Tiểu luận Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng, lại có thêm sự đóng góp sâu rộng của nhân dân, nên các dịch vụ giáo dục ngày càng đa dạng hóa, chất lượng dịch vụ giáo dục ngày càng được nâng cao. Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã tăng đáng kể, từ 5% tổng chi ngân sách năm 1985 lên 10% năm 1995, 15% năm 2000. Đến năm 2005, tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo của ngân sách nhà nước lên tới 18% (tương đương 40 nghìn tỷ đồng), trong đó chi thường xuyên chiếm 80-85%, chi chương trình mục tiêu chiếm 4-6% và chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 15-17%.

Sự tăng chi cho chương trình mục tiêu từ 600 tỷ đồng/năm lên gần 1300 tỷ đồng năm 2004 và 2500 tỷ đồng năm 2005 đã góp phần giải quyết kinh phí thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ngành giáo dục như: đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa, hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc, xây dựng cơ sở vật chất trường sư phạm và bồi dưỡng giáo viên, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất trường học và xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm, tăng cường năng lực đào tạo nghề

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8108 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong giáo dục đại học. Tuy nhiên, các chuẩn mực này đang bị thay đổi và khác nhau giữa các trường, do chất lượng tuyển sinh đầu vào bị hạ thấp, cùng với các yếu tố tác động không tốt tới hoạt động dạy và học...Trong quá trình giáo dục đang chuyển dần từ theo định hướng của nhà nước sang nền giáo dục đại học theo thị trường thì chất lượng giáo dục đại học đang là mối quan tâm rất lớn. Cơ sở lý luận Có thể thấy giáo dục là niềm hy vọng lớn cho đất nước, giáo dục giúp đào tạo ra những người hiền tài, là trụ cột chính cho công cuộc đổi mới, đất nước. Trong đó, chất lượng giáo dục luôn đi liền với các mối quan hệ, các vai trò nhất định, đó là: Vai trò của Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục Trước hết phải nói đến vai trò của Nhà nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đảng, Nhà nước xây dựng những chính sách về giáo dục phù hợp với mục tiêu chung xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Những quan điểm, chính sách về giáo dục - đào tạo đã được đưa vào Hiến pháp năm 1992 và Luật Giáo dục năm 1998. Biện pháp cơ bản thực thi các chính sách giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua là kế hoạch hóa công tác giáo dục - đào tạo trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương theo các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng chiến lược các quy hoạch dài hạn 10-20 năm với các mục tiêu phát triển chủ yếu về quy mô giáo dục các bậc học, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu chủ yếu khác. Trên cơ sở đó, Nhà nước xây dựng và tổ chức thực thi các mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo theo các chương trình quốc gia trong từng giai đoạn. Nhà nước cũng quyết định tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục đào tạo. Nhìn chung, ngân sách cho giáo dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách Nhà nước, chứng tỏ giáo dục ngày càng được quan tâm, coi trọng. Bên cạnh đó Nhà nước còn có các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên. Đó là các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích học tập tốt.. Vai trò của các trường Các trường ĐH-CĐ là nơi trưc tiếp tiến hành đào tạo, giảng dạy. Để thu hút sinh viên, các trường đã liên tục đổi mới trang thiết bị, thay đổi phương pháp dạy và học, thuê giảng viên nước ngoài giỏi về giảng dạy, tuyển chọn đội ngũ giáo viên có năng lực... Đồng thời các trường cũng có các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, liên kết với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện học hỏi tốt nhất cho sinh viên và đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Chất lượng giáo dục ở các trường ĐH cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Để cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, các trường đang tích cực tìm kiếm và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, đưa đi bồi dưỡng...để nâng cao chất lượng giảng dạy. Vai trò của gia đình và xã hội Gia đình và xã hội cũng là những tác nhân quan trọng đối với chất lượng giáo dục. Sự quan tâm hay không của gia đình và xã hội đên nền giáo dục sẽ là động lực để giáo dục đại học phát triển. Vai trò của sinh viên Sinh viên chính là đối tượng chính của giáo dục đại học, và bản thân họ cũng chính là chủ thể của chính họ. Ý thức học tập, rèn luyện, mong mỏi đạt được tri thức là những động lực chính để tăng chất lượng giáo dục. Giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách giáo dục, đặc biệt là sau cải cách kinh tế - xã hội toàn diện năm 1986, nền giáo dục nước nhà đã và đang dần được hoàn thiện. Trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng của việc đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam là tăng cường khả năng cung ứng của các cơ sở giáo dục, mở rộng tố đa cơ hội tiếp cận cho người học. Để đạt những mục tiêu trên, rất nhiều biện páp đã được đưa ra, kết quả là số lượng các trường đại học-cao đẳng và lượng sinh viên đều tăng đột biến Các tiêu chí đánh giá Để đánh giá về hệ thống giáo dục đại học, người ta có thể dựa trên một số tiêu chí sau: Tiêu chuẩn đầu vào Để vào học tại các trường ĐH-CĐ thì bắt buộc phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định, như: Tốt nghiệp THPT, bổ túc Tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ đạt đủ điểm chuẩn đầu vào do các trường quy định. Trừ một số trường hợp khác như đạt giải cao học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.. Chuẩn điểm đầu vào đã được áp dụng trong các kỳ thi ĐH-CĐ từ trước đến nay. Nó cho ta biết trình độ đầu vào của các sinh viên tại các trường. Số lượng trường, số giảng viên, sinh viên của trường Chỉ tiêu này giúp đánh giá sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học về số lượng. Tuy nhiên, nó không giúp đánh giá về chất lượng nhiều lắm, và thường thì số lượng cao tỷ lệ nghịch với chất lượng Chuẩn đầu ra của sinh viên Mô hình này mới được áp dụng tại nước ta. Đó là quy định khối lượng kiến thức cần thiết nhất định sinh viên phải tích lũy đẻ có thể ra trường (tín chỉ). Hình thức đào tạo theo tín chỉ đang được áp dụng tại nhiều trường ĐH-CĐ trên toàn quốc. Chất lượng giảng dạy của giảng viên Số lượng và chất lượng sinh viên nghiên cứu khoa học, tham gia olympic môn học... Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin... của trường. Chương II. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tại Việt Nam Ngay từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/09/1945), Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, luôn coi giáo dục là một công cụ quan trọng trong tiến trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Kể từ năm 1945 đến nay, nền giáo dục mới ở nước ta đã trải ba cuộc cải cách giáo dục. 2.1.1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất - 1950 Tháng 07/1950, bản đề án cải cách giáo dục đã được Hội đồng Chính phủ thông qua. Bản đề án đã nêu rõ: Nền giáo dục mới phải là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, được thiết kế trên nguyên tắc “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Mục tiêu của hệ thống giáo dục là giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, nghị lực phục vụ kháng chiến, phục vụ đất nước. Cơ cấu nhà trường cải cách gồm hệ thống phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học. 2.1.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai - 1956 Sau ngày giải phóng (1954), miền Bắc có hai hệ thống giáo dục phổ thông cùng tồn tại: hệ thống giáo dục 9 năm (ở vùng kháng chiến do ta xây dựng) và hệ thống giáo dục 12 năm (ở vùng mới giải phóng do Pháp để lại). Vì vậy, tháng 03/1956, Chính phủ đã thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ hai. Mục tiêu của cải cách giáo dục lần này là: đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, cán bộ tốt, trung thành vớ nước nhà. Về hệ thống giáo dục, hình thành hệ giáo dục phổ thông 10 năm (gồm ba cấp: cấp một từ lớp 1 đến lớp 4, cấp hai từ lớp 5 đến lớp 7, cấp ba từ lớp 8 đến lớp 10), giáo dục đào tạo và chuyên nghiệp. 2.1.3. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba - 1979 Trong điều kiện đất nước đã thống nhất, cùng đi lên xã hội chủ nghĩa, với nhận thức giáo dục là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, là cơ sở ban đầu rất trọng yếu trong sự phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,” ngày 11/01/1979, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14/NQ-TW về cải cách giáo dục lần thứ ba, trong đó tập trung cải cách cả cơ cấu hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục. Cuộc cải cách này nhằm mục đích thống nhất hai hệ thống giáo dục tồn tại ở hai miền Bắc - Nam (hệ thống giáo dục 10 năm của miền Bắc và hệ 12 năm của miền Nam) trong thời kỳ 1954-1975 và từng bước phổ cập giáo dục trong toàn dân (thông qua chương trình giáo dục liên tục cho trẻ em và bổ túc văn hóa cho người lớn). Để thực hiện cuộc cải cách này, trước hết đòi hỏi nỗ lực xây dựng trường sở, giáo trình, phương tiện sư phạm cần thiết để kéo dài cấp tiểu học thêm 1 năm và cấp THCS thêm 1 năm đối với hàng triệu học sinh miền Bắc. Trong điều kiện thiếu thốn chung của nền kinh tế đất nước, việc đầu tư thực hiện cuộc cải cách hệ thống giáo dục đã khiến chất lượng giáo dục giảm sút trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX, những dấu hiệu khủng hoảng giáo dục xuất hiện với tình trạng bỏ học gia tăng, vị thế xã hội và kinh tế của người giáo viên sa sút… 2.1.4. Nền giáo dục nước nhà sau cải cách kinh tế - xã hội 1986 Sau cải cách kinh tế, hệ thống giáo dục nước nhà cũng theo đó phát triển và dần có những tay đổi đáng kể: 2.1.4.1. Thay đổi trong cách nhìn nhận vai trò của giáo dục - đào tạo. Quan niệm “giáo dục như một bộ phận của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa” đã được thay thế bởi cách hiểu “đầu tư cho giáo dục là nguồn đầu tư cho phát triển”. Trong Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tháng 01/1993), Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm: “Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển”. 2.1.4.2. Chính sách xã hội hóa giáo dục Khi nền kinh tế nhiều thành phần ra đời và chế độ “bao cấp” dần bị xóa bỏ, thì vai trò độc quyền của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục dần dần giảm bớt, đồng thời các dịch vụ này không còn miễn phí. Quyết định số 44/HĐBT ngày 24/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần học phí trong giáo dục phổ thông đã đánh dấu tiến trình xã hội hóa giáo dục và thực hiện chia sẻ chi phí giáo dục giữa người dân và nhà nước. Chính sách xã hội hóa giáo dục ngày càng được triển khai rộng rãi trên cả nước, thu hút sự đóng góp của tất cả các thành viên, thành phần của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Thông qua Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, Nhà nước khuyến khích mở rộng nhiều hình thức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công, dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi. Chính sách đã thành công, thể hiện ở việc ra đời ngày càng nhiều trường tư thục, dân lập, từ mầm non đến đại học, làm giảm sức ép cho giáo dục công lập trong khi ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp. 2.1.4.3. Phổ cập giáo dục Giáo dục cơ bản được tập trung chú ý cải thiện và mở rộng, bắt đầu từ việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước. Chỉ thị Xóa nạn mù chữ có hiệu lực từ tháng 01/1990 và Luật Phổ cập giáo dục năm 1991 là sự thể chế hóa việc phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, góp phần quan trọng vào ngăn chặn nạn mù chữ và nâng cao dân trí. 2.1.4.4. Ngân sách dành cho giáo dục - đào tạo Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng, lại có thêm sự đóng góp sâu rộng của nhân dân, nên các dịch vụ giáo dục ngày càng đa dạng hóa, chất lượng dịch vụ giáo dục ngày càng được nâng cao. Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã tăng đáng kể, từ 5% tổng chi ngân sách năm 1985 lên 10% năm 1995, 15% năm 2000. Đến năm 2005, tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo của ngân sách nhà nước lên tới 18% (tương đương 40 nghìn tỷ đồng), trong đó chi thường xuyên chiếm 80-85%, chi chương trình mục tiêu chiếm 4-6% và chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 15-17%. Sự tăng chi cho chương trình mục tiêu từ 600 tỷ đồng/năm lên gần 1300 tỷ đồng năm 2004 và 2500 tỷ đồng năm 2005 đã góp phần giải quyết kinh phí thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ngành giáo dục như: đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa, hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc, xây dựng cơ sở vật chất trường sư phạm và bồi dưỡng giáo viên, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất trường học và xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm, tăng cường năng lực đào tạo nghề… 2.1.4.5. Hệ thống giáo dục quốc dân Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ là văn bản đầu tiên thể chế hóa các quy định về hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống bằng cấp và chứng chỉ cho giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua ngày 11/12/1998, trở thành bộ luật đầu tiên quy định cụ thể về hoạt động giáo dục của Việt Nam, tạo ra khung khổ pháp lý cho hoạt động giáo dục của Việt Nam. Hiện nay, hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo Luật Giáo dục quy định tại điều 6 như sau: + Giáo dục mầm non: bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo + Giáo dục phổ thông: bao gồm hai bậc học: bậc tiểu học và bậc trung học. Bậc trung học có hai cấp là trung học cơ sở và trung học phổ thông + Giáo dục nghề nghiệp: có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề + Giáo dục đại học và sau đại học: Giáo dục đại học gồm các trình độ cao đẳng và đại học, giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. 2.2. Những thành tựu đạt được của giáo dục Đại học 2.2.1. Về việc thực hiện các thể chế, chính sách của Nhà nước: Cùng với việc triển khai chỉ thị 296/CT-TT về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, đến hết ngày 15/8/2010 đã có 311 trường ĐH-CĐ báo cáo tình hình triển khai thực hiện (đạt 76,4%) trong đó có 300 trường (đạt tỷ lệ 96,5%) thành lập Ban chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, có 183 trường (đạt tỷ lệ 58,8%) xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; có 218 trường ( đạt tỷ lệ 70,1%) tổ chức xây dựng, rà soát, bổ sung các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020. Ngân sách dành cho giáo dục đại học cũng tăng cao, đặc biệt là việc triển khai cho sinh viên vay vốn ưu đãi. Từ ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức tăng cho vay ưu đãi từ 800.000đ/sinh viên/tháng lên 860.000 đ/sinh viên/tháng. Theo báo cáo của NH chính sách xã hội, đến hết tháng 6/2010 có 1.915.774 sinh viên của 1.723.782 hộ gia đình được vay vốn, với tổng dư nợ là 23.745.595 tỷ đồng. Bên cạnh đó là các chương trình trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, lựa chọn sinh viên ưu tú đi đào tạo ở nước ngoài... Cần chú ý về tiến trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong hai mươi năm qua mang hai đặc trưng chủ yếu: 1 - Chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2 - Chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Vì vậy, tổ chức và hoạt động giáo dục đại học đã có sự thay đổi căn bản, hướng tới sự đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Giáo dục đại học không còn bó hẹp trong việc thỏa mãn nhu cầu của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu rộng rãi của các thành phần kinh tế khác và nhu cầu học tập của nhân dân. Từ đó, giáo dục đại học không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước mà còn dựa vào các nguồn lực khác có thể huy động được. Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng giáo dục đại học, nhưng sự bao cấp hoàn toàn trước đây đã được thay thế bằng cơ chế chia sẻ chi phí với việc đóng góp bằng học phí của người học. Các nhà cung ứng mới trong giáo dục đại học cũng đã xuất hiện: đó là các tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập các trường cao đẳng, đại học dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là đại học tư thục). 2.2.2. Về số lượng các trường đại học, cao đẳng Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nếu như trong năm 1995 chỉ có 109 trường ĐH-CĐ công lập trên phạm vi toàn quốc, và không có trường ngoài công lập thì đến năm 2000 con số này là 148 trường công lập, 30 trường dân lập, và năm 2009 là 326 trường công lập, 77 trường dân lập. Đến nay, đã có 40/63 tỉnh thành có trường đại học (đat tỷ lệ 63%), 60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng (đạt tỷ lệ 98%) và 62/63 tỉnh thành có ít nhất 1 trường đại học hoặc cao đẳng (đạt tỷ lệ 98%) Riêng 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có 150 trường ĐH, CĐ chiếm 40% cả nước. Năm 1995, số sinh viên được tuyển mới là 298 nghìn người, trong đó số sinh viên tốt nghiệp là 58,5 nghìn người, thì năm 2000 là 899,5 nghìn người tuyển mới, 162,5 nghìn người tốt nghiệp, và năm 2009 là 1796,2 nghìn sinh viên tuyển mới, 246,5 nghìn sinh viên tốt nghiệp. Số giáo viên năm 1995 là 22,8 nghìn người, năm 2000 là 32,3 nghìn người và năm 2009 là 65,1 nghìn người. Đây là những con số thể hiện sự phát triển rất lớn của nền giáo dục đại học nước nhà. Đồng thời, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, có thể thấy giáo dục đại học không bó hẹp trong hình thức các trường công lập mà đã xuất hiện ngày càng nhiều các trường ngoài công lập. Một trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020 là "Phát triển mạnh các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học một cách bình đẳng". Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP đặt chỉ tiêu định hướng đến năm 2010 tỷ lệ sinh viên đại học tư thục chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên cả nước. Điều đó cũng có nghĩa là chuyển đại học tư thục từ vị thế nhỏ bé hiện nay sang vị thế mới, khỏe và vững chắc trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. 2.2.3. Về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học Hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong năm 2010 vừa qua, đã có hơn 960 bài báo và công trình NCKH đăng trên các tạp chí quốc tế, gần 4.100 bài báo, công trình NCKH đăng trên các tạp chí khoa học trong nước. Bên cạnh đó, công tác khuyến khích NCKH tại các trường cũng rất được chú trọng. Đó là việc thực hiện các buổi hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường. Đây là việc không khó thực hiện và thực tế đang được các trường áp dụng thường xuyên. 2.3. Những hạn chế, yếu kém của giáo dục đại học nước nhà 2.3.1. Về thể chế, chính sách và các cấp quản lý Hệ thống văn bản quy phạm chậm được ban hành, thiếu đồng bộ, thiếu khả thi và chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, CNH-HĐH đất nước. Luật giáo dục năm 1998 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/1999 nhưng sau hơn 1 năm mới có quy định hướng dẫn thi hành, sau gần 2 năm mới có quy chế trường ĐH dân lập. Hơn 5 năm sau mới có quy chế về việc tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục, và đến nay, sau 12 năm nghị định về trường của tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang vẫn chưa có. Trong điều kiện như vậy nhưng từ năm 1998 đến 2010, đã có 312 trường ĐH,CĐ được thành lập. Tuy nhiên trong đó chỉ có 64 trường được thành lập mới hoàn toàn . Còn lại 248 trường đươc nâng cấp từ bậc học thấp hơn và 50/64 trường thành lâp mới là trường ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 78.1%, khoảng 20% số trường mới chưa xây dựng trường, phải thuê mướn cơ sở đào tạo và hầu hết thiếu diện tích cho sinh viên vui chơi và hoạt động thể dục thể thao. Thế nhưng , từ 1987-2009, số sinh viên đã tăng 13 lần, số giảng viên tăng 3 lần. Do đó, điểm trúng tuyển của nhiều thí sinh chỉ là từ 9-10 điểm (3 môn) và tại nhiểu trường,nhiều giảng viên dạy tới 1000 tiết/năm trong khi quy định là 260 tiết/năm. Đáng chú ý, trong tổng số 61190 giảng viên đại học mới có 6217 tiến sỹ (10,16%) , 22831 thạc sỹ (37,31%) và 2286 giáo sư, phó giáo sư (3,74%) trong khi mục tiêu quy hoạch mang lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020 đặt ra là đến năm 2015 phải có ít nhất 50% giảng viên trình độ tiến sỹ ở bậc ĐH. Sau một thời gian đổi mới, tư tưởng quan liêu bao cấp duy ý chí vẫn còn tàn dư, khoa học quản trị chất lượng chưa đi vào nếp. Lãnh đạo Bộ cũng như cấp trường vẫn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục, vẫn còn quyết định theo cảm tính hoặc duy ý chí. Các khâu định hướng, mục tiêu, kế hoạch, thanh tra, sử dụng, quản lý nhân sự về chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập. Tính chuyên môn hiệu quả chưa thật sự được coi trọng. Căn bệnh thành tích cũng là một trong những căn bệnh tồn tại ăn sâu vào nền giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Hiện nay chúng ta đã quá quen thuộc với các căn bệnh khi đề cập đến ngành giáo dục: “bệnh thành tích, bệnh đấu đá bệnh thiếu trung thực...”. Các hiện tượng tiêu cực tồn tại khắp nơi, kể từ thầy đến trò. 2.3.2. Về phương pháp dạy học và chương trình học Hầu như các giảng viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức và kiểm tra trí nhớ mà không quan tâm đến rèn luyện kỹ năng, sự sáng tạo cho sinh viên. Chưa hướng dẫn được cho sinh viên phương pháp học tập, khuyến khíc h sinh viên tự học. Không lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học. Không quan tâm đến thực hành, thực tập. Chương trình học nặng tính lý thuyết, tính thực hành thực tiễn không cao. Ít có những phương pháp học khuyến khích được tinh thần tập thể, sáng tạo của sinh viên. Mặc dù nhiều trường đã thực hiện giảng dạy theo hình thức tín chỉ, nhưng vẫn chỉ là hình thức. Sinh viên không được tự do chọn chương trình học cho mình mà phải theo quy định của trường. Nội dung đào tạo cũng không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Giáo trình biên soạn cho thấy còn thiếu chuyên môn, chưa thiết thực, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập. 2.3.3. Đội ngũ giảng viên Chất lượng đội ngũ giảng viên của Việt Nam so với thế giới chưa cao. Số lượng giảng viên giữ học vị tiến sĩ hay các học vị sau đại học chưa nhiều. Đội nũ giảng viên ở Việt Nam còn yếu kém về nghiên cứu sáng tạo, ít người say mê nghiên cứu và giành thời gian cho công tác nghiên cứu. Bên cạnh đó hiện tượng đấu đá, trành giành, cũng như nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn còn tồn tại ở một bộ phận giảng viên của các trường. 2.3.4. Về sinh viên Rất ít sinh viên được học đúng sở trường và sở thích của mình, và trường cũng không chọn được sinh viên mà mình muốn đào tạo. Sinh viên chỉ học để đối phó, cho qua, trở thành bệnh thành tích, thiếu thực chất...Theo một ngiên cứu thì có tới 64% SV chưa tìm được phương pháp học phù hợp; 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra phương pháp học phù hợp và hiệu quả; 68,2% SV thường suy nghĩ về việc học cho hiệu quả, nhưng chỉ có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đã tìm được phương pháp học phù hợp, còn lại vẫn mơ hồ. Hầu hết SV chưa chủ động trong việc học: 31,6% SV nghiên cứu biểu lộ phong cách học thụ động: ngại đưa ra ý kiến khi học và thảo luận. Sinh viên còn yếu ở các kỹ năng: thuyết trình , sử dụng máy tính, viết báo cáo tham luận, và vận dụng vào thực tế. 2.3.5. Cơ sở vật chất Có thể thấy cơ sở vật chất của các trường đại học ở nước ta hiện nay vẫn còn rất sơ sài, lạc hậu từ quy mô đến chất lượng, tính hiệu quả cũng không cao. 2.4. Nguyên nhân của các hạn chế Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong giao dục được cho là năng lực tài chính hạn hẹp của ngân hàng nhà nước không cho phép tăng đầu tư để đảm bảo đủ cho chi phi giáo dục và đào tạo. Suất đầu tư thực tế từ ngân sách nhà nước chỉ đạt từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/sinh viên, gộp cả học phí theo mức tối đa trong hàng chục năm qua là 1800000 đồng/năm thì suất đầu tư mới chỉ đạt gần 200 USD/ năm. Ở hầu hết các trường , suất đầu tư /sinh viên cao nhất bằng học phí,thường dao động khoảng 4-7 triệu đồng/năm. Trong khi đó mức học phí của ĐH RMIT mở ở tp Hồ Chí Minh là từ 5000 đến 7000 USD/ năm. Theo phản ánh của đại học Y-Dược Cần Thơ , trước đây trong giờ thực hành giải phẫu, mỗi sinh viên đươc thưc hành trên 1 con ếch, 5 sinh viên thực hành trên 1 con chó. Nay do đầu tư thấp, 10 sinh viên mới có 1 con ếch và 30 sinh viên mới có 1 con chó Bên cạnh đó là sự lạc hậu trong quản lý. Theo đó từ năm 2006 bắt đầu khởi động và đến thời điểm này, hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục mới tiến hành thẩm định đươc 20 trường ĐH song đến nay kết quả này vẫn chưa đươc công bố. Đoàn giám sát cũng nhận định, hệ thống quản lý giáo dục hiện nay còn cồng kềnh, nhiều phân tán. Trong tổng số 412 trường ĐH, CĐ Bộ giáo dục và đào tạo quản lý 58 trường (14%) , các bộ ngành khác và các doanh nghiệp quản lý 134 trường (31,8%), hai trường ĐH quốc gia quản lý 13 trường (0,31%) và 77 trường ngoài công lập không có cơ quan chủ quản (18,6%) Chưa tạo được cơ chế thích ứng cho các trường, việc quản lý của Bộ còn ôm đồm, chưa hiệu quả. Chưa tạo ra được sự tách biệt về quyền tự chủ của các trường, vẫn tồn tại quan điểm về đẳng cấp trong giáo dục đại học. Chưa xây dựng được hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục phù hợp cho các trường. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đôi khi không đúng chức năng, quyền hạn, hoặc không sâu sát, dẫn đến vẫn còn tồn tại nhiều gian lận, và bệnh thành tích. Bên cạnh đó ý thức học tập, nghiên cứu của sinh viên không cao. Chưa xây dựng được phương pháp học phù hợp. Đội ngũ giảng viên không tâm huyết với nghề, không tạo được tinh thần học tập cho sinh viên. Chương III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, trước tiên cần quán triệt rõ ràng về triết lý giáo dục mà Đảng và Nhà nước hướng tới. Cần nắm được rõ ràng đâu là mục tiêu mà hệ thống giáo dục cần đạt tới, từ đó mới có những biện pháp thích hợp. Không chỉ có thế, cần theo kịp xu hướng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIểu luận môn kinh tế Việt Nam- Thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.doc