Tiểu luận Bồi thường thiệt hại cho người bị oan – lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU . .1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . .1

I. Doanh nghiệp tư nhân . . .1

1. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân . . .1

- Khái niệm

- Đặc điểm

2. Ưu điểm, hạn chế của DNTN( với tư cách là doanh nghiệp

có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về hoạt động của

doanh nghiệp) .4

a. Ưu điểm . .4

b. Hạn chế .6

II. Công ty hợp danh . .8

1. Khái quát chung về công ty hợp danh .8

a. Khái niệm . .8

b. Đặc điểm . .9

2. Ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh( với tư cách là doanh

nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về hoạt

động của doanh nghiệp) .10

a. Ưu điểm . .10

b. Hạn chế 11

III. Nhận xét . 12

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3224 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bồi thường thiệt hại cho người bị oan – lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc xác định trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Theo tinh thần của bộ luật này cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền của cơ quan chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có lỗi trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trong trường hợp ngược lại hoạt động tố tụng không có lỗi tức là họ đã thực hiện đúng nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử thi hành án đúng người đúng tội và đúng pháp luật thì điều đó có nghĩa là không có oan sai, không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng được xác định từ lỗi của người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Về mặt hình thức lỗi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là trạng thái tâm lí của họ đối với hành vi trái pháp luật và hậu quả của hành vi thể hiện thái độ của họ đối với vi phạm được biểu hiện dưới hai hình thức là cố ý và vô ý. Lỗi cố ý là lỗi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi thực hiện hành vi như bắt, ký, phê chuẩn Quyết định tạm giam, tạm giữ, Cáo trạng, Bản án… đã nhận thức đầy đủ tính chất, mức độ hành vi và hậu quả của hành vi, nhưng không mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra. Vì vậy hình thức lỗi không những dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà có thể dẫn đến trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm hoạt động tư pháp của chủ thể thực hiện. Hình thức lỗi vô ý là hình thức lỗi mà khi thực hiện hành vi chủ thể có quyền tiến hành tố tụng đã không nhận thức được đầy đủ tính chất mức độ hành vi và hậu quả thiệt hại đó. Pháp luật yêu cầu đòi hỏi ở họ tinh thần trách nhiệm và tính cẩn trọng rất cao. Việc không nhận thức được có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do tính phức tạp của cụ án, do các yếu tố khách quan hoặc do trình độ chuyên môn nghề nghiệp còn hạn chế của người tiến hành tố tụng hoặc do quá tin tưởng vào hồ sơ mà các tố tụng trước đó đã thực hiện. Trong một số trường hợp người tiến hành tố tụng vì quá tự tin vào niềm tin nội tâm của mình mà niềm tin đó lại không có trong thực tiễn pháp lý của vụ việc. Đồng thời trong hình thức lỗi này người thực hiện hành vi cũng không có thái độ mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả xẩy ra. Do tính chất và mức độ của hình thức lỗi này cho nên cần xem xét mức độ hoàn trả đối với khoản tiền mà cơ quan tiến hành tố tụng đã trả cho người bị thiệt hại. Trên đây là bốn yếu tố cấu thành cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Là cơ sở pháp lý được áp dụng để truy cứu trách nhiệm cho cá nhân một chủ thể gây thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng quản lý người đó. Trong thực tiễn thi hành nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án do đặc điểm phải phối hợp thực hiện nhiệm vụ tố tụng vì vậy khi hoạt động tố tụng dẫn đến sai lầm thì hậu quả thiệt hại đã xẩy ra là kết quả của nhiều chủ thể gây thiệt hại. Trong trường hợp như vậy thì cơ sở pháp lý sé được áp dụng để truy cứu trách nhiêmh bồi thường cho trường hợp gây thiệt hại này. Đó là trường hợp có nhều chủ thể cùng gây thiệt hại cho người bị oan sai thì phải có trách nhiệm liên đới bồi thường. Cụ thể là các trường hợp Điều tra viên trong một vụ án cùng gây thiệt hại, một Điều tra viên và Thủ trưởng cơ quan điều tra cùng gây thiệt hại, Kiểm sát viên và Viện trưởng Viện kiểm sát, các thành viên Hội đồng xét xử trong các vụ án hình sự cùng gây ra. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm liên đới bồi thường được xác định trong BLDS. Điều 620 Bộ luật qui định: “ Trong trường hợp đồng thời cùng gây thiệt hại, thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau”. Theo quy định của điều luật này khi có nhiều cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng cùng gây thiệt hại thì họ có trách nhiệm liên đới với nhau về phần nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Như vậy cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm bồi thường khi nhiều người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại chính là Điều 620 BLDS. Các yếu tố cấu thành cơ sở pháp lý bồi thường này là có từ hai người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trở lên, họ thuộc quyền quản lý của một hoặc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng cùng có hành vi trái pháp luật đã gây thiệt hại cho ngườ bị oan sai. Lỗi của họ có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý hoặc có chủ thể cố ý hoặc có chủ thể vô ý gây ra thiệt hại. Tuy nhiên theo qui định của pháp luật họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo mức độ lỗi của mình. Trường hợp không xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì các chủ thể gây thiệt hại cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo qui định tại Điều 620 BLDS họ phải bồi thường theo phần bằng nhau. Thực tiễn giải quyết bồi thường trong giai đoạn vừa qua, khi oan sai xảy ra,các cơ quan tiến hành tố tụng thường có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, dây dưa kéo dài việc bồi thường, gây thiệt hại cho các quyền và lợi ích của công dân. Thực tế đó đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa các qui định của BLDS nhằm tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ cụ thể để truy cứu trách nhiệm bồi thường của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc cùng gây thiệt hại. Mục đích của việc nghiên cứu nhằm nhanh chóng khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị thiệt hại. Người có quyền yêu cầu bồi thường. Người có quyền yêu cầu bồi thường là người bị oan sai, tức là người đã bị tạm giữ, tạm giam, bị truy tố, xét xử, thi hành án. Bản chất pháp lý của người bị hại, cũng giống như những người bị hại khác là người bị hại về tài sản và nhân thân, nhưng lại không giống như những người bị hại bình thường khác họ là người bị chính những cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ pháp luật gây thiệt hại. Chính đặc điểm pháp luật biến họ trở thành người bị hại đặc biệt, đôi khi họ vừa là bị hại vừa là tội phạm hay nói chính xác hơn họ trở thành người bị hại từ địa vị mà các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng coi họ nguyên là tội phạm. Trong tình trạng pháp lý như vậy họ trở về đôi khi đã mất tất cả cơ nghiệp gia đình, cuộc sống và bao nhiêu quyền và lợi ích hợp pháp khác. Khi được minh oan sửa sai những người này trở thành chủ thể có quyền yêu cầu được bồi thường. Một yêu cầu hợp pháp và chính đáng. Người có quyền yêu cầu bồi thường có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Mặt khác chủ thể của trách nhiệm hình sự chỉ có thể là cá nhân và cá nhân là chủ thể chủ yếu của quyền yêu cầu bồi thường trong các vụ án oan sai song trong trường hợp oan sai có thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức do hành vi gây thiệt hại của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra thì đại diện hợp pháp của tổ chức này có quyền yêu cầu bồi thường. Việc xác định tư cách khi bị oan sai – đồng thời là người có quyền yêu cầu bồi thường phải dựa trên cơ sở quyết định của cơ quan tố tụng có thẩm quyền xác định bằng một quyết định hoặc một bản án. Như vậy chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra bao gồm công dân Việt nam bị oan sai, người không quốc tịch bị oan sai, kể cả người nước ngoài tại Việt nam bị oan sai trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt nam kí kết hoặc tham gia có qui định khác. Trong trường hợp người có quyền yêu cầu đòi bồi thường đã chết thì người thừa kế của người này có quyền yêu cầu đòi bồi thường theo quy định của pháp luật về thừa kế. Đối với tổ chức là các chủ thể đã bị áp dụng các biện pháp trong tố tụng hình sự như kê biên, phong tỏa, tịch thu tài sản hoặc bị tổn hại nghiêm trọng uy tín kinh doanh trên thương trường một cách trái pháp luật cũng có thể trở thành chủ thể yêu cầu đòi bồi thường. Ví dụ hành vi bắt giam oan sai một người nguyên là phó giám đốc của một công ty đồng thời phong tỏa tài khoản và tịch thu tài sản trái pháp luật đối với công ty này mà phó giám đốc chỉ là một thành viên chiếm một phần vốn điều lệ trong công ty. Sau khi có quyết định đình chỉ vụ án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đại diện hợp pháp của công ty này có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với công ty ngoài những thiệt hại gây ra cho phó giám đốc là cá nhân người oan sai. Những trường hợp người bị oan sai do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra được bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 thì những người thuộc các trường hợp sau đây được bồi thường thiệt hại: - Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Người bị tạm giam mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội. - Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, đã bị kết án tử hình mà có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định người đó không thực hiện hành vị phạm tội. - Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án ngoài các trường hợp quy định trên mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi pham tội. NỘI DUNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA. Các nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Nguyên tắc giải quyết bồi thường là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo mà trong quá trình xây dựng pháp luật, thực hiện việc giải quyết bồi thường đối với thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra đều phải tuân theo. Theo Nghị định 47/CP ngày 3/5/1997 trong khoản 1 diều 5 quy định: “nguyên tắc xác định thiệt hại, mức bồi thường, mức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại và việc miễn giảm hoãn trả bồi thường thiệt hại được thực hiện trong BLDS”. Tuy nhiên, trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra có những điểm riêng biệt, có tính nhạy cảm đối với xã hội. Do vậy, cần nghiên cứu đầy đủ các nguyên tắc của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại áp dụng trong thực tiễn bồi thường án oan sai qua đó xem xét những vấn đề liên quan để có thể cụ thể hóa các nguyên tắc bồi thường của Bộ luật dân sự cho sát hợp với thực tiễn bồi thường cũng như kiến nghị Nhà nước bổ sung thêm một số nội dung hoặc nguyên tắc có tính chất thủ tục tố tụng khi ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về quan hệ giải quyết bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụn gây ra. Nguyên tắc thứ nhất: việc giải quyết bồi thường phải bao gồm toàn bộ thiệt hại, nhanh chóng, kịp thời, công khai. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản rất quan trọng trong giải quyết bồi thường thiệt hại, đặc biệt được áp dụng đối với bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự. Việc đáp lại yêu cầu chính đáng của nhũng người bị oan sai chính là sự công bằng. Yêu cầu hợp pháp và chính đáng của họ cụ thể được thực hiện khi mà việc giải quyết bồi thường của Nhà nước mà trực tiếp là cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ bồi thường được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, công khai và toàn bộ thiệt hại. Có như vậy mới kịp thời khôi phục các quyền và lợi ích của người bị thiệt hại. Có bồi thường nhanh chóng kịp thời mới thể hiện tính chất dân chủ và công bằng của Nhà nước và cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện trách nhiệm sửa chữa sai lầm của minh. Có công bằng mới góp phần thanh minh, minh oan cho người bị oan sai giúp họ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, góp phần yên dân và ổn định xã hội. Có bồi thường toàn bộ thiệt hại mới đảm bảo tính công bằng của pháp luật, tạo niềm tin cho mọi công dân, tạo công lý và công bằng xã hội. Việc dây dưa, kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm trong việc bồi thường sẽ đi ngược lại nguyên tắc pháp lý công bằng. Hơn thế nó là trái với truyền thống, đạo đức của dân tộc ta, giảm ý nghĩa của việc bồi thường nhất là về tinh thần, danh dự cho người bị oan sai. Nội dung của nguyên tắc này chứa đựng nhiều giá trị pháp lý và nhân văn cần được cụ thể hóa và quán triệt trong thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại nói chung cũng như bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói riêng. Nguyên tắc thứ hai: tạo điều kiện thuận lợi để người bị oan sai thực hiện quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Một khía cạnh thứ hai liên quan đến thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại oan sai do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hiện nay là hành trình gian nan của người bị oan sai trên con đường pháp lý đồi công bằng cho chính mình. Để được giải quyết bồi thường người bị oan sai phải tốn rất nhiều giấy mực, công sức và tiền của. Đây là một thực trạng cần phải được giải quyết cho một trình tự đặc biệt, trong khi Nhà nước ta đang tiến hành cải cách thủ tục hành chính. Nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho người oan sai thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình đặt ra yêu cầu thứ nhất phải đơn giản hóa thủ tục để người bị oan sai có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình. Họ có thể yêu cầu đòi bồi thường bằng miệng đối với các chủ thể bị gây thiệt hại ở vùng sâu, vùng xa hoặc bằng văn bản đối với co quan có trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp người oan sai yêu cầu bằng văn bản thì cơ quan có trách nhiệm nhận đơn và ghi vào sổ thụ lý để giải quyết. Khi họ yêu cầu bằng miệng cơ quan này phải cử cán bộ tiếp và lập biên bản ghi về yêu cầu của đương sự. Trong trường hợp người bị oan sai không đồng ý với cách thức và mức bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường họ dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tất cả các yêu cầu của họ, kể cả yêu cầu Tòa án giải quyết đều được miễn án phí và các phí khác. Nguyên tắc thứ ba: thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần theo các qui định cuả ộ luật dân sự và các qui định pháp luật khác có liên quan. Người bị oan sai được phục hồi danh dự, khôi phục việc làm, được tạo điều kiện sớm để hòa nhập cộng đồng. Nội dung của nguyên tắc này xác định cụ thể phạm vi của quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người bị oan sai và trách nhiệm bồi thường của các cơ quan có nghĩa vụ bồi thường. Thiệt hại xác định ở đây bao gồm thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần, các tổn thất khác có liên quan. Khi các thiệt hại này là thực tế xẩy ra thì người bị oan sai không bị hạn chế trong quyền yêu cầu, họ có thể từ chối quyền yêu cầu bồi thường về một loại thiệt hại nào đó nhưng nếu họ yêu cầu thí trách nhiệm của cơ quan giải quyết có trách nhiệm giải quyết đầy đủ. Ngoài ra họ còn được phục hồi danh dự một cách đầy đủ, được khôi phục việc làm khi có yêu cầu, đối với những người đã phạm tội phải có chính sách tạo việc làm thì đối với những người bị oan sai thì đây là một yêu cầu cần phải được giải quyết thỏa đáng để họ có điều kiện sớm hòa nhập cộng đồng. Nguyên tắc thứ tư: cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo các qui định của pháp luật khi có yêu cầu của người bị oan sai hoặc người đại diện hợp pháp của người này theo qui định của pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này xác định cơ sở pháp lý trực tiếp của trách nhiệm yêu cầu về tư cách chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường. Vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là một dang cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vì vậy cơ sở pháp lý của trách nhiệm, các quyền và nghĩa vụ các bên do pháp luật qui định. Theo nguyên tắc pháp chế, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện nghĩa vụ của mình theo qui định của Bộ luật dân sự. Nghị định 47/CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan có một vấn đề đặt ra là thực trạng các qui định về bồi thường do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra ở nước ta còn nhiều bất cập, cần được nghiên cứu để bổ sung cho hoàn thiện. Nguyên tắc thư năm: là việc bồi thường được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên: cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị oan sai. Nếu không thỏa thuận được thì người bị oan sai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong hoạt động tố tụng hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền của cơ quan này được xác định là một bên của quan hệ pháp luật, đại diện và nhân danh quyền lực Nhà nước. Vì vậy có sự bất bình đẳng về quan hệ pháp lý giữa họ và các bị can, bị cáo. Nhưng trong quan hệ pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại thì ngược lại, địa vị pháp lý của các bên hoàn toàn bình đẳng với nhau. Lúc này các cơ quan tiến hành tố tụng được xác định là đương sự với vị trí là một bị đơn. Do vậy việc trả bồi thường không phải là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp đặt hoặc tùy tiện đưa ra mà dựa trên cơ sở thỏa thuận vời người bị oan sai. Người bị oan sai có quyền của người trong việc đưa ra các yêu cầu, đưa ra các chứng cứ để khẳng định lỗi và yêu cầu bồi thường của bên kia mà không bị hạn chế về tự do ý chí. Kết quả mức bồi thường có được là sự thỏa thuận của hai bên trên cơ sở tự chấp nhận yêu cầu của nhau dựa trên các qui định của pháp luật. Trong trường hợp người oan sai không chấp nhận đề nghị của cơ quan có nghĩa vụ bồi thường có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết của Tòa án sẽ theo qui định của pháp luật. Chủ thể trực tiếp bồi thường và các trường hợp bồi thường thiệt hại. Điều 624 BLDS xác định về Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành rố tụng gây ra, điều luật này qui định: “ Cơ quan tiến hành tố tụng bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền gây thiệt hại hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo qui định của phá luật nếu người có thẩm quyền đó có lỗi khi thi hành nhiệm vụ”. Chính vì vậy, cơ quan tiến hành tố tụng được Bộ luật dân sự nước ta xác định là chủ thể có trách nhiệm bồi thường đầu tiên có trách nhiệm thụ lý và giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người bị oan sai. Sau đó là trách nhiệm bồi thường của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của các cơ quan đó với hình thức là trách nhiệm hoàn lại. Trước hết là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trách nhiệm bồi thường của các cơ quan tiến hành tố tụng được xác định là trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng đó. Đồng thời, trách nhiệm được xác định theo nhiệm vụ tố tụng trong từng trường hợp cụ thể ở các giai đoạn trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan tiến hành tố tụng dựa theo nguyên tắc hoạt động của các cơ quan này. Các giai đoạn tiến hành tố tụng hình sự gắn bó với nhau rất chặt chẽ nhưng có tính chế ước, đồng thời lại có tính độc lập tương đối trong hoạt động của hệ thống các cơ quan này. Trong hoạt động tố tụng các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có các quyền độc lập tuân theo pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm về các hành vi và quyết định trong hoạt động tố tụng của mình. Vì vậy qui định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng dựa trên nguyên tắc giới hạn độc lập về nghiệp vụ của các cơ quan này. Đồng thời cũng xác định trách nhiệm độc lập trong nội bộ một hệ thống cơ quan như Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm… Do vậy có thể phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của từng cơ quan tiến hành tố tụng như sau: - Ở giai đoạn điều tra trong trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam được xác định là không có căn cứ thì cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam phải chịu trách nhiệm bồi thường, bởi cơ quan ra lệnh bắt, tam giữ, tạm giam phải chịu trách nhiệm độc lập về quyết định của mình. Nếu việc bắt, tạm giữ, tạm giam theo phê chuẩn của Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát đã phê chuẩn lệnh có trách nhiệm bồi thường. - Ở giai đoạn truy tố và xét xử: Trong trường hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo không có tội mà bản án có hiệu lực pháp luật, hoặc trong trường hợp có kháng cáo kháng nghị thì Tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội thì Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố có trách nhiệm bồi thường. - Trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo có tội nhưng tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố bị cáo không có tội thì Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường. Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo có tội, bản án có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị, Tòa án cấp giám đốc thẩm tuyên bố bị cáo không có tội thì tòa cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường. - Trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo có tội và Tòa án cấp phúc thẩm cũng tuyên bố bị cáo có tội, nhưng có kháng nghị Tòa án cấp giám đốc thẩm tuyên bố bị cáo có tội, thì Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường. Đó là những chủ thể trực tiếp có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với oan sai do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Các trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại. Trình tự giải quyết bồi thường là các bước nhằm thực hiện quyền được bồi thường trên thực tế của người bị oan sai trong tố tụng hình sự. Nhũng người bị oan sai có thể thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo một trong các trình tự sau: Trình tự 1: Trình tự hành chính. Theo quy định của Nghị định 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ, trình tự bồi thường tố tụng được bắt đầu bằng yêu cầu trực tiếp của người bị thiệt hại. Họ có thể gửi đơn yêu cầu hoặc trực tiếp trình bày yêu cầu bằng miệng. Trong trường hợp này trực tiếp phải lập biên bản ghi rõ nội dung trình bày và yêu cầu đòi bồi thường của người bị thiệt hại. Biên bản phải lập ít nhất là hai bản có chữ kí của người bị hại và người tiếp nhận yêu cầu. Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan thực hiện chức năng điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án) phải tơ chức xác minh vụ việc, đánh giá thiệt hại và gặp gỡ người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người đó, thực hiện việc giải quyết với sự có mặt của cán bộ công chức gây thiệt hại. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thành lập Hội đòng xét bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng của mình gây ra trong thời hạn 15 ngày để xem xét yêu cầu của người bị thiệt hại vào ngày người bị thiệt hại yêu cầu. Hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, đại diện lãnh đạo công đoàn của người bị thiệt hại, đại diện cơ quan ….chính vật giá, đại diện cơ quan chuyên ngành khoa học, kĩ thuật có liên quan và đại diện cơ quan tư pháp cùng cấp. Trong Hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại, đại diện cơ quan của người gây thiệt hại là Chủ tịch hội đồng. Hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại có nhiệm vụ xem xét đánh giá độ thiệt hại, xác định trách nhiệm dân sự của các bên để kiến nghị với thủ trưởng cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng quyêt định mức bồi thường và phương thức bồi thường thiệt hại. Cơ quan của người gây thiệt hại chịu trách nhiệm về chi phí của hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại. Hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại tiến hành họp giải quyết trình tự: Chủ tịch hội đồng công bố thành phần tham gia cử thư ký ghi biên bản, Hội đồng nghe công bố yêu cầu đòi bồi thường của người bị hại nghe giải trình của người gây thiệt hại; Hội đồng nghe báo cáo thẩm tra của cơ quan chuyên môn nếu có, Hội đồng thảo luận công khai và quyết định theo đa số. Kiến nghị của Hội đồng được thành lập thành văn bản và gửi cho lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời người bị hại hay người đại diện của họ tham gia phiên họp Hội đồng. Hội đồng tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại trong thời hạn 45 ngày kể tư ngày người bị thiệt hại yêu cầu. Như vậy, về bản chất pháp lý Hội đồng xét giải quyết bồi thường được thành lập ra để tư vấn giúp thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường có căn cứ ra quyết định bồi thường đúng và khách quan. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau, tức đương sự là người bị hại không chấp nhận mức bồi thường do cơ quan có trách nhiệm bồi thường đưa ra hoặc ngược lại các bên có quyền yêu cầu Tòa giải quyết, hình thành trình tự giải quyết tư pháp. Trình tự 2: Trình tự tư pháp. Trình tự tư pháp được thực hiện trong trường hợp các đương sự không đồng ý với mức bồi thường mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường đưa ra thì đương sự được quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền lợi của mình. Về thẩm quyền thụ lý của Tòa án nhân dân, giải quyết loại việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vậy về nguyên tắc thẩm quyền xét xử của Tòa dân sự tòa án nhân dân nơi đương sự có địa chỉ thường trú hoặc nơi xẩy ra vụ việc gây thiệt hại. Theo qui định của Điều 6 Quyết định 47/CP không qui định cụ thể Tòa án có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBồi thường thiệt hại cho người bị oan – lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan