Tiểu luận Các khoản thuế MNCs phải đóng góp và biện pháp tối thiểu thuế

2.4.1 Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.

• Doanh thu tính thuế: là tất cả những hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu đều phải chịu một mức thuế nhất định.

• Chi phí tính thuế: tất cả những chi phí phải bỏ ra trong quá trình trực tiếp tao ra sản phẩm nhằm mang lai doanh thu hoặc với mục đích tạo điều kiện tương hổ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các khoản thuế MNCs phải đóng góp và biện pháp tối thiểu thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p dụng theo cơ chế "tự động". Các đối tượng muốn được hưởng ưu đãi theo Hiệp định phải thực hiện theo các thủ tục  qui định tại Mục IV - Thông tư 95/1997/TT/BTC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt nam và Thông tư số 37/2000/TT/BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 95/1997/TT/BTC ngày 29/12/1997. Cơ quan giải quyết -   Tổng cục Thuế Giải quyết xin miễn giảm thuế theo Hiệp định do Cục thuế chuyển lên sau khi đã tập hợp đủ hồ sơ trong các trường hợp sau: (a) Tổng số tiền thuế của một đối tượng nộp thuế cho năm tính thuế có liên quan trên 500.000.000 đồng Việt nam; hoặc (b) Đối với các đối tượng nộp thuế có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố; hoặc (c)  đối tượng nộp thuế có các giao dịch, hợp đồng nội bộ không theo nguyên tắc giá thị trường giữa các chủ thể kinh doanh độc lập. - Cục thuế các tỉnh, thành phố Giải quyết các trường hợp xin áp dụng Hiệp định khác. Ngoài ra, các MNCs còn được một sự bồi hoàn đối với thuế gia tăng, gọi là Tín dụng thuế. Hầu hết các nước kể cả Mỹ, đã cấp các khoản tín dụng thuế cho các loại thuế mà chi nhánh công ty đã trả trên cùng một thu nhập. Ví dụ, nếu có một chi nhánh đặt tại nước ngoài có thu nhập trước thuế là $100, đã trả $30 tiền thuế nội địa và chuyển $70 còn lại sang công ty mẹ của nó dưới hình thức cổ tức, sẽ đánh thuế $34 (34%*100) nhưng lại cung cấp một tín dụng thuế nước ngoài đối với $30 đã trả cho nước ngoài, và công ty mẹ chỉ còn phải trả $4. Tín dụng thuế nước ngoài từ những vụ chuyển tiền khác có thể được sử dụng để bù hoàn những khoản gia tăng này. Ví dụ, nếu một chi nhánh ở nước ngoài kiếm được $100 trước thuế, chi $45 thuế nội địa, rồi chuyển $55 còn lại dưới hình thức cổ tức, công ty mẹ sẽ giải tỏa với một tín dụng thuế nước ngoài là $11, khoản chênh lệch giữa $34 thuế nợ và $45 thuế đã trả ở nước ngoài. THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM Các loại thuế tác động lên MNCs khi hoạt động ở Việt Nam . Thuế môn bài Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Căn cứ xác định mức thuế môn bài là vốn đăng ký của năm trước liền kề với năm tính thuế. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh năm thành lập để xác định mức thuế môn bài. Mỗi khi có thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, cơ sở kinh doanh phải kê khai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để làm căn cứ xác định mức thuế môn bài của năm sau. Nếu không kê khai thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế môn bài phải nộp) Quy định: Vốn đăng ký(VĐK) :trên 10 tỷ- Mức thuế môn bài (MTMB) cả năm là: 3 triệu VĐK : Từ 5 tỷ - 10 tỷ - MTMB là 2 triệu VĐK : Từ 2 tỷ - dưới 5 tỷ - MTMB là 1,5 triệu VĐK : Dưới 2 tỷ - MTMB là 1 triệu LOẠI VỐN ĐĂNG KÝ (VNĐ) MỨC THUẾ MÔN BÀI CẢ NĂM (VNĐ) Đơn vị hạch toán độc lập Trên 10 tỷ 3.000.000 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000 Dưới 2 tỷ 1.000.000 Mỗi chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh 1.000.000 “Các đơn vị thành lập sau ngày 30/6 thì chỉ nộp môn bài bằng 50% mức thuế cả năm. Thời hạn nộp thuế : Ngày 30/1 đối với những cơ sở đã hình thành từ các năm trước ; 30 ngày kể từ ngày thành lập mới chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu.” Trích “Những điều doanh nghiệp cần biết sau khi đăng ký thuế” – theo chi cục thuế TP HCM . Thuế giá trị gia tăng  Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với tính ưu điểm cuả thuế giá trị gia tăng là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm cuả các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế. Cơ sở cuả thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm cuả sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế. Nói cách khác, cơ sở cuả thuế giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Do đó cơ chế hoạt động cuả thuế giá trị gia tăng được quy định nhưa sau: Một trong những nguyên tắc cơ bản cuả thuế giá trị gia tăng là sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau. Thuế giá trị gia tăng có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Còn người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Nói cách khác, thuế giá trị gia tăng là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi kết qủa sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng chiụ nhưng không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào ngân sách nhà nước, do trong giá bán hàng hoá (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế giá trị gia tăng. Vì qua từng công đoạn, thuế giá trị gia tăng đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vụ cho nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoá hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu. Hàng tháng, căn cứ vào tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT thì nếu đơn vị có số thuế GTGT đầu ra lớn hơn đầu vào thì phải nộp thuế GTGT, hạn chót không quá ngày 25 tháng tiếp theo. Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên phần giá tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ (HH, DV) chịu thuế. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. thuế gia trị gia tăng được tính trên phần lợi nhuận trước thuế sau khi trừ hết các chi phí Cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai : Xác định số thuế GTGT phải nộp : Thuế GTGT phải nộp = [Giá trị gia tăng của HH, DV] x [Thuế suất thuế GTGT của HH, DV đó] Giá trị gia tăng của HH, Dv = [Doanh số của HH, DV bán ra] – [Giá vốn của HH, DV bán ra] - Kê khai : Thực hiện kê khai hàng tháng theo mẫu số 07A/GTGT. Thời hạn nộp tờ khai cho Chi cục Thuế chậm nhất là ngày 10 của tháng sau . Đối với hộ kinh doanh không thực hiện chế độ kế tóan, chế độ lập hóa đơn, chứng từ khi mua hàng hóa, dịch vụ : Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT phải nộp = [Doanh thu ấn định] x [Tỷ lệ GTGT] x [Thuế suất] thuế suất của mỗi ngành hang ở 1 mức khác nhau theo quy định của cơ quan thuế Thời hạn nộp thuế Thời gian nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phải nộp. Thông thường, doanh nghiệp sẽ nộp thuế vào ngày 20 mỗi tháng, hoặc ngày 30 mỗi quý , tùy theo doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế khi thành lập. thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng sau 2 năm thành lập thì doanh nghịêp đc miễn giảm theo % nào đó nhưng hồ sơ để làm phức tạp và thường được” giấu” , do đó, chỉ có các doanh nghịêp am hiểu thật sự mới có khả năng làm được bộ hồ sơ đúng . Thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ tính thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất. =>>> Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/ QH12 ngày 03/6/2008 (chương 2- căn cứ và phương pháp tính thuế) Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác. ·         Doanh thu tính thuế: là tất cả những hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu đều phải chịu một mức thuế nhất định. ·         Chi phí tính thuế: tất cả những chi phí phải bỏ ra trong quá trình trực tiếp tao ra sản phẩm nhằm mang lai doanh thu hoặc với mục đích tạo điều kiện tương hổ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm: Khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh. Mức trích khấu hao tài sản cố định do Bộ tài chính quy định. ·         Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho. ·         Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, tiền ăn giữa ca: ·        Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định hiện hành. ·        Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác theo hợp đồng lao động. Nếu chưa thực hiện chế độ hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động dược tính vào chi phí để tính thu nhập chịu thuế căn cứ vào mức tiền lương, tiền công bình quân của ngành nghề tại địa phương. Không được tính vào chi phí tiền lương, tiền công các khoản chi phí sau: +   Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. +    Tiền lương, tiền công của sáng lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. ·        Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động. ·         Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến cải tiến, bảo vệ môi trường, tài trợ cho giáo dục, y tế, đào tạo lao động trong nội bộ doanh nghiệp. ·         Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, tài sản cố định, tiền thuế tài sản cố định, kiểm toán, bảo hiểm tài sản, chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấp phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật. ·         Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật, chi bảo hộ lao động, bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp qũy bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ quy định. ·         Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không qúa mức lãi suất trần do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các tổ chức tín dụng. ·         Trích các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính và dự phòng các khoản thu khó đòi. ·         Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật. ·         Chi về chi tiêu hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi đóng gói, vận chuyển, bốc vác, thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm. ·         Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7 % tổng số chi phí. Ðối với hoạt động thương nghiệp tổng chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hoá bán ra. ·         Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: ·        Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà, đất, thuế tài nguyên. ·        Lệ phí đường, phí qua cầu, qua phà, lệ phí sân bay, công chứng... ·        Tiền thuê đất... ·         Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo tỷ lệ doanh thu của cơ sở thường trú so với tổng doanh thu công ty ở nước ngoài. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ các khoản chi phí sau: ·        Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi như: trích trước về sửa chữa lớn, phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác. ·        Các khoản chi không có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng không hợp lệ. ·        Các khoản tiền phạt như phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm Luật giao thông, phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm hành chính về chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác. ·        Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như chi về đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế. ·        Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ như chi phí sự nghiệp, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất... Trường hợp ngoại trừ: Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tiền lương, tiền công của sáng lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi Các khoản chi không có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng không hợp lệ Các khoản tiền phạt như phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm Luật giao thông, phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm hành chính về chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác. Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thuế suất Gồm 4 loại thuế chính như sau: -Thu nhập mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại Việt Nam (kể cả số thuế thu nhập được hoàn lại và số thu nhập thu được do chuyển nhượng vốn) nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải chịu thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài -Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam -Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50 %; khai thác tài nguyên qúy hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32 % đến 50 % phù hợp đối với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Bộ tài chính quyết định cụ thể đối với từng dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư quyết định cụ thể đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng phải được sự đồng ý của Bộ tài chính. I. Cơ sở KD trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài KD ở Việt Nam không theo Luật ĐTNN tại Việt Nam Thuế suất chung 32% Khai thác mỏ, khoáng sản, lâm sản và thủy sản. 25% Luyện kim, sản xuất sản phẩm cơ khí Luyện kim, sản xuất sản phẩm cơ khí ·     Sản xuất vật liệu xây dựng (trừ sản xuất xi măng). Xây dựng (trừ khảo sát, thiết kế, tư vấn, giám sát). Vận tải (trừ vận tải hàng không, vận tải taxi). Các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư 25 %, 20 %, 15 %. II.DN có vốn ĐTNN và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác theo Luật ĐTNN tại Việt Nam Thuế suất chung 25 % Xuất khẩu ít nhất 50 % sản phẩm 20% (trong thoi hạn 10 năm kể từ khi hoạt động) Sử dụng từ 500 lao động trở lên Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản Sử dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư vào nghiên cứu phát triễn. sản xuất sản phẩm có tỷ lệ nội địa hoá cao Luyện kim, hoá chất cơ bản, cơ khí chế tạo, hoá dầu, phân bón, sản xuất linh kiện điện tử, ô tô, xe máy. 15%(trong thời han 12 nam kể từ khi hoạt động) Xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng Trồng cây công nghiệp lâu năm Ðầu tư vào vùng có khó khăn (kể cả dự án khách sạn). Các dự án có 02 tiêu chuẩn tại mục áp dụng mức thuế suất 20% Xây dựng kết cấu hạ tầng tại vùng khó khăn. 10 % (trong thời hạn 15 năm, kể từ khi hoạt động) Ðầu tư vào miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Trồng rừng Các dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư khác Ðối với các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT, dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thì mức thuế suất ưu đãi 20 %, 15 %, 10 % áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án. III. Tổ chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí 50 % Khai thác tài nguyên qúy hiếm khác 32 % đến 50 % ·         Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia để tái đâu tư với điều kiện: ·        Tái đầu tư vào dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đấu tư. ·        Vốn đấu tư được sử dụng 3 năm trở lên. ·        Ðã góp đủ vốn pháp định ghi trong giấp phép. Tỷ lệ hoàn thuế được quy định như sau: ·        Tái đầu tư vào các dự án được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10 % trong thời hạn 15 năm: 100 %. ·        Tái đầu tư vào các dự án được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15 % trong thời hạn 12 năm: 75 %. ·        Tái đầu tư vào các dự án được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20 % trong thời hạn 10 năm: 50 %. LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 3, SỐ 14/2008/QH12 NGÀY 03 THÁNG 06 NĂM 2008 Lưu ý : Thu nhập mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại Việt Nam (kể cả số thuế thu nhập được hoàn lại và số thu nhập thu được do chuyển nhượng vốn) nếu chuyển ra nước ngoài hoặc được giữ lại ngoài Việt Nam đều phải chịu thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài. Thuế suất thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài được áp dụng như sau: Mức vốn pháp định hoặc vốn để hợp doanh Mức thuế Từ 10 triệu USD trở lên 5% Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước 5% Từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD 7% Dưới 5 triệu USD 10% . Thuế cho phần lợi nhuận chuyển về nước Theo thông tư số 26/2004 thì Việt Nam đã bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó thì thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài đầu tư ở Việt Nam đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cả số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần) khi chuyển ra nước ngoài không phải nộp thuế. Trước đây theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Việt kiều và người nước ngoài đầu tư ở Việt Nam khi chuyển thu nhập ra nước ngoài phải nộp một khoản thuế bằng 5% số thu nhập chuyển ra nước ngoài. Trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài phải lập Tờ khai chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư, nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đó đầu tư vốn. Các MNCs cũng cần lưu ý là chỉ được chuyển lợi nhuận về nước sau khi kết thúc năm tài chính và đã nộp báo cáo quyết toán thuế. Bộ Tài Chính có thông tư 124 quy định rằng nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hàng năm và chỉ được chuyển một lần toàn bộ số lợi nhuận sau khi kết thúc năm tài chính và đã nộp báo cáo quyết toán thuế. Các nhà đầu tư cũng được tạm chuyển tiền về ngay trong năm tài chính theo định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng nhưng sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp kết thúc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sẽ được chuyển hết lợi nhuận ra nước ngoài. Đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vốn tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: được tạm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng nếu đã thực hiện kê khai thuế TNDN của năm tài chính và đã tạm nộp thuế TNDN hàng quý. Các nhà đầu tư nước ngoài không được tạm chuyển lợi nhuận khi: không thực hiện kê khai thuế TNDN; Số lợi nhuận được chia không phù hợp với các quy định của pháp luật về thuế, kế toán hiện hành của Việt Nam; Số lợi nhuận của năm cuối cùng đã chi trả trước khi kết thúc thời hạn hoạt động theo giấy phép đầu tư hoặc chấm dứt hoạt động theo quyết định của nhà đầu tư hoặc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các loại thuế khác Thuế thu nhập cao Đây là mức thuế tính cho người có thu nhập cao. Hàng tháng, doanh nghiệp phải thống kê các khoản thu nhập của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị để tính mức thuế này. Theo quy định hiện hành thì thuế tính cho người có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên. Thuế thu nhập không thường xuyên Khi chi trả cho những hợp đồng nhân công ngoài, không phải là cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp, doanh nghiệp luôn phải giữ lại 10% tổng giá trị hợp đồng và ghi một biên lai cho người đó, doanh nghiệp nộp khoản thuế này cho cơ quan thuế, ghi rõ số biên lai. Đến cuối năm tài chính, người được thuê sẽ đến cơ quan thuế hoàn tất thủ tục thuế, nếu tổng mức thu nhập không quá 4 triệu thì được hoàn trả lại 10% đã trích, còn nếu vượt thì cơ quan thuế sẽ tính thuế phải nộp và bù trừ với khoản đã trích. Thuế môi trường Doanh nghiệp phải đóng một khoản phí để sử dụng vào mục đích cải tạo môi trường, sử lý chất thải... Thuế sử dụng đất Doanh nghiệp hàng năm phải đóng khoản thuế này cho nhà nước, theo mức thuế do cơ quan thuế ban hành. Nếu doanh nghiệp đóng ở các KCN, KCX thì khoản thuế này đã được ban quản lý tính trong chi phí thuê mặt bằng. Ngoài các loại thuế cơ bản trên thì tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế X-N khẩu, thuế tài nguyên. CÁC BIỆN PHÁP TRỐN VÀ TRÁNH THUẾ ĐƯỢC BIẾT ĐẾN Trốn thuế Lợi dụng “Quyền kê khai” để trốn thuế Pháp luật thuế quy định, người nộp thuế cũng đồng thời là người khai thuế. Với hình thức này, các công ty nhiều khi cố tình khai các khoản miễn giảm càng nhiều càng tốt để toàn bộ các khoản khai giảm bằng lợi nhuận của công ty trong năm. Các thủ thuật thường được thực hiện là khai và đặt tên cho các hình thức chi phí hợp lý trong các hoạt động kinh doanh như tiền lương, chi phí dịch vụ,… Hình thức khai giảm này dựa vào những giải thích không chính xác các quy định về luật thuế Mỹ và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý Mô hình kinh doanh trốn thuế Các công ty sẽ trốn thuế dưới danh nghĩa tập đoàn kinh doanh miễn thuế và nộp đơn xin thành lập các tập đoàn kinh doanh dưới lớp vỏ bọc “giáo sỹ” hoặc “người nước ngoài” nhân danh cá nhân hoặc một tổ chức tôn giáo hay một đoàn thể. Với những tập đoàn kiểu này, các công ty có thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp giống như một đơn vị kinh doanh của các tổ chức tôn giáo ( hay còn gọi là tập đoàn kinh doanh đơn nhất – Corporation Sole). Khi được ban hành, luật “Tập đoàn kinh doanh đơn nhất – Corporate Sole” nhằm vào mục đích cho phép những người trong lĩnh vực tôn giáo được chính thức tách ra khỏi các ràng buộc về tài sản cá nhân và quy định của nhà thờ. Nhưng các nhà làm luật của Mỹ đâu có ngờ rằng luật này lại trở thành công cụ trốn thuế của các công ty Mỹ. Lợi dụng Quỹ từ thiện và tiền quyên góp để trốn thuế Việc sử dụng các cơ quan từ thiện để làm bình phong che dấu các khoản thu nhập và tài sản không chính đáng để tránh đóng thuế ngày càng nhiều. Điều này có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh thường nhật, chẳng hạn khi công ty chuyển tài sản hay một khoản thu nhập vào tài khoản của một tổ chức từ thiện hay một quỹ quyên góp nhưng vẫn tiếp tục quản lý nguồn tiền hay tài sản chứ không thật sự cho hay tặng khoản quyên góp cho cơ quan từ thiện. Từ hành động này các công ty sẽ nhận được một khoản miễn giảm thuế tính trên trị giá tài sản mà không hề chuyển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác khỏan thuế MNCs phải đóng góp và biện pháp tối thiểu thuế.doc
Tài liệu liên quan