trẻ. Quá trình nối tiếp này tạo ra cho mỗi thế hệ các vai trò khác nhau trong sự phát triển xã hội loài người. Thế hệ trẻ là cái cầu đi từ quá khứ đến tương lai, một mắt xích không thể bỏ qua của bất kỳ một xã hội nào, một thời kỳ nào. Có thể khẳng định thế hệ trẻ là tương lai của đất nước. Người viết: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên". Tuy nhiên thế hệ già giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, bởi thế hệ trẻ chưa phát triển toàn diện, tư duy chưa vững vàng, thiếu kinh nghiệm như ông cha ta đã đúc rút "trẻ người non dạ". Có thể nói đây là luận điểm hết sức quan trọng, khẳng định tầm cao của chúng tôi bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết này làm rõ ý nghĩa của luận điểm nhận thức của bản thân người viết. II. Nội dung 1. ý nghĩa thực tiễn của luận điểm Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình phát triển, còn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề "trồng người" chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu. Sau khi tìm được con đường cứu nước, công việc đầu tiên mà Người tiến hành là tuyên truyền giác ngộ nhân dân. Đây chính là một công việc "Trồng người". Mặt khác Bác cũng dạy cách mạng không chỉ là sự nghiệp vì con người mà đó cũng là sự nghiệp do con người thực hiện và con người theo Bác ở đây là con người năng động, sáng tạo, có niềm tin và ý chí giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, có chung lòng yêu nước, thiết tha và tích cực xây dựng đất nước, làm cho nước nhà độc lập tự do, dân chủ và giàu mạnh. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết con người cũng là một sinh vật sống do vậy nó tuân theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử, đời người cũng trải qua nhiều giai đoạn. Với xã hội ta có các thế hệ nối tiếp nhau vận động theo dòng chảy của lịch sử, mỗi thế hệ có vai trò riêng, vị trí riêng không thể thay thế, cho ta thấy được vai trò của việc phát triển con người. Theo Hồ Chí Minh đào tạo lực lượng cách mạng là phải tập trung vào thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, đây là thế hệ trẻ, những người sẽ nắm vai trò chỉ đạo, phát triển đất nước trong tương lai. Họ là những người đang lớn lên cả về thể chất và nhân cách mà nhân cách là thước đo về mặt xã hội trong quá trình phát triển cá thể của con người, một mặt con người là chủ thể của quá trình phát triển nhân cách trong mỗi con người, với tư cách là một cá thể, chiếm lĩnh các mối quan hệ xã hội, biến các quan hệ xã hội thành sởhữu cuả mình. Mặt khác trong quá trình phát triển nhân cách, con người là đối tượng của các tác động xã hội, các tác động đó biến đổi con người, chuyển con người sinh học thành con người của xã hội. Bởi vậy quá trình nhân cách chính là quá trình cá thể hoá những quan hệ xã hội. Mặt khác thế hệ trẻ này đang ở trong quá trìnhp biến đổi nhanh về tâm - sinh lý, do vậy việc bồi dưỡng đào tạo hướng dẫn họ theo những tác động tích cực, đưa ra cho họ nhận biết được, tránh xa những thói hư tật xấu của xã hội, từ đó mà trở thành người công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Trong lịch sử nho giáo Trung quốc, Từ Khổng Tử, Mạnh Tử, qua các tử, tuân tử, dương hùng..., tuy người chủ trương tính là thiện, người thì chủ trương tính là ác, người lại chủ trương tính không thiện, không ác, nhưng trong họ đầu hướng tới mục đích cao xa đó là nền giáo dục, hướng con người đi theo cái thiện, lánh xa cái ác. Chính từ đây Bác Hồ đã đúc kết "người ta ai ai cũng có tính tốt, tính xấu, mỗi con người đều mang cái thiện, cái ác trong lòng". Tuy nhiên, "thiện", "ác" không tự nhiên mà có mà phần nhiều do giáo dục mà ra. Vì vậy nhiệm vụ của cách mạng là phải làm cho tốt sự nghiệp phát triển con người "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Hồ Chí Minh không thừa nhận có một "tính người" do trời phú sẵn. Theo Người "tính" thoát kỳ thuỷ chỉ là một tấm lụa trắng hết sức trong sạch. Đối với "óc con người trẻ tuổi trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuôm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trường ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của thanh niên". Như vậy về mặt lý luận chúng ta đã thấy được vai trò của giáo dục và đào tạo với sự hình thành nhân cách con người, nhất là đối với thế hệ trẻ (thiếu niên, thanh niên, nhi đồng). Tư tưởng coi trọng giáo dục thế hệ trẻ trong luận điểm "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và cần thiết" đã được Hồ Chí Minh chăm lo thực hiện suốt đời, bởi Người thấy được ý nghĩa của nó đối với sự trường tồn của dân tộc. Người viết "Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Mặt khác thế hệ cao tuổi là người phải nêu gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ, đồng chí già giúp đỡ đồng chí trẻ, thế hệ trước có trách nhiệm bồi dưỡng thế hệ sau, thế hệ sau có trách nhiệm phát triển của thế hệ trươc slên tầm cao hơn, đến những chân trời xa rực rỡ hơn, trên con đường cách mạng không ngừng, con đường chiến đấu " chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi, vì độc lập tự do, hạnh phúc của đất nước và con người Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, hữu nghị phồn vinh của nhân loại. Đây chính là tư tưởng cốt yếu của luận điểm và nó khẳng định sự trường tồn đúng đắn đến ngày nay và mai sau. 2. Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua chiều dài lịch sử và thực tiễn cách mạng. Sinh thời Hồ Chí Minh đã quan tâm đến giáo dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Người đã chứng kiến tận mắt thái độ và hành động miệt thị của người Pháp đối với người Việt Nam. Chính những điều này đã hình thành trong tư tưởng của Người những khát vong cho toàn dân tộc Việt Nam. Đó là: "tự do cho đồng bào", "Được học tập". Người sớm khẳng định "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", diệt "giặc dốt" cũng cấp thiết như diệt "giặc đói", "giặc ngoại xâm". Thực dân Pháp thống trị nhân dân ta và chúng dạy cho nhân dân ta nhất là lớp thanh niên lòng "trung thực" giả dối, chỉ cho họ biết tôn sùng kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên "yêu Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình". Đây là cơ sở quan trọng để Người thấu hiểu đồng cảm với khát vọng của đồng bào và tuổi trẻ nước nhà, tạo cho Người ý thức được vai trò của thế hệ trẻ đối với cách mạng giải phóng dân tộc. Năm 1920, tại Đại hội Tua, Người đã nói lên tình cảnh của thanh niên và những người dân bản xứ: "Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ đơn độc một cách thê thảm... Nhà tù nhiều hơn trường học và lúc nào cũng chật ních... chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt và tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do và độc lập". Năm 1925 Nguyễn ái Quốc đã viết lời thống thiết: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già của Người không sớm hồi sinh". Với nhãn quan chính trị sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào lực lượng hùng hậu của nhân dân nhất là sức manh dời non lấp biển của tuổi trẻ. Hồ Chí Minh đã tuyên bố: "Không! Người Đông Dương không chết, Người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi...". Qua đây ta thấy được tư tưởng cần thiết phải xây dựng một con người mới, con người xã hội chủ nghĩa, con người của thế hệ tương lai như thế nào? Bởi chính họ sẽ là lực lượng kế cận, lực lượng xung kích trong xây dựng đất nước vào bảo vệ Tổ quốc là tương lai của dân tộc và lực lượng đáng tin cậy của đảng. Hồ Chí Minh đặt nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ lên hàng đầu, mạnh dạn giao nhiệm vụ và từng bước dìu dắt thanh niên tham gia đấu tranh cách mạng. Chính trong những tháng năm gian khổ Người nhận ra những phẩm chất tuyệt vời của thanh niên, sứ mệnh của họ đối với Tổ quốc và dân tộc. Vì vậy người đã nói: "Muốn thức tỉnh dân tộc phải thức tỉnh thanh niên". Nếu như Mác, Ăng ghen và Lê nin luôn luôn gắn tình hình với giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó, thì Hồ Chí Minh từ điều kiện lịch sử ở nước ta, Người luôn gắn thanh niên với dân tộc, và tiếp đó với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và Đảng tiền phong. Thanh niên là người truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản, chủ nghĩa mác - Lê nin để "thổi bùng ngọn lửa cách mạng" và trong thực tiễn cách mạng ta thấy được thanh niên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Từ đó ta có thể khẳng định một lần nữa "Đào tạo lực lượng cách mạng cho thế hệ sau là quan trọng và cần thiết". Các thế hệ thanh niên như Võ Thị sáu, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Đức Cảnh... chẳng những làm rạng danh dân tộc mà còn nêu gương sáng cho muôn đời sau. Đồng thời đó cũng là trái ngọt đầu tiên của việc quán triệ quan điểm coi trọng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Cách mạng Tháng 8 thành công mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Tiền đồ rạng rỡ của đất nước mở ra trước mắt thế hệ trẻ là tương lai của đất nước và tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Để xứng đáng thì thanh niên phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai đó. Trong tiến trình đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh thường quan tâm đến giáo dục, tổ chức và hướng dẫn thanh niên đẻ họ làm tốt vai trò của mình, Người thường xuyên chăm chú, biểu dương khích lệ những cố gắng của tuổi trẻ bởi vì họ là bộ phận quan trọng của dân tộc, "là những đọi xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội", là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ". Cho nên để đào tạo giáo dục tầng lớp thanh niên này chúng ta nên đưa ra khẩu hiệu: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên" nhằm giúp cho họ ý thức được trách nhiệm của bản thên mình và luôn tự tin, sáng suốt không mắc vào những sai lầm cho dù là nhỏ nhất. Được Đảng ta và Bác Hồ giáo dục và dìu dắt, hơn nửa thể kỷ qua thanh niên nước ta đã phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của dân tộc, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn thử thách và hy sinh để học tập rèn luyện, chiến đáu và xây dựng, đã lập nên những kỳ tích rạng rỡ non sông đất nước ta. Thực tiễn lịch sử cách mạng hơn nửa thể kỷ qua đã khẳng định luận điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh: "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dan tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do". Vì vậy luận điểm giữ vai trò khai sáng và định hướng công tác thanh niên của Đảng ta. Thanh niên là người kế tục và phát triển thành tựu của các thế hệ đi trước. Sự kế tục giữa các thế hệ nối tiếp nhau vốn là quy luật phát triển của xã hội loài người. Người nói: "Thanh niên là người tiếp tục cam tiếp tục cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là thế hệ các cháu nhi đồng. Từ đầu thể kỷ tới nay, nước ta đã có máy thế hệ đan xen kế tiếp nhau, thực hiện khát vọng của dân tộc và lý tưởng cách mạng của Đảng. Bác dạy rằng: "Công việc ngày càng nhiều so với trước, cong việc bây giờ to lớn hơn, phức tạp hơn. Nếu thế hệ già khôn hơn thế hệ trẻ thì không tốt. Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt. Nói như vậy cũng khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Lực lượng thanh niên là lực lượng có phẩm chất tốt đẹp, có vai trò quan trọng đối với sự trường tồn của dân tộc này, là lực lượng luôn có ý chí tiến thủ. Vì vậy Đảng cần phải chăm lo giáo dục đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chế độ vừa "hồng" vừa "chuyên" và phải nhìn nhận hiểu biết đúng đắn về lớp trẻ. Như phần trên đã nói, tuổi trẻ bao giờ cũng có đặc điểm riêng biệt, những đặc điểm ấy được tạo nên không chỉ do lứa tuổi mà còn do điều kiện lịch sử cụ thể. Phải có lòng tin yêu lớp trẻ và thực sự thấy mình hạnh phúc khi thấy lớp trẻ chuẩn bị tốt và giỏi hơn thế hệ cha anh. Coi trọng việc phát huy nhiệt tình, tính chủ động sáng taoh của thanh niên, quan tâm giải quyết nhu cầu chính đáng của tuổi trẻ. Hồ Chí Minh cả cuộc đời dẫn dắt thế hệ trẻ đén với lý tưởng cách mạng và Người đã đặt toàn bộ niềm tin của mình vào thế hệ trẻ, hướng dẫn họ vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Năm 1925 Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đường cách mạng" để huấn luyện cán bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội do Người tổ chức tại Quảng Châu Trung quốc và tuyên truyền giác ngộ thanh niên nước ta những vấn đề cơ bản của cách mạng, hướng tuổi trẻ đi theo con đường giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Từ việc tìm ra con đường cứu nước, Người hướng thanh niên vào con đường đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do, làm cho họ hiểu "có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết". Từ đó lý tưởng và con đường cách mạng của Người đã cuốn hút, cổ vũ lớp thanh niên Việt Nam không phân biệt ton giáo, giai cấp, nam, nữ... đến với cách mạng. Có thể khẳng định, Bác Hồ là ngọn đuốc sáng ngời dẫn dắt thế hệ tuổi trẻ nước ta phấn đấu thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình. Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của mình, Người dành sự quan tâm chú ý nhièu nhất cho việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". Tư tưởng này là kết quả của sự tiếp thu và phát triển sáng tạo tinh hoa của dân tộc và nhân loại là một cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận giáo dục ở nước ta và thế giới. Khi cách mạng Tháng 8 thành công, trong buổi khai giảng năm học đầu tiên của chê sđộ mới hướng về những người chủ tương lai của nước nhà với niềm tin yêu vô hạn, Ngưới nói: "Non sông Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Năm 1866, Mác nêu lên một luận điểm nổi tiếng "Bộ phận giác ngộ nhất của giai cấp công nhân nhận thức rõ rằng tương lai của giai cấp họ và do đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên". Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không chỉ coi trọng giáo dục trong thời đại ngày nay mà từ xa xưa đã có sự giáo dục, đào tạo đã hết sức được quan tâm coi đó là cơ sở để xây dựng thế hệ kế tục sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc và nhân loại, đến sự hưng thịnh của quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Một dẫn chứng nữa để nói lên tính đúng đắn của luận điểm đó là: Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống mỹ, Pháp, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, nhân dân ta đã dành thắng lợi cuối cùng. Có được điều này là do sự ý thức tiềm lực khả năng của mình, nhận thấy mình chỉ có thể chống, đuổi họ bằng cách bồi dưỡng thế hệ cách mạng, biến sức mạnh tinh thần sức mạnh chi thức thành sức mạnh của quốc gia. Thanh niên đã góp phần làm thắnh lợi trên cả hai mặt trận xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, yêu cầu nâng cao dân chí trong thời đại thông tin khoa học kỹ thuật phát triển cao, giáo dục trở thành ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách. Cuộc chạy đua giữa các nước có tiềm lực kỹ thuật, kinh tế đã mang nội dung chủ yếu là chạy đua nâng cao dân trí tạo ra chất xám, cũng chính là chạy đua việc đào tạo và tổ chức thế hệ trẻ “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” quả đang là vấn đề quan hệ đến sự trường tồn của dân tộc, sự sánh vai của nước ta với các nước tiên tiến trên thế giới đó cũng chính là quan hệ đến sự thành công của công cuộc đổi mới, đến vận mệnh của chế độ, của Đảng ta. Cho nên đào tạo thế hệ trẻ phải là vấn đề thường xuyên liên tục. 3. Nhận thức của bản thân Qua toàn bộ sự phân tích trên đây, có thể thấy được rằng luận điểm của Hồ Chí Minh có tình thời đại sâu sắc và do vậy chúng ta phải hiểu quán triệt tư tưởng trên nhất là trong điều kiện hiện nay khi đất nước đang bước vào thời kỳ mới của sự phát triển trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang đứng trước những vận hội hòa nhập với nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng đứng trước những nguy cơ đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta sau đại hội 6 (1986) tiến hành đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường hóa cùng với thoái trào của chủ nghĩa xã hội vì vậy lớp thanh niên chịu nhiều tác động khác nhau gây ra nhiều hiện tượng xấu xa làm vẩn đục tâm hồn trong sáng của thế hệ trẻ. Trong thế hệ trẻ ngày nay xuất hiện tư tưởng chỉ biết hưởng thụ thành quả của người khác để lại, sống theo lối sống thực dụng, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc, chính vì vậy mà việc bồi dưỡng thế hệ trẻ ngày càng trở nên cấp bách. Để làm được điều này thì thế hệ trẻ phải được bồi dưỡng giáo dục để giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời có một tư duy độc lập sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật, ngay cả việc học tập, nghiên cứu lý luận cũng tức là phát triển thế hệ trẻ phát triển toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”. Mà muốn như vậy phải chú ý đặc điểm của thế hệ trẻ (thanh niên, học sinh) và điều kiện sống, học tập mới của họ, giáo dục họ hiểu được phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ và các thế hệ đàn anh đi trước, giúp họ hiểu được sự khổ cực của cha anh mà vững bước đi lên, thích ứng với thời đại mới kiên định làm theo lời bác dạy đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn ngày nay, chúng ta tiến hành công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhằm xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội cùng với thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, cho nên đó là lợi thế lớn cho chúng ta hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Nhưng để tận dụng được lợi thế này thì con người Việt nam phải có trình độ tay nghề cao, áp dụng sáng tạo những thành tựu tiên tiến, sau đó là sản xuất ra công nghệ mới. Muốn làm được điều này thì chiến lược “con người” là tất yếu trong thời đại mới. Như vậy luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và nó góp phần to lớn vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Luận điểm là sự khẳng định quan điểm của con người về thế hệ trẻ và do vậy chúng ta phải tin tưởng, Mạnh dạn giao cho thế hệ này những nhiệm vụ lớn để họ rèn luyện, kết hợp với học hành. Đồng thời chúng ta cũng phải tránh tư tưởng tham quyền cố vị, sợ lớp trẻ hơn, thiếu tin tưởng vào thế hệ trẻ. Nếu tránh được điều này thì đó là sự phồn vinh của dân tộc. III. Kết luận Tuổi trẻ là niềm tin, niềm hy vọng của đất nước, là nguồn lực để đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu “một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Bởi vậy Hồ Chí Minh đã nói “bồi dưỡng thế hệ cho đời sau là một vấn đề quan trọng và cần thiết”. Có thể nói luận điểm là sự kết tinh sáng tạo tinh hoa truyền thống dân tộc và nhân loại, một cống hiến vào kho tàng giáo dục không chỉ của nước ta mà của cả thế giới. Đây là một cánh cảu mở ra cho sự tồn vong của đất nước, dân tộc hay nói một cách khác nó là kim chỉ nam cho hành động của Đảng, ngoìa ra luận điểm là sự khẳng định quy luật phát triển của xã hội, của cách mạng, mà cách mạng thì dài do vậy luôn câng nhân tài theo cách mạng cho nên phải đào tạo lực lượng cách mạng cho thế hệ sau “trẻ già măng mọc”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100076.doc
Tài liệu liên quan