Tiểu luận Bùng nổ dân số - Một vấn đề toàn cầu

Để thấy rõ hơn thực trạng giải quyết vấn đề dân số ở cấp quốc gia, hãy nhìn vào một ví dụ cụ thể. Chúng ta có thể nghĩ đến Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Song cũng không thể quên chính Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tỉ lệ gia tăng dân số. Trước kia, có chính sách khuyến khích “mỗi gia đình chỉ dừng lại ở hai con để đảm bảo nuôi dạy con cho tốt”, nói cách khác, để đảm báo chất lượng cuộc sống gia đình, từ đó đảm bảo chất lượng dân số, biến dân số trở thành nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong giai đoạn 2001 – 2010, mục tiêu tổng quát của chính sách dân số nước ta là “Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh tiến tới ổn định quy mô dân số ở mực hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.” Như vậy, hiện nay chính sách của Việt Nam không có sự “giới hạn’ số con của mỗi gia đình mà tiêu chỉ đầu tiên là phải “hợp lý để có cuộc sống ấm no hành phục”. Rõ ràng, chính sách của Việt Nam đã gắn được dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các cơ quan về dân số (ví dụ Ủy ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và các Phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh/thành phố) cũng đã thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao nhân thức của người dân về tầm quan trọng của dân số, thực hiện nhiều chương trình kế hoạch hóa gia đình hướng tới các đối tượng nguy cơ v.v .

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 40216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bùng nổ dân số - Một vấn đề toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn quốc tế. Như vậy, với thực trạng dân số Việt Nam như hiện nay, này đòi hỏi sự quan tâm phối hợp giải quyết ở mọi cấp độ nhằm hạn chế tình trạng tăng dân số với tốc độ chóng mặt, cũng như góp phần đưa dân số Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định. . II- Tác động sâu rộng của bùng nổ dân số đến toàn cầu: 1. Đe dọa tới môi trường: Sự bùng nổ dân số dẫn đến việc con người phải mở rộng phạm vi hoạt động, kéo theo sự biến mất của nhiều loài động thực vật trên thế giới, sự đa dạng sinh học ngày càng giảm. Cùng với đó, con người không ngừng tùy tiện khai thác và tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản đất đá, săn bắt thú quý hiếm… để phục vụ cho đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng cao và nhiều hơn của mình, gây ra những thiệt hại nặng nề đối với môi trường như xói mòn đất đai, sa mạc hóa, cạn kiệt nguồn nước, mưa axit… chưa kể tới việc lượng rác, khí thải, chất thải độc hại khổng lồ con người thải ra hàng ngày đang gây ra những báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, sự thay đổi khí hậu toàn cầu… 2. Nguyên nhân gây ra đói nghèo Thế giới hiện có khoảng 2,8 tỷ người sống với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày và khoảng 800 triệu người bị suy dinh dưỡng. Điều này ngày càng có nguy cơ tăng cao hơn khi dân số ở các nước đang phát triển vẫn có xu hướng tăng nhanh. Theo dự đoán của các chuyên gia, số dân ở 49 nước nghèo nhất thế giới dự kiến sẽ tăng 3 lần. Tỷ lệ dân số tăng cao nhưng điều kiện sống, cơ sở vật chất về y tế, giáo dục ở các nước nghèo không hề phát triển mà thậm chí còn xuống cấp, thiếu thổn, khiến cho tình trạng đói nghèo trở thành một vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới 3. Khan hiếm tài nguyên Với hơn 6 tỉ người, dân số Trái Đất hiện đã lớn đến mức lượng tài nguyên cần có theo nhu cầu đã vượt quá xa khả năng cung cấp hiện có của thiên nhiên. Hơn thế nữa, việc khai thác ồ ạt, sử dụng không hiệu quả cùng với việc không có kế hoạch tái tạo lại những tài nguyên đã khai thác lại càng góp phần đẩy toàn nhân loại vào tình trạng khan hiếm tài nguyên với mức độ ngày càng nặng nề hơn. Thậm chí cả những tài nguyên có nguồn cung cấp tưởng chừng vô hạn như đất, nước cũng đang đặt ra cho con người mối lo ngại về sự cạn kiệt nếu như dân số vẫn tiếp tục bùng nổ với tốc độ như hiện nay. 4. Đe dọa an ninh thế giới Sự phát triển dân số khiến cho chính phủ các nước đông dân phải đau đầu với bài toán giải quyết việc làm, gánh nặng làm trì trệ nền kinh tế và sự quá tải của các dịch vụ công cộng, y tế. Tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ gây nên những bất ổn về chính trị và đe dọa nền anh ninh của quốc gia, quốc tế. Bất ổn không chỉ tồn tại ở các nước đông dân mà còn lan sang các quốc gia phát triển bởi tình trạng di dân, tị nạn gây ra rối loạn kinh tế xã hội và chính trị. III- Tác động của bùng nổ dân số đến quan hệ quốc tế Thúc đẩy hợp tác quốc tế và hình thành tư duy toàn cầu: Như phần trên đã trình bày, ta có thể thấy bùng nổ dân số thật sự là một vấn đề cần nhận được sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành cũng như các quốc gia, khu vực trên thế giới. Một quốc gia, một khu vực riêng lẻ không thể tự mình giải quyết triệt để vấn đề này. Sự hợp tác liên ngành, liên khu vực, liên quốc gia là một yêu cầu tất yếu. Do vậy, bản thân bùng nổ dân số, một cách tự nhiên, trở thành một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy hợp tác toàn cầu. Hợp tác diễn ra trên cả hai cấp độ song phương và đa phương. Ở cấp độ đa phương, khi hiện tượng bùng nổ dân số bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối của của thế kỉ 20, các tác hại của nó bắt đầu rõ rệt và ngày càng sâu rộng cũng là lúc các quốc gia họp bàn nhau lại để bàn giải pháp cho vấn đề này. Có thể kể đến ba cuộc hội nghị toàn cầu về vấn đề dân số: Hội nghị năm 1974 tại Bucharest, Hội nghị năm 1984 tại Mexico city và Hội nghị năm 1994 tại Cairo. Đó là chưa kể hàng loạt các hội nghị dân số cấp khu vực, cấp châu lục v.v Tất cả các quốc gia, giàu và nghèo, phát triển và đang phát triển cùng đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ… cùng chung sức thảo luận và nỗ lực đưa ra những giải pháp tối ưu nhất mang tính toàn cầu cho vấn đề này. Ở cấp độ song phương, các quốc gia cùng chịu sức ép dân số tăng cường chia sẻ kinh nghiệm; các nước giàu và các TNC viện trợ cho các chương trình kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số cho các nước nghèo; các tổ chức phi chính phủ tại các nước phát triển như IOM, UNPFA… khuyến nghị các giải pháp, các chương trình hành động mang tính định hướng, giúp từng quốc gia áp dụng sao cho phù hợp với thực tiễn bùng nổ dân số ở nước mình. Do tầm ảnh hưởng sâu rộng của bùng nổ dân số, việc tìm giải pháp cho vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của riêng một nước nào, nó trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích cho cả nước giàu và nước nghèo ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau. Do vậy, hợp tác quốc tế một cách tích cực và thực chất sẽ mang lại kết quả khả quan cho tất cả các bên. Thông qua sự hợp tác toàn cầu nói trên vì một mục đích chung: tìm giải pháp cho bùng nổ dân số - vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, trong cộng đồng quốc tế dần hình thành một hệ thống những nhận thức chung, mang tính tổng quát và phổ biến – mà ta thường gọi là tư duy toàn cầu - bao gồm những nhận thức về chuẩn mực cho vấn đề dân số, tác hại của bùng nổ dân số, trách nhiệm của mỗi quốc gia, khung giải pháp cho vấn đề này v.v Điều này được minh chứng qua một ví dụ cụ thể: chương trình hành động 20 năm được các quốc gia đồng loạt kí kết tại hội nghị Dân số thế giới tổ chức tại Cairo – 1994 với các chương trình cụ thể như giáo dục kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản v.v đã và đang được thực hiện một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Bùng nổ dân số khiến quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng: Điều này được lý giải qua các khía cạnh sau: Một trong những mục tiêu mà bất cứ nước nào theo đuổi là đảm bảo chính sách cho công dân nước mình, không chỉ trong hiện tại mà còn cho những thế hệ sau. Dân số thế giới ngày càng tăng mà tài nguyên thiên nhiên, năng lượng lại có hạn, sự phân bổ tài nguyên thiên nhiên lại không đồng đều giữa các nơi trên thế giới. Có nước được thiên nhiên ưu đãi, nhiều tài nguyên, trữ lượng lớn nhưng ngược lại cũng có những nước hầu như không có hoặc chỉ có rất ít tài nguyên, khiến hầu hết các loại hàng hoá phải nhập khẩu. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia về tài nguyên thiên nhiên. Sự cạnh tranh này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, được biểu hiện ở nhiều cấp độ. Điển hình rõ nhất chính là cuộc tranh giành chủ quyền đối với vùng biển Bắc Cực. “Băng tan” ở Bắc Cực là cụm từ rất hay gặp gần đây. Băng tan không chỉ vì nhiệt độ trái đất tăng lên mà còn vì sức nóng của những cuộc chạy đua nghiên cứu khoa học, tìm kiếm bằng chứng địa chất để chứng minh Bắc Cực thuộc chủ quyền của mình giữa Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na-uy. Sở dĩ các nước ráo riết như vậy là vì vùng biển Bắc Cực sở hữu tới 10 tỉ tấn dầu hoả, khoảng 25% trữ lượng dầu của thế giới. Việc Nga cắm cờ ở độ sâu hơn 4000m ở Bắc Cực (02/08/2007) đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nước khác cũng đang tranh chấp. Một ví dụ khác là cuộc chiến Iraq do Mỹ phát động vào năm 2003. Lý do sâu xa của cuộc chiến không gì khác chính là trữ lượng “vàng đen” khổng lồ của Iraq. Tất nhiên lý do này đã được phía Mỹ che đậy bằng những cụm từ lập lại hoà bình, thiết lập nền dân chủ ở Iraq. Dân số bùng nổ đồng nghĩa với lượng rác thải, khí thải tăng lên với tốc độ chóng mặt. Các quốc gia sớm nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường tác động sâu rộng thế nào nên nghị định thư Kyoto ra đời như một nỗ lực của các nước để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên có một sự thật là Mỹ là nước đóng góp lớn nhất, chiếm tới gần 40% trong tổng số lượng khí thải nhà kính của toàn thế giới nhưng lại không chính thức phê chuẩn nghị định thư Kyoto và điều này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Tội phạm cũng là một trong những hệ quả của việc bùng nổ dân số. Bùng nổ dân số thường xảy ra ở những nước đang phát triển, hoặc chậm phát triển. Dân số quá đông tăng nhanh hơn tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, … cộng với tình trạng thất nghiệp khiến xã hội phải oằn mình chịu một sức ép rất lớn, càng gây cản trở cho sự phát triển của đất nước, không thể đảm bảo chất lượng sống của công dân. Tất cả các điều này sẽ là yếu tố tiềm tàng, là chất xúc tác làm gia tăng số lượng tội phạm ở những nước bùng nổ dân số. Đây chính là một vòng tròn luẩn quẩn của vấn đề. Tội phạm là nguyên do gây bất ổn định xã hội, chính trị, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Trong thời đại ngày nay, công nghệ hiện đại, các nước mở cửa hội nhập ngoài những mặt tích cực thì cũng là yếu tố thúc đẩy sự lan toả của các nhóm, tổ chức tội phạm ra ngoài khu vực nội bộ một quốc gia, lan rộng ra các nước láng giềng, khu vực và thế giới, tạo ra một mạng lưới tội phạm đe doạ sự sống của con người. Cuộc sống không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến tình trạng di dân quốc tế. Các dòng người tỵ nạn đổ xô về các nước có thể cho họ một cuộc sống tốt hơn. Dòng người di cư cũng là làn sóng lan truyền dịch bệnh. Các nhóm người đông đúc, khác nhau về cội rễ phát triển khi sống trong cùng một khoảng không gian nhất định không thể tránh khỏi những “va chạm” với nhau. Đó là xung đột về văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng… là mầm mống của những xung đột, bất ổn định của nước có dân nhập cư. Ngược lại đối với những nước có công dân di cư, họ cũng phải đối mặt với vấn đề mất nguồn lao động, thậm chí là chảy máu chất xám- một yếu tố cần thiết cho phát triển đất nước. Có nhiều nguyên do chảy máu chất xám như các nước phát triển có ưu đãi nhiều hơn về cơ sở vật chất, lương, điều kiện sống. IV – Giải pháp Chúng ta đã và đang có những giải pháp nào? Cấp Quốc gia Vấn đề bùng nổ dân số thực sự đã là một vấn đề toàn cầu, tác động không riêng rẽ đến quốc gia nào mà đến toàn thế giới. Hơn nữa, nguyên nhân của vấn đề lại xuất phát từ từng quốc gia. Vì vậy, để giải quyết được vấn đề dân số cũng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của từng quốc gia Để tìm ra giải pháp cho vấn đề bùng nổ dân số, mỗi quốc gia trước hết phải có những đánh giá đúng đắn vê tình hình dân số của quốc gia mình. Có thể thấy hiện nay tình trạng bùng nổ dân số tập trung chủ yếu ở các châu lục kém phát triển hơn như châu Á và châu Phi trong khi đó dân số lại tăng rất chậm ở các quốc gia phát triển như Nhật bản và Mỹ, vì vậy để giải quyết bùng nổ dân số thì chúng ta phải nhắm đến các quốc gia mà tại đó, tỉ lệ gia tăng dân số là cao. Các quốc gia này, trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của một cơ cấu dân số hợp lý để từ đó dồn nỗ lực vào việc giải quyết vấn đề. Sau khi nhận thực được, các quốc gia phải có những định hướng cho quốc gia mình. Một số định hướng cơ bản gồm có: nâng cao chất lượng dân số, tạo cơ sở dân số hợp lý ở các siêu đô thị, gắn phát triển dân số với phát triển KT-XH và môi trường v.v… Từ những định hướng này, những biện pháp cụ thể mà các quốc gia cần triển khai là Thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền và giảng dạy để nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề dân số và tầm quan trọng của vấn đề này. Từ đó thực hiện các chương trình giáo dục thay đổi hành vi. Có một chiến lược thực hiện kế hoạch hóa gia đình phổ biến và có hiệu quả, đặc biệt nhắm tới các đối tượng nguy cơ. Tạo ra những cơ hội việc làm để hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa: tránh tình trạng dân số tập trung quá đông tại các siêu đô thị Nhìn chung đây là những đề xuất giải pháp cụ thể cho các quốc gia nói chung, đặc biệt là các nước đang phát triển với tỉ lệ dân số tăng nhanh. Tuy nhiên, mỗi nước lại có những đặc điểm đặc thù riêng và mỗi nước cần phải đề ra những biện pháp triển khai cụ thể sao cho phù hợp nhất với quốc gia mình để từ đó các biện pháp trên phát huy hiệu quả tối đa. Để thấy rõ hơn thực trạng giải quyết vấn đề dân số ở cấp quốc gia, hãy nhìn vào một ví dụ cụ thể. Chúng ta có thể nghĩ đến Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Song cũng không thể quên chính Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tỉ lệ gia tăng dân số. Trước kia, có chính sách khuyến khích “mỗi gia đình chỉ dừng lại ở hai con để đảm bảo nuôi dạy con cho tốt”, nói cách khác, để đảm báo chất lượng cuộc sống gia đình, từ đó đảm bảo chất lượng dân số, biến dân số trở thành nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong giai đoạn 2001 – 2010, mục tiêu tổng quát của chính sách dân số nước ta là “Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh tiến tới ổn định quy mô dân số ở mực hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.” Chiến lược Dân só Việt Nam. Ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Như vậy, hiện nay chính sách của Việt Nam không có sự “giới hạn’ số con của mỗi gia đình mà tiêu chỉ đầu tiên là phải “hợp lý để có cuộc sống ấm no hành phục”. Rõ ràng, chính sách của Việt Nam đã gắn được dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các cơ quan về dân số (ví dụ Ủy ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và các Phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh/thành phố) cũng đã thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao nhân thức của người dân về tầm quan trọng của dân số, thực hiện nhiều chương trình kế hoạch hóa gia đình hướng tới các đối tượng nguy cơ v.v…. Một ví dụ điển hình khác là tại Costa Rica, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đã là một phần của các dịch vụ phát triển xã hội. Thông qua tiền hỗ trợ từ các nước phát triển, chính phủ Costa Rica đã tiến hành xây dựng và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho mỗi người dân: dịch vụ nước sạch, phố cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, ….góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống…Tỷ lệ trẻ em biết chữ ở Costa Rica là 94%, tuổi thọ trung bình ở đây đã tương đương với những nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chết đã giảm từ 62/100 trẻ vào năm 1970, giảm xuống còn 13/100 trẻ vào năm 1996. Và rõ ràng, khi gia đình nhỏ trở thành phố biến trong xã hội, thì mỗi cặp vợ chồng càng nhận thức sâu sắc hơn những thuận lợi do ít con đen lại. Họ có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con hơn. Chính từ những thay đổi này đã đem lại cho Costa Rica những thành tựu đáng kể trong kinh tế. Tại đây, vào năm 1996: cùng với những biện pháp kế hoạch hoá gia đình, kinh tế của nước này đã đạt được những bước phát triển vượt bậc: tầng lớp trung lưu trong xã hội đã tăng đáng kể, giảm sự phụ thuộc vào giúp đỡ nước ngoài. Năm 1996 Costa Rica đã rút khỏi danh sách những quốc gia nhận viện trợ nhiều từ nước ngoài. Tương tự như vậy, đó là Tháilan và Tunisia… Cấp Quốc tế Bùng nổ dân số một vấn đề toàn cầu, tác động đến tất cả các quốc gia và vì vậy để giải quyết được cũng không thể chỉ dừng lại ở giải pháp của từng quốc gia riêng lẽ mà cần phải tính đến sự hợp tác, những nỗ lực tập thể của nhiều quốc gia trên thế giới. Cuối thế kỷ 20 là giai đoạn dân số thế giới có xu hướng tăng mạnh nhất, chỉ trong vòng 40 năm, dân số thế giới đã tăng gấp đôi từ hơn 3 tỉ đến 6.5 tỉ người Tiểu luận “Bùng nổ dân số vấn đề toàn cầu”. Khóa 31, Học viện quan hệ quốc tế . Từ thực trạng cấp bách đó, Liên hợp quốc đã tổ chức các hội nghị quốc tế về Dân số để cùng nhau đưa ra những giải pháp cho trình trạng này. Hợp tác quốc tế - Hội nghị Quốc tế Nhắc đến vấn đề toàn cầu nói chung thì nguyên tắc đầu tiên chúng ta phải nhớ tới là nguyên tắc hợp tác. Để giải quyết bất kể vấn đề toàn cầu nào đều đòi hỏi phải có nỗ lực chung của các quốc gia. Một trong những biểu hiện này là việc các hội nghị quốc tế về dân số với đại diện của tất cả các quốc gia, đại diện của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, công ty xuyên quốc gia để cùng tìm ra giải pháp chung cho vấn đề bùng nổ dân số. Trong lịch sử, cho đến nay đã có 3 hội nghị về dân số: Hội nghị năm 1974 tại Bucharest, Hội nghị năm 1984 tại Mexico city và Hội nghị năm 1994 tại Cairo. Những chiến lược này sẽ là cơ sở cho việc hoạch định chính sách tại các quốc gia dựa trên đặc thù riêng của mình, đồng thời cũng sẽ là nền tảng cho các dự án của các tổ chức quốc tế về vấn đề dân số. Vì lẽ đó, các hội nghị quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn, vai trò của các hội nghị quốc tế, chúng ta có thể phân tích hội nghị quốc tế điển hình, ở đây sẽ là Hội nghị về Dân số và phát triễn diễn ra tại Cairo năm 1994. Có thể nói, hội nghị năm 1994 đóng vai trò quan trọng như một bước ngoặt trong việc giải pháp vấn đề dân số ở tầm quốc tế. Tham gia hội nghị có đại diện của hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới và đại diện của các tổ chức phi chính phủ, cơ quan liên hợp quốc v.v…. Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã nhất trí thông qua một Chương trình hành động 20 năm nhằm giải quyết các vấn đề về hạn chế quyền lựa chọn, tỉ lệ dân số tăng nhanh, bất bình đẳng và hạn chế phát triển. The Rockefeller Foundation. High Stakes – Global Population and our common Future. Tr .23 Sở dĩ hội nghị năm 1994 được đặc biệt đánh giá cao bởi lẽ nó đã có một cái nhìn cấp tiến và có những định hướng rất mới cho giải pháp vấn đề dân số toàn cầu. Cụ thể, hội nghị hướng tới “quyền quyết định” cho tất cả mọi người. Để giải quyết vấn đề bùng nổ dân số, có thể có những biện pháp kế hoạch hóa gia đình nhưng những biện pháp đó không được và không nên thực hiện một cách cưỡng bức. Ngược lại, nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu thực sự xuất phát từ sự tự nguyện của mỗi con người. Từ đó, những đề xuất giải pháp mà hội nghị đưa ra như sau: The Rockefeller Foundation. High Stakes – Global Population and our common Future. Tr .23 Nâng cao khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ về sức khỏe, bao gồm kế hoạch hóa gia đình. Cho các cặp vợ chồng quyền được quyết định số con mà mình muốn. Mở rộng hơn nữa các cơ hội về giáo dục, nâng cao hiểu biết cho con người: một thực tế chứng minh rằng những người phụ nữ và nam giới có giáo dục có xu hướng muốn một gia đình nhỏ hơn. Cài thiện tình trạng trẻ em sinh ra bị chết: Chỉ khi các cặp vợ chồng cảm thấy yên tâm về những đứa con mình sinh ra, về khả năng sống sót của chúng, các cặp vợ chồng mới sẵn sàng sinh ít con hơn. Đầu tư vào phụ nữ: Những phụ nữ có học sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn, có tiếng nói hơn trong gia đình và trong xã hội. Khi vai trò phụ nữ được tăng lên, tình trạng “trọng nam khinh nữ” cũng sẽ được khắc phục bởi lẽ đây chính là một trong những nguyên nhân của việc sinh nhiều con dẫn đến tỉ lệ gia tăng dân số nhanh. Mở rộng cơ hội cho những phụ nữ trẻ tuổi: Có thể nói thế giới đang sắp phải đối mặt với một số lượng dân rất lớn. Không phải do gần đây, tỉ lệ gia tăng dân số lên cao mà do hiện nay, số người trẻ tuổi chuẩn bị bước vào tuổi trưởng thành, lập gia đình là lớn hơn bao giờ hết. Và khi những người này có quyết định sinh con, sẽ rất có nguy cơ dân số một lần nữa bùng nổ. Để khắc phục tình trạng đó, cần phải mở rộng cơ hội cho phụ nữ trẻ. Nếu họ được học hành, nâng cao nhận thức, chắc chắn sẽ có những quyết định khác nhau về việc sinh con và đây là một trong những biện pháp để giảm bớt nguy cơ bùng nổ dân số. Bắc Giúp Nam Thực trạng bùng nổ dân số hiện nay cho thấy dân số thế giới gia tăng nhanh nhất tại các quốc gia kém phát triển nhất, những nước này gặp nhiều khó khăn trở ngại về điều kiện vật chất, tài chính cũng như trình độ dân cư trong quá trình triển khai các biện pháp. Vì lẽ đó, vai trò của sự giúp đỡ quốc tế đóng vai trò rất quan trọng. Cũng như đã phân tích, dân số bùng nổ và tình trạng phân bổ không đồng đều không phải xuất phát chỉ từ các quốc gia nghèo mà các nước giàu cùng có trách nhiệm trong đó. Hơn nữa, nó tác động đến tất cả các quốc gia, cả các nước giàu. Vì lẽ đó, nước giàu cần đóng góp vai trò của mình trong việc giảm tình trạng bùng nổ dân số và phân bổ không đồng đều. Vừa vì lợi ích quốc tế, vừa vì lợi ích của chính mình. Điều đầu tiên cần phải khẳng định là tại các hội nghị quốc tế, các nước giàu đã cam kết đóng góp một lượng tiền nhất định cho viện trợ phát triển chính thức ODA, cho các vấn đề phát triển nói chung và các vấn đề dân số nói riêng. Điển hình tại Hội nghị Cairo năm 1994, các nước đã cam kết sẽ đóng góp 0,7% GNP cho các chương trình về kế hoạch hóa gia đình, năng cao chất lượng con người và nâng cao sức khỏe sinh sản v.v… Ngoài ra, có rất nhiều tổ chức phi chính phủ quốc tế, xuất phát từ các nước giàu đang hoạt động tại các nước đang phát triển nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Dân số là một trong số lĩnh vực đó. Các tổ chức này là nguồn quỹ chính cho các dự án về phát triển nói chung và về dân số nói riêng. Có thể kể ra ở đây 2 tổ chức tiêu biểu hướng tới giải quyết 2 thực trạng dân số toàn cầu. Thứ nhất, Quỹ dân số Thế Giới (WPF) (xuất xừ Hà Lan) – giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và chất lượng dân số Thứ hai, Tổ chức quốc tế về di dân IOM của Bỉ. – giải quyết vấn đề phân bố dân số không đồng đều. Trong đó, WPF đặc biệt hướng tới các đối tượng có nguy cơ cao như thanh thiếu niên tại các trường giáo dưỡng (dự án Breakthrough), trẻ em câm điếc (dự án DeafYouth) nhắm tới việc nâng cao hiểu biết cho họ. Cụ thể, WPF đang xây dựng các chương trình, giáo án về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên (dự án World Starts with me) và cả những giáo án đặc biệt dành cho người khiếm thính. Như vậy, có thể thấy, mặc dù cùng là giải quyết vấn đề bùng nổ dân số, nhưng có những NGO có cách tiếp cận rất mới, mang tính “đột phá” và thực sự đã rất hiệu quả. Vì vậy, với sự có mặt và hoạt động hiệu quả của các NGOs thì vấn đề bùng nổ dân số tại các nước nghèo hiện nay đang được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, cũng nhờ sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại các nước đang phát triển mà tình trạng thừa lao động tại các quốc gia này được khắc phục một phần. Nó sẽ góp phần giải quyết việc làm ngay tại chỗ và làm hạn chế tác động đối với sự di dân quốc tế. Bên cạnh tài trợ tài chính cho các tổ chức quốc tế, để khắc phục vấn đề dân số già ở chính quốc gia mình và cũng qua đó giảm bớt tác động tiêu cực của vấn đề bùng nổ dân số tại các nước nghèo, các quốc gia phát triển ngày nay cũng đang hướng tới các biện pháp mở cửa cho người lao động từ nước ngoài. Chính điều này cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng phân bổ dân số không đồng đều giữa các quốc gia hiện nay. Và cùng với việc tập trung hơn vào vấn đề di dân thì các nước đang phát triển cũng phải đồng thời siết chặt các biện pháp quản lý để hạn chế những tác động tiêu cực của giải pháp này: như sự mất kỷ luật của di dân, một loạt vấn đề kéo theo di dân như đói nghèo – môi trường – tội phạm v.v. Tính khả thi của những giải pháp hiện tại: Ở cấp độ quốc gia: Trong quá trình thực hiện các giải pháp trên, các nước không thể tránh khỏi việc gặp phải một số khó khăn. Điển hình, tại một số quốc gia nghèo Châu Phi, việc thực hiện các dự án cấp quốc gia nhằm nâng cao nhận thức người dân gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Khi đó, các quốc gia này phải phần lớn dựa vào sự viện trợ và các dự án phát triển từ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra còn phải kể đến khó khăn trong việc thực hiện các chương trình kế hoạch hóa gia đình. Nếu người dân chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của giải pháp này thì họ sẽ chỉ coi đó như một hình thức áp đặt, vi phạm “nhân quyền”. Vấn đề “nhân quyền” trong việc kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề rất phức tạp, nó còn là một con bài để các nước khác can thiệp vào một nước. Vì vậy, khi thực hiện các chính sách về kế hoạch hóa gia đình, vấn đề cơ bản và đầu tiên là phải giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của nó để từ đó hình thành sự tự ý thức. Ở cấp độ quốc tế: Trong thực tiễn của quá trình tiến hành các giải pháp trên, sự phối hợp hoạt động giữa các nước với nhau, giữa các nước với các tố chức quốc tế còn chưa thực sự chặt chẽ, chỉ mang tính chất hình thức và do đó, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Theo như cam kết của các nước phát triển trong Hội nghị Cairo 1994: thì chỉ có Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển và Nauy là những nước đã giành 0,7% trong tổng GNP của mình để giúp hỗ trợ cho các nước nghèo, lạc hậu, đông dân. Trong khi đó, hầu như các nước phát triển khác đã không hề thực hiện được mục tiêu này. Một khía cạnh còn tồn tại khác là bằng các hoạt động hỗ trợ, các hoạt động giúp đỡ về phương tiện, cơ sở vật chất cho các nước nghèo, đông dân giải quyết vấn đề dân số, các nước công nghiệp phát triển đã tạo ra những tác động ở một mức độ nào đó lên các quốc gia này: gây áp lực chi phối hoạt động kinh tế, chính trị, đối ngoại cũng như gây sức ép buộc họ lệ thuộc, trở thành đồng minh của nước mình. Ví dụ như tại một số nước châu Phi thông qua việc nhận thuốc viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ, các công ty xuyên quốc gia hay các tổ chức quốc tế, các quốc gia này đã trở thành thí nghiệm cho những mẫu thuốc, sản phẩm cho những cơ quan, tổ chức trên. Và cho dù biết rằng đây chỉ là những trường hợp hạn hữu xảy ra nhưng rõ ràng đây là một thực trạng mà chúng ta phải đối mặt và không thể chối cãi. Sự hợp tác quốc tế mà bùng nổ dân số mang lại không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi. Giữa các quốc gia khác nhau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc_tl_bung_no_dan_so_1896.doc